Trang chủSự kiệnCùng nhau ra biển lớn để tạo dựng một Việt Nam hùng...

Cùng nhau ra biển lớn để tạo dựng một Việt Nam hùng cường

 

1.500 doanh nghiệp công nghệ không hề đơn độc khi đi ra biển lớn, đằng sau họ có sự hậu thuẫn của nhiều cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội. Đại sứ của ta ở các thị trường nước ngoài trọng điểm đều đang hoạt động như một “đại sứ công nghệ”. Thúc đẩy ngoại giao kinh tế trong lĩnh vực công nghệ chính là cách mở đường để ngành công nghiệp công nghệ số của Việt Nam tiến xa hơn.

Cùng với nỗ lực của các doanh nghiệp công nghệ, sự đồng hành của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, các hiệp hội… đã giúp đưa trí tuệ Việt Nam ra toàn cầu.

Năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập Tổ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài với chiến lược thúc đẩy đưa sản phẩm công nghệ số Việt Nam ra nước ngoài nói chung và thúc đẩy xuất khẩu phần mềm nói riêng.

Kể từ khi Tổ tư vấn đi vào hoạt động, Bộ đã xúc tiến đưa 7 đoàn đưa doanh nghiệp ra nước ngoài; kết nối 60 doanh nghiệp Việt đến với hơn 3.000 doanh nghiệp, tổ chức quốc tế; tổ chức hơn 100 cuộc tìm kiếm đối tác kinh doanh (business matching) của doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài.

Bộ cũng triển khai nhiều gian hàng quốc gia trưng bày sản phẩm công nghệ thông tin của Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các giải thưởng công nghệ số quốc tế như Giải thưởng Công nghệ số Asean (ADA), Giải thưởng công nghệ thông tin châu Á-Thái Bình Dương (APICTA); tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư tại Việt Nam để mở cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đi ra thế giới; tổ chức cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (phần lớn là doanh nghiệp phần mềm) có nhu cầu thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm công nghệ số ra nước ngoài với tham tán thương mại của Việt Nam tại 10 nước trên thế giới.

Bộ cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các giải thưởng công nghệ số quốc tế như Giải thưởng Công nghệ số Asean ADA, Giải thưởng công nghệ thông tin châu Á-Thái Bình Dương APICTA. Năm 2024, các doanh nghiệp Việt đã dẫn đầu 10 nước ASEAN về số huy chương vàng, bạc tại ADA 2024…

Tại Hội nghị với trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, ngoại giao kinh tế phải có những đột phá trong năm 2024. Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các hiệp hội, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài đã triển khai công tác ngoại giao kinh tế một cách toàn diện, đi vào chiều sâu, thực chất, mở ra các hướng đi mới mang tính đột phá, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư, ngày 20/2/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về Chương trình hành động về ngoại giao kinh tế giai đoạn 2022-2026; Bộ Ngoại giao đã ban hành Chương trình hành động triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 và giai đoạn 2024-2025.

Chương trình hành động gồm 7 trọng tâm, trong đó có việc huy động nguồn lực thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới trong các lĩnh vực công nghệ cao như kinh tế số, công nghệ thông tin, bán dẫn, AI… Bộ Ngoại giao xác định các ngành, lĩnh vực công nghệ cao sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam, mở rộng không gian phát triển của Việt Nam.

Theo bà Đoàn Phương Lan, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao, với phương châm ngoại giao kinh tế lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, phát huy vai trò là thành viên Tổ công tác hỗ trợ Tổ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số ra thị trường nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã kiến nghị lồng ghép các nội dung hợp tác số, công nghệ thông tin trong các hoạt động tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao, trong nâng tầm, nâng cấp quan hệ đối tác với nhiều đối tác lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Singapore…

Về tạo dựng môi trường thuận lợi cho hợp tác số, các nội dung về hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ hỗ trợ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, công nghệ thông tin, bán dẫn, AI… trở thành một trong những nội hàm quan trọng trong nâng cấp quan hệ với các đối tác lớn, thiết lập các cơ chế đối tác chiến lược về số và công nghệ thông tin với các đối tác lớn, tiềm năng.

