Trang chủNewsThể thaoCuộc đua vì màu cờ, sắc áo, vì danh dự bản thân

Cuộc đua vì màu cờ, sắc áo, vì danh dự bản thân


Em không lấy chị Oanh làm tượng đài hay thành tích của chị Oanh làm mục tiêu của mình. Em sẽ lấy chính mục tiêu mỗi kỳ của bản thân để tạo ra thành tích” – Người nói những lời này là VĐV Phạm Thị Hồng Lệ.

Khi mà tên tuổi và thành tích 4 tấm Huy chương Vàng của Nguyễn Thị Oanh đang tràn ngập các mặt báo và cả mạng xã hội tạo nên cơn sóng của lòng khâm phục và mơ ước của người hâm mộ thì có một cô gái chạy sau Oanh dám nói trực diện như thế trước nhà báo.

Không quan tâm tới sự ngỡ ngàng của tôi, nữ vận động viên Bình Định cứ tiếp tục mạch chuyện của mình: “Bản thân em cũng không đề ra mục tiêu mình là tượng đài cho một ai đó để cố gắng. Em chỉ tập trung vào chính bản thân em vì em biết khả năng, sức khỏe của mỗi người khác nhau. Trong thi đấu còn phụ thuộc vào tình huống, chiến thuật và chính vận động viên khi thi đấu. Cả quá trình tập luyện, thi đấu là vì màu cờ sắc áo của Tổ quốc, vì danh dự bản thân”.

Cuộc đua vì màu cờ, sắc áo, vì danh dự bản thân - 1

Để có được mỗi tấm huy chương mang về Việt Nam, Hồng Lệ phải trải qua cả biển mồ hôi, cả hồ nước mắt.

Dù chỉ đạt được Huy chương Bạc, nhưng Hồng Lệ, Nguyễn Thị Oanh và các cô gái vàng Việt Nam thi đấu đỉnh cao dường như đều có chung một ý chí kim cương như vậy.

Lệ vui vẻ kể: “Ví dụ giải Vô địch Quốc gia năm 2020, mục tiêu của em là phá kỷ lục QG ở nội dung 10.000m và em đã làm được điều đó. Cụ thể, KLQG của Việt Nam tồn tại 17 năm qua là 34 phút 48 giây, em phá vỡ kỷ lục đó chỉ còn 34 phút 30 giây. Tuy nhiên, giải này, chị Oanh mới là kỷ lục gia với thành tích là 34 phút 8 giây.

Năm 2021, giải VĐQG tiếp tục diễn ra với nội dung 10.000m và em vẫn đặt mục tiêu phá kỷ lục của chị Oanh năm 2020. Giải này, chị Oanh không tham gia nội dung trên và em đã phá kỷ lục cũ của chị Oanh xuống còn 34 phút 01 giây. Và em là người nắm giữ KLQG cho đến giờ”.

Nói về đàn chị cùng phòng, cùng sân tập, tập cùng cự ly Lệ cứ vanh vách nhận xét về đối thủ với vẻ khâm phục không giấu diếm: “Em không nói là sẽ không vượt qua được chị ấy, nhưng khả năng vượt qua chị Oanh sẽ là khó. Chị ấy bây giờ đang ở cái tầm chỉ có tranh với nam thôi, nó đã ở một cái trình độ khác rồi. Tập luyện với nhau hằng ngày đủ biết đẳng cấp của nhau, em khó có thể thắng được chị Oanh và những VĐV dưới em cũng khó thắng được em”.

Cuộc đua vì màu cờ, sắc áo, vì danh dự bản thân - 2

Đồng hành trên bục nhận huy chương Seagames 32 tại Campuchia của 2 cô gái vàng trong làng điền kinh Việt Nam : Nguyễn Thị Oanh và Phạm Thị Hồng Lệ.

Chốt lại câu chuyện chuyên môn và cũng là lời lý giải chân thật về “không lấy chị Oanh làm tượng đài” Lệ nói: “ Em cũng biết trình độ chị Oanh cách mình xa rồi cho nên mình chỉ cố gắng mục tiêu của bản thân ngày càng tăng lên. Nếu cứ nhìn lên chị ấy để so sánh sẽ rất là buồn và tủi thân”.

