Trang chủNewsThế giớiĐã "quá tải" đau thương, đến lúc cho hòa bình cơ hội

Đã “quá tải” đau thương, đến lúc cho hòa bình cơ hội

Hôm nay, ngày 24/2 – đánh dấu tròn 3 năm kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sinh mạng và tài sản, đồng thời làm thay đổi cục diện chính trị toàn cầu.

Ba năm xung đột Nga-Ukraine: Đã 'quá tải' đau thương, đến lúc cho hòa bình cơ hội
Xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài tròn 3 năm. (Nguồn: Business Day)

Ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine nhằm bảo vệ người dân nói tiếng Nga ở Donbass và đối phó việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng về phía Đông, mà Moscow coi là mối đe dọa an ninh.

Ba năm ‘khói lửa’

Giai đoạn đầu cuộc xung đột (từ tháng 2 đến tháng 12/2022) chứng kiến chiến dịch quân sự đặc biệt ồ ạt của Nga vào Kiev, Kharkov, Mariupol. Tuy nhiên, lực lượng Ukraine đã phản kháng quyết liệt, buộc Moscow phải rút quân khỏi khu vực miền Bắc Ukraine vào tháng 4/2022.

Đến tháng 9/2022, Nga đã kiểm soát các khu vực quan trọng như Crimea, phần lớn Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson. Sau khi tổ chức trưng cầu dân ý ở các vùng lãnh thổ này, Nga chính thức tuyên bố sáp nhập các khu vực trên vào ngày 30/9/2022. Trong thời gian này, phương Tây áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt mạnh mẽ lên Moscow, đồng thời viện trợ quân sự cho Ukraine.

Bước sang năm 2023, Ukraine phát động chiến dịch phản công lớn vào mùa Hè, giành lại một số khu vực quan trọng, trong đó có Kherson. Giao tranh tại Bakhmut kéo dài nhiều tháng, trở thành một trong những trận đánh khốc liệt nhất của cuộc xung đột. Mặc dù Ukraine đạt được một số thắng lợi, nhưng chiến dịch phản công không mang lại đột phá lớn do phòng tuyến kiên cố của Nga.

Đến năm 2024-2025, tình hình rơi vào thế bế tắc với các cuộc giao tranh ác liệt kéo dài dọc chiến tuyến. Ukraine mở rộng các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, bao gồm không kích và các hoạt động biệt kích tại các khu vực như Belgorod, Kursk và Bryansk.

Theo Bộ Quốc phòng Anh, các đợt tập kích của Ukraine vào cơ sở hạ tầng quân sự và hậu cần của Nga đã gia tăng đáng kể từ đầu năm 2024. Đáp lại, Moscow tăng cường phòng thủ biên giới, triển khai thêm lực lượng và củng cố các vị trí trọng yếu nhằm ngăn chặn các mối đe dọa từ phía Ukraine.

Sự can thiệp của các lực lượng quốc tế cũng góp phần làm gia tăng mức độ căng thẳng. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS), các nước phương Tây cung cấp vũ khí hiện đại như hệ thống phòng không Patriot, xe tăng Leopard và Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) cho Ukraine. Trong khi đó, Nga triển khai các loại vũ khí tiên tiến như tên lửa siêu thanh Oreshnik, Kinzhal, thiết bị bay không người lái (UAV) cảm tử Lancet và hệ thống tác chiến điện tử.

Hệ lụy nặng nề

Ba năm xung đột đã gây hậu quả nghiêm trọng. Đầu tháng 2, The Guardian dẫn lời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận hơn 45.000 binh sĩ nước này thiệt mạng, 390.000 người bị thương. Nga không công bố số liệu, nhưng ước tính của Ukraine là khoảng 834.670 quân nhân Nga thương vong từ ngày 24/2/2022 đến 29/1/2025.

Đối với dân thường, ngày 21/2, phái bộ giám sát nhân quyền Liên hợp quốc (HRMMU) xác nhận hơn 12.654 người thiệt mạng và gần 30.000 người bị thương, chủ yếu tại lãnh thổ do Ukraine kiểm soát. Hơn 10 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, gồm hơn 6 triệu người tị nạn ở châu Âu và khoảng 4 triệu người di tản trong nước.

Về kinh tế, Ukraine chịu tổn thất nặng nề với GDP sụt giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và cơ sở hạ tầng bị phá hủy.

