Trang chủKinh tếNông nghiệpCuộc cách mạng cho cây lúa Đồng bằng trong kỷ nguyên mới

Cuộc cách mạng cho cây lúa Đồng bằng trong kỷ nguyên mới

Trong 2 bài viết trước, nhóm phóng viên VOV-ĐBSCL đã nêu rõ những kết quả đạt được bước đầu cũng như những khó khăn trong quá trình triển khai. Từ đó, khẳng định, Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao hết sức ý nghĩa với người nông dân vùng ĐBSCL, với ngành hàng lúa gạo và với nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu… Đây là Đề án hết sức ý nghĩa với người nông dân vùng Châu thổ Cửu Long để phát triển sản xuất bền vững, hướng tới mục tiêu an toàn trước thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, đưa mức phát thải ròng về “0” theo đúng cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Trong bài cuối của loạt bài “Cấu trúc lại ngành hàng lúa gạo vững bước trong kỷ nguyên mới”, nhóm phóng viên VOV-DBSCL sẽ nêu rõ sự quyết tâm của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương để nỗ lực thực hiện “Cuộc cách mạng cho cây lúa Đồng bằng trong kỷ nguyên mới”.

ĐBSCL có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành lúa gạo, thủy hải sản. Sản xuất lúa gạo ở khu vực này không chỉ có vai trò thiết yếu đối với bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định xã hội, mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng chục triệu hộ nông dân Việt Nam. Qua đó thúc đẩy xuất khẩu, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Sau gần một năm triển khai Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương trong vùng đã thể hiện sự quyết tâm; cố gắng vươn lên từ khó khăn, làm hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng; xây dựng các mô hình điểm để từ đó triển khai nhân rộng cho cả vùng.

“Cái đầu tiên đó là thay đổi cả một cái quy trình, cả một hình thức, cả một cách tiếp cận về ngân hàng trồng lúa gạo của chúng ta. Đây là một cái khởi đầu từ một điều ta nói chúng ta sẽ giảm phát thải cho ngành trồng lúa ở cả đồng bằng sông Hồng, cả cái khu vực miền Trung, khu vực Đông Nam Bộ và các địa phương trong đây. Bây giờ các địa phương cũng đang bắt đầu làm, mặc dù họ không có vốn nhưng họ làm theo cái cách của họ, rồi từ ngành giảm phát thải trong ngành lúa gạo sang giảm phát tại cái trong ngành trồng trọt và giảm phát trong ngành chăn nuôi, giảm phát thải trong ngành nuôi trồng thủy sản”, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Minh Hoan nêu rõ.

Tại Hội nghị triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” diễn ra mới đây tại Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã biểu dương sự nỗ lực của các địa phương trong vùng; đồng thời chỉ đạo phải tập trung tăng tốc, bứt phá hơn nữa để đạt mục tiêu một triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp càng sớm càng tốt, qua đó đạt khoảng 14 – 15 triệu tấn lúa, 9 – 10 triệu tấn gạo chất lượng cao. Chậm nhất đến năm 2030 phải đạt mục tiêu này và cần nỗ lực đạt sớm hơn.

Về nguồn vốn, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo ngành ngân hàng tiếp tục triển khai các gói tín dụng đang triển khai và nghiên cứu để triển khai trong năm 2025 gói tín dụng với quy mô khoảng 30.000 tỷ đồng cho Đề án; đồng thời cho doanh nghiệp vay vốn để mua vật tư, giống, sản xuất kinh doanh.

Về vấn đề này, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng cam kết sẽ tiếp tục đồng hành và tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh triển khai chương trình cho vay nói riêng và thực hiện đề án theo Quyết định 1490 nói chung:

“Thứ nhất là lãi suất thì sẽ được phải thấp hơn trong tất cả các kỳ hạn của các khoản cho vay, các thành phần trong tham gia vào phiếu liên kết tối thiểu là 1% so với lãi suất hiện nay đang cho vay của cùng đối tượng. Cái thứ hai nữa thì thời hạn cho vay thì tùy theo nhu cầu, theo cái nhu cầu, phù hợp với cái nhu cầu vay vốn của người vay. Và cái thứ ba nữa là tất cả cái cơ chế hỗ trợ để có thể thuận lợi trong vấn đề tài sản thế chấp hay là tín chấp, thì chúng ta có một cái cơ chế rất là thuận lợi, có những cái khoản vay cho đến 3 tỷ cũng không cần tài sản thế chấp thì đây là những cái chính sách rất ưu tiên cho cái chương trình này”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú thông tin.