Mỗi tấm huy chương là cả biển mồ hôi, cả hồ nước mắt

Hồng Lệ là con gái thứ 5 trong gia đình có 6 người con tại xã Cát Hanh (Phù Cát, Bình Định). Gia đình không có ai theo nghiệp thể thao, chỉ có cô gái sinh năm 1988 là quyết theo con đường này.

Ban đầu, cô gái muốn “đánh roi, đi quyền” như các bậc nữ nhi cân quắc miền đất võ, nhưng hoàn cảnh kinh tế gia đình không cho phép nên điền kinh đã trở thành mối lương duyên với cô từ đó.

Hồng Lệ chia sẻ: “Khi học PTCS, vì đam mê em đã xin ba mẹ đi học võ nhưng do gia đình không có điều kiện, em chỉ học được đúng 1 tháng rồi phải nghỉ vì không có tiền để đóng học phí. Lúc đó học phí mỗi tháng là 60.000 đồng/tháng, nhưng gia đình khó khăn nên em đã chuyển sang bộ môn điền kinh”.

So với môn võ thì điền kinh không tốn tiền của gia đình và bản thân Lệ cũng có năng khiếu ở môn này. Khi còn là học sinh PTCS, Lệ đã đoạt các giải cao ở trường, ở huyện và ở tỉnh. Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của Lệ ở môn điền kinh để được gọi lên tuyển tỉnh là khi chiến thắng ở giải việt dã liên tiếp 2 năm liền.

Mặc dù được chọn vào đội tuyển tỉnh là một niềm vinh dự lớn, nhưng ban đầu bố mẹ của Hồng Lệ cũng không ủng hộ con gái dấn thân vào thể thao. Bằng đam mê nhiệt huyết kèm theo thành tích, Lệ đã thuyết phục được gia đình để theo đuổi đam mê. Sau 4 năm tập luyện ở tỉnh, Lệ đã được gọi lên đội tuyển điền kinh quốc gia, điều mà ngay cả bản thân Lệ cùng gia đình đều cảm thấy rất bất ngờ.

Cuộc đua vì màu cờ, sắc áo, vì danh dự bản thân - 3

Hồng Lệ luyện tập cùng đồng đội trong đội tuyển quốc gia.

Nhưng lên tuyển, đường chạy có rải hoa hồng nhưng chân cô và đồng đội cũng rướm đầy máu. Đã ra quốc gia là hầu như chỉ có tập, tập và tập. Cạnh tranh, cạnh tranh và đào thải ngay nếu không chịu được áp lực và thành tích không tốt.

Lệ nói: “Được gọi vào đội tuyển quốc gia, chúng em chỉ biết tâm niệm theo một hướng: Cố gắng tập luyện thật kiên trì và bền bỉ để mang thành tích về cho đất nước và chính bản thân mình”.

Tuy nhiên, đời vận động viên chẳng ai tránh được chấn thương. Đeo đẳng với Lệ là nhiều loại chấn thương và Hội chứng dải chậu chày (Lliotibial Band Syndrome – ITBS) – tình trạng tổn thương do hoạt động quá mức của các mô liên kết nằm ở phần cạnh hoặc bên ngoài của đùi và đầu gối.

Chạy là đam mê, là nghề kiếm sống, nhưng chạy cũng mang lại sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Điều trị – Phục hồi – Tập luyện – Lại phát sinh chấn thương… Chu trình đáng buồn đó cứ như sống chung với Lệ.

Có những ngày ra sân tập luyện là mồ hôi và nước mắt của Lệ cứ thay nhau chan rải trên suốt cả đường chạy. Hay đêm về, cô lại khóc vì… đau. Cũng chính vì chấn thương mà Lệ đã phải từ bỏ đường chạy marathon sở trường, từng giúp cô đoạt Huy chương Đồng ở SAE Games 30 tại Philippines.

