Trang chủNewsThế giới‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền...

‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Đằng sau những tuyên bố mạnh mẽ mới đây của Mỹ ở chính trường châu Âu gây bất an không chỉ ở châu lục mà còn chỉ dấu cho những thay đổi mang tính bước ngoặt trên phạm vi toàn cầu.

Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu
Nước Mỹ đang trải qua một “cuộc cách mạng” toàn diện dưới thời ông Donald Trump 2.0. (Nguồn: Getty)

Trong ba ngày qua, châu Âu trải qua các cú sốc chính trị liên tiếp khi Mỹ đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ: Chính quyền Trump thông báo đàm phán trực tiếp với Nga về Ukraine, Phó Tổng thống JD Vance chỉ trích cách châu Âu đối xử với công dân mình ngay tại Munich, Bộ trưởng Quốc phòng Peter Hegseth khẳng định châu Âu phải tự lo an ninh… Những diễn biến này mới chỉ là bước “dạo đầu”, báo hiệu sự thay đổi sâu sắc trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, định hình lại quan hệ đồng minh và thiết lập một trật tự thế giới mới.

Nước Mỹ đang trải qua một “cuộc cách mạng” toàn diện dưới thời Tổng thống Donald Trump – một sự chuyển mình mạnh mẽ không chỉ về chính sách đối nội mà còn về chiến lược toàn cầu. Đây không phải là sự điều chỉnh đơn thuần trong chính sách, mà là một sự tái cấu trúc có hệ thống, có chủ đích của chính quyền Trump, nhằm loại bỏ những yếu tố – theo tư duy mới của họ – khiến Mỹ bị kìm hãm suốt nhiều thập kỷ qua: Nợ công chồng chất, bộ máy quan liêu trì trệ, những quy định cứng nhắc bóp nghẹt sáng tạo, và hệ thống đối ngoại không còn phục vụ lợi ích cốt lõi của quốc gia.

Trong khi đó, thế giới đã thay đổi. Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ trên mọi mặt trận, từ kinh tế, công nghệ, quân sự đến ảnh hưởng chính trị. Còn châu Âu? Lục địa già vẫn đang bị mắc kẹt trong tư duy cũ, không thể thích ứng với một thực tế mới rằng trật tự thế giới mà họ từng biết đã không còn tồn tại. Bài viết này không bàn đến chuyện đúng, sai hoặc hay, dở của chính sách này mà cố gắng phác họa bức tranh chân thực những gì đang diễn ra trên thực tế để có cái nhìn khách quan, toàn diện nhất có thể.

Nước Mỹ của Trump không đơn thuần muốn duy trì vị thế siêu cường, mà còn định hình, “làm mới” lại chính mình để đối mặt với thách thức lớn nhất của thế kỷ XXI. Washington hiểu rõ: Muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh chiến lược này, Mỹ cần phải mạnh hơn, chủ động hơn, và linh hoạt hơn.

Nhưng quan trọng hơn cả, Mỹ dưới thời ông Trump 2.0 không chỉ tái cấu trúc dựa trên lợi ích kinh tế và an ninh, mà còn trên nền tảng ý thức hệ bảo thủ. Điều này khiến Mỹ xác định lại bạn và thù theo tiêu chí mới. Nếu như trong quá khứ, Mỹ ưu tiên hợp tác với các đồng minh phương Tây trên cơ sở lịch sử và thể chế chung, thì nay, yếu tố ý thức hệ bảo thủ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Washington.

Thay đổi tư duy về bạn, thù và chủ nghĩa toàn cầu mới

Suốt nhiều thập kỷ, Mỹ đóng vai trò là người bảo vệ các thể chế toàn cầu, một hệ thống mà Mỹ và các nước phương Tây chi phối và do đó, họ “sẵn sàng” đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng. Nhưng nước Mỹ dưới thời ông chủ Nhà Trắng thứ 47 đã đặt lại câu hỏi: Liệu mô hình này có còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay, hay đang làm suy yếu chính nước Mỹ?