Về huy động nguồn lực triển khai đề án 1 triệu ha lúa, ngay từ cuối năm 2023, Bộ NN và PTNT đã xây dựng đề xuất dự án “Hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) với trị giá 430 triệu USD. Tuy nhiên, qua làm việc với Bộ Tài chính cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ NN và PTNT sẽ phải thay đổi cách tiếp cận từ “Dự án” thành “Chương trình đầu tư công hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL” sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi, được quy định tại khoản 5, khoản 9 Điều 4 Luật Đầu tư công (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới.

Lãnh đạo Bộ NN và PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho hoàn thiện hồ sơ thí điểm chính sách đặc thù đối với Chương trình đầu tư công “Hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long” sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi từ WB, dự kiến khoảng 330 triệu USD. Sau đó, Bộ NN và PTNT báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết tại kỳ họp gần nhất. Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ và ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm chính sách đặc thù, Bộ NN và PTNT sẽ phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố, nhà tài trợ chuẩn bị và hoàn thiện các tài liệu cần thiết để đảm bảo Chương trình đầu tư công này có thể đi vào thực hiện ngay từ năm 2026.

Trước những kiến nghị này, từ đề xuất của Bộ NN và PTNT, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo lập Quỹ hỗ trợ 1 triệu ha lúa. Trong đó, bao gồm vốn nhà nước, vốn bán tín chỉ carbon, vốn hỗ trợ của các đối tác, vốn xã hội hóa… Mục đích lập quỹ là để có nguồn vốn sử dụng nhanh, không phải qua nhiều thủ tục.

Tại Hội nghị triển khai Đề án tại Cần Thơ do Chính phủ chủ trì, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho biết sẽ chỉ đạo Bộ Tài chính lập Quỹ hỗ trợ 1 triệu ha lúa, để có ngay ngân sách năm 2025.

“Trong nội dung của dự án chúng ta tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, về thủy lợi, hạ tầng giao thông, chúng ta phải tính đến việc là chống sạt lở, tính đến cái vấn đề là hạn an là hồ chứa nước thế nào, cái mức độ này thế nào, đường xá thế nào không trình chống ngập, chống mặn đến… Vấn đề thứ hai là tập trung để tăng năng suất lao động và xây dựng thương hiệu, muốn vậy phải áp dụng cái khoa học công nghệ. Thứ ba nữa là để đào tạo kỹ thuật khuyến nông để đảm bảo cho việc phát triển bền vững, và có thể là nghiên cứu để thành lập một cái quỹ cho 1 triệu hecta lúa này, tiền bán tín chỉ Carbon để hỗ trợ trở lại với nông dân và tập trung đầu tư những cái công trình kết hợp tác”, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Về phía Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá cao đề án 1 triệu hecta lúa tại Việt Nam với 3 mục tiêu chính gồm tăng thu nhập cho người trồng lúa, tăng cường tính cạnh tranh của chuỗi giá trị ngành lúa gạo và đóng góp để giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu ở Việt Nam và thế giới.

Ông Li Guo, Chuyên gia cao cấp về kinh tế nông nghiệp, Ngân hàng Thế giới cho biết, World Bank đã cam kết nguồn tín dụng cho Việt Nam để thực hiện đề án

“Thực ra để có thể thụ hưởng được 40 triệu USD bằng tín chỉ carbon thì đề án thí điểm này sẽ phải chứng minh là mình thực hiện cam kết về giảm phát thải. Hiện nay, Ngân hàng thế giới đang làm việc với Bộ Nông nghiệp cùng với Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế IRRI để xây dựng cái phương pháp đo, tức là phải có công cụ và phương pháp để đo giảm phát thải MRV và các công cụ để thu thập dữ liệu đo lường để chứng minh”, ông Li Guo, Ngân hàng Thế giới chia sẻ.

“Phải yêu quý cây lúa như yêu quý chính bản thân mình, như những gì mà mình yêu quý nhất trong cuộc đời mình, từ đó tạo cuộc cách mạng cho cây lúa và ĐBSCL”. Từ tinh thần chỉ đạo này, Thủ tướng Phạm Minh Chính thống nhất với đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Đề án do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Trưởng Ban, với tinh thần chỉ bàn làm, không bàn lùi, đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải có kết quả cụ thể, cân đong đo đếm được.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ tình hình an ninh lương thực trên thế giới không lúc nào không bị đe dọa. Qua đó, để thấy giá trị, tầm quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Với Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới, Thủ tướng cũng đã nêu 5 vấn đề mang tính định hướng và 11 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Thủ tướng nhấn mạnh phải “thổi hồn” vào cây lúa, thổi sức sống mới cho ngành lúa gạo bằng công nghệ số, phát triển xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Từ đó, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, bảo đảm thu nhập cho hàng chục triệu hộ nông dân, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.