“Thời gian qua, Việt Nam đã ký kết Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, trong đó hợp tác khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trọng tâm ưu tiên; ký kết Đối tác Kinh tế xanh- kinh tế số với Singapore; hay Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật bản trong kỷ nguyên mới, để thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế số và doanh nghiệp số của Việt Nam. Không chỉ trong quan hệ song phương, tại các khuôn khổ đa phương, Bộ Ngoại giao cũng thúc đẩy và nhiều khuôn khổ đa phương như việc thúc đẩy, hỗ trợ, kết nối để TP Hồ Chí Minh hợp tác với Diễn đàn kinh tế thế giới thành lập Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0, tham gia vào mạng lưới Cách mạng công nghiệp 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới”, bà Đào Phương Lan chia sẻ.

Trong kỷ nguyên của thông tin, dường như không khó để tìm kiếm các thông tin về thị trường, về đối tác, về cơ chế chính sách của các thị trường ở bên ngoài. Các doanh nghiệp số của Việt Nam cũng rất năng động chủ động tìm hiểu, ký kết hợp đồng và lập văn phòng đại diện tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi liền với cạnh tranh. Các doanh nghiệp của Việt Nam cạnh tranh với doanh nghiệp các nước khác. Do đó, để hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, thâm nhập thị trường và liên kết thị trường,mạng lưới 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt ở các thị trường tiềm năng cho hợp tác số đang làm một nhiệm vụ giúp cho ngành công nghiệp công nghệ số của Việt Nam luôn “hiện diện” tại thị trường sở tại.

Điều đó được hiện thực hóa bằng việc quảng bá, giới thiệu, đưa thông tin về tiềm năng của các doanh nghiệp số của Việt Nam tới thị trường bên ngoài qua nhiều kênh để giúp các thị trường biết đến doanh nghiệp của ta, hiểu doanh nghiệp của ta và tiến tới tin cậy doanh nghiệp của ta.

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp số tham gia các hoạt động xúc tiến, đầu tư, kết nối với các đối tác tại sở tại. Nhân dịp các đoàn doanh nghiệp công nghệ thông tin ra nước ngoài, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, hiệp hội, doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá đa dạng như Vietnam IT Day, IT Business Matching, Hội thảo thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kinh tế số….

Việc vận động chính quyền các nước tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam mở văn phòng đại diện, mua bán sáp nhập các doanh nghiệp công nghệ thông tin, tham gia các gói thầu cung ứng dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho chính quyền và doanh nghiệp sở tại cũng được thúc đẩy thường xuyên.

“Đáng chú ý, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cung ứng cho các hiệp hội, tập đoàn lớn mà nhận được sự tin tưởng, giới thiệu ký kết các hợp đồng với các công ty con trực thuộc tập đoàn, các thành viên hiệp hội ở các nước khác, nhất là khu vực Trung Đông”, bà Đoàn Phương Lan chia sẻ.

Các nhiệm vụ này được điều phối bởi Ban chỉ đạo công tác Ngoại giao kinh tế của Bộ Ngoại giao do một Thứ trưởng làm Trưởng Ban. Ban chỉ đạo Ngoại giao kinh tế đã phối hợp chặt chẽ với nhiều bộ, ngành như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Kế hoạch đầu tư, các địa phương, hiệp hội và cả những doanh nghiệp lớn để tạo nên một sức mạnh tổng hợp có sự bổ trợ lẫn nhau cùng đưa doanh nghiệp số của Việt Nam ra ngoài.

Một trong những bước chuyển dịch quan trọng trong công cuộc đổi mới lần thứ hai của lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin – công nghệ số thời gian tới đó là “từ thị trường trong nước là chính sang thị trường quốc tế là chính”.

Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, Việt Nam có 100 triệu dân, đang trong quá trình chuyển đổi số toàn diện, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài toán của 100 triệu dân cũng đủ để phản ánh, đại diện cho các bài toán của thế giới. Khi các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước giải quyết được bài toán của Việt Nam sẽ giúp hiểu nhu cầu thị trường, tích lũy được năng lực nghiên cứu, phát triển sản phẩm, hoàn thiện được chất lượng sản phẩm, tích lũy kinh nghiệm quản lý, bán hàng. Do vậy, doanh nghiệp công nghệ thông tin thành công trong nước hoàn toàn có thể thành công trên thị trường quốc tế và khẳng định vị thế của mình trên bản đồ thế giới.

Hơn 20 năm qua, Hiệp hội phần mềm VINASA cũng đã tạo nên một cộng đồng công nghiệp số vững mạnh. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trẻ trở thành hội viên. Những kinh nghiệm được chia sẻ từ các đàn anh đi trước về tiếp cận các thị trường lớn, được hỗ trợ về mặt pháp lý khi làm với đối tác nước ngoài… tạo ra sức mạnh tập thể, bền vững cho VINASA để các doanh nghiệp cùng đồng hành vươn ra biển lớn.

Nhấn mạnh đến vai trò của Chính phủ trong việc có các cơ chế, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu phần mềm và dịch vụ ra trường quốc tế, Phó Chủ tịch VINASA Nguyễn Thị Thu Giang tin tưởng tiềm năng thị trường và đích đến của doanh nghiệp Việt là không giới hạn, doanh thu sẽ tăng trưởng vượt bậc, đem lại nguồn ngoại tệ tốt, góp phần phát triển kinh tế đất nước, đồng thời gia tăng vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên trường quốc tế.

Hàng năm, VINASA thường tổ chức từ 8-12 chương trình xúc tiến thương mại nước ngoài, đưa doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bà Giang cho hay, hiện ngân sách chỉ phê duyệt 2 chương trình xúc tiến thương mại/năm trong suốt hơn 10 năm qua với nguồn kinh phí hỗ trợ khoảng 2-2,5 tỷ đồng, chiếm khoảng 0,017% tổng kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm (khoảng 139 tỷ đồng).

“Các chương trình được phê duyệt ít hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế, trong khi các hoạt động chuyển đổi số là ngành xanh, có thế mạnh, nguồn lực, đem lại giá trị kinh tế cao cho đất nước, cần được chú trọng thúc đẩy phát triển nhiều hơn nữa”, bà Giang bày tỏ.

Để đưa các doanh nghiệp công nghệ số “go global”, Phó Chủ tịch VINASA rất mong Bộ Thông tin và Truyền thông; các cục, vụ, viện của Bộ tham gia đồng hành cùng VINASA từ sớm, giúp phát huy thế mạnh của Bộ và hiệu quả của các chương trình này.

Sản phẩm, ứng dụng, giải pháp của các doanh nghiệp Việt Nam có thể có chất lượng tốt so với các quốc gia trong khu vực, tuy nhiên do chưa có nhiều cơ hội cọ xát tại các cuộc sát hạch, thi quốc tế nên các doanh nghiệp Việt sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đưa sản phẩm trí tuệ Việt ra quốc tế. Kinh phí tham gia các chương trình này khá nhiều so với kinh phí marketing của các doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp chưa thể tham gia.

Do đó, VINASA đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất chương trình xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu, hợp tác và thu hút đầu tư phát triển ngành công nghệ số, kinh tế số tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi và làm việc với Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương về việc dành nguồn kinh phí lớn hơn cho các chương trình thúc đẩy xuất khẩu, hợp tác, đầu tư cho ngành, doanh nghiệp công nghệ thông tin mang sản phẩm dịch vụ số đi ra thế giới.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam vươn ra biển lớn, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ thông tin trong giai đoạn 2030 nhằm khả thi và tổ chức triển khai có hiệu quả như: Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách về công nghiệp công nghệ số phù hợp với Việt Nam và thông lệ quốc tế; phát triển kết cấu hạ tầng cho công nghiệp công nghệ số; Phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường cho công nghiệp công nghệ số, các sản phẩm ứng dụng công nghệ số; nâng cao năng lực làm chủ công nghệ số, nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thiết kế, sản xuất trong nước có chất lượng và thương hiệu; đồng bộ, thống nhất hệ thống, tổ chức để quản lý, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm “make in Viet Nam” có thể xây dựng được thương hiệu, cạnh tranh với các sản phẩm ngoại, mở rộng thị trường trong lĩnh vực công nghệ số, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, trong đó có nội dung xây dựng thương hiệu ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng chia sẻ, hiện chưa có nhiều doanh nghiệp công nghệ số có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia. Trong khi đó, lợi ích của việc tham gia chương trình này sẽ tạo nên bản sắc riêng biệt, đánh giá mức độ thành công và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là một việc tối quan trọng với doanh nghiệp công nghệ số để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa khẳng định được thương hiệu khi đi ra biển lớn.