Một suất để đi thi đấu ở SEA Games là cả mấy năm đổ mồ hôi, sôi nước mắt và được thể hiện khả năng vượt trội bằng nhiều giải đấu. Mỗi vận động viên trên đường chạy như cá bày sàng, chẳng thể nào gian dối được. Lệ cũng như các đồng đội đến với SEA Games bằng thực lực của chính mình.

11 năm bền bỉ với điền kinh, Hồng Lệ đã giành được 1 HCV, 4 HCB và 2 HCĐ SEA Games. Còn tại SEA Games 32 thành tích của Lệ chỉ là 2 tấm Huy chương Bạc nhưng với cô những tấm huy chương đó đều được kết tinh từ “cả biển mồ hôi, cả hồ nước mắt”.

Cuộc đua vì màu cờ, sắc áo, vì danh dự bản thân - 4

 

Những người hâm mộ có thật sự hiểu thì mới biết được cho dù đó là huy chương gì với nội dung gì thì người VĐV đã phải nỗ lực cố gắng đổ mồ hôi, đổ nước mắt và thậm chí đổ cả máu để có được nó.

Hỏi chuyện tương lai, Lệ khẳng định: “Em chỉ mong khỏi chấn thương để lại có thể tập luyện và thi đấu hết sức mình. Em là người rất cầu tiến. Chưa bao giờ em hài lòng với thành tích mình đã đạt được mà luôn muốn đạt thành tích cao hơn nữa”.

* Ảnh trong bài do nhân vật cung cấp



Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyện về ông Dư Bài chòi

VHO - Cả đời gắn bó với tiếng trống, tiếng hô… rồi đến lời ca bả chạo, dân ca, ông không chỉ giữ gìn tinh hoa văn hóa cha ông mà còn góp phần truyền lửa đam mê cho nhiều thế hệ sau. Đó là nghệ nhân Nguyễn Dư (SN 1948), hay còn được biết đến với cái tên thân thuộc “ông Dư Bài chòi”, là gương mặt tiêu biểu của nghệ thuật Bài chòi dân gian của...

Xếp hạng di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn – Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc

VHO - Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định số 1361/QĐ-BVHTTDL xếp hạng di tích lịch sử Cảng Quy Nhơn – Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc (1954 - 1955) phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là di tích quốc gia.  Quyết định cũng cho biết, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ...

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện...

Trên 120.000 thí sinh dự thi đợt 1

TPO - Sáng 30/3, hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực (đợt 1) do ĐHQG TPHCM tổ chức. Đây là kỳ thi có số thí sinh đăng ký đông nhất cả nước đến thời điểm hiện tại. TPO - Sáng 30/3, hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực (đợt 1) do...

Tìm cách quản lý lòng đường, vỉa hè hiệu quả

(NLĐO) - Hai chiếc thuyền cổ độc đáo tại Bắc Ninh và Cuộc chiến sinh tử: Người mẹ hôn mê sinh con khỏe mạnh là 2 bài đáng chú ý khác ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Số trung tâm dạy thêm tăng vọt sau quy định cấm học thêm trong trường

Sau khi Thông tư 29/2024 có hiệu lá»±c, số lượng trung tâm dạy thêm, học thêm ở Hà Nội, TP.HCM tăng mạnh và mức phí học thêm cÅ©ng cao hÆ¡n trước. Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá, sau khoảng 1,5 tháng thực hiện Thông tư 29/2024 về quản lý dạy thêm, học thêm, Hà Nội thành lập hơn 100 đoàn triển khai giám sát việc thực hiện thông tư.Các trường học chủ động điều...

5 môn thi chung một phòng, liệu có loạn?

Theo dá»± liệu cá»§a Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ xảy ra tình huống 5 môn thi khác nhau trong cùng một phòng thi. Tại hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và đánh giá việc thực hiện Thông tư 29/2024, ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho hay, nhiều địa phương băn khoăn, lo lắng về quá trình sắp...