Loạt 3 bài “Cấu trúc lại ngành hàng lúa gạo vững bước trong kỷ nguyên mới” của nhóm phóng VOV-ĐBSCL đã phân tích rõ quyết tâm mới của Chính phủ trong việc từng bước hiện đại hoá ngành sản xuất lúa gạo của cả nước; tạo bước chuyển mang tính đột phá về tư duy làm nông nghiệp tại vùng đất “Chín Rồng” vốn đang phải đối mặt với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu diễn biến nhanh và khó lường; góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người trồng lúa và doanh nghiệp.

Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” là “luồng gió mới”, tiếp tục khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và giảm phát thải khí nhà kính, hiện thực hoá mục tiêu đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

>>Bài 1: Đề án 1 triệu ha: Tín hiệu tích cực từ vựa lúa Miền Tây

>>Bài 2: Tháo gỡ điểm nghẽn, nâng tầm chuỗi giá trị lúa gạo

Cùng loạt bài: Cấu trúc lại ngành hàng lúa gạo vững bước trong kỷ nguyên mới

Bài 1 – Đề án 1 triệu ha: Tín hiệu tích cực từ vựa lúa Miền Tây

Bài 2 – Tháo gỡ điểm nghẽn – Nâng tầm chuỗi giá trị lúa gạo

Bài 3 – Cuộc cách mạng cho cây lúa Đồng bằng trong kỷ nguyên mới

VOV.VN – Tư duy mới trong sản xuất lúa gạo gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, từ đó chung tay cùng với Chính phủ thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, tạo ra cú hích đối với ngành hàng lúa gạo vùng ĐBSCL.



Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/cuoc-cach-mang-cho-cay-lua-dbscl-trong-ky-nguyen-moi-post1131725.vov

Cùng chủ đề

Cục Đường sắt xin ý kiến đề án phát triển công nghiệp đường sắt

Cục Đường sắt VN đang xin ý kiến góp ý Đề án định hướng phát triển công nghiệp đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ...

Quảng Nam hoàn chỉnh, trình Đề án Phát triển, hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu

Quảng Nam đã hoàn chỉnh và vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”. Quảng Nam hoàn chỉnh, trình Đề án Phát triển, hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệuQuảng Nam đã hoàn chỉnh và vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành Trung tâm công nghiệp...

Đồng Nai sẽ xây dựng đề án khu thương mại tự do kết nối sân bay Long Thành

Theo đơn vị tư vấn, Đồng Nai có nhiều lợi thế để hình thành Khu thương mại tự do kết nối sân bay Long Thành, mang lại các lợi ích thu hút đầu tư. ...

Chủ tịch Phan Văn Mãi: Nghiên cứu chính sách miễn học phí, kiến nghị tháo gỡ các tồn đọng

Nhiều lãnh đạo địa phương đã có kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn, tập trung vào các dự án hạ tầng, các tồn đọng để giải phóng nguồn lực. Phát biểu tại hội nghị Chính phủ với địa phương sáng 8-1, Chủ...

Phương án sáp nhập cơ quan báo chí tại các địa phương ở miền Tây

(NLĐO)- Một số địa phương ở miền Tây Nam Bộ đã có phương án sáp nhập báo và đài, thành lập trung tâm báo chí. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội có thêm 2 trường THPT chuyên

Theo Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội quyết định tổ chức lại Trường THPT Sơn Tây thành Trường THPT chuyên Sơn Tây thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Địa chỉ nhà trường tại số 57, đường Đền Và, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội nêu rõ, tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành THPT chuyên Chu Văn An...

Sắc xuân ngập tràn tại “Ngày hội giao lưu văn hóa quốc tế 2025”

Sự kiện cũng là một hoạt động ngoại khóa thường niên của nhà trường nhằm mang đến cho các em những cơ hội khám phá nền văn hóa các quốc gia đầy thú vị và bổ ích. ...

