Trang chủChính trịChủ quyềnCuộc thi viết về chủ quyền biển đảo: Chủ quyền bất diệt

Cuộc thi viết về chủ quyền biển đảo: Chủ quyền bất diệt

Dưới lòng biển rộng lớn kia, đã có biết bao chiến sĩ vĩnh viễn nằm lại cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

“Cù lao đảo nhỏ quê ta/Dạt dào sóng biển thuyền ra thuyền vào/Đêm nằm ngửa mặt trông sao/Trông cho biển lặng cá vào đầy ghe”.

Lúc bước vào lớp 1, đây là bài ca dao tôi và lũ bạn tập đánh vần và cho đến tận bây giờ, khi đã tốt nghiệp đại học, vẫn không thể nào quên.

Sinh ra ở vùng núi phía Tây Nghệ An, khi còn thơ bé, nhà không có tivi, suốt ngày chăn trâu ngoài đồng hay trên những đồi sim tím biếc, “biển” là một khái niệm trừu tượng đối với tôi. Cứ mỗi khi hè về quê, tôi lại đón rất nhiều người từ vùng biển Diễn Châu đến đổi muối và mắm. Thứ mẹ tôi đổi cho họ là thóc. Mỗi lần mẹ đổi nhiều lắm, cả một chum muối đặt dưới gốc dừa để ăn suốt cả mùa mưa bão. Tôi hỏi: “Biển là gì hở mẹ?”, mẹ chỉ bảo: “Biển rộng lắm, sau này lớn con có thể đi”.

Qua những bài ca dao đọc được, tôi chỉ biết biển rộng lớn hơn con sông mà chiều hè nào lũ trẻ chúng tôi cũng thả diều trên đê hay cùng chị chèo thuyền hái bông súng mỗi dịp chị đi xa về quê thăm nhà. Tôi yêu biển và khao khát được một lần đến biển.

Lên cấp II, với những kiến thức về biển học được trên nhà trường cùng với sự tìm tòi của bản thân, tôi biết đến biển nhiều hơn và ấp ủ trở thành một chiến sĩ hải quân. Nghe ba kể về huyền thoại những “chuyến tàu không số” với con đường Hồ Chí Minh trên biển, nỗi khao khát trở thành một chiến sĩ ngày đêm góp sức mình bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương ngày càng nồng cháy hơn trong lồng ngực đứa trẻ 13 tuổi.

Mười lăm tuổi, tôi bắt đầu tìm hiểu Học viện Hải quân, mới biết được học viện chỉ tuyển sinh đối với nam. Nỗi thất vọng bấu víu lấy tâm hồn một đứa trẻ vì giấc mơ từ thuở nhỏ không thể thực hiện được. Tôi dằn vặt bản thân và trách ba mẹ đã sinh ra mình là con gái.

Không từ bỏ tình yêu đối với biển, tôi tìm hiểu các ngành học liên quan đến biển và rồi quyết định chọn Học viện Báo chí và Tuyên truyền để có cơ hội được đến những vùng biển ở quê hương mình tác nghiệp, để được đắm chìm vào lòng biển, để được viết, được ghi lại, được chụp lại những dư âm và tiếng vang của sóng, của thuyền cá đầy khoang, của bình minh huy hoàng trên biển.

Ấy thế mà cuối cùng, sau đợt tuyển sinh đại học năm 2015, tôi lại chọn Trường Đại học Luật Hà Nội. Bởi vì với trái tim và khối óc của một người trẻ, tôi hiểu được rằng tình yêu đối với biển, đảo quê hương không nhất thiết phải cầm súng nơi hải đảo xa xôi, cũng không nhất thiết phải đi dọc khắp những miền ven biển mà điều quan trọng hơn, là công dân Việt Nam thì cần hiểu rõ pháp lý về biển Đông, về luật quốc tế quy định về vùng biển, vùng trời của nước ta, để góp tiếng nói của mình vào công cuộc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo của Tổ quốc mà cha ông ngàn năm đã giữ gìn và được cộng đồng quốc tế thừa nhận, đặc biệt đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Cuộc thi viết về chủ quyền biển đảo: Chủ quyền bất diệt - Ảnh 1.