Xác định đội đầu tiên vào bán kết Cúp Quốc gia nữ 2025

Trong cuộc đọ sức ở bảng B, Phong Phú Hà Nam nhanh chóng chiếm ưu thế. Phút thứ 4, Cao Thị Linh di chuyển thông minh và nhận đường chuyền của đồng đội. Cô tung cú dứt điểm rất đẹp mắt mở tỉ số trận đấu cho Phong Phú Hà Nam. Nỗ lực sau đó của Hà Nội không được đền đáp, họ còn phải nhận thêm bàn thua.Phút 42, Ngân Thị Thanh Hiếu sút xa đẳng cấp...

Bộ GD&ĐT điểm danh 19 tỉnh ‘phớt lờ’ báo cáo về cấm dạy thêm, học thêm

Dù Bộ GD&ĐT đã yêu cầu nhưng đến nay 19 tỉnh thành vẫn chưa gá»­i báo cáo về tình hình triển khai thá»±c hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm. Tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và đánh giá việc thực hiện Thông tư 29/2024 về quản lý dạy thêm, học thêm, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông cho hay, dù Bộ...

HLV Thái Lan kể lại khoảnh khắc động đất kinh hoàng, chạy vội từ tầng 15

Huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Thái Lan Masatada Ishii xác nhận an toàn sau vụ động đất chiều 28/3. Thời điểm vụ việc xảy ra, nhà cầm quân người Nhật Bản ở trong căn hộ nằm trên tầng 15 của tòa nhà."Khi trận động đất xảy ra, tôi nghĩ nó sẽ sớm qua đi nhưng mọi thứ vẫn rung lắc. Vì vậy, tôi dọn đồ và chạy xuống từ tầng 15. Tôi đã an toàn. Cảm...

Bài đọc nhiều

Singapore lần đầu có HC vàng 100m nữ châu Á

Thái LanVeronica Shanti Pereira làm nên lịch sử cho quốc gia Đông Nam Á này khi về nhất chạy 100m nữ giải điền kinh vô địch châu Á 2023. VĐV chạy nước rút Shanti Pereira mừng HC vàng 100m nữ tại Giải điền kinh vô địch châu Á 2023. Ảnh: AAC Trên sân Suphachalasai tối 14/7, Shanti Pereira cán đích đầu tiên ở nội dung chạy 100m nữ với 11 giây 20, hơn VĐV Iran Farzaneh Fasihi 19% giây và...

Hé lộ trọng tài cầm còi trận tuyển Việt Nam đấu Iraq ở vòng loại World Cup 2026

Theo nguồn tin của VTC News, trọng tài chính điều hành trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Iraq là Abdulla Al Marri (Qatar). Hai trợ lý của ông Al Marri là Khalaf Khaled, Alshammari Faisal (cũng người Qatar. Trọng tài thứ tư là ông Albadowe Ahmad Bin Ahmad người Singapore.Ông Al Marri điều hành với vai trò trọng tài chính khoảng gần 40 trận đấu trong 5 năm qua. Đáng chú ý, "vua áo đen" người...

HLV Thái Lan: ‘Hòa Việt Nam là không đúng kế hoạch’

CampuchiaTheo HLV Issara Sritaro, ngoại trừ trận hòa Việt Nam, Thái Lan đang đạt phong độ ổn định và sẵn sàng cho bán kết với Myanmar ở SEA Games 32. Cầu thủ Thái Lan trao đổi với nhau sau trận hòa Việt Nam ở lượt cuối bảng B SEA Games 32, tối 11/5. Ảnh: Lâm Thỏa *Thái Lan - Myanmar: 20h thứ Bảy 13/5, trên VnExpress.Thái Lan kết thúc vòng bảng với thách tích ba thắng và một hòa, đạt...

Cùng chuyên mục

Thắp sáng khát vọng bóng đá khu vực

Tham dự lễ bế mạc và theo dõi trận chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên quốc tế 2025 - cúp THACO có sự hiện diện của các quý vị đại biểu, các vị khách quý: Ông Mai Văn Chính, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủPhó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐTÔng Nguyễn Văn Được,...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất