Trang chủChính trịNgoại giaoCuộc chiến thuế quan quay trở lại và "lợi hại hơn xưa",...

Cuộc chiến thuế quan quay trở lại và “lợi hại hơn xưa”, Việt Nam sẽ xoay sở thế nào?

Các chuyên gia kinh tế cùng nhận diện những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan trở lại và xung đột thương mại Mỹ-Trung Quốc ngày càng leo thang.

Loạt đòn áp thuế chóng vánh giữa Mỹ-Trung Quốc đã diễn ra chỉ trong ít ngày, sau khi ông Donald Trump chính thức trở lại nắm quyền lực ở Nhà Trắng đã làm gia tăng nỗi lo toàn cầu về một cuộc chiến thương mại mới giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Sau khi mức thuế quan bổ sung 10% của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 4/2, Bắc Kinh lập tức công bố mức thuế 15% đối với than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ, cùng với mức thuế 10% đối với dầu thô, máy móc nông nghiệp và một số chủng loại ô tô lớn, dự kiến ​​sẽ có hiệu lực ngay từ 10/2.

Trung Quốc cũng mạnh tay áp dụng hạn chế xuất khẩu các khoáng sản quan trọng được sử dụng trong các sản phẩm công nghệ cao; mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với Google; và đưa hai công ty của Mỹ vào danh sách “các thực thể không đáng tin cậy” – gồm PVH Group là công ty sở hữu Calvin Klein và Tommy Hilfiger, cùng Illumina, một công ty công nghệ sinh học có văn phòng tại Trung Quốc.

Cuộc chiến thuế quan sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
Các chuyên gia kinh tế cùng nhận diện những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan trở lại và xung đột thương mại Mỹ-Trung Quốc ngày càng leo thang. (Nguồn: nghiencuuchienluoc.org)

Trật tự kinh tế thế giới sẽ thay đổi lớn

Dự báo về biến động của nền kinh tế thế giới trước một loạt chính sách về thuế quan của Tổng thống Donald Trump vừa qua, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Đại học Kinh tế Quốc dân) phân tích, với mức thuế 25% áp dụng cho hàng hóa từ Canada và Mexico, cùng mức thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, những chính sách của Mỹ có thể gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu.

Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Mỹ và các nước mà còn tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu, đầu tư quốc tế và triển vọng tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia.

“Có thể sẽ có sự thay đổi lớn trong trật tự kinh tế thế giới, với sự dịch chuyển lưu lượng thương mại theo hướng giảm xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc tăng giá hàng hóa tại Mỹ và tăng chi phí sản xuất, trong khi giá cả tại phần còn lại của thế giới có thể giảm do nguồn hàng dư thừa và cạnh tranh gay gắt, khiến cho cấu trúc kinh tế toàn cầu phải điều chỉnh.

Chỉ những ngành có khả năng cạnh tranh cao và chuỗi cung ứng vững chắc mới có thể tồn tại, trong khi các ngành yếu hơn sẽ phải rút lui khỏi thị trường Mỹ. Đồng thời, các chuỗi cung ứng mới sẽ hình thành nhằm thích ứng với các chính sách thương mại cứng rắn. Điều này có thể làm giảm đà phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau đại dịch”, ông Lạng dự báo.

Cũng theo ông Lạng, các khu vực thương mại tự do cũng sẽ có cơ hội phát huy vai trò, tiếp nhận sự chuyển hướng thương mại và tạo ra các liên kết thương mại ngoài Mỹ, chẳng hạn như ở châu Âu, khu vực Thái Bình Dương, Nam Mỹ, Trung Đông và châu Phi. Tăng cường khả năng phân mảnh kinh tế thế giới sẽ đòi hỏi chi phí điều chỉnh cao hơn.

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, các chính sách thuế từ Tổng thống Trump sẽ có xu hướng cứng rắn, kéo theo phản ứng từ nhiều quốc gia khác.

“Việc gia tăng bảo hộ thương mại và các rào cản thương mại không chỉ làm leo thang căng thẳng mà còn đe dọa đến sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu. Hệ quả có thể là một làn sóng lạm phát mới, đồng thời tăng nguy cơ suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khiến tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng gia tăng trở lại”, bà Hương nói.

Cơ hội song hành cùng thách thức

Đánh giá về thách thức của Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan trở lại và xung đột thương mại Mỹ-Trung Quốc ngày càng leo thang, bà Hương cho biết, rủi ro đầu tiên đối với Việt Nam, đó là chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất có thể tăng do tác động từ giá thế giới và biến động tỷ giá, kéo theo chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm bị đội lên. Điều này sẽ gây áp lực lớn lên doanh nghiệp sản xuất, đồng thời khiến giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng cao, tạo áp lực lên lạm phát.

Thứ hai, việc hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bị hạn chế có thể dẫn đến tình trạng dư thừa và tràn vào thị trường Việt Nam, làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc cũng có thể gặp khó khăn khi Bắc Kinh ưu tiên tiêu thụ hàng hóa nội địa để hỗ trợ nền kinh tế.

Thứ ba, một rủi ro khác là khả năng Trung Quốc lợi dụng Việt Nam như một điểm trung chuyển, lắp ráp sản phẩm và gắn nhãn “Made in Vietnam’ để né thuế của Mỹ. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, Việt Nam có thể đối mặt với các biện pháp trừng phạt thương mại tương tự như những gì Washington đã áp dụng với Trung Quốc.

Tuy nhiên, bà Hương cho rằng, khi thuế nhập khẩu vào Mỹ tăng cao, nhiều doanh nghiệp quốc tế buộc phải dịch chuyển chuỗi cung ứng và cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc để giảm thiểu chi phí và rủi ro. Với lợi thế về vị trí địa lý, chi phí sản xuất cạnh tranh và môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn đa quốc gia.

Thực tế này đã từng diễn ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump sau khi phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Khi đó, chính sách áp thuế của ông Trump đã khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ và quốc tế rời khỏi Trung Quốc, và Việt Nam nhanh chóng nổi lên như một điểm đến ưu tiên của dòng vốn FDI.

Nhiều “ông lớn” trong ngành sản xuất thế giới đã gia tăng đầu tư và dịch chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam trong giai đoạn này, đơn cử như Samsung, LG, Foxconn hay Apple, Intel…

Ông Lạng nhấn mạnh, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để gia tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Các ngành công nghiệp chủ chốt của Việt Nam, như dệt may, điện tử, nông sản, và thủy sản, có cơ hội để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ. Việc tiếp cận thị trường Mỹ cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm của mình.

Song song với đó, với sự tác động của chính sách thuế mới của Mỹ, Việt Nam cũng có thể tiếp cận những nguồn hàng giá rẻ từ Trung Quốc, Canada và Mexico – những nơi hàng hóa sẽ bị tồn kho do không thể xuất khẩu sang Mỹ.

“Chính sách thuế mới của Mỹ có thể sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam. Điều này sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút đầu tư chất lượng cao, mang lại công nghệ và kỹ năng quản lý mới.

Thông qua việc hợp tác với các công ty Trung Quốc, Việt Nam không chỉ có thể học hỏi và áp dụng công nghệ mới mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu. Các kênh đầu tư này cũng có thể mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế quốc tế”, ông Lạng nhận định.





Nguồn: https://baoquocte.vn/cuoc-chien-thue-quan-quay-tro-lai-va-loi-hai-hon-xua-viet-nam-se-xoay-so-the-nao-303540.html

Cùng chủ đề

Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội bám trụ thị trường

Số doanh nghiệp (DN) rời bỏ thị trường tăng mạnh trong tháng 1-2025 cho thấy khu vực doanh nghiệp dân doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, còn nhiều khó khăn. Phân tích số liệu này còn cho thấy có nhiều nguyên nhân khách quan, thời vụ. ...

Một thành phố muốn học sinh THCS chỉ học 5 ngày/tuần

(NLĐO)- TP Thanh Hóa vừa có văn bản xin ý kiến cho phép học sinh khối Trung học cơ sở nghỉ học thứ 7, triển khai dạy học 5 ngày/tuần ...

Xử lý nghiêm vụ ứng xử thiếu văn hóa tại tháp Nghinh Phong

(NLĐO) - Lãnh đạo TP Tuy Hòa yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc thành viên tổ an ninh trật tự tại Quảng trường Nghinh Phong có ứng xử thiếu văn hóa. ...

Đảng ta – Dân là gốc, vì hạnh phúc mà hy sinh

PGS. TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khẳng định, Đảng ta có đầy đủ kinh nghiệm, từ lãnh đạo nhân dân giành độc lập, thống nhất đất nước, đến cầm quyền phát triển đất nước. Giờ đây, để nhân dân có cuộc sống hạnh phúc hơn, Đảng ta tiếp tục đặt ra cho mình những yêu cầu, nhiệm vụ phức tạp và thách thức hơn.

Đàn violin Stradivarius 300 năm tuổi có giá gần 280 tỉ đồng

Cây đàn violin (vĩ cầm) Stradivarius được chế tác vào năm 1714 đã được bán với giá hơn 11 triệu USD (gần 280 tỉ đồng) tại phiên đấu giá hôm 7.2. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đảng ta – Dân là gốc, vì hạnh phúc mà hy sinh

PGS. TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khẳng định, Đảng ta có đầy đủ kinh nghiệm, từ lãnh đạo nhân dân giành độc lập, thống nhất đất nước, đến cầm quyền phát triển đất nước. Giờ đây, để nhân dân có cuộc sống hạnh phúc hơn, Đảng ta tiếp tục đặt ra cho mình những yêu cầu, nhiệm vụ phức tạp và thách thức hơn.

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Báo Indonesia lý giải yếu tố giúp du lịch Việt Nam phục hồi mạnh nhất Đông Nam Á

Theo trang en.tempo.co (Indonesia), năm 2024, lượng khách du lịch đến Việt Nam đã phục hồi 98% - mức độ phục hồi cao nhất ở Đông Nam Á sau đại dịch Covid-19.