Câu trả lời rõ ràng là Mỹ cần một mô hình mới, không từ bỏ vị thế siêu cường nhưng cũng không chấp nhận gánh vác những trách nhiệm vô ích.

Quan hệ đồng minh không còn là mặc định. Mỹ không còn tập hợp đồng minh dựa trên lịch sử, mà dựa trên tiêu chí ai có thể đóng góp thực sự vào lợi ích chung, cả về kinh tế, quân sự lẫn ý thức hệ.

Về tái cấu trúc NATO và các quan hệ an ninh, các đồng minh, đặc biệt là châu Âu, không còn được hưởng sự bảo trợ vô điều kiện. Họ buộc phải chứng minh vai trò của mình trong hệ thống mới, nếu không, Mỹ sẽ tìm kiếm những đối tác khác phù hợp hơn.

Việc mở rộng ảnh hưởng của Mỹ theo hướng linh hoạt hơn. Nếu trước đây Mỹ tập trung vào các thể chế đa phương như EU hay WTO, thì nay Washington ưu tiên hợp tác song phương, nơi có thể đảm bảo tính hiệu quả cao hơn và tránh những ràng buộc chính trị không cần thiết.

Sự thay đổi này đặt châu Âu vào thế bị động. Mỹ giờ đây không còn coi châu Âu là “người anh em” tư tưởng như trước, mà xem họ như một thực thể rời rạc bị chi phối bởi chủ nghĩa cấp tiến, khó có thể đóng góp thực chất vào chiến lược mới của Mỹ. Đức, Anh, và Pháp – ba đồng minh chủ chốt của Mỹ – hiện đều nằm dưới sự lãnh đạo của các đảng cánh tả hoặc bị ảnh hưởng mạnh bởi chủ nghĩa cấp tiến. Trong khi đó, ông Trump và phe bảo thủ Mỹ nhìn nhận thế giới qua một lăng kính khác: Ý thức hệ bảo thủ là trụ cột để xác định đối tác chiến lược.

Nước Mỹ dưới thời Donald Trump 2.0: ‘Cuộc cách mạng’ toàn diện và công cuộc tái cấu trúc quyền lực toàn cầu

Cách tiếp cận “mọi con đường đều dẫn đến Bắc Kinh” đang phủ sóng mọi sách lược, chiến lược từ đối nội đến đối ngoại của Washington. (Nguồn: CNN)

Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng mạnh hơn, chủ động hơn và ít phụ thuộc hơn

Dưới thời ông Trump 2.0, kinh tế Mỹ đang trải qua một cuộc tái cấu trúc toàn diện nhằm gia tăng sức mạnh nội tại và giảm thiểu sự lệ thuộc vào các nền kinh tế khác. Chính quyền mới xác định rằng một siêu cường thực sự không thể dựa dẫm vào nguồn lực từ bên ngoài, mà phải tự chủ và chi phối chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nổi bật là chính sách thương mại không khoan nhượng. Tất cả các hiệp định thương mại, dù là với đồng minh hay đối thủ, đều được đặt lên bàn để đánh giá lại. Nếu các hiệp định này không mang lại lợi ích trực tiếp cho Mỹ, chúng sẽ được điều chỉnh, đàm phán lại hoặc bị hủy bỏ bỏ. Mỹ cũng áp dụng các biện pháp thuế quan mạnh mẽ đối với những quốc gia mà Washington cho rằng đang “lợi dụng” hệ thống thương mại quốc tế.

Nhằm bảo vệ ngành công nghiệp chiến lược, Washington chủ trương ngăn chặn các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận những lĩnh vực công nghệ cao và công nghiệp quân sự của Mỹ. Các chính sách bảo hộ này nhằm đảm bảo rằng những ngành then chốt của nền kinh tế Mỹ không bị kiểm soát bởi các quốc gia bên ngoài.

Xứ cờ hoa từng bước giảm phụ thuộc vào các đồng minh truyền thống. Châu Âu không còn là đối tác không thể thay thế trong chiến lược kinh tế của Mỹ. Washington đã mở rộng quan hệ với các thị trường mới tại châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi, tạo ra một mạng lưới kinh tế linh hoạt hơn, ít rủi ro hơn.

