Trang chủNewsThời sựCuộc chơi lớn và nguyên tắc 10 chữ

Cuộc chơi lớn và nguyên tắc 10 chữ


Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Cuộc chơi lớn và nguyên tắc 10 chữ- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang Chủ trì Hội nghị triển khai Đề án “phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” – Ảnh: VGP/Hải Minh

Cùng dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và 12 địa phương đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các nhà khoa học, đại diện một số tổ chức quốc tế.

ĐBSCL với diện tích tự nhiên 4.092.000 ha, trong đó 2.575.000 ha đất dùng cho sản xuất nông nghiệp, là một trong các vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam. Sản lượng lúa tại vùng những năm gần đây luôn ổn định ở mức 24-25 triệu tấn, chiếm trên 55% sản lượng lúa sản xuất và trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng.

Xuất khẩu gạo năm 2023 đạt hơn 4,8 tỷ USD, tăng 17,4% về lượng và 39,4% về giá trị so với năm 2022. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục tăng và tiến dần tới nhóm cao nhất thế giới.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ĐBSCL vẫn còn những hạn chế như chưa có nhiều vùng chuyên canh lúa tập trung, quy mô lớn có sự liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị giữa người trồng lúa với hợp tác xã, doanh nghiệp; canh tác lúa chưa bền vững do người nông dân còn sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hoá học gây ảnh hưởng đến môi trường, tăng phát thải khí nhà kính…

Với sản lượng lúa gạo lớn, ĐBSCL tạo ra khoảng 26-27 triệu tấn rơm rạ, trong đó 70% được đốt và vùi vào đất, 30% còn lại được thu gom sử dụng cho trồng nấm, phủ gốc cây trồng, đệm lót vận chuyển trái cây, là thức ăn gia súc. Việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường trong khi vùi rơm rạ vào ruộng ngập nước làm tăng phát thải khí methane (CH4) và khí nhà kính khác. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn nhằm tăng tối đa dinh dưỡng chứa trong rơm, giảm thất thoát dinh dưỡng, giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính đồng thời tăng thu nhập cho người trồng lúa và các dịch vụ sản xuất thương mại liên quan.

Mặt khác trong thời gian gần đây, yêu cầu của thị trường ngày càng cao, quy định của các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt, đòi hỏi chất lượng gạo phải được nâng cao, phải bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó có việc giảm thiểu sử dụng đầu vào sản xuất có nguồn gốc hóa học, sản xuất giảm phát thải. Bên cạnh đó, tại COP26, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký cam kết phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trước bối cảnh trên, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.

Đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở ĐBSCL và hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, bảo đảm chất lượng canh tác bền vững và hiệu quả.

Đề án đưa ra mục tiêu giảm 30% chi phí đầu vào, góp phần giảm chi phí sản xuất lúa cho các hộ nông dân khoảng 9.500 tỷ đồng; tỉ suất lợi nhuận của người trồng lúa tăng 50%; góp phần giảm 10% lượng khí nhà kính phát thải.

Đề án gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Trong quá trình triển khai Đề án, sẽ có một số chính sách mới, phù hợp với xu hướng toàn cầu được thực hiện thí điểm như chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh, sản xuất tuần hoàn, khai thác đa giá trị trong sản xuất lúa với các chính sách cơ chế về đầu tư hoặc tín dụng với mục tiêu thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến lúa gạo.

Từ thí điểm thành công, mô hình này tại ĐBSCL sẽ được mở rộng ra toàn quốc, hướng tới mục tiêu đưa “Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao” trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam.

Bộ NN&PTNT ước tính tổng nguồn vốn thực hiện Đề án khoảng 800 triệu USD từ các nguồn vốn: Ngân sách; tín dụng, nguồn xã hội hoá; các nguồn vốn tài trợ không hoàn lại, vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức và các nguồn hợp pháp khác, trong đó nguồn vốn chính là từ nguồn viện trợ không hoàn lại, vốn vay, vốn tín dụng và nguồn thu từ tín chỉ carbon.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thành Nam cho biết Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí chọn Đề án là một trong những dự án trọng điểm của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sẽ dành cho Việt Nam khoản vay 500 triệu USD.