Virus gây bệnh cúm nguy hiểm hơn, Bỉ rơi vào tình trạng báo động với “đại dịch tồi tệ nhất” kể từ thời Covid-19

Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Các chuyên gia gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch Covid-19"

Lý do nghị sĩ Mỹ đề xuất cấm nhân viên chính phủ sử dụng chatbot AI DeepSeek

Một số nghị sĩ Mỹ lo ngại về quyền riêng tư và an toàn thông tin nếu chatbot AI DeepSeek được sử dụng trên các thiết bị của chính phủ.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 7/2/2025: Giá vàng “diễn biến lạ” trong ngày vía Thần Tài; cảnh báo cơn sốt vàng

Giá vàng hôm nay 7/2/2025: Sát ngày vía Thần Tài giá vàng lao dốc mạnh, người dân ùn ùn đi bán, người mua đầu cơ có thể lỗ nặng trong vài giờ. Cơn sốt vàng cũng đang "nóng hầm hập" trên thị trường thế giới, khiến giới phân tích cảnh báo về dấu hiệu về một sự sụp đổ kinh tế có thể sắp xảy ra.

Khó “né” tác động thuế quan từ Mỹ, Trung Quốc có thể trả đũa mạnh hơn dự đoán nếu bị “dồn vào chân tường”

Mức thuế quan sắp áp dụng của Mỹ có thể sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn Trung Quốc. Chuyên gia nhận thấy, Bắc Kinh có nhiều công cụ để đáp trả mức thuế quan từ Washington.

Văn phòng Trung ương Đảng cần tiên phong gương mẫu đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài “đổ bộ” Việt Nam, Bắc Ninh dẫn đầu

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tháng 1/2025, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 4,33 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm 2024.

Giá cà phê arabica tăng không dừng, liên tiếp lập kỷ lục; tin “vừa vui, vừa buồn” về hàng xuất khẩu

Các nhà giao dịch cho biết, nhiều nhà đầu tư đầu cơ đang đổ xô vào thị trường cà phê theo hướng mua vào, khiến các nhà rang xay phải mua trong tâm lý hoảng loạn và nông dân trì hoãn việc bán hàng với hy vọng giá có thể còn tăng cao hơn nữa, theo Reuters.

Cùng chuyên mục

Đảng ta – Dân là gốc, vì hạnh phúc mà hy sinh

PGS. TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khẳng định, Đảng ta có đầy đủ kinh nghiệm, từ lãnh đạo nhân dân giành độc lập, thống nhất đất nước, đến cầm quyền phát triển đất nước. Giờ đây, để nhân dân có cuộc sống hạnh phúc hơn, Đảng ta tiếp tục đặt ra cho mình những yêu cầu, nhiệm vụ phức tạp và thách thức hơn.

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia trình Quốc thư

Ngày 7/2/2025 tại Phnom Penh, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Campuchia Nguyễn Minh Vũ đã trình Quốc thư lên Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. Sau nghi lễ chính thức, Quốc vương Sihamoni đã dành thời gian tiếp Đại sứ Nguyễn Minh Vũ và các thành viên trong đoàn Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia. Tại buổi tiếp, Quốc...

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác Chiến giữa Việt Nam – Thái Lan

Chiều 7/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Urawadee Sriphiromya nhân dịp Đại sứ bắt đầu nhiệm kỳ công tác. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Urawadee Sriphiromya - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Tại buổi tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng bà Urawadee Sriphiromya được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn...

Vượt ngàn chông gai trong năm 2024, kinh tế Nga vươn mình mạnh mẽ

Năm 2024, kinh tế Nga tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh chịu tác động đáng kể từ các lệnh trừng phạt của phương Tây và chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Văn phòng Trung ương Đảng cần tiên phong gương mẫu đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

Mới nhất

Chạy bộ trời lạnh có tốt không?

Chạy bộ là môn thể thao được nhiều người yêu thích, tuy nhiên với thời tiết lạnh giá, chạy bộ liệu có tốt không? Với nhiều người dân, việc sáng sớm chạy...

Đề xuất đầu tư 13.487 tỷ đồng cải thiện môi trường kênh Tàu Hũ

Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP) đề xuất UBND Thành phố đầu tư 13.487 tỷ đồng để cải thiện môi trường lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, giai đoạn 3 Đề xuất đầu tư 13.487 tỷ đồng cải thiện môi trường kênh Tàu Hũ - Bến Nghé giai...

Doanh nghiệp địa ốc phía Nam khai xuân sớm

Ngay khi đi làm trở lại sau Tết, hàng loạt doanh nghiệp địa ốc đã tổ chức khai xuân. Điều này trái ngược với những năm trước là qua ngày mùng 10 tháng Giêng, các doanh nghiệp mới làm việc. Ngay khi đi làm trở lại sau Tết, hàng loạt doanh nghiệp địa ốc đã tổ chức khai xuân. Điều...

Hệ sinh thái doanh nghiệp tại Việt Nam

Hệ sinh thái là mô hình mà nhiều doanh nghiệp Việt đang hướng đến hiện nay. Với việc tập hợp các doanh nghiệp nhằm tạo ra chuỗi giá trị khép kín, từ khâu sản xuất tới đầu ra, hệ sinh thái giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ, phù hợp...

Mới nhất