Theo Ngân hàng thế giới, tổng thiệt hại của Ukraine vượt 500 tỷ USD, việc tái thiết có thể kéo dài hàng thập kỷ. Nga cũng chịu tác động từ các lệnh trừng phạt phương Tây. Theo Ngân hàng Trung ương Nga, GDP nước này giảm 2,1% năm 2022 và chỉ tăng 1,5% năm 2023, thấp hơn mức dự báo trước xung đột. Nhiều công ty công nghệ phương Tây đã rút khỏi Nga.

Thị trường năng lượng toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề. Giá dầu và khí đốt tăng vọt do châu Âu cắt giảm nhập khẩu từ Nga. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), xuất khẩu dầu của Nga sang EU giảm hơn 90% vào năm 2023, buộc Moscow phải tìm kiếm thị trường mới ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Giá lương thực cũng tăng cao do Ukraine, một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, gặp khó khăn trong sản xuất và vận chuyển. Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng tại nhiều khu vực phụ thuộc vào nguồn cung từ Ukraine.

Xung đột kéo dài làm gia tăng phân cực địa chính trị. Quan hệ Nga – phương Tây ngày càng căng thẳng, NATO mở rộng cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập, trong khi EU tăng cường đoàn kết và hợp tác quân sự. Nga tìm kiếm quan hệ chặt chẽ hơn với Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Nam bán cầu để đối phó sức ép từ phương Tây. Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) cũng mở rộng thành viên, thách thức vai trò của phương Tây trong các tổ chức kinh tế toàn cầu.

Triển vọng hòa bình?

Ba năm xung đột Nga-Ukraine: Đã 'quá tải' đau thương, đến lúc cho hòa bình cơ hội
Liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump có phải là người ‘mở toang’ cánh cửa đến hòa bình ở Ukrain? (Nguồn: Getty Images)

Mặc dù có những nỗ lực ngoại giao ngay từ đầu xung đột để tìm kiếm hòa bình, bao gồm các cuộc đàm phán trực tiếp Nga-Ukraine vào tháng 3/2022 tại Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ, song tất cả đều không mang lại kết quả, trong khi chiến sự tiếp diễn ác liệt.

Ukraine mong muốn các bảo đảm an ninh mạnh mẽ và lấy lại toàn bộ lãnh thổ đã mất qua đàm phán. Tổng thống Zelensky gần đây tuyên bố “sẵn sàng từ chức để đổi lấy hòa bình”, song khẳng định gia nhập NATO là phương án bảo đảm tốt nhất cho Kiev.

Tuy nhiên, Nga coi đây là “giới hạn đỏ”, nhấn mạnh Ukraine không được gia nhập NATO và phải công nhận quyền kiểm soát của Moscow đối với các vùng sáp nhập. Ngoài ra, Moscow yêu cầu Kiev duy trì trạng thái trung lập, phương Tây dỡ bỏ trừng phạt và bảo đảm an ninh cho cộng đồng nói tiếng Nga tại Ukraine.

Việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng từ ngày 20/1 với cam kết sớm chấm dứt xung đột đã thắp lên hy vọng về một giải pháp hòa bình. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump tuyên bố có thể giải quyết xung đột trong “24 giờ” nếu tái đắc cử, đồng thời chỉ trích việc viện trợ quá mức cho Ukraine. Ngày 12/2, ông Trump lần đầu tiên điện đàm với Tổng thống Putin để thảo luận về tình hình xung đột.

Ngày 18/2, Nga và Mỹ tổ chức đàm phán trực tiếp tại Saudi Arabia, cuộc gặp đầu tiên giữa hai nước kể từ khi xung đột bùng phát ở Ukraine. Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, hai bên đã nhất trí thành lập các nhóm làm việc để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Mặc dù chưa đạt được kết quả cụ thể, cuộc đàm phán này đánh dấu bước tiến quan trọng.

Đáng chú ý là, Ukraine cùng Liên minh châu Âu (EU) đều không được mời tham gia cuộc đàm phán tại Saudi Arabia. Trước nguy cơ bị gạt ra ngoài tiến trình đàm phán tìm giải pháp giải quyết xung đột, Kiev cùng đồng minh châu Âu đồng loạt lên tiếng mạnh mẽ đòi phải được tham gia từ đầu và có tiếng nói bình đẳng như Mỹ và Nga.