Hai học sinh ẩu đả khi đi trải nghiệm khiến 1 người bị thương

Trao đổi với VOV.VN, ông Hoàng Ngọc Thắng, Hiệu trưởng Trường THCS Mai Lâm (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, sự việc trên là có thật. Trong buổi trải nghiệm thực tế tại Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) vào ngày 9/1, trong quá trình xếp hàng lên cầu trượt cao tốc, 1 học sinh của trường có cãi vã qua lại, mâu thuẫn với học sinh Trường THCS Thanh Lâm A (Mê Linh, Hà Nội). Hậu quả, 1 học sinh...

Học sinh Việt Nam giành 9 huy chương Vàng, Bạc tại Olympic Hóa học Châu Á

Kỳ thi Olympic Hóa học Châu Á AChO năm 2025 được tổ chức bởi Trung tâm tổ chức Olympic STEM (OCSO) là một tổ chức tham gia vào phát triển STEM để tạo ra các kỹ năng của thế kỷ 21 (tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp và tư duy tính toán) thông qua các cuộc thi, cuộc thi và kỳ thi Olympic. ...

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học được thành lập theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 6/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng các đề án chi tiết để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học. Ban Chỉ đạo còn có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các đề án chi...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc ở Lâm Đồng chia sẻ bí quyết bán gần 6.000 giò lan dịp Tết

Cứ mỗi dịp Tết Âm lịch cận kề, những chậu phong lan của anh Vũ Đức Nghi – Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) lại ra nụ rất nhiều, năm nay anh bán được gần 6.000 chậu ra thị trường. ...

Loại củ gia vị quen lắm luôn, trồng ở Đà Lạt, sao giá bán lên tới 100.000 đồng/kg dân tình vẫn mua?

Tỏi tím được trồng vài chục năm qua tại phường 7, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là loại tỏi thơm ngon, bán với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg, đang được người dân trồng và nhân rộng trong thời gian qua. ...

Hơn 7,5 tỷ đồng mang Xuân ấm tới người dân có hoàn cảnh khó khăn

Những món quà Xuân ý nghĩa đang liên tục được trao tới những người dân có hoàn cảnh khó khăn tại khắp các tỉnh thành trên cả nước trong khuôn khổ chương trình Tết vì người nghèo năm 2025 do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Tập đoàn TH, Ngân hàng TMCP...

Không khí lạnh mạnh đang trên đường về Việt Nam, mùng 1 Tết Ất Tỵ nhiều nơi chỉ 3 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hiện nay (25/01), bộ phận không khí lạnh mạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Do tác động của không khí lạnh, dịp Tết Ất Tỵ, thời tiết miền Bắc sẽ chìm trong mưa rét. ...

“Nắn” dưa hấu vàng, loại quả ngon thành hình bắt mắt, một nông dân Đồng Tháp bán tiền triệu/cặp

Một ông nông dân tỉnh Đồng Tháp "nắn' trái dưa hấu vàng thành nhiều hình dạng đẹp mắt, bán với giá tiền triệu trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cụ thể, là ông "nắn" thành dưa hấu hình vuông, dưa hấu thỏi vàng in chữ. ...

Mới nhất

Hành khách vật vờ chờ bay ở Tân Sơn Nhất vì sương mù tại sân bay phía Bắc

Hoạt động bay ở các sân bay phía Bắc bị ảnh hưởng do sương mù đúng cao điểm Tết Nguyên đán 2025 khiến hành khách phải vật vờ ở Tân Sơn Nhất chờ chuyến bay. Ngày 25/1, lượng lớn hành khách tiếp tục đổ về Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất làm thủ tục bay tới các sân...

Đại biểu Quốc hội tán thành quy định giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước tuổi

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) góp ý quy định về chế độ nghỉ hưu với nhà giáo. ...

Mặt trận sẽ đồng hành, hỗ trợ bệnh nhân ung thư nghèo

Đó là chia sẻ của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến khi tới thăm, tặng quà cho các bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, chiều 25/1. Cùng tham dự có...

Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc ở Lâm Đồng chia sẻ bí quyết bán gần 6.000 giò lan dịp Tết

Cứ mỗi dịp Tết Âm lịch cận kề, những chậu phong lan của anh Vũ Đức Nghi – Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) lại ra...

Israel cáo buộc Hamas không tuân thủ thỏa thuận, Thủ tướng Netanyahu nêu điều kiện cho phép người dân Palestine trở lại miền Bắc...

Ngày 25/1, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cáo buộc phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza đã không tuân thủ các điều khoản cam kết trong lệnh ngừng bắn, theo đó, các con tin dân sự cần phải được thả tự do trước.

Mới nhất