Thứ trưởng Trần Thành Nam cho hay Bộ NN&PTNT đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án do Bộ trưởng Lê Minh Hoan làm Trưởng ban, với sự tham gia của lãnh đạo các Bộ KH&ĐT, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, đại diện WB, đại diện lãnh đạo 12 địa phương vùng ĐBSCL.

Bộ cũng làm việc với WB xây dựng và huy động các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và chuẩn bị dự án vốn vay; đang phối hợp với các chuyên gia của Quỹ chuyển đổi tài sản carbon xây dựng hệ thống MRV cho Đề án để làm cơ sở cấp tín chỉ carbon cho sản xuất lúa gạo và trao đổi trên thị trường góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất lúa gạo đồng thời giảm phát thải.

Bộ cũng làm việc với Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại, Ngân hàng NN&PTNT xây dựng chương trình tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Đề án.

Bộ sẽ thành lập Văn phòng điều phối thực hiện Đề án đặt tại Trụ sở Bộ và TP. Cần Thơ, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.

Theo Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh ĐBSCL căn cứ tiêu chí vùng chuyên canh tiến hành xác định các vùng đạt tiêu chí, đăng ký và xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án cho năm 2024 và cho từng giai đoạn; củng cố kiện toàn tổ chức bố trí kinh phí hoàn thiện các điều kiện ban đầu để triển khai Đề án trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Các địa phương củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng lúa tham gia Đề án, nhất là hạ tầng về thuỷ lợi; ban hành cơ chế, chính sách của địa phương để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp; hỗ trợ và phát triển các hợp tác xã, đào tạo nhân lực quản lý hợp tác xã, nâng cấp cơ sở hạ tầng để tham gia vào chỗi giá trị sản xuất lúa bền vững.

Đồng thời, các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Đề án, báo cáo Bộ NN&PTNT; tổ chức sơ kết thực hiện Đề án vào năm 2025.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Cuộc chơi lớn và nguyên tắc 10 chữ- Ảnh 2.

Ảnh: VGP/Hải Minh

Tạo dựng hệ sinh thái cộng sinh để thực hiện Đề án

Phát biểu tham luận tại Hội nghị, đại diện các hiệp hội, các viện nghiên cứu và các địa phương đều đánh giá Đề án là “luồng gió mới”, thể hiện quyết tâm mới của Chính phủ trong việc từng bước hiện đại hoá ngành sản xuất lúa gạo của cả nước.

Đề án không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho gần 1,5 triệu người nông dân, mà còn góp phần khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và giảm phát thải khí nhà kính.

Gợi mở nhiều định hướng, giải pháp để triển khai Đề án mang lại hiệu quả thực chất, các đại biểu nhấn mạnh phải đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo để người nông dân nắm vững, thuần thục những gói hỗ trợ kỹ thuật; sớm đưa vào chương trình càng nhanh, càng tốt những tiến bộ khoa học công nghệ, giống lúa có đặc điểm nổi trội về dinh dưỡng; có hệ thống giám sát, báo cáo được quốc tế công nhận để sản phẩm của Đề án thực sự là “gạo chất lượng cao, carbon thấp”.

Các đại biểu nhấn mạnh sự cần thiết phải có cơ chế quy định rõ lợi ích của các doanh nghiệp khi tham gia triển khai Đề án; đầu tư mạnh mẽ cho cơ giới hoá và hệ thống hạ tầng thuỷ lợi để giữ nước ngọt phục vụ sản suất lúa gạo; có cơ chế điều phối hoạt động xuất khẩu gạo để bảo đảm tối đa quyền lợi của người nông dân và ngành hàng xuất khẩu gạo của Việt Nam; tăng cường công tác thông tin, truyên truyền nâng cao nhận thức về Đề án.