Nhà giàn DK1 – cột mốc canh giữ thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc

Mùa hè năm 2017, tôi có cơ hội được đến vùng biển Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An). Bình minh trên biển giống như những bức tranh sơn mài tôi đã được xem ở phòng tranh triển lãm. Những ánh nắng rọi xuống mặt biển lung linh, sóng sánh ánh bạc, nhẹ nhàng ôm ấp tấm lưng trần cháy nắng của những ngư dân. Những mẻ cá đầy ắp được chuyển về khắp các chợ. Giữa muôn trùng biển khơi, những con thuyền nhỏ ra khơi đánh cá. Những con sóng vẫn dập dìu vỗ vào triền cát ngàn năm, nuôi lớn thế hệ này sang thế hệ khác. Và dưới lòng biển rộng lớn kia, đã có biết bao chiến sĩ vĩnh viễn nằm lại cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Mỗi đoạn bờ biển, mỗi hòn đảo là xương máu của cha anh, là sự kiên cường của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã siết chặt hàng ngũ, giữ vững lá cờ Tổ quốc – biểu tượng chủ quyền quốc gia – trên đảo cho đến phút cuối cùng.

Hằng ngày, hằng giờ, những chiến sĩ vẫn thực hiện nhiệm vụ thầm lặng ngoài khơi xa. Những con thuyền vẫn căng buồm đi đánh cá khắp các ngư trường ở biển Đông; cắm trên nóc lá cờ đỏ sao vàng và dưới mặt biển hiền hòa trong xanh kia là anh linh của những anh hùng đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ ngay cả khi đất nước đã thanh bình. Những thế lực xấu vẫn luôn không ngừng dùng luận điệu xuyên tạc và mọi thủ đoạn để bác bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Sóng vỗ ngàn năm, Hoàng Sa – Trường Sa vẫn là chủ quyền bất diệt của Việt Nam. Là thế hệ trẻ đang nắm giữ vận mệnh, tương lai của đất nước, chúng ta cần có sự hiểu biết pháp lý về biển để góp tiếng nói nhỏ bé của mình trong công cuộc bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia trên các vùng biển, đảo.

Thế hệ trẻ phải hiểu được rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế. Chúng ta cũng phải ý thức được rằng là quốc gia ven biển, thành viên có trách nhiệm của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Việt Nam luôn đề cao mục tiêu, tôn chỉ và các quy định của UNCLOS; kiên trì, kiên quyết, đấu tranh hòa bình để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 

Mời bạn đọc thi viết về chủ quyền biển đảo

Với mục đích đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết “Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm” năm 2020-2021.

* Phạm vi đề tài:

– Các tác phẩm dự thi phải đề xuất ý tưởng, giải pháp có căn cứ khoa học trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam; cũng như góp phần phát triển kinh tế biển, văn hóa biển và bảo vệ môi trường biển Việt Nam.

– Cảm nhận về biển đảo; tình yêu đối với biển đảo Tổ quốc Việt Nam.

– Sự hy sinh, không ngại khó, ngại khổ của người chiến sĩ Hải quân, Cảnh sát biển… đang ngày đêm canh giữ biển khơi cho Tổ quốc.

– Lực lượng ngư dân có quá trình bám biển lâu dài, không quản gian lao, thậm chí hy sinh tính mạng để ngoài nhiệm vụ làm kinh tế, họ còn là những cột mốc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc…

* Thể loại:

– Bút ký, phóng sự, ký sự, tường thuật, ghi nhanh…

* Yêu cầu:

– Tác phẩm dự thi phải bảo đảm tính chân thực, khách quan; chưa đăng/phát trên bất kỳ phương tiện đại chúng nào, kể cả trang cá nhân.

– Tác phẩm tham dự cuộc thi không quá 1.700 chữ. Mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi.

* Đối tượng dự thi:

– Tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

– Đơn vị tài trợ và phóng viên, cộng tác viên cơ hữu của báo không được tham gia.

* Thời gian:

– Bắt đầu nhận bài từ ngày 1-8-2020 đến hết ngày 15-5-2021.

– Dự kiến trao giải vào ngày 1-6-2021 (nhân dịp kỷ niệm 2 năm chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”).

l Giải thưởng:

– Giải nhất (1 giải): 50 triệu đồng.

– Giải nhì (1 giải): 30 triệu đồng.

– Giải ba (1 giải): 20 triệu đồng.

– Giải khuyến khích (2 giải): 10 triệu đồng/giải.

– Tác phẩm dự thi đăng báo được trả nhuận bút theo quy định của Báo Người Lao Động.

* Địa chỉ nhận tác phẩm:

– Tòa soạn Báo Người Lao Động: 123-127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu (phường 6 cũ), quận 3, TP HCM.

– Điện thoại: 028.3930 5376 – 0903.343439.

– Email: [email protected]

– Bài dự thi ghi rõ “Bài dự thi viết về chủ quyền biển đảo trên Báo Người Lao Động”.

Tòa soạn



Nguồn: https://nld.com.vn/bien-dao/chu-quyen-bat-diet-20210408210251484.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghệ sĩ tề tựu trong ngày Giỗ lần thứ 20 của nhạc sĩ Bắc Sơn

(NLĐO) - Ngày 14 tháng Giêng hàng năm gia đình cố nhạc sĩ NSƯT Bắc Sơn đều tổ chức giỗ. Năm nay tròn 20 năm, đông nghệ sĩ tề tựu ...

Cục Hàng không lên tiếng việc cấp slot bay cho Emirates đến Sân bay Đà Nẵng

(NLĐO)- Làm việc với Thủ tướng, lãnh đạo TP Đà Nẵng đề xuất khẩn trương cấp slot cho hãng hàng không Emirates. Cục Hàng không có phản hồi về việc này. ...

Xử lý nghiêm TikToker “review” sai về di tích lịch sử đền Tranh

(NLĐO)- Chủ tài khoản TikTok có tên @Duc.Hai Duong đã đăng tải video clip không phải là đền Tranh mà là hình ảnh về công trình do tư nhân xây dựng trái phép ...

Hai Ủy viên Thường vụ Thành ủy và 1 Phó Chủ tịch UBND TP xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO)- 34 cán bộ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng quản lý có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi kể từ ngày 1-3-2025 ...

Tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, bầu Hiển hé lộ hợp tác với các tập đoàn lớn của Mỹ

(NLĐO) - HDBank và đối tác đang thực hiện các hợp đồng 48 tỉ USD với tập đoàn lớn của Mỹ; tập đoàn T&T của bầu Hiển xúc tiến hợp tác chiến lược với Boeing… ...

Bài đọc nhiều

Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triểnBình Dương là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT). Ngành khai khoáng của tỉnh trong nhiều năm qua đã cung ứng nguyên liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng của...

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

Chuỗi hoạt động vì biển xanh tại Côn Đảo

(TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

Cùng chuyên mục

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Mới nhất

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự tài xế ô tô Lexus đánh nam shipper

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối với tài xế ô tô Lexus đánh nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Tối 11/2, đại diện Công an quận Tây Hồ xác nhận, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra...

Thường trực Chính phủ gặp mặt doanh nghiệp đầu năm và câu chuyện động lực tăng trưởng

20 doanh nghiệp có mặt trong Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp diễn ra sáng nay (10/2/2025) đều là các doanh nghiệp tư nhân lớn. Thường trực Chính phủ gặp mặt doanh nghiệp đầu năm và câu chuyện động lực tăng trưởng20 doanh nghiệp có mặt trong Hội nghị Thường trực Chính phủ...

Tai nạn liên hoàn 3 xe tải ở Bình Định, 5 người bị thương

Tai nạn liên hoàn giữa 3 xe tải trên tuyến tránh Quốc lộ 1A qua thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) khiến 5 người bị thương. Theo thông tin ban đầu, khoảng 19h tối 11/2, ba xe tải biển kiểm soát TP Huế, TPHCM và Quảng Nam xảy ra va chạm liên tiếp trên đường tránh Quốc lộ 1A...

Bộ TT&TT đề xuất chính sách đặc biệt để phát triển khoa học, công nghệ

Nhiều đề xuất quan trọng, đột phá đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu ra tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chiều 11/2, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị phát triển khoa học công...

Ngày ‘lạ’ của vàng: Giá trong nước ngang giá thế giới, giá vàng nhẫn ngang vàng miếng

Sau nhiều năm, giá vàng trong nước bất ngờ liên thông với giá vàng thế giới. Giá vàng miếng và vàng nhẫn cũng ngang bằng nhau. ...

Mới nhất