Tất cả những điều này phản ánh một tư duy kinh tế bảo thủ, đó là tự chủ, ít phụ thuộc và đặt lợi ích dân tộc lên trên tất cả. Mỹ đang cố gắng xây dựng một nền kinh tế không chỉ mạnh mẽ hơn mà còn chủ động hơn trong cuộc cạnh tranh quyền lực toàn cầu.

Chuẩn bị cho cuộc đối đầu quyết định – Định hình lại các trung tâm quyền lực

Thế kỷ XXI không còn là cuộc đối đầu Đông – Tây truyền thống, mà là một cuộc cạnh tranh khốc liệt để xác định ai sẽ dẫn dắt trật tự thế giới mới.

Trong bối cảnh đó, Mỹ không chỉ là một cường quốc phòng thủ mà còn chủ động định hình luật chơi. Mỹ tái định nghĩa quan hệ với Nga, thay vì coi Moscow là đối thủ truyền thống, Washington nay đang xem xét Nga như một đối tác chiến lược nhằm cân bằng quyền lực trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Với chủ trương mở rộng ảnh hưởng tại các khu vực trọng yếu, Mỹ đang củng cố các vị trí chiến lược, từ việc gia tăng kiểm soát kênh đào Panama cho đến ý định mua Greenland, nhằm kiểm soát tốt hơn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump 2.0 tái định nghĩa quan hệ với Nga. (Nguồn: Getty)
Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump 2.0 tái định nghĩa quan hệ với Nga. (Nguồn: Getty)

Washington giải quyết các cuộc xung đột khu vực để tập trung vào mục tiêu chính, do không muốn bị phân tán bởi những xung đột thứ yếu. Vì vậy, Mỹ tìm cách giảm bớt cam kết ở Ukraine, Iran và Trung Đông, để tập trung toàn lực vào cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Dù không tuyên bố công khai, nhưng chính sách của Mỹ dưới thời ông Donald Trump 2.0 đều hướng tới một mục tiêu duy nhất: Tạo ra một hệ thống liên minh mới, một vị thế chiến lược tối ưu giúp Washington đối phó hiệu quả nhất với cái họ gọi là “mối đe doạ” hay “nguy cơ” lớn và nguy hiểm nhất, đó là Trung Quốc. Nói một cách khác, Trung Quốc là mục tiêu bao trùm mọi sách lược, chiến lược từ đối nội đến đối ngoại của chính quyền Trump 2.0, cũng như cách tiếp cận “mọi con đường đều dẫn đến Bắc Kinh”.

***

Dưới chính quyền ông Donald Trump 2.0, Mỹ không chỉ tìm cách duy trì vị thế siêu cường mà còn quyết liệt tái cấu trúc để gia tăng sức mạnh nội tại và kiểm soát trật tự toàn cầu. Từ điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại đến chiến lược đối ngoại, Washington đặt mục tiêu giảm phụ thuộc, củng cố vị thế độc lập và thiết lập một hệ thống đồng minh mới dựa trên lợi ích thực tế hơn là ràng buộc lịch sử và gánh nặng của quá khứ.

Tuy nhiên, quá trình này không hề dễ dàng. Trong nước, chính quyền Trump đang đối mặt với không ít sự phản kháng từ giới chính trị, doanh nghiệp và cả những nhóm lợi ích đã hưởng lợi từ trật tự cũ. Trên trường quốc tế, các đồng minh truyền thống như EU, Canada, Nhật Bản không che giấu sự hoài nghi về hướng đi mới của Mỹ, trong khi các đối thủ như Trung Quốc, Nga đang tận dụng cơ hội để mở rộng ảnh hưởng.

Để hiện thực hóa các tham vọng này, Washington không chỉ cần quyết tâm, sức mạnh, tầm nhìn mà còn phải có sự linh hoạt cũng như chiến lược dài hạn để đảm bảo không đi chệch mục tiêu trong một thế giới đầy biến động. Washington không chờ đợi ai, nhưng sự chậm trễ trong việc ra quyết sách hoặc bỏ lỡ cơ hội sẽ khiến cả đồng minh lẫn kẻ thù phải trả giá rất đắt.