Các tham luận nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ về lúa gạo cấp quốc gia để chuẩn bị tâm thế cho 5-10 năm tới; thí điểm chương trình tín chỉ carbon trong bối cảnh các tổ chức quốc tế cam kết sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam về tài chính và tiếp cận thị trường.

Các đại biểu cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải lồng ghép Đề án với các chương trình khác; tăng cường huy động nguồn lực cho Đề án thông qua hình thức đối tác công-tư; tăng cường hợp tác quốc tế.

Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh hình ảnh, vị thế quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao trong thời gian qua, trong đó có đóng góp của ngành lúa gạo trong bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu trong khi một số quốc gia ngưng xuất khẩu gạo.

Trong các cuộc giao thiệp ngoại giao, các nước, các tổ chức quốc tế đều đánh giá cao thành tựu phát triển nông nghiệp của Việt Nam và mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhiều quốc gia phát triển nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực.

Đánh giá cao các ý kiến phát biểu tâm huyết tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh Đề án là cuộc chơi lớn, vì thế có 4 cái khó: Khó vì lần đầu tiên đặt ra mục tiêu 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải; khó vì thay đổi thói quen trong ứng xử với nó; khó vì luôn bị tác động ngay lập tức từ sự thay đổi thất thường của giá gạo trên thị trường; khó thống nhất ở một số việc liên quan đến lợi ích của một số tổ chức, cá nhân, điển hình như việc thống nhất giá gạo xuất khẩu.

Để cuộc chơi lớn đạt được mục tiêu đề ra, Phó Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc 10 chữ: Hết lòng, tuân thủ, linh hoạt, hợp tác, kiểm soát.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần có sự chung tay của Chính phủ, các địa phương, doanh nghiệp để từng bước thúc đẩy từng người nông dân có thái độ “hết lòng” với Đề án này. Kinh nghiệm cho thấy việc gì khó, nếu có cách tiếp cận đúng, phương pháp đúng và quyết tâm là làm được, điển hình như trong chống dịch COVID-19 Việt Nam đứng thứ 9 trên thế giới về kết quả phòng chống dịch.

Theo Phó Thủ tướng, nếu không “tuân thủ” kế hoạch, nguyên tắc, tiêu chuẩn là chúng ta thất bại, nhưng đồng thời cũng phải “linh hoạt”, sáng tạo trong cách ứng xử, phù hợp với từng vùng, từng địa phương và đặc biệt phải thích ứng với tác động ngày một nghiêm trọng, khó đoán định của biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng cho rằng phải “hợp tác” tốt, trước hết là trong đàm phán các khoản vay, phối hợp giữa các cơ quan Trung ương với nhau, giữa Trung ương với địa phương, giữa doanh nghiệp với nhau; nhấn mạnh “chúng ta sẽ thất bại nếu các doanh nghiệp tham gia Đề án này bằng cách riêng, không giống ai của mình, không có sự tuân thủ và phối hợp”. Bên cạnh đó, phải lồng ghép tốt các chương trình để tạo sức mạnh tổng hợp mới có thể cùng thắng.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh cần có sự “kiểm soát” tốt để không lệch chuẩn, không lệch hướng và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế trên cơ sở thường xuyên sơ kết, tổng kết, đặt biệt là những mô hình, cách làm hay.