Tạo ra khuôn khổ chưa đủ, cần phải cụ thể hóa thành các chương trình, các dự án cụ thể doanh nghiệp mới có thể hưởng lợi từ những quan hệ đối tác chiến lược về hợp tác số, công nghệ cao. Do đó, để tiếp tục thúc đẩy ngoại giao kinh tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bà Đoàn Phương Lan, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao cho hay, cần đưa hợp tác số và công nghệ thông tin thành “trụ cột hợp tác” trong các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao để tạo ra các “cú hích” cho hợp tác số và công nghệ thông tin.

Đồng thời, cũng cần phải thúc đẩy việc cụ thể hóa những cam kết thỏa thuận đã đạt được với các đối tác thành các kế hoạch, chương trình hợp tác số và công nghệ thông tin và bảo đảm các kế hoạch, chương trình này được triển khai hiệu quả. Nhân các chuyến thăm của Lãnh đạo ta tới Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc hay các chuyến thăm Việt Nam của Lãnh đạo Trung Quốc, Hoa Kỳ, các Bộ, địa phương đã ký các thỏa thuận về hợp tác đầu tư, cung ứng tài chính, đào tạo trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, viễn thông, chuyển đổi số, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp… là những thỏa thuận quan trọng, mở ra không gian phát triển cho doanh nghiệp ta trong nhiều lĩnh vực mới.

Chính vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ/ngành hàng tháng phải rà soát việc thực hiện các cam kết, thỏa thuận đã ký kết.

Với lợi thế của mạng lưới 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tiếp tục hỗ trợ trong nước thông tin từ bên ngoài như thông tin về kinh nghiệm các nước trong hỗ trợ các doanh nghiệp số, hợp tác số, hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và hỗ trợ hiệp hội và doanh nghiệp thành viên tham gia các sáng kiến, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của các đối tác, tham dự các sự kiện có quy mô lớn ở nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực mới như bán dẫn, AI… thúc đẩy hợp tác số và công nghệ thông tin trong các sự kiện quốc tế mà Việt Nam đăng cai.

Với Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), Bộ Ngoại giao cũng đang đẩy mạnh hợp tác theo hướng cập nhật thông tin cho doanh nghiệp, hỗ trợ tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư tại các thị trường tiềm năng, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng hợp tác kinh doanh.

“Chúng tôi tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế góp phần phát triển ngành công nghệ thông tin. Hai Bộ đang nghiên cứu để triển khai một chương trình hợp tác nhằm tạo một cơ chế gắn kết giữa một số Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ở các thị trường trọng điểm với các hiệp hội doanh nghiệp công nghệ thông tin và doanh nghiệp số để thông tin được thông suốt, sự hỗ trợ được tập trung và quan trọng là hỗ trợ đúng và trúng các nhu cầu về hợp tác số của doanh nghiệp Việt Nam ”, bà Đoàn Phương Lan cho hay.

Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục thúc đẩy các hoạt động tổ chức đoàn Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mới được bổ nhiệm làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông, để bám sát định hướng phát triển của doanh nghiệp và các vấn đề liên quan cần hỗ trợ.

