Trang chủMultimediaẢnhCụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó...

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên



Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên


Thứ tư, ngày 18/09/2024 13:45 PM (GMT+7)

Lên Hà Nội từ năm 1972, bà Trần Thị Thắm (SN 1921) làm nghề nhặt phế liệu, bán hàng rong. Trận lụt lịch sử vừa qua khiến căn phòng trọ lụp xụp của bà dưới chân cầu Long Biên hư hỏng nặng nề, đồ đạc bị cuốn trôi, hư hỏng hết.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 1.

Ngày 10/9, mực nước sông Hồng dâng cao, toàn bộ khu vực ven sông ở Hà Nội bị ngập lụt nặng nề. Hình ảnh xóm trọ dưới chân cầu Long Biên được ghi nhận vào ngày 11/9.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 2.

Sáng 18/9, sau nhiều ngày chìm trong nước lũ, xóm nghèo hiện ra xơ xác, nước đã rút nhưng hậu quả để lại cho những người ở đây vô cùng lớn. Nhiều ngôi nhà bị ngập hoàn toàn, bùn lầy còn bám lên nóc nhà.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 3.

Xóm nghèo dưới chân cầu Long Biên là nơi tập trung của những người vô gia cư, họ góp tiền thuê trọ ở đây với giá từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng, chưa kể điện nước.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 4.

Trong số những người đang thuê trọ ở đây có bà Trần Thị Thắm (quê Kinh Môn, Hải Dương). Bà sinh năm 1921, năm nay tròn 103 tuổi, tuy tuổi cao nhưng bà vẫn còn minh mẫn và khỏe mạnh. Hàng ngày đi bán tăm bông, đồ chơi trẻ em dọc chợ Đồng Xuân, phố cổ Hà Nội.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 5.

Bà cho biết, ngày 9/9 cả xóm phải di tản để đảm bảo tính mạng do nước sông lên cao. “Hàng xóm nói với tôi lên Ủy ban phường Phúc Xá ở, nhưng do còn hai con chó nên tôi không lên mà ra cổng chợ Long Biên nằm dưới lều bán hoa quả”, bà nói.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 6.

“Tôi quý hai con chó của mình hơn tính mạng, nó bầu bạn với tôi suốt ngày đêm. Ở cổng chợ Long Biên không bị ngập, tôi ở đó có người cho ăn, cho uống nên vẫn khỏe mạnh”, bà chia sẻ.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 7.

Sau 5 ngày phải rời nhà, đến ngày 14/9 bà Thắm cùng người dân xóm trọ nghèo trở về. Hiện lên trước mắt họ là cảnh đổ nát, bị cuốn trôi tất cả hoặc chìm trong bùn lầy. Bà cho biết thêm: “Tôi chỉ kịp mang theo giấy tờ tùy thân và hai chú chó. Đồ chơi, bông tăm để bán cất trong xe đẩy được các thanh niên trong xóm mang đi chỗ có người trông coi”.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 8.

Mới ngày hôm qua (17/9) đêm Trung thu, dù rất mệt nhưng bà Thắm vẫn đẩy xe hàng đi bán trống bỏi (một loại đồ chơi cho trẻ em). Cả đêm chỉ bán được 6 chiếc, nhưng bà vẫn rất vui vì có người mua để dành tiền sắm thuốc men lúc đau ốm.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 9.

Ở Hà Nội tròn 52 năm, bà cho biết lúc đầu sống trên một chiếc thuyền nhỏ dưới sông Hồng, sau đó bà được chính quyền phường Phúc Xá vận động lên bờ thuê trọ vì ở dưới thuyền rất nguy hiểm. Bà có 2 con một trai, một gái và hai cháu nội, nhưng một cháu đã đi tu tại chùa, còn một cháu theo mẹ sống ở đâu bà cũng không biết. Người con trai vì bạo bệnh đã mất hơn 20 năm nay, còn cô con gái đi làm ăn xa tận Trung Quốc bà cũng mất liên lạc.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 10.

Ở độ tuổi gần đất xa trời, bà vẫn vò võ một mình. Chính vì thế, bà nuôi thêm những con chó để bầu bạn. Bà cho biết, thu nhập từ đi bán hàng rong, nhặt phế liệu được khoảng 60.000 đồng – 100.000 đồng/ngày, cũng đủ tiền thuê phòng trọ và rau cháo qua ngày. “Mấy ngày nay các nhà hảo tâm tới cho gạo, nước. Chúng tôi rất mừng”, bà nói thêm.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 11.

Sáng 18/9, khu trọ hiện lên với cảnh tượng tối tăm, ẩm thấp.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 12.

Những người đàn ông trong xóm đang cố gắng thu gom rác thải để bà con trở lại sinh hoạt.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 13.

“Làm 2 ngày nay mà mãi chưa xong, quá mệt nhưng chúng tôi vẫn phải sống nên phải cố gắng”, người đàn ông quê Hưng Yên này nói.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 14.

Người già hơn thì vận chuyển đồ nhẹ, có người giặt quần áo, người rửa bát, người phơi đồ… ai cũng chung một phần công sức.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 15.

Sách vở, đồ đạc, va li… còn sót lại sau trận lũ được phơi phóng ngay dưới chân cầu Long Biên.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 16.

Bà Phạm Thị Luyến cùng gia đình đang dọn dẹp phòng trọ của mình. “Sáng nay có nước sạch của các nhà hảo tâm tài trợ, chúng tôi muốn có điện và nước sạch sớm để dùng để ổn định”, bà Luyến bày tỏ.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 17.