Nguồn: https://baoquocte.vn/nuoc-my-duoi-thoi-donald-trump-20-cuoc-cach-mang-toan-dien-va-cong-cuoc-tai-cau-truc-quyen-luc-toan-cau-304495.html

Cùng chủ đề

Điểm hẹn Việt Nam

Bạn nghĩ gì nếu Việt Nam là địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga rất được quốc tế trông đợi?

Thuyết âm mưu hay là sự rối ren binh pháp

Mấy ngày gần đây, thế giới rúng động với 3 sự kiện: cuộc điện đàm giữa 2 Tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin, Hội nghị An ninh Munich và thỏa thuận đất hiếm. Thông tin khá dày, nhưng vẫn còn “điểm mờ”, mâu thuẫn, tuyên bố gây sốc, về mối quan hệ Mỹ, Nga, EU và Ukraine.

Chứng khoán tuần 17 – 21/2: VN-Index vẫn chưa thể bứt phá trước vùng kháng cự 1.280

VN-Index cần thêm lực từ nội tại; Một nữ CEO Công ty Chứng khoán từ nhiệm sau 2 tháng; Ngân hàng dẫn dắt kết quả kinh doanh khởi sắc năm 2024; Lịch trả cổ tức. ...

Thông điệp từ thỏa thuận đất hiếm ở Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngần ngại công khai ý tưởng về việc Kiev trao cho Washington quyền khai thác đất hiếm trị giá 500 tỷ USD đổi lấy viện trợ Mỹ. Giao dịch này chứa đựng nhiều hàm ý, thông điệp từ các bên liên quan.

Ngoại trưởng Pháp: EU sẽ đáp trả tương xứng với thuế quan của Mỹ

Ngày 10-2, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) sẽ đáp trả tương xứng với bất kỳ loại thuế quan nào mà Mỹ áp lên khối này. “Chúng tôi không hề do dự khi phải bảo vệ lợi ích...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khả năng răn đe từ vũ khí hạt nhân của Nga không cho phép bất kỳ ai có thể ra lệnh cho Minsk

Ngày 21/2, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin tuyên bố việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus và trong tương lai là tổ hợp tên lửa Oreshnik sẽ không cho phép bất kỳ ai có thể ra lệnh cho Minsk bằng sức mạnh.

Thủ tướng Hungary cảnh báo nền kinh tế châu Âu sụp đổ, không mong đợi bất kỳ quyết định tích cực nào từ Brussels,...

Ngày 21/2, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo nền kinh tế châu Âu có thể sụp đổ do giá năng lượng cao. Ông thậm chí còn cảnh báo hồi tuần trước rằng, Liên minh châu Âu (EU) có thể không còn tồn tại nếu tiếp tục các chính sách kinh tế hiện tại.

Thị trường ổn định, bất ngờ về khách hàng lớn thứ 2 của tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 22/2/2025 tại thị trường trong nước nối dài chuỗi ngày đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.000 – 162.500 đồng/kg.

Giá vàng tiếp tục “tạo đột phá”, mốc 3.000 USD gần hơn bao giờ; Nga và Trung Quốc thiếu vàng?

Giá vàng hôm nay 22/2/2025: Giá vàng thế giới được hưởng lợi đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong những ngày gần đây, do nhiều yếu tố bấp bênh tác động đến nền kinh tế. Tuy nhiên, động lực tăng giá trên thị trường được nhận định có thể đang bắt đầu giảm. Thị trường trong nước có những diễn biến mới, không theo xu hướng của thế giới.

Bộ Công an và UN Women thúc đẩy thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh

Ngày 20-21/2, Bộ Công an phối hợp cùng Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã tổ chức hội thảo nhằm thúc đẩy triển khai Chương trình Hành động quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh (WPS) 2024–2030.