“Với tinh thần Mở đường – Tham mưu – Đồng hành – Tháo gỡ khó khăn, để thúc đẩy công tác Ngoại giao kinh tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Đại sứ của ta ở các thị trường trọng điểm bên ngoài đều đang hoạt động như một “Đại sứ công nghệ” với nhiệm vụ quảng bá tiềm năng, thúc đẩy kết nối, thúc đẩy hợp tác số, hỗ trợ doanh nghiệp số và công nghệ thông tin vững tin trên con đường vươn ra biển lớn” bà Lan bày tỏ.

***

Ngày 7/7 tới đây, 10 công ty công nghệ thông tin Việt Nam sẽ thành lập Hiệp hội chuyển đổi số của Việt Nam tại Nhật Bản. Hiệp hội được thành lập với mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số tại thị trường Nhật Bản và Việt Nam. Đây được xem là một cú hích cho các doanh nghiệp Việt Nam, có thêm sức mạnh tập thể, sát cánh cùng nhau trên hành trình tiếp tục khẳng định chỗ đứng và phát triển hơn nữa tại thị trường Nhật Bản.

Cùng với “bệ đỡ” của Chính phủ, các bộ, ban, ngành trong nước, việc thành lập hiệp hội doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam ở các thị trường nước ngoài có thể là mô hình mới, mở ra những cánh cửa rộng lớn hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam tiến sâu vào thị trường tiềm năng, cắm thêm nhiều dấu mốc trên bản đồ công nghệ số thế giới.

Nguồn:https://special.nhandan.vn/di-ra-bien-lon/index.html

Cùng chủ đề

Giá xăng quay đầu giảm, dầu tăng trước kỳ nghỉ Tết

Bộ Công Thương vừa công bố điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 23-1, với mức giảm ở các mặt hàng xăng và tiếp tục tăng với dầu. Theo đó xăng E5 RON 92 có giá mới 20.592 đồng/lít, giảm 158 đồng/lít...

Thu hồi giấy phép kinh doanh rượu của Công ty TNHH Wine Kings

Ngày 20/1/2025, Bộ Công Thương ban hành Công văn số 30/QĐ-BCT về việc thu hồi Giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Wine Kings. Sức mua tăng, thị trường...

Thứ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu không để gián đoạn cấp điện dịp Tết

Thứ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bố trí nhân lực, phương tiện để đảm bảo cung cấp điện liên tục trong dịp Tết Nguyên đán. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long ghi nhận sự...

Thứ trưởng Bộ Công thương làm việc với EVNCPC về bảo đảm điện Tết Ất Tỵ 2025

(NLĐO)- EVNCPC cam kết không thực hiện việc ngừng hoặc giảm cung cấp điện trong dịp Tết Ất Tỵ, ngoài các trường hợp xử lý sự cố ...

Dự báo giá cà phê ngày mai 24/1/2025 vượt mốc 125.000 đồng/kg

Dự báo giá cà phê ngày mai 24/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 24/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 23/1/2025 giá cà phê Robusta tiếp tục tăng phi mã và lập đỉnh mới, với mức tăng từ 152 – 189 USD/tấn so với phiên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bệnh nhân tim mạch cần lưu ý gì trong dịp Tết

NDO - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai sẽ đưa ra một số lưu ý dành cho bệnh nhân tim mạch trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Các lưu ý chung: Người bệnh cần tuân thủ thuốc điều trị: Uống thuốc đúng giờ, không tự ý ngừng hoặc thay đổi liều lượng, ngay cả khi bận rộn. Về chế độ ăn uống,...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ trao Giải Búa liềm vàng lần thứ IX

NDO - Tối 20/1, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 đã diễn ra trọng thể tại Nhà hát Hồ Gươm - Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và phát biểu tại Lễ trao Giải. NDO - Tối 20/1, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ hai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

NDO - Ngày 21/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” tổ chức Phiên họp thứ hai. Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban...

VN-Index tiến sát mốc 1.260 điểm, thanh khoản cải thiện

NDO - Phiên giao dịch ngày 23/1, thị trường hồi phục mạnh, hầu hết các nhóm ngành cổ phiếu đều tràn ngập sắc xanh như phần mềm, chứng khoán, ngân hàng…; rổ VN30 phiên này có 26 mã tăng, 4 mã đứng giá và không có mã nào giảm. Chốt phiên, VN-Index tăng mạnh 17,10 điểm, lên mức 1.259,63 điểm. Thanh khoản toàn thị trường tăng khá so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3...

