Trang chủNewsThế giớiĐã có thể thở phào khi bắt tay nhau?

Đã có thể thở phào khi bắt tay nhau?



Mặc dù đã có 4 lần gặp trực tiếp nhưng đây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Rishi Sunak tới Nhà Trắng, gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden. Sau những “thăng trầm” của nội bộ nước Anh và với những chính sách “hợp ý” của London hiện nay, ông Joe Biden có phần nhẹ nhõm hơn khi tiếp vị khách quan trọng tới Nhà Trắng.

Mỹ-Anh tập trung bàn vấn đề Ukraine và an ninh kinh tế
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại cuộc gặp cấp cao AUKUS vào tháng 3 tại San Diego, California. (Nguồn: CNN)

Những mối quan tâm hàng đầu

Ngày 7/6, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã bắt đầu chuyến công du hai ngày tới Washington để thúc đẩy vai trò lãnh đạo của Anh trong việc điều chỉnh lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), sau khi cảnh báo rằng công nghệ này có thể gây ra mối đe dọa hiện hữu.

Theo chương trình nghị sự, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp đón Thủ tướng Sunak khi nhà lãnh đạo Anh thực hiện chuyến thăm Nhà Trắng đầu tiên trên cương vị Thủ tướng.

Các cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tại Phòng Bầu dục dự kiến đề cập đến cuộc xung đột ở Ukraine, nhân tố Trung Quốc, an ninh kinh tế, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực AI và một loạt vấn đề khác.

Tổng thống Biden và Thủ tướng Sunak đã có 4 cuộc gặp mặt trực tiếp kể từ khi Thủ tướng Sunak nhậm chức Thủ tướng Anh vào tháng 10/2022, nhưng cuộc hội đàm ở Washington sẽ mang đến cho hai nhà lãnh đạo cơ hội tương tác bền vững nhất cho đến nay.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết xung đột Nga – Ukraine sẽ là “điều được quan tâm hàng đầu”.

Mỹ và Anh là hai quốc gia ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất và đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực dài hạn được công bố hồi tháng trước để đào tạo và trang bị cho các phi công Ukraine điều khiển máy bay chiến đấu F-16.

Thủ tướng Rishi cũng đang tìm cách thuyết phục Tổng thống Biden ủng hộ Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace kế nhiệm Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg, người sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 9 tới. Ông Stoltenberg dự kiến sẽ gặp Biden ở Washington vào ngày 12/6.

Bà Jean-Pierre cho biết: “Hai nhà lãnh đạo sẽ xem xét một loạt vấn đề toàn cầu, bao gồm quan hệ đối tác kinh tế, việc hỗ trợ chung dành cho Ukraine, cũng như các bước tiếp theo để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Tổng thống và Thủ tướng cũng sẽ thảo luận về vai trò lãnh đạo của Mỹ và Anh trong lĩnh vực công nghệ mới nổi quan trọng cũng như tăng cường an ninh kinh tế của hai nước”.

Chuyến thăm của Thủ tướng Sunak diễn ra trong bối cảnh các quan chức tình báo Mỹ và Anh vẫn đang cố gắng xác định nguyên nhân và trách nhiệm liên quan vụ vỡ đập Kakhovka ở miền Nam Ukraine, gây lũ lụt lớn ở nhiều thị trấn và vùng đất nông nghiệp.

Đập Kakhovka nằm trên sông Dnepr ở ranh giới giữa lãnh thổ do Ukraine và Nga kiểm soát, bị vỡ ngày 6/6. Cả Washington và London đều chưa chính thức cáo buộc Nga cho nổ đập thủy điện Kakhovka.

Ngày 7/6, Thủ tướng Sunak cho biết các cơ quan tình báo Anh vẫn đang xem xét các bằng chứng, nhưng “nếu vụ việc này được chứng minh là có chủ đích, đó sẽ là diễn biến tồi tệ mới”.

Vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết

Qua chuyến thăm của Thủ tướng Sunak, Washington và London hy vọng chứng minh rằng mối quan hệ Mỹ -Anh “vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết” bất chấp những biến động kinh tế và chính trị gần đây ở Anh.

Ông Sunak là Thủ tướng thứ ba của Anh mà Tổng thống Biden đã gặp kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1/2021. Cũng đã có một số khoảnh khắc khó xử giữa hai nhà lãnh đạo trong thời gian đầu.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Biden cảm thấy mối quan hệ Mỹ – Anh đã ổn định hơn sau nhiệm kỳ khó khăn của ông Boris Johnson và nhiệm kỳ ngắn ngủi (45 ngày) của bà Liz Truss.

Max Bergmann, Giám đốc chương trình châu Âu, Nga và Á-Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận xét: “Có một cảm giác nhẹ nhõm, không chỉ ở Nhà Trắng mà khắp Washington, rằng Chính phủ của ông Sunak đã rất thực dụng và duy trì cam kết mạnh mẽ của Anh đối với Ukraine và tăng chi tiêu quốc phòng”.

Ông nói thêm rằng Thủ tướng Sunak cũng “phần nào trở lại chủ nghĩa thực dụng” trong các vấn đề kinh tế và quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) thời hậu Brexit.

Mặc dù hợp tác chặt chẽ với Mỹ về mọi mặt, từ các cuộc thảo luận về việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine đến cách tiếp cận mạnh mẽ đối với Trung Quốc, Thủ tướng Anh Sunak phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thuyết phục các quốc gia đồng minh về vai trò của Anh thời hậu Brexit.

Nỗ lực của London nhằm dẫn đầu một phản ứng quốc tế về AI thể hiện rõ khi Matt Clifford, Cố vấn lực lượng đặc nhiệm AI của Thủ tướng Anh, Chủ tịch Cơ quan Sáng chế và Nghiên cứu Tiên tiến của Anh (ARIA), cảnh báo AI sẽ đủ mạnh để “huỷ diệt” loài người trong vòng hai năm tới.

Theo các nguồn tin, Thủ tướng Sunak muốn cơ quan quản lý AI toàn cầu trong tương lai đặt trụ sở tại London, với lập luận rằng Anh có chuyên môn và các lĩnh vực công nghệ cần thiết.

Tuy nhiên, Phố Downing đang gặp khó khăn khi Mỹ đang thảo luận trực tiếp với EU về quy định liên quan AI (EU đề xuất bắt buộc tất cả nội dung do AI tạo ra phải được gắn nhãn là nội dung AI để ngăn chặn thông tin sai lệch, cũng như để người dùng có thể dễ dàng nhận biết các sản phẩm này không phải con người tạo ra), dựa trên cam kết của các nhà lãnh đạo G7, trong đó có Thủ tướng Sunak, tại Nhật Bản hồi tháng trước.

Thủ tướng Sunak cũng đã từ bỏ ý định đạt được một thỏa thuận thương mại thời hậu Brexit với chính quyền Tổng thống Biden.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng thống Trump chỉ trích hai ông Starmer và Zelenskyy

(CLO) Trong bài phát biểu hôm thứ Hai vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích lãnh đạo châu Âu, trong đó có Thủ tướng Anh Keir Starmer, và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy. ...

Di sản kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden

Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden rời Nhà Trắng với di sản là nền kinh tế vững mạnh, thị trường việc làm đạt những thành tựu lịch sử, nhưng lạm phát vẫn ở mức cao. Trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Biden, tiêu dùng tại Mỹ sôi động, nền kinh tế tăng trưởng ổn định và không rơi vào suy thoái như dự báo. Các nhà kinh tế cho biết những thành tựu càng ấn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

WHO: Đạt thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch vào năm 2025

Ngày 2-6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo, các cuộc đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai sẽ hoàn tất vào năm 2025 hoặc sớm hơn nếu có thể. Trong suốt 2 năm, 194 quốc gia thành viên của WHO đã đàm phán nhằm xây dựng một khuôn khổ ràng buộc để quốc tế phòng ngừa, sẵn sàng và ứng...