Gần đây, cả Nga và Ukraine đều thể hiện mong muốn đạt được hòa bình, mặc dù mỗi bên đều đặt ra các điều kiện riêng. Ngày 2/2, trong cuộc phỏng vấn với AP, Tổng thống Ukraine Zelensky bày tỏ mong muốn bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình với Nga, với sự tham gia của Mỹ và EU. Trong khi đó, ngày 5/2, Đại sứ tại Anh Andrey Kelin cho biết, Moscow sẵn sàng cho một cuộc đối thoại nghiêm túc về giải pháp hòa bình có tính đến “thực tế trên thực địa”.

Dù vẫn tồn tại nhiều bất đồng, các nỗ lực ngoại giao gần đây cùng sự tham gia tích cực của cộng đồng quốc tế mang lại hy vọng về một giải pháp hòa bình bền vững. Tuy nhiên, để đạt được thỏa thuận thực sự, các bên cần thể hiện thiện chí, linh hoạt và đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu. Hành trình đến hòa bình còn nhiều thách thức, nhưng với quyết tâm và những bước đi đúng đắn, hy vọng về một tương lai không tiếng súng vẫn có thể thành hiện thực.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ba-nam-xung-dot-nga-ukraine-da-qua-tai-dau-thuong-den-luc-cho-hoa-binh-co-hoi-305384.html

Cùng chủ đề

Nổ lớn gần lãnh sự quán Nga tại Pháp, có dấu hiệu tấn công khủng bố

Reuters đưa tin một vụ nổ xảy ra gần lãnh sự quán Nga tại thành phố Marseille, miền nam nước Pháp vào ngày 24.2, may mắn không có thương vong trong vụ việc. ...

Sigma ra mắt máy ảnh BF phong cách tối giản với bộ nhớ trong 230GB

(NADS) - Hãng Sigma vừa công bố Sigma BF, một mẫu máy ảnh hoàn toàn mới với thiết kế cực kỳ tối giản, cảm biến full-frame 24MP và đặc biệt là bộ nhớ trong lên tới 230GB, không cần thẻ nhớ. Đây là một sản phẩm đầy thú vị dành cho những ai yêu thích nhiếp ảnh, muốn có một chiếc máy ảnh nhỏ gọn nhưng vẫn mạnh mẽ. ...

Chèo lái giữa “đại dương xung đột”

Tuần qua, cả thế giới hướng mắt về thủ đô Riyadh, dõi theo từng chuyển động của đàm phán Mỹ-Nga - cuộc gặp không chỉ định hình tương lai Ukraine mà còn phản ánh vị thế ngày càng tăng của Saudi Arabia trong vai trò sứ giả hòa bình.

Danh sách lãnh đạo các Sở ở Cà Mau sau sáp nhập

Sau khi hợp nhất Sở Xây dựng với Sở Giao thông vận tải thành Sở Xây dựng Cà Mau, ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải được bổ nhiệm làm Giám đốc sở này. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chèo lái giữa “đại dương xung đột”

Tuần qua, cả thế giới hướng mắt về thủ đô Riyadh, dõi theo từng chuyển động của đàm phán Mỹ-Nga - cuộc gặp không chỉ định hình tương lai Ukraine mà còn phản ánh vị thế ngày càng tăng của Saudi Arabia trong vai trò sứ giả hòa bình.

3 năm xung đột Nga-Ukraine và hệ lụy đối với trẻ em

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã gây ảnh hướng lớn đối với trẻ em nơi "bom rơi đạn lạc", làm gián đoạn cuộc sống trong giai đoạn phát triển quan trọng của cuộc đời các em.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói gì về kết quả bầu cử Đức?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mô tả kết quả cuộc bầu cử liên bang là một ngày tuyệt vời cho nước Đức và cả Mỹ.

Cắt ảnh theo hình dạng mong muốn trong Canva đơn giản mà bạn nên biết

Với vài thao tác đơn giản trong Canva, bạn có thể điều chỉnh kích thước, bố cục và khung hình để tạo ra hình ảnh phù hợp với thiết kế của mình. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách cắt ảnh theo hình dạng mong muốn trong Canva siêu đơn giản.

Để nhà đầu tư không “lỡ nhịp” với năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Baoquocte.vn. Với mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, Việt Nam đã ban hành nhiều luật, đưa những quy định, thể chế hóa việc phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Bài đọc nhiều

Tổng thư ký LHQ thúc giục mở rộng Hội đồng Bảo an để phản ánh thế giới hiện tại

Ngày 18/2, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi cải cách Hội đồng Bảo an, thúc giục mở rộng cơ quan này để mang tính đại diện nhiều hơn cho thực tế địa chính trị toàn cầu hiện nay.