Tổ ấm của cặp vợ chồng hiếm muộn 12 năm đã rộn tiếng khóc trẻ thơ

NDO - Khi tiếng khóc đầu đời của hai em bé Nguyễn Ngọc Minh Anh và Nguyễn Ngọc Minh Ánh cất lên vào tháng 8/2024, bao nhiêu ẩn ức và tủi hờn của 12 năm hiếm muộn khiến chị Liên cứ ngỡ hạnh phúc trong tay như là giấc mơ. Tết năm nay, là cái Tết ấm áp nhất sau 14 năm chị lập gia đình.  Sau 12 năm dài chờ đợi, hy vọng, Tết này chị...

Bài đọc nhiều

01:45:08

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên

(VTC News) - Đường hoa xuân cùng linh vật chào xuân Ất Tỵ 2025 của TP Tuy Hòa vừa lộ diện khiến người dân, du khách và dân cư mạng trầm trồ. Video cụm linh vật Rắn ở Phú Yên khiến dân mạng trầm trồ Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được khai mạc vào tối 19/1 với linh vật tết mang tên Kim Tỵ Phú Quý - Hổ mang chúa khiến người dân và...

Đèn lồng khổng lồ 70m làm khách Nhật bất ngờ: Người Việt quá sáng tạo!

(Dân trí) - Có mặt tại lễ hội đèn lồng quốc tế ở Việt Nam, anh Harashima người Nhật cho biết rất bất ngờ khi thấy nhiều tác phẩm được thiết kế hoành tráng. Đặc biệt, anh ấn tượng với nhiều đèn lồng đội Việt Nam. Từ 18/1 đến 16/3, lễ hội đèn lồng quốc tế với quy mô lớn nhất Việt Nam được tổ chức với chủ đề "Ánh sáng phương Đông" tại huyện Văn Giang, Hưng Yên. Đây là sự kiện văn...

Bà Harris dẫn trước ông Trump với tỷ lệ sít sao trên toàn quốc

Trong cuộc khảo sát được The Guardian công bố, ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris đang dẫn trước đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump với tỷ lệ ủng hộ toàn quốc là 47% và 46%. Dữ liệu khảo sát được The Guardian công bố cho thấy, tỷ lệ ủng hộ bà Harris và ông Trump trên toàn nước Mỹ tính tới ngày 30/10 lần lượt là 47% và 46%, và số liệu này vẫn giữ nguyên từ hôm...

Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực, dự báo vượt mục tiêu Quốc hội đề ra

Với quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, rất nhiều đại biểu tin tưởng rằng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ hoàn thành và vượt mục tiêu. Báo cáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh năm 2024, kinh tế phục hồi tích cực, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội...

Giới trẻ xếp hàng từ 6h30, chờ 7 tiếng để chụp ảnh ở quán cà phê cổ trang

(Dân trí) - Nhiều bạn trẻ không ngần ngại đến từ sáng sớm, sẵn sàng chi khoảng 600.000 đồng để tận hưởng 120 phút chụp ảnh tại quán cà phê mang phong cách cổ trang đang "gây sốt" ở Hà Nội. Giới trẻ lấy số thứ tự xếp hàng để vào quán cà phê cổ trang (Video: Tiến Bùi). Trước sức hút của trào lưu chụp ảnh trong trang phục truyền thống dịp cận Tết Nguyên đán, nhiều quán cà phê...