Khẳng định Chính phủ sẽ cam kết, đồng hành trong quá trình triển khai Đề án, Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT sớm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Dự án vay vốn của WB để triển khai Đề án; Chính sách thí điểm, cơ chế trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp; và đề xuất bổ sung vốn đầu tư công cho Bộ để hỗ trợ các hạng mục đầu tư trong Đề án.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính tính toán phương án huy động nguồn vốn thực hiện cho Đề án; đề xuất cơ chế lồng ghép Đề án với các chương trình khác, có thể tương tự như cơ chế thí điểm mỗi địa phương có 2 huyện được phép trộn vốn của cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đối với vốn ODA, Phó Thủ tướng lưu ý phải hết sức chú trọng đến khâu đàm phán để hài hoà hoá thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, tạo thuận lợi cho việc giải ngân sau khi tiếp nhận các khoản vay./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Công bố quyết định của Bộ Chính trị phân công Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Chiều 21/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì công bố các quyết định của Bộ Chính trị về điều động, phân công cán bộ giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và Trưởng Ban Dân vận Trung ương. Các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung...

huyện Lấp Vò và Lai Vung được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Đồng Tháp có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND 2 huyện Lấp Vò, Lai Vung tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. * Theo UBND huyện Lấp Vò, toàn huyện có 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông

Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch); định hướng cho các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị...

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kiểm tra khắc phục hậu quả lũ quét tại xã Mường Pồn

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị UBND huyện Điện Biên tiếp tục tính toán phương án hỗ trợ, khắc phục các diện tích nông nghiệp của người dân bị thiệt hại. Những diện tích không có khả năng khôi phục thì sớm chuyển đổi cây trồng phù hợp để người dân có tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế. Riêng với Sở Giao thông vận tải tỉnh Điện Biên, Phó Thủ tướng yêu cần tập...

Quy chế hoạt động BCĐ xây dựng Dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi)

Quy chế này quy định nguyên tắc, chế độ làm việc, trách nhiệm, chế độ họp, báo cáo và điều kiện bảo đảm hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) và Tổ chuyên gia liên ngành giúp việc cho Ban Chỉ đạo. Nguyên tắc và chế độ làm việc Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên gia liên ngành làm việc theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, đề cao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Lương Cường tới tham...

Tạo cơ chế, chính sách vượt trội trong hoạt động KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(TN&MT) - Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 15/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra của Quốc hội báo cáo về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. ...

Đưa một số chính sách để Nghị quyết 57 sớm đi vào cuộc sống

Sáng 15/2, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát biểu tại tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết đây sẽ là một số chính sách tháo gỡ để Nghị quyết 57...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch tập đoàn SK, Hàn Quốc

Chiều 14/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại (KCCI), Hàn Quốc Chey Tae-won. Tại buổi tiếp, Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won đã báo cáo tình...

Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang từ trần

(TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường và Gia đình trân trọng kính báo: Đồng chí Nguyễn Minh Quang, sinh ngày 15/10/1953, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa X, XI; nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã từ trần hồi 11 giờ 00 phút ngày 12/2/2025, hưởng thọ 73 tuổi. ...

Bài đọc nhiều

Liên tiếp các vụ nam sinh tự làm pháo nổ dịp cận Tết Nguyên đán

Hôm nay (8/1), Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian gần đây đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát và phát hiện nhiều người học trên mạng và tự mua đồ về để làm pháo nổ, tiềm ẩn nguy hiểm. Đặc biệt, đa số những người này có tuổi đời còn rất trẻ và am hiểu mạng xã hội. Đơn cử, ngày 3/1, Công an xã Quảng Long, huyện Hải Hà phát hiện 5 học sinh cấp...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Nam kỹ sư 9X cãi nhau vẫn muốn ở chung với cô gái Ninh Thuận xinh đẹp

(Dân trí) - Quan điểm hôn nhân của Xuân Tuyên tương đồng với suy nghĩ của Hoàng Yến. Ở tập mới của chương trình Bạn muốn hẹn hò, MC Quyền Linh và Ngọc Lan mai mối Trần Xuân Tuyên (34 tuổi, quê Đắk Lắk) với Vũ Hoàng Yến (32 tuổi, quê Ninh Thuận).Nhà trai đang làm kỹ sư xây dựng và làm công trình ở Long An, nhưng sinh sống cùng anh chị tại Thủ Đức, TPHCM. Còn nhà gái...

