Trang chủNewsThời sựCuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng sâu...

Cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng sâu sắc và lan rộng

(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm 2024 và có thể gia tăng ở quy mô toàn cầu vào năm 2025.

Ba siêu cường kinh tế cạnh tranh quyết liệt

Theo Viện nghiên cứu kinh tế Peterson (Mỹ), một trong 20 tổ chức tư vấn hàng đầu thế giới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến tiếp tục duy trì tốc độ 3,2% đang đạt được hiện tại trong năm 2025. Nhưng các yếu tố địa chính trị, bao gồm những thay đổi tiềm tàng về chính sách kinh tế của Mỹ, sẽ gây ra rủi ro cho các dự báo. Trong đó, đáng kể nhất là những thay đổi về thuế quan và chính sách công nghiệp ở Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) – ba nền kinh tế chiếm 42% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu.

Ba nền kinh tế thống trị thế giới này đang bước vào một giai đoạn mới, mang tính đối đầu khi ngày càng sử dụng nhiều vũ khí thương mại mượn từ chính đối thủ cạnh tranh. Điều đó đe dọa làm sâu sắc thêm các rạn nứt quốc tế và thách thức nhiều thập kỷ thương mại thế giới được dẫn dắt bởi những nguyên tắc của thị trường tự do.

cuoc chien thuong mai va chu nghia bao ho ngay cang sau sac va lan rong hinh 1

Sự căng thẳng địa chính trị đã khiến cuộc chiến thương mại diễn ra gay gắt. Ảnh: GI

Cách đây 7 năm, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc chính thức nổ ra khi người đứng đầu Nhà Trắng lúc ấy, Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế lên đến 25% đối với khoảng 350 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Đáp lại, Trung Quốc cũng áp mức thuế mới, cao hơn đối với nhiều loại hàng hóa quan trọng của Mỹ xuất khẩu sang đại lục.

Từ đó đến nay, sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới hai nước, tác động mạnh mẽ tới kinh tế toàn cầu. Hiện tại, nguy cơ của một cuộc chiến thương mại mới cũng gia tăng bởi không chỉ Trung Quốc và Mỹ mà cả EU cũng nhập cuộc và đều đang xem việc sử dụng thuế quan như “vũ khí” hàng đầu trong nỗ lực bảo hộ hàng hóa của mình.

Tại Mỹ, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã công bố quyết sách mới là áp thuế 25% với tất cả hàng hóa từ Mexico và Canada, đồng thời áp thuế bổ sung 10% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên 60%. Ông Trump cũng xem xét áp dụng mức thuế quan lớn hơn đối với ô tô từ Liên minh châu Âu, một động thái có thể khiến khối này thiệt hại hàng triệu xe trong doanh số hàng năm.

Đáp lại động thái của Mỹ, Trung Quốc đã gửi đi tín hiệu rằng họ sẵn sàng áp dụng mức thuế lên đến 25% đối với ô tô nhập khẩu từ Mỹ. Nhưng Bắc Kinh còn phải xử lý một mối đe dọa khác đến từ châu Âu. EU sau khi kết thúc cuộc điều tra về trợ cấp xe điện, đã đưa ra mức thuế lên đến 35,3% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, áp dụng trong 5 năm.

Trước những đe dọa nhằm vào ngành công nghiệp ô tô từ EU, Trung Quốc tuyên bố sẽ bắt đầu thu thuế chống bán phá giá tạm thời từ 30,6% đến 39% đối với rượu mạnh của khối này, chủ yếu là đối với những loại rượu cognac từ Pháp. Một động thái gợi nhớ đến việc Bắc Kinh từng áp mức thuế quan lên đến 218,4% đối với rượu vang của Úc cách đây 3 năm, khiến xứ sở chuột túi thiệt hại mỗi năm hơn 1 tỷ USD.

Chủ nghĩa thuế quan và bảo hộ đang gia tăng

Trước những đòn tấn công qua lại, cả EU và Trung Quốc đều kiện lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cũng có những bước đàm phán với nhau. Tuy nhiên, xe điện hay rượu mạnh chỉ là phần nhỏ của vấn đề, khi mà chủ nghĩa bảo hộ đang ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo ở cả Trung Quốc, châu Âu cũng như Bắc Mỹ. Trên khắp 27 thủ đô của EU, những lời kêu gọi bảo hộ đang ngày càng lớn hơn.