Trong ảnh là anh Học và cháu của mình, anh cho biết mình bị tàn tật từ nhỏ, lên Hà Nội từ lâu nhưng không dành dụm được tiền do còn phải chữa bệnh, nên đành phải thuê trọ tại xóm này. “Nhà tôi sát sông nên chẳng còn gì, tường vẫn ngấn nước ẩm thấp. Hôm qua có mấy anh chị cho quạt, nhưng cũng chưa có điện để dùng”, anh Học tâm sự.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 18.

Hình ảnh người dân dọn dẹp và tận dụng lại những đồ vật còn dùng được sau lũ.

Cụ bà 103 tuổi kể chuyện chạy lũ cùng hai chú chó tại xóm nghèo chân cầu Long Biên- Ảnh 19.

Cách trung tâm Hà Nội chỉ vài trăm mét, khu xóm trọ dưới chân cầu Long Biên là nơi cư ngụ của những người lao động đến từ nhiều nơi. Nhiều năm qua, đặc biệt dịp lễ Tết chính quyền địa phương, các cấp ngành luôn quan tâm tới hoàn cảnh của người dân có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt sống dưới chân cầu Long Biên.

Lê Hiếu





Nguồn: https://danviet.vn/cu-ba-103-tuoi-ke-chuyen-chay-lu-cung-hai-chu-cho-tai-xom-ngheo-chan-cau-long-bien-20240918131218741.htm

Cùng chủ đề

Nhiều phụ huynh miền núi Hà Tĩnh vội vàng đến trường đón con về chạy lũ

Sáng 20/9, ông Phan Quốc Thanh, Trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), cho biết hai ngày nay, mưa lớn kéo dài khiến nước từ thượng nguồn sông Ngàn Sâu đổ về mạnh, gây ảnh hưởng giao thông và có nguy cơ ngập lụt một số khu vực.Để đảm bảo an toàn cho học sinh, 24/55 trường từ bậc mầm non đến trung học cơ sở tại huyện này đã chủ động cho...

24 giờ gấp rút di tản chạy lũ ở vùng ngoại thành Hà Nội

Trong thời khắc gấp rút chạy lũ cả ngày lẫn đêm, người dân nhiều thôn của xã Trung Giã (Sóc Sơn, Hà Nội) và lực lượng cứu hộ đã có những lúc gặp phải tình huống chưa từng có trong đời. Tất cả cùng động viên nhau "tài sản mất đi có thể làm lại". 5 ngày nay, nhiều thôn tại xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) xảy ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng do mưa lớn...

Chạy lũ giữa trung tâm Hà Nội, người dân thắp nến đắp bao cát, tát nước

Nước sông đi theo các đường cống thoát nước dềnh lên, biến toàn bộ phần lòng chảo của ngõ 823 Hồng Hà - nơi 5 ngách giao nhau - thành biển nước.Nơi ngập sâu nhất khoảng hơn 1m, kéo dài khoảng hơn 400m, đẩy ngược nước ra phía đầu dốc từ Hồng Hà, tràn vào các nhà hai bên. Chính quyền địa phương đã ngắt điện nhằm đảm bảo an toàn.Theo dự báo, mực nước sông Hồng, đoạn qua...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàng trăm phụ nữ mặc áo dài, đầu đội mâm bánh chưng thể hiện lòng thành kính tại giỗ vua Mai Hắc Đế

Ngày 9/2 (12 tháng Giêng) hàng nghìn người dân xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) mặc áo dài, đội mâm bánh chưng tham gia hội thi tại ngày giỗ vua Mai Hắc Đế để thể hiện lòng kính trọng và tri ân. ...

Trai làng tranh nhau bắt vịt dưới ao, 3 chàng trai may mắn ẵm luôn 12 triệu đồng

Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) diễn ra hội thi bắt vịt dưới ao, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tới theo dõi và cổ vũ. ...

Một giống nho mới, trông như ngón tay, ngon như hàng nhập khẩu chính thức được phép trồng đại trà tại Ninh Thuận

Theo thông tin từ TS.Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giống nho NH04-102 chính thức được phép phát triển sản xuất tại Ninh Thuận. ...

Một người dân Quảng Trị câu được con cá chình dài tới 1,2m, nặng 14kg

2 ngày nay, cư dân mạng tỉnh Quảng Trị chú ý đến một con cá chình “khủng” được một chủ cửa hàng mua từ người đi câu. ...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy định học sinh có được nghỉ học không? ...

Bài đọc nhiều

Trai làng tranh nhau bắt vịt dưới ao, 3 chàng trai may mắn ẵm luôn 12 triệu đồng

Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) diễn ra hội thi bắt vịt dưới ao, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tới theo dõi và cổ vũ. ...

Lễ vật được nhiều người dân Vũng Tàu xếp hàng từ 4h mua để cúng Thần Tài

Các quán heo quay kín người, nhiều người phải thức dậy từ 4 giờ sáng, xếp hàng dài để mua được miếng heo quay ưng ý trong ngày vía Thần Tài. Các quán heo quay kín người, nhiều người phải thức dậy từ 4 giờ sáng, xếp hàng dài để mua được miếng heo quay ưng ý trong ngày vía Thần Tài. Sáng 7-2, ngày vía Thần Tài (Mùng 10...

Cậu bé 13 tuổi bị đau chân nhưng vẫn giả gái múa “con đĩ đánh bồng” tại hội làng Triều Khúc

Tại Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc (Hà Nội), em