Bài đọc nhiều

Binh sĩ Thái Lan – Campuchia đụng độ căng thẳng tại biên giới

Một nhóm binh sĩ Campuchia đã sang ngôi đền ở biên giới Thái Lan để hát quốc ca, gây phản ứng từ lực lượng nước láng giềng. ...

Xác suất tiểu hành tinh va chạm trái đất cao nhất lịch sử NASA

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chính thức cập nhật xác xuất tiểu hành tinh 2024 YR4 có thể tấn công trái đất vào năm 2032, lên mức cao nhất đối với bất kỳ tiểu hành tinh nào trong lịch sử...

Tổng thống Zelensky nói Mỹ ‘muốn lấy lòng Tổng thống Putin’

Tổng thống Ukraine cho rằng Mỹ đang muốn làm Tổng thống Nga Vladimir Putin 'hài lòng' khi tìm cách giải quyết xung đột tại Ukraine, nhưng ông tuyên bố Ukraine 'sẽ không ký bất cứ thứ gì chỉ để được hoan nghênh'. ...

Kết thúc thành công, đề xuất kế hoạch hòa bình 3 giai đoạn, nguy cơ EU và Ukraine bị gạt khỏi bàn hòa đàm

Cuộc đàm phán kéo dài 4 tiếng rưỡi trong ngày 18/2 giữa hai phái đoàn cấp cao của Nga và Mỹ tại Saudi Arabia đã kết thúc và đạt được thành công.

Cùng chuyên mục

Khả năng răn đe từ vũ khí hạt nhân của Nga không cho phép bất kỳ ai có thể ra lệnh cho Minsk

Ngày 21/2, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin tuyên bố việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus và trong tương lai là tổ hợp tên lửa Oreshnik sẽ không cho phép bất kỳ ai có thể ra lệnh cho Minsk bằng sức mạnh.

Trung Quốc trấn an về tập trận ngoài khơi Australia, Mỹ đặt điều kiện cho thượng đỉnh với Nga, lại sự cố cáp ngầm...

Thụy Sỹ tái lập hiện diện tại Triều Tiên, IS kêu gọi tấn công khủng bố nhiều thành phố châu Âu, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đệ trình dự luật Mỹ rút hoàn toàn khỏi LHQ… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tàu chiến Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên vùng biển gần Úc

Các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc ngày 21.2 tập trận bắn đạn thật tại vùng biển quốc tế nằm giữa Úc và New Zealand, buộc một số chuyến bay thương mại phải đổi lộ trình. ...

Mới nhất

Dạy thêm, học thêm ở Mỹ diễn ra như thế nào?

MỸ - Dạy thêm, học thêm không bị cấm theo luật liên bang nhưng phải tuân thủ các quy định địa phương để đảm bảo tính công bằng, tránh xung đột lợi ích và quyết định học thêm thường dựa vào khả năng, điều kiện của từng học sinh. Theo tổ chức phi lợi nhuận Liên minh Hỗ trợ Sau...

Bất ngờ giảm mạnh nhất tuần

Giá vàng hôm nay 22/02/2025: Mỗi lượng vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt giảm hơn nửa triệu đồng. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất trong 6 ngày qua. Giá vàng hôm nay 22/02/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h ngày 22/02/2025, giá vàng hôm nay trên sàn giao...

Có thật sự vô hại?

Nhiều người thường coi đồi mồi là tình trạng 'hiển nhiên' của da khi lớn tuổi nên ít để tâm. Tuy nhiên, hiểu...

Đang nằm võng, nam sinh lớp 10 ở Đắk Lắk bị đánh vỡ đầu, gãy tay

TPO - Công an đang điều tra, làm rõ vụ nam sinh lớp 10 ở Đắk Lắk bị đánh vỡ đầu, gãy tay, phải nhập viện điều trị. TPO - Công an đang điều tra, làm rõ vụ nam sinh lớp 10 ở Đắk Lắk bị đánh vỡ đầu, gãy tay, phải nhập viện điều trị. ...

Mới nhất

Có thật sự vô hại?