Ba điểm đến, một mục đích của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang có chuyến công du ba quốc gia có tín đồ Hồi giáo đông nhất ở Đông Nam Á và Nam Á, từ ngày 10-13/2.

Người cũ, cảnh mới tại Ba Lan

Sự trở lại của ông Donald Tusk trên cương vị Thủ tướng Ba Lan có thể đem tới thay đổi quan trọng ở khu vực, nếu ông có thể vượt qua rào cản nội bộ.

Đàm phán hòa bình Ukraine sẽ được tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỳ?

Một chuyên gia người Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng các cuộc đàm phán nhằm giải quyết xung đột tại Ukraine có thể sẽ diễn ra vào tháng 4-5 tại Istanbul.

Ukraine dùng máy bay không người lái phá hủy “sát thủ UAV” của Nga

Lực lượng Nga ở Ukraine triển khai thiết bị gây nhiễu vô tuyến Silok nhằm cắt đứt tín hiệu giữa máy bay không người lái Ukraine và quân nhân điều khiển chúng.Tuy nhiên, Ukraine đã phá hủy một số tổ hợp Silok bằng chính UAV. Gần đây nhất, một UAV 4 cánh Mavic của đơn vị Aerobomber của Ukraine đã ném bom bằng lựu đạn vào một chiếc Silok gắn trên giá 3 chân, khiến nó bị phá...

Cùng chuyên mục

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Thủ tướng Israel nêu rõ điều kiện cho giai đoạn đàm phán tiếp theo với Hamas, khẳng định không giấu giếm

Ngày 30/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza với điều kiện Hamas phải hạ vũ khí và rời khỏi vùng đất này.

Tổng thống Donald Trump tự tin về sáng kiến sáp nhập Greenland

Tổng thống Mỹ Donald Trump tin chắc 100% rằng sáng kiến sáp nhập Greenland của ông sẽ thành công.

Houthi phóng tên lửa vào Israel, tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Quân đội Israel ngày 30/3 xác nhận đã chặn được một tên lửa phóng từ Yemen, sau khi kích hoạt còi báo động không kích trên nhiều khu vực của Israel.

Mới nhất

Kết quả lựa chọn nhà thầu, gói thầu: Biên tập, xuất bản, in và phát hành cuốn sách “Lịch sử truyền thống Tập đoàn...

Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: Biên tập, xuất bản, in và phát hành cuốn sách “Lịch sử truyền thống Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam”1. Tên Gói thầu: Biên tập, xuất bản, in và phát hành cuốn sách “Lịch sử truyền thống Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam”.- Bên mời thầu: Tập đoàn Xăng dầu...

Hòa Phát lần thứ 13 liên tiếp vào Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam

Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2025 dựa trên báo cáo kết quả tài chính kiểm toán năm 2024. Tập đoàn Hòa Phát có doanh thu lớn thứ 2 trong Top 50 Công ty niêm yết và lần thứ 13 liên tiếp có mặt trong danh sách này. Năm...

Di sản hội ngộ, kể chuyện nghìn năm

VHO - Lần đầu tiên, 17 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại các bảo tàng công lập và sưu tập tư nhân trên địa bàn TP.HCM được trưng bày cùng nhau trong một không gian chung. Chuyên đề “Bảo vật quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM” vừa khai mạc ngày 29.6...

Novaworld Phan Thiet hoàn thiện bước pháp lý then chốt, tăng tốc thi công

Dự án NovaWorld Phan Thiet đã hoàn thiện các bước pháp lý then chốt, tăng tốc thi công và bàn giao Ngày 27/6/2025, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành quyết định cho phép chuyển hình thức sử dụng đất đối với dự án Tổ hợp khu du lịch Thung lũng Đại Dương tại xã Tiến Thành, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (dự...

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

VHO - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn. Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, diện tích khoảng 30.875 ha, thuộc địa giới đơn vị hành chính nơi phân bố...

Mới nhất