Mới đây, ông Mario Draghi – cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu đã kêu gọi bảo vệ ngành công nghiệp của khối để tránh tụt hậu hơn nữa trong cuộc đua với các nhà sản xuất Mỹ và Trung Quốc. “Các khu vực khác không còn tuân thủ luật lệ nữa và đang tích cực đưa ra các chính sách để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình”, ông tuyên bố.

Mức thuế quan trung bình toàn cầu giảm từ khoảng 22% vào năm 1990 xuống còn khoảng 6% vào năm 2022, song các biện pháp can thiệp thương mại dưới hình thức phi thuế quan và trợ cấp lại tăng lên. Một theo nghiên cứu của NatWest Grpup – tập đoàn tài chính có trụ sở tại London (Anh), cho biết, số lượng các biện pháp can thiệp hạn chế thương mại hàng hóa trên toàn cầu đã tăng vọt từ khoảng 200 vào năm 2009 lên gần 12.000 vào năm 2024.

cuoc chien thuong mai va chu nghia bao ho ngay cang sau sac va lan rong hinh 2

Hơn nữa, phạm vi của những hạn chế này đã mở rộng từ các lĩnh vực truyền thống như kim loại và nông nghiệp sang các lĩnh vực chiến lược như xe hơi và chất bán dẫn. Và chủ nghĩa bảo hộ cũng xuất hiện dưới những hình thức mới. Nhiều chính phủ đang phân bổ các khoản trợ cấp “xanh” để khuyến khích việc đưa sản xuất trở lại trong các ngành công nghiệp chính và giảm sự phụ thuộc vào các công nghệ và đầu vào nhập khẩu.

Các ví dụ gần nhất có thể kể ra như “Đạo luật Giảm lạm phát” tại Mỹ và “Thỏa thuận xanh” của châu Âu cũng như các biện pháp liên quan đến môi trường trong những đợt đánh giá chính sách thương mại vốn đã tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua, tạo nên một làn sóng “chủ nghĩa bảo hộ xanh” mới.

Những diễn biến kể trên, cùng với việc căng thẳng địa chính trị làm đảo lộn các tuyến đường vận chuyển – gây ra rủi ro cho thương mại hàng hải và chuỗi cung ứng toàn cầu, đã làm giảm tăng trưởng khối lượng thương mại của thế giới. Từ mức tăng trung bình 5,8% hàng năm vào đầu những năm 2000, khối lượng thương mại toàn cầu chỉ còn tăng trưởng khoảng 1% trong những năm gần đây.

Những số liệu khá bi quan này cũng là lăng kính phản ánh các hàng rào thuế quan được dựng lên ngày một nhiều, và dự báo còn nhiều hơn nữa. Và có thể nói sẽ không có bên nào thực sự chiến thắng trong cuộc chiến thương mại toàn cầu. Thực tế đã chứng minh, các quốc gia phải đối mặt với thuế quan, bao gồm cả Mỹ, đều trải qua sự sụt giảm trong xuất khẩu và GDP. Các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng gián tiếp thông qua nhu cầu yếu hơn đối với hàng xuất khẩu của chính họ.

Nguyễn Khánh



Nguồn: https://www.congluan.vn/cuoc-chien-thuong-mai-va-chu-nghia-bao-ho-ngay-cang-sau-sac-va-lan-rong-post327790.html

Cùng chủ đề

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Trung Quốc đối phó thế nào với cuộc chiến thương mại 2.0 dưới thời ông Trump?

Mùa hè năm 2018, khi cựu Tổng thống Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thậm chí có những dự báo Trung Quốc có thể sớm vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.Tuy nhiên, đến năm 2024, với sự trở lại ngoạn mục của ông Trump sau cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, tình hình kinh...

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Nối lại hoà đàm giữa chính phủ Colombia và lực lượng ELN

Chính phủ Colombia sẽ họp với phái đoàn hòa bình của Quân đội Giải phóng quốc gia (ELN) tại Caracas, Venezuela để cố gắng kết nối lại các cuộc đàm phán đang đình trệ.

GDP Trung Quốc tăng 4,6% trong quý 3, chậm nhất trong hơn một năm

SCMP đưa tin, ngày 18/10, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) thông báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này tăng 4,6% trong quý 3, mức tăng trưởng quý thấp nhất kể từ giữa năm ngoái.Trong tuyên bố, NBS cho biết nền kinh tế Trung Quốc “nhìn chung ổn định với tiến triển vững chắc” ngay cả khi phải đối mặt với “môi trường bên ngoài phức tạp và khắc nghiệt”, trong khi diễn biến kinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giao tranh ác liệt tại Sudan thiêu rụi nhà máy lọc dầu lớn nhất đất nước

(CLO) Dữ liệu vệ tinh cho thấy cuộc giao tranh tại nhà máy lọc dầu al-Jaili, cách thủ đô Khartoum của Sudan khoảng 60 km, đã khiến khu phức hợp rộng lớn này chìm trong biển lửa. ...