Cùng chuyên mục

Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa ở Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(Dân trí) - Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa, trong đó có 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp. Thiết kế: Patrick Nguyễn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chi-tiet-30-diem-ban-phao-hoa-o-ha-noi-dip-tet-nguyen-dan-at-ty-2025-20250123223710855.htm

Giới trẻ tấp nập check in đường hoa Tết ở ‘khu nhà giàu’ TPHCM

TPO - Chưa đến giờ khai mạc nhưng từ trưa, nhiều bạn trẻ đã đến chụp ảnh cùng linh vật năm Ất Tỵ tại tuyến đường nối thẳng đến cầu Ánh Sao trong KĐT Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TPHCM). Đường hoa với nhiều tiểu cảnh rực rỡ, mở cửa đón khách từ 23/1 đến 1/2. Cổng Nghinh xuân với sắc đỏ, vàng rực rỡ. Trên cổng, chủ đề được thể hiện nổi bật, cùng hàng trăm chiếc phong bao lì xì...

Lễ hội xuân lớn nhất Việt Nam giáp Hà Nội, già trẻ đều mê

Từ Hà Nội bắt xe buýt miễn phí đến Lễ hội Ánh sáng phương Đông, người lớn trẻ nhỏ bắt gặp cả một thiên đường ánh sáng, lại đủ ‘combo’ mua sắm, ăn chơi ‘tẹt ga’ mùa Tết. Check-in bên cạnh Lạc Long Quân trở về, tác phẩm đèn lồng đoạt giải khuyến khích tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean. Diễn ra đến hết ngày 16-3, tới thời điểm hiện tại Lễ hội Ánh sáng phương Đông 2025 tại Vinhomes Ocean...

Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch

(Dân trí) - Dưới ánh nắng chiều đậm đà, những luống hoa cúc chi đang vào kỳ thu hoạch hiện lên vàng ruộm, tạo thành các đường thẳng rực rỡ trên đồng ruộng. Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch (Video: Hữu Nghị). Trồng hoa cúc chi được coi là nghề truyền thống của một số hộ dân tại huyện Văn Lâm (Hưng Yên). Trước đây cúc chi được trồng chủ yếu tại làng...

Những hình ảnh độc đáo trên “chuyến tàu Xuân” chạy xuyên giao thừa

(Dân trí) - Lần đầu tiên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức 2 toa tàu cộng đồng với chủ đề "chuyến tàu Xuân" chạy xuyên giao thừa. Trên 2 toa tàu này được trang trí những bức tranh về ngày Tết. Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại ga Hà Nội những ngày này được trang trí những cành đào, mai, cúc vàng để đón năm mới. Ghi nhận của phóng...

Mới nhất

Ca sĩ Anh Thơ, Lê Anh Dũng gây xúc động khi hát ‘Biển trời quê hương’

Ca sĩ Anh Thơ, Lê Anh Dũng gây xúc động khi hát 'Biển trời quê hương', tác phẩm mang đến những giai điệu giàu cảm xúc về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống, con người xứ Thanh. Ngay sau khi nhận được bản nhạc Biển trời quê hương - sáng tác mới nhất chào Xuân Ất Tỵ của Tiến sĩ,...

Ngân hàng không nghỉ Tết

Nhờ ứng dụng số hóa, nhiều ngân hàng đã hoạt động xuyên lễ, Tết, không để gián đoạn dịch vụ. Trong đó, ngân hàng số và các điểm giao dịch số đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại cho khách hàng. Quan sát xu hướng thanh toán và các...

Tiết kiệm thời gian và tài nguyên

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, doanh nghiệp đang đối mặt với nhu cầu tối ưu hóa hiệu suất và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả. Bitrix24 CRM đã trở thành công cụ đắc lực trong việc giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả vận hành.

Hà Nội thông báo về việc treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi - Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025. Chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), UBND TP Hà Nội đề nghị các...

Giới trẻ tấp nập check in đường hoa Tết ở ‘khu nhà giàu’ TPHCM

TPO - Chưa đến giờ khai mạc nhưng từ trưa, nhiều bạn trẻ đã đến chụp ảnh cùng linh vật năm Ất Tỵ tại tuyến đường nối thẳng đến cầu Ánh Sao trong KĐT Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TPHCM). Đường hoa với nhiều tiểu cảnh rực rỡ, mở cửa đón khách từ 23/1 đến 1/2. Cổng Nghinh xuân với sắc đỏ,...

Mới nhất

Đón Tết ở nhà giàn DK1