Việt Nam rất quan tâm đến quyết định của Hoa Kỳ đối với USAID

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc ngưng các dự án hỗ trợ của USAID, nhất là dự án rà phá bom mìn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa sẽ tác động mạnh mẽ đến an toàn của con người và môi trường tại các khu vực dự án. ...

Chuyến thăm Romania của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang tính biểu tượng sâu sắc

(Chinhphu.vn) - Đại sứ Romania tại Việt Nam, bà Cristina Romila cho biết, chuyến thăm Romania sắp tới của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang tính biểu tượng sâu sắc, nêu bật mối quan hệ nhân dân hai nước bền chặt, trở thành nền tảng cho quan hệ song phương trong 74 năm qua. Đại sứ Romania tại Việt Nam Cristina Romila Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới...

Cùng chuyên mục

Hy hữu nam thanh niên nghi say thuốc lào ngã ra đường bị ô tô tông trúng

Trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một nam thanh niên nghi say thuốc lào rồi ngã ra đường và bị ô tô tông trúng. Đây được cho là vụ tai nạn giao thông hy hữu. XEM CLIP: (Nguồn: Nguyễn Thu H.) Chiều 15/2, tài khoản Nguyễn Thu H. chia sẻ đoạn clip ghi lại một vụ tai nạn giao thông hy hữu khi nam thanh niên nghi say thuốc lào rồi bất ngờ ngã ra đường...

Trung Quốc kêu gọi các bên cùng đàm phán hòa bình Nga

(CLO) Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên liên quan trong cuộc xung đột Nga - Ukraine tham gia đàm phán hòa bình, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của châu Âu trong việc giải quyết khủng hoảng. ...

Sắp xếp bộ máy không ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Kinhtedothi- Chiều 15/2, phát biểu giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sẽ hoàn thành sớm, nhanh việc tổ chức sắp xếp bộ máy mà không làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên cần sự quyết tâm, nỗ lực, đồng lòng Thảo luận tại hội trường...

Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Lương Cường tới tham...

Đề xuất đánh giá định kỳ KPI cán bộ, đạt xuất sắc có thể thăng chức

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có chỉ tiêu đánh giá KPI đối với cán bộ, công chức, viên chức định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Nếu đạt mức xuất sắc sẽ được tặng thưởng, thậm chí đề bạt, thăng chức. Chiều 15/2, Quốc hội thảo luận đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, đa số các ý kiến đều đồng thuận...

Mới nhất

8Wonder 2025 khai màn với Road to 8Wonder Vũ Yên

Ngày 15/3 tới đây, sự kiện âm nhạc Road to 8Wonder - The Next Icon sẽ diễn ra tại Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng), khai màn chuỗi lễ hội âm nhạc quốc tế 8Wonder 2025. Với sự xuất hiện của những nghệ sĩ quốc tế và trong nước hàng đầu cùng công nghệ trình diễn hiện đại bậc...

Xe 45 chỗ tung hoành dừng đỗ “nuốt trọn” lòng đường phố cổ Hà Nội

Trong khung giờ cao điểm, các xe du lịch 45 chỗ dừng đỗ đón khách chiếm gần hết lòng đường phố cổ Hà Nội, gây ùn tắc giao thông và nguy cơ tai nạn cho người dân. ...

Sắp xếp bộ máy không ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Kinhtedothi- Chiều 15/2, phát biểu giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sẽ hoàn thành sớm, nhanh việc tổ chức sắp xếp bộ máy mà không làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh...

Fresia Riverside – Tiện nghi sống đẳng cấp bên thềm căn hộ

Fresia Riverside mang đến đặc quyền sống tận hưởng vượt chuẩn mỗi ngày với bộ sưu tập hạ tầng tiện ích nội khu hoàn hảo, khởi đầu cho cuộc sống viên mãn, đong đầy hạnh phúc.

Mới nhất