Trang chủKinh tếNông nghiệpCuộc sống của người dân huyện vùng cao Ba Chẽ đã dần...

Cuộc sống của người dân huyện vùng cao Ba Chẽ đã dần trở lại bình thường sau mưa lũ


Chủ tịch UBND huyện Đỗ Mạnh Hùng cùng đoàn công tác kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa, lũ sau bão
Chủ tịch UBND huyện Đỗ Mạnh Hùng cùng Đoàn công tác kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa, lũ sau bão

Sau bão số 3, do ảnh hưởng hoàn lưu của bão gây lũ lớn trên sông Ba Chẽ, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư, làm ngập lụt 835 hộ dân trên địa bàn thị trấn Ba Chẽ và các xã lân cận, thiệt hại khoảng 150ha hoa màu trên địa bàn toàn huyện. Hiện nay công tác tác khắc phục hậu quả mưa lũ đang được triển khai quyết liệt và cơ bản cuộc sống của người dân đã trở lại bình thường.

Trước đó, thực hiện phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”, cấp ủy, chính quyền và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Ba Chẽ cùng các xã, thị trấn đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai bão, lũ, không để xảy ra thiệt hại về người, bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng của Nhân dân.

Trong đó, vai trò nòng cốt, đi đầu là các lực lượng thông tin, Công an, Quân đội, đoàn viên thanh niên, dân quân tự vệ, đội xung kích phòng chống thiên tai, lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở. Các lực lượng luôn chủ động phối hợp, hiệp đồng, thực hiện tốt các nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, cảnh báo thiên tai, mưa lũ; giúp Nhân dân chằng chống nhà cửa, di chuyển tài sản và người dân ở những vùng có nguy cơ, đến các khu vực an toàn; làm tốt các nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; an toàn ở những khu vực ngập, lụt.

Chị Triệu Thị Ba, thôn Nà Bắp, xã Đồn Đạc chia sẻ: Ngay sau bão số 3 là lũ lớn tràn về. Tuy nhiên do người dân đã được cán bộ tuyên truyền để chủ động các biện pháp phòng, chống thiên tai nên rất may không có thiệt hại về người.

Còn tại xã Thanh Sơn với khoảng 96% là người DTTS sinh sống, trên địa bàn cơ bản không bị thiệt hại nhiều bởi cơn bão số 3. Do ảnh hưởng hoàn lưu của bão số 3, trước nguy cơ lũ lớn, xã đã chủ động phối hợp với người dân di chuyển tài sản, di dời 11 hộ có nguy cơ ngập lụt tới vùng an toàn để tránh trú.

Lực lượng Công an, Quân đội giúp người dân Ba Chẽ khắc phục hậu quả sau mưa lũ
Lực lượng Công an, Quân đội giúp người dân Ba Chẽ khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Mặc dù không có thiệt hại về người nhưng sau khi lũ rút đã để lại nhiều đoạn đường ngổn ngang với bùn đất, rác, cây xanh gãy đổ, gây ách tắc giao thông. Nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa, lũ, sớm ổn định đời sống Nhân dân, lãnh đạo huyện Ba Chẽ đã trực tiếp xuống hiện trường, chỉ đạo các lực lượng, huy động phương tiện, nhân lực khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ.

Trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa, lũ sau bão, Chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ – Đỗ Mạnh Hùng yêu cầu: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn các xã, thị trấn tiếp tục kiểm tra, rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác toàn bộ thiệt hại; xử lý môi trường quanh những khu vực có người dân sinh sống; tập trung khắc phục nhanh các tuyến giao thông liên thôn, liên xã, các tuyến đường bị ngập, sạt lở; khắc phục hệ thống điện lưới; hệ thống thông tin liên lạc, internet, bảo đảm thông tin thông suốt, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, sản xuất và sinh hoạt của người dân…

Với tinh thần khẩn trương, nhanh chóng khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống cho Nhân dân cũng như các hoạt động khác trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền huyện Ba Chẽ quyết liệt tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lực lượng chức năng và các xã, thị trấn tập trung huy động toàn bộ lực lượng, phương tiện, máy móc… khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra.

“Chúng tôi đã huy động cả hệ thống chính trị cùng cơ quan, đơn vị, các lực lượng chức năng của huyện khẩn trương thực hiện công tác dọn vệ sinh môi trường, sửa chữa, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả do bão, mưa, lũ gây ra, kịp thời ổn định cuộc sống cho người dân trên địa bàn. Đến tối 13/9, hệ thống điện và internet đã được khắc phục, trong ngày 14/9, hoàn thành toàn bộ công tác thu dọn cây đổ, vệ sinh môi trường”, Bí thư xã Thanh Sơn  – Trịnh Xuân Tư cho biết.

Khẩn trương dọn vệ sinh môi trường ngay sau bão số 3 và lũ
Khẩn trương dọn vệ sinh môi trường ngay sau bão số 3 và lũ

“Lãnh đạo, các lực lượng vũ trang từ huyện đến xã luôn sát cánh cùng Nhân dân chúng tôi trước, trong và sau bão lũ. Người dân cũng nêu cao ttinh thần chủ động nên hiện nay cuộc sống đang dần trở lại bình thường”, chị Chị Triệu Thị Ba, thôn Nà Bắp, xã Đồn Đạc cho biết.

Chiến dịch cao điểm khắc phục hậu quả bão số 3 – mỗi người dân là một chiến sĩ





Nguồn: https://baodantoc.vn/cuoc-song-cua-nguoi-dan-huyen-vung-cao-ba-che-da-dan-tro-lai-binh-thuong-sau-mua-lu-1726282604432.htm

Cùng chủ đề

Góp phần kiến tạo cho sự phát triển ở vùng đất khó Ba Chẽ

Từng là huyện miền núi nghèo nhất của tỉnh Quảng Ninh, Ba Chẽ nay đã “thay da đổi thịt”, phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, của tỉnh còn là sự bứt phá từ nội lực của mỗi người dân nơi đây, đặc biệt là các thanh niên trẻ. Bằng chính sức lao động và tư duy đổi mới, họ đã nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế,...

Người vùng cao Quảng Ninh sáng sớm đi bầu trưởng thôn, bản

Trong cái rét dưới 10 độ của miền núi, vùng cao Quảng Ninh, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chuẩn bị áo quần tươm tất ra khỏi nhà từ sáng sớm để đi bầu trưởng thôn, bản, khu phố nhiệm kỳ 2025- 2027. ...

Lớp xóa mù chữ ở huyện vùng cao của Quảng Ninh

Đều đặn các tối trong tuần, lớp học xóa mù chữ cho đồng bào ở xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh lại sáng đèn. Đây là lớp học rất đặc biệt bởi học viên đa phần đã làm bà, làm mẹ, họ đều có chung mơ ước học...

Những cô gái Dao Thanh Y xúng xính váy áo dự ngày hội Đại đoàn kết

Lựa chọn những bộ váy áo mới nhất, chiếc khăn đính nhiều chuỗi cườm và các chùm tua bằng len màu hồng nổi bật, các cô gái Dao Thanh Y ở Ba Chẽ (Quảng Ninh) rực rỡ trong ngày hội Đại Đoàn Kết toàn dân tộc. ...

Nuôi gà đặc sản dưới tán cây trà hoa vàng, tưởng liều, ai ngờ nông dân Quảng Ninh lãi gấp đôi

Không chỉ trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như trà hoa vàng, trám, mây,…ông Đàm Văn Cường (xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh) còn nuôi gà dưới tán trà hoa vàng. Cách làm này không chỉ giúp ông tiết kiệm chi phí thuê người...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Ở ven biển Bến Tre dày đặc ngao, con đặc sản bình dân, 1 HTX chi 10 tỷ thuê nhân công đi cào bắt

Từ lâu, người dân ven biển Bình Ðại, huyện Ba Tri, huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre) ví con nghêu (con ngao) như “vàng trắng” vì mang giá trị rất lớn giúp họ có cuộc sống sung túc. ...

Đây là loài vật nuôi mới đang giúp các cựu chiến binh ở Lâm Đồng tăng thu nhập hẳn lên

Cựu chiến binh Vũ Thanh Sơn, Thôn 4, xã Đam B'ri rất hào hứng giới thiệu về loại vật nuôi mới của gia đình: con ếch. Ông cho biết, ếch được gia đình chọn nuôi là ếch đồng. Ếch được nuôi trong bể lót bạt, xung...

Cây bonsai cổ thụ hình thù kỳ lạ, có chậu như cây khô ở Hội hoa xuân Nha Trang–Khánh Hòa

Nhiều cây bonsai cổ thụ hình thù kỳ lạ và bộ rễ độc đáp được trưng bày tại Hội hoa xuân Nha Trang – Khánh Hòa 2025. ...

Làng chài câu mực ở Quảng Ngãi vươn khơi

Câu mực khơi ở Quảng Ngãi là nghề lênh đênh trên biển nhiều ngày nhất. Một năm, các ngư dân bám biển 9 tháng và chỉ về đất liền có 3 tháng. Những ngày cuối tháng Giêng, các ngư dân lại tất bật chuẩn bị vươn khơi, bám biển.Hiện nay, dung tích các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ đạt trên 50% công suất thiết kế. Để bảo đảm nước tưới tiêu, các địa...

Cây dủ dẻ ra thứ hoa thơm thần thánh, con gái toàn giấu ngửi thầm, ra quả dại ngon nhất quả đất

Hoa dủ dẻ quá quen thuộc với người dân quê miền Trung. Dường như nó đã trở thành một "đặc sản" của các vùng trảng cát khô cằn, nắng rát. Nhớ đến hoa dủ dẻ là nhớ về những chùm hoa vàng tươi ẩn mình trong các...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Thông tin mới nhất cho các khách hàng đặt vé máy bay Vietnam Airlines trên VNPAY App và các Ứng dụng ngân hàng

Từ ngày 17/5/2025, toàn bộ chuyến bay nội địa của Hãng sẽ chuyển sang nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất. Khách hàng khi đặt vé máy bay trên VNPAY App và các ứng dụng ngân hàng hãy kiểm tra kỹ thông tin chuyến bay trước khi đặt vé để đảm bảo chuyến đi suôn sẻ và...

Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera tổ chức sự kiện “Gặp mặt tư vấn 2025” – Tổng công ty Viglacera

Vừa qua, Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera đã tổ chức sự kiện “Gặp mặt tư vấn 2025” tại khu nghỉ dưỡng Angsana Quan Lan, Ha Long Bay, với sự tham dự của gần 30 đối tác đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Sự kiện là dịp để Công ty tri ân các đối...

Học sinh thi làm hướng dẫn viên di sản Thành nhà Hồ trên TikTok

VHO - Học sinh trường THCS Phạm Văn Hinh (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) sẽ vào vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu di sản Thành nhà Hồ qua các video clip ngắn đăng tải trên nền tảng TikTok, trong khuôn khổ cuộc thi “Em là Hướng dẫn viên di sản quê em”. Cuộc thi do...

Thanh Hóa báo cáo Bộ VHTTDL vụ xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông

VHO - Trước vụ việc xâm phạm nghiêm trọng lăng mộ vua Lê Túc Tông thuộc di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chính thức báo cáo Bộ VHTTDL, đồng thời kiến nghị tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh, an toàn cho các...

Mới nhất