Triển vọng sau cuộc gặp Nga

Sau cuộc gặp cấp ngoại trưởng đầu tiên ngày 18/2, thế giới lại tiếp tục mong chờ cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ với kỳ vọng sẽ mở ra bước đột phá thực sự cho cuộc xung đột ở Ukraine.

Bầu cử Đức đến giai đoạn nước rút

Đảng bảo thủ CDU/CSU tại Đức đang dẫn đầu, song vấn đề tìm liên minh để lập chính phủ sẽ là một thách thức. ...

Tổng thống Nga thông báo hành động mới của quân đội ở Ukraine ngay sau cuộc đàm phán với Mỹ, đánh giá gì về...

Ngày 19/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, quân đội nước này đã vượt biên giới ở tỉnh Kursk và tiến vào lãnh thổ Ukraine.

Cùng chuyên mục

Nổ lớn gần lãnh sự quán Nga tại Pháp, có dấu hiệu tấn công khủng bố

Reuters đưa tin một vụ nổ xảy ra gần lãnh sự quán Nga tại thành phố Marseille, miền nam nước Pháp vào ngày 24.2, may mắn không có thương vong trong vụ việc. ...

Chèo lái giữa “đại dương xung đột”

Tuần qua, cả thế giới hướng mắt về thủ đô Riyadh, dõi theo từng chuyển động của đàm phán Mỹ-Nga - cuộc gặp không chỉ định hình tương lai Ukraine mà còn phản ánh vị thế ngày càng tăng của Saudi Arabia trong vai trò sứ giả hòa bình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói gì về kết quả bầu cử Đức?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mô tả kết quả cuộc bầu cử liên bang là một ngày tuyệt vời cho nước Đức và cả Mỹ.

Siêu máy tính ‘bóc trần’ cấu trúc xoắn bí ẩn ở rìa hệ mặt trời

Đám mây Oort là nhà của nhiều sao chổi của hệ mặt trời, nhưng các nhà thiên văn học vẫn chưa rõ hình dạng của nó là gì, cho đến khi nhận được sự hỗ trợ đến từ siêu máy tính của Cơ...

Đặc phái viên Mỹ hé lộ điều Nga

Mỹ được cho là đang tiến gần đến một thỏa thuận hòa bình giữa Ukraine và Nga, theo đặc phái viên Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff. ...

Mới nhất

Khởi công Cụm công nghiệp Khánh Lợi; Duyệt Quy hoạch Sân bay quốc tế Vinh

Ninh Bình khởi công Cụm công nghiệp Khánh Lợi; Phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Vinh đón được siêu tàu bay Boeing 787… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư nổi bật tuần qua. Khởi công Cụm công nghiệp Khánh Lợi; Duyệt Quy hoạch Sân bay quốc tế VinhNinh Bình khởi công Cụm...

Bất động sản dát vàng Hoàng Gia

Được bao quanh bởi quần thể tiện ích đẳng cấp, lại sở hữu những dinh thự sang trọng, quyền quý được dát vàng mang phong cách châu Âu, phân khu Hoàng Gia (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng) đang là điểm đến an cư hàng đầu được giới siêu giàu ưa chuộng. Bất động sản dát vàng Hoàng Gia - Bảo...

Doanh nghiệp Thụy Điển muốn rót tỷ USD vào Việt Nam

Tập đoàn Syre (Thụy Điển) đang xúc tiến đầu tư Dự án Sản xuất sợi, vải tái chế, công suất 250.000 tấn/năm. Hiện các cơ quan chức năng đang xem xét kỹ các khía cạnh của dự án để có thể cấp phép. Tập đoàn Syre (Thụy Điển) đang xúc tiến đầu tư Dự án Sản xuất sợi, vải tái...

Kỳ vọng dòng tiền từ “tinh gọn bộ máy” nhập cuộc các kênh đầu tư

Covid-19 mang đến dòng tiền F0 mạnh mẽ đẩy thanh khoản thị trường tăng vọt lên 15.000-20.000 tỷ đồng mỗi phiên, thì nay, nhà đầu tư cũng mong đợi có thêm dòng tiền mới dự kiến 130.000 tỷ đồng thực hiện chính sách, giải quyết chế độ khi tinh gọn bộ máy. Kỳ vọng dòng tiền từ “tinh gọn bộ...

Trao quyết định của Chủ tịch nước cho 5 sĩ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Chiều 24-2, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng trao quyết định của Chủ tịch nước, bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho 5 sĩ quan quân đội đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và phái bộ huấn luyện Liên minh châu Âu. ...

Mới nhất