Ông Donald Trump quyết dập tắt cháy rừng Los Angeles

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố vào thứ Sáu rằng ông sẽ hợp tác với Thống đốc California Gavin Newsom để dập tắt cháy rừng ở Los Angeles, sau khi từng đề xuất loại bỏ Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA). ...

Tòa án Hàn Quốc từ chối gia hạn lệnh tạm giam Tổng thống Yoon

(CLO) Tòa án quận Trung ương Seoul đã bác bỏ đề nghị gia hạn lệnh tạm giam Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol do cơ quan công tố đưa ra, với lý do không có đủ cơ sở để tiếp tục điều tra. ...

Indonesia tạm dừng cứu hộ do thời tiết xấu sau vụ lở đất

(CLO) Lực lượng cứu hộ Indonesia đã buộc phải tạm dừng công tác tìm kiếm do điều kiện thời tiết bất lợi, sau khi số người thiệt mạng trong vụ lở đất trên đảo Java tăng lên ít nhất 25 người, theo thông tin từ cơ quan cứu hộ địa phương....

Ông Pete Hegseth chính thức trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

(CLO) Ông Pete Hegseth đã vượt qua cuộc bỏ phiếu xác nhận tại Thượng viện Mỹ vào ngày 24/1, để chính thức trở thành Bộ trưởng Quốc phòng mới của Mỹ. ...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Ukraine bắt giữ một Đại tá

Ukraine bắt giữ một Đại tá; Ukraine tập kích nhà máy dầu Nga,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/1. Đại tá Ukraine bị bắt giữ Cập nhật tình hình chiến sự Nga - Ukraine, tờ Business Insider (Mỹ) đưa tin, danh tiếng của Lữ đoàn 155 đã trở nên rất xấu trong nước Ukraine khi các phóng viên...

Điều chỉnh giao thông TPHCM phục vụ bắn pháo đón giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Phòng CSGT, Công an TPHCM vừa phát đi thông báo điều chỉnh giao thông khu vực trung tâm TPHCM trong những ngày tới. Việc điều chỉnh này vào những khung giờ, ngày cố định nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và phục vụ tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt, các hoạt động thể thao kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930...

Thực hiện toàn diện, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM, điểm lại những thành quả nổi bật năm 2024 của TP HCM ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Ngày 25/1, trước thềm Tết cổ truyền Ất Tỵ, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đề...

Ghé làng nghề “tỏa hương” dịp Tết

(NLĐO) - Trải qua bao thăng trầm, người se nhang ở xã Lê Minh Xuân vẫn bám trụ với nghề. Tết cổ truyền là thời điểm làng nghề hoạt động nhộn nhịp nhất. ...

Mới nhất

Thủ tướng Slovakia bác lời kêu gọi từ chức vì “lý do thân”… Tổng thống Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 25/1 đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của những người tổ chức biểu tình.

Người Hà Nội ùn ùn tới siêu thị sắm Tết, hóa đơn dài hàng mét

Ngày đầu nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, lượng người kéo đến sắm Tết tại các siêu thị ở Hà Nội tăng vọt. Hàng chục quầy thu ngân hoạt động đến công suất. ...

Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Bộ trưởng An ninh nội địa, có quan điểm tương đồng với ông Trump

Thượng viện Mỹ, do đảng Cộng hòa kiểm soát, ngày 25/1 đã phê chuẩn bà Kristi Noem - cựu Thống đốc bang South Dakota - làm Bộ trưởng An ninh nội địa.

Trứ danh bánh lọc Mệ Xuân

Thương hiệu "Bánh lọc Mệ Xuân" tồn tại gần 50 năm ở Quảng Bình, được "khai sinh" bởi bà Hà Thị Xuân (73 tuổi, sống tại phường...

Tòa án Hàn Quốc không đồng ý gia hạn giam giữ, luật sư lập tức yêu cầu trả tự do

Ngày 25/1, Tòa án quận trung tâm Seoul một lần nữa bác bỏ yêu cầu của các công tố viên về việc gia hạn thời gian bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Mới nhất