Trang chủChính trịChủ quyềnCuộc thi về chủ quyền biển đảo: Tâm thế biển

Cuộc thi về chủ quyền biển đảo: Tâm thế biển

Để chinh phục biển, chúng ta phải xây dựng một nền văn hóa biển, với những tri thức, ứng xử phù hợp. Khi có được một tâm thế mới như vậy, tự thân mỗi ngư dân cũng sẽ có ý thức hơn về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

Phải mất hơn 4 giờ vượt quãng đường từ huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đến TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, tôi mới được chạm vào biển, nghe tiếng reo của biển cả, phóng tầm mắt về phía trùng khơi và thấy khát vọng lớn lao của ông cha ta trước biển.

Chuyện người phụ nữ bán mực khô

Cả ngàn năm nay, ông cha ta luôn trong tâm thế của người đi về phía biển, chinh phục biển, dựa nương vào biển để mưu sinh và kiên trung chống chọi mọi bão tố phong ba do thiên nhiên và cả ngoại bang gây ra để bảo vệ toàn vẹn lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. Càng tự hào hơn khi biết rằng trong quá khứ, ông cha ta đã chinh phục biển và bảo vệ biển chỉ bằng những chiếc thuyền nan, thuyền thúng, thuyền gỗ… Sự kiên trung đó ngày nay vẫn hằn đậm trong tâm trí, lộ rõ nơi vóc hình những ngư dân chất phác, đến độ gần như ai cũng dễ dàng bắt gặp ở bất cứ làng chài nào trên khắp đất nước Việt Nam.

Tuy nhiên, có câu chuyện, mới nghe qua thì rất vụn vặt nhưng lại nói lên một thực tại đáng để các nhà hoạch định, các nhà khoa học và chúng ta cùng ngẫm ngợi: Chuyện về người phụ nữ miệt biển Phan Thiết rao bán mực khô.

Chuyện là, tôi đang tha thẩn trên bãi biển thì có một phụ nữ tầm 50 tuổi chạy tới rao bán mực khô. Nhìn sơ qua những con mực, bằng mắt thường cũng đủ biết mực phơi “không được nắng” và đương nhiên chất lượng không tốt. Dẫu vậy, tôi vẫn không ngần ngại mua 3 túi mực khô về làm quà, với giá mỗi túi 100.000 đồng. Gương mặt cháy sạm nắng gió và đôi bàn tay của người phụ nữ miệt biển lộ rõ sự khắc khổ khiến tôi không cầm được lòng trắc ẩn.

Chuyện đắt rẻ, chất lượng mực tốt xấu không phải vấn đề. Cái đáng nói ở đây chính là hình ảnh người phụ nữ miệt biển ôm mớ mực khô lèo tèo chạy xấc bấc xang bang rao bán trước mặt khách thập phương phơi bày rất nhiều điều, từ quy mô sản xuất, phương thức sản xuất cho đến những điều cao rộng khác như tri thức biển, văn hóa biển.

Tiếc là người phụ nữ ở miệt biển Phan Thiết kia không phải là hình ảnh ngư dân duy nhất tôi bắt gặp trên đất nước Việt Nam.

Cuộc thi về chủ quyền biển đảo: Tâm thế biển - Ảnh 1.

Xây dựng tâm thế mới, trang bị tri thức về biển cho ngư dân để họ thực sự làm chủ biển cảẢnh: TỬ TRỰC

Phải giúp ngư dân làm chủ biển cả

Kỹ sư tàu thủy Nguyễn Tùng Châu, nguyên Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng, nói rằng muốn biết trình độ khoa học công nghệ, tiềm lực kinh tế của một quốc gia, chỉ cần nhìn vào con tàu thủy là đủ, như nhìn ngôi nhà đoán gia sản, vị thế xã hội của chủ nhân. Muốn đóng một con tàu thì cần hợp sức của rất nhiều ngành chuyên môn. “Đóng một chiếc tàu thủy đúng nghĩa phải tuân thủ luật về đóng tàu và luật hàng hải quốc tế, chịu sự giám sát của đăng kiểm từ thiết kế đến thi công. Một con ốc cũng phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vật liệu chế tạo tàu thủy phải qua thử thách trên đất liền hàng chục năm mới đưa vào ứng dụng để bảo đảm an toàn. Không tuân thủ theo luật thì tàu không được cơ quan đăng kiểm quốc tế nghiệm thu, không được ghé vào các cảng biển thế giới để bốc dỡ, tiếp nhận hàng, tiếp nhiên liệu, mua bán hàng hóa nhu yếu phẩm và được bảo trợ, cứu hộ khi gặp sự cố” – kỹ sư tàu thủy Nguyễn Tùng Châu nói.

Chia sẻ của kỹ sư Nguyễn Tùng Châu cho thấy để chinh phục biển, con đường duy nhất là phải học, hay nói cách khác, xây dựng một nền văn hóa biển, với những tri thức, ứng xử phù hợp. Thử nhìn vào cái cách ngư dân, mà người phụ nữ miệt biển kia là một thí dụ điển hình, trải bao vất vả ngoài khơi mới bắt được con mực, con cá nhưng có lẽ cũng không khó nhọc bằng việc tìm cách tiêu thụ chúng ở trên bờ thì rõ ràng chúng ta đang thiếu hẳn một nền tảng về phát triển kinh tế biển. Cách thức ấy của ngư dân không khác nông dân trồng lúa là bao, cũng manh mún, cũng nhỏ lẻ, cũng mạnh ai nấy làm. Phương thức sản xuất và quy mô sản xuất như thế, lại thêm việc bảo quản sản vật sau đánh bắt cũng phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, thử hỏi đến bao giờ ngư dân ta thoát cảnh tự sản tự tiêu?

Muốn chinh phục biển, nhà nước cần chủ động xây dựng một chiến lược dài hơi về biển, bằng các hình thức hỗ trợ phương tiện, vốn và kỹ thuật và quan trọng nhất là trang bị tri thức về biển cho ngư dân. Ngư dân phải là những con người của biển cả thật sự, với đầy đủ tri thức biển, để có thể dựa vào biển mưu sinh và cũng có thể làm lợi cho biển.

Với một tâm thế mới, tự thân mỗi ngư dân cũng sẽ có ý thức hơn về bảo vệ chủ quyền biển đảo mà cha ông ta đã đổ bao xương máu gìn giữ. Còn nếu như chỉ để ngư dân dựa vào sức lực của mình thì chắc chắn chẳng thể nào xoay chuyển được tình hình. Bởi ngoài một ít kinh nghiệm theo kiểu cha truyền con nối, ngư dân hầu như thiếu mọi thứ cần thiết: thiếu vốn, thiếu kiến thức, thiếu thông tin, thiếu kỹ năng và tất nhiên thiếu cả kỷ luật. 

Cần thay đổi cả cách nhìn và hành động

Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi cả cách nhìn và hành động, nhất là thay đổi về tri thức biển, phát triển nền kinh tế biển theo chiều sâu, trên cơ sở hiệu quả công việc của từng phân khúc: Nhà khoa học làm gì? Nhà doanh nghiệp làm gì? Ngư dân làm gì?… Trong chuỗi phân khúc đó, nhà nước là người đứng ra điều hành, xâu kết các phân khúc lại với nhau, để biển không đơn thuần chỉ là nơi ngư dân lo sinh kế hằng ngày mà còn là nơi thể hiện tâm thế quốc gia sẵn sàng tiến ra biển lớn.

Mời bạn đọc thi viết về biển đảo

Cuộc thi viết “Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm” năm 2020-2021 do Báo Người Lao Động tổ chức diễn ra từ ngày 1-8-2020 đến hết ngày 15-5-2021. Lễ trao giải dự kiến tổ chức vào ngày 1-6-2021 (nhân dịp kỷ niệm 2 năm chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”), gồm 1 giải nhất 50 triệu đồng, 1 giải nhì 30 triệu đồng, 1 giải ba 20 triệu đồng và 2 giải khuyến khích – mỗi giải 10 triệu đồng.

Báo Người Lao Động trân trọng mời bạn viết tham gia cuộc thi. Nội dung, thể lệ cuộc thi và các quy định xem chi tiết tại: https://nld.com.vn/ban-doc/hap-dan-cuoc-thi-viet-ve-chu-quyen-bien-dao-20200803210847858.htm. Tác phẩm dự thi gửi về Tòa soạn Báo Người Lao Động, 123-127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP HCM; email: [email protected].



Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/tam-the-bien-20201126204801819.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghệ sĩ tề tựu trong ngày Giỗ lần thứ 20 của nhạc sĩ Bắc Sơn

(NLĐO) - Ngày 14 tháng Giêng hàng năm gia đình cố nhạc sĩ NSƯT Bắc Sơn đều tổ chức giỗ. Năm nay tròn 20 năm, đông nghệ sĩ tề tựu ...

Cục Hàng không lên tiếng việc cấp slot bay cho Emirates đến Sân bay Đà Nẵng

(NLĐO)- Làm việc với Thủ tướng, lãnh đạo TP Đà Nẵng đề xuất khẩn trương cấp slot cho hãng hàng không Emirates. Cục Hàng không có phản hồi về việc này. ...

Tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, bầu Hiển hé lộ hợp tác với các tập đoàn lớn của Mỹ

(NLĐO) - HDBank và đối tác đang thực hiện các hợp đồng 48 tỉ USD với tập đoàn lớn của Mỹ; tập đoàn T&T của bầu Hiển xúc tiến hợp tác chiến lược với Boeing… ...

Bảo đảm tuyệt đối an ninh Đại hội Đảng các cấp

(NLĐO)- Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng yêu cầu bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng ...

Bất ngờ hình ảnh trước giờ Khai ấn đền Trần

(NLĐO)- Chỉ còn ít giờ đồng hồ nữa sẽ diễn ra lễ Khai ấn đền Trần (Nam Định), thế nhưng người dân, du khách về dự lễ không còn tấp nập như những năm trước ...

Bài đọc nhiều

Gắn khai thác đá VLXD với phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triểnBình Dương là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT). Ngành khai khoáng của tỉnh trong nhiều năm qua đã cung ứng nguyên liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng của...

Chuyên gia “hiến kế” thúc đẩy nghiên cứu chương trình IHP triển khai Luật Tài nguyên nước

PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện trưởng Viện Khoa học KTTV&BĐKH, Bộ TN&MT: Triển khai thực thi hiệu quả Luật Tài nguyên nướcCác mối quan hệ liên quan đến quy hoạch Tài nguyên nước có quy hoạch Quốc gia và quy hoạch ngành Quốc gia,...

Chuỗi hoạt động vì biển xanh tại Côn Đảo

(TN&MT) - Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Côn Đảo tổ chức “Chuỗi hoạt động vì biển xanh”. Mục tiêu là nhằm góp phần tuyên truyền bảo...

Công nghiệp khai khoáng góp phần phát triển kinh tế

Sau 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã từng bước có chuyển biến tích cực, trách nhiệm người đứng đầu của các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương đã được nâng cao. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản đã có ý thức chấp hành pháp luật, đầu tư các...

Bộ TN&MT nhận được 6 nhóm ý kiến lớn góp ý cho dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đánh giá cao những ý kiến góp ý rõ ràng của các thành viên Ban soạn thảo dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, đồng thời đề nghị Cục Khoáng sản Việt...

Cùng chuyên mục

Vùng Cảnh sát biển 2 thực hiện nghiêm Nghị quyết lãnh đạo công tác huấn luyện

(NLĐO) - Đoàn công tác của Bộ Bộ Quốc phòng vừa kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện chiến đấu năm 2025 tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2. ...

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Mới nhất

Cục Hàng không lên tiếng việc cấp slot bay cho Emirates đến Sân bay Đà Nẵng

(NLĐO)- Làm việc với Thủ tướng, lãnh đạo TP Đà Nẵng đề xuất khẩn trương cấp slot cho hãng hàng không Emirates. Cục Hàng không có phản...

Phó chủ tịch xã Long Châu lên tiếng về hình ảnh nghi chơi bài ăn tiền

Ông Nguyễn Hồng Thạch, Phó chủ tịch UBND xã Long Châu (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) thừa nhận ông là người mặc áo xanh trong ảnh lan truyền trên mạng xã hội nhưng hình ảnh đã bị cắt ghép. Chiều 11/2, PV VietNamNet có mặt tại UBND xã Long Châu (huyện Yên Phong, Bắc Ninh). Mọi công việc nơi đây...

Ngày 29/3 khởi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Cây cầu đi bộ độc đáo với thiết kế lấy cảm hứng từ lá dừa nước, nhịp chính dạng vòm treo dây Cánh. Công trình này không chỉ là biểu tượng kiến trúc mới của TP.HCM mà còn mở ra không có kết nối, vui chơi và khám phá độc đáo. ...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Ngày 10/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với ông Ito Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam. Tham dự buổi làm việc, về phía Việt Nam, có đại diện lãnh đạo các Đơn vị: Vụ Thị trường châu Á -...

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 12/2/2025 tiếp đà tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai 12/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 12/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 12/2/2025 tiếp đà tăng, duy trì ở mức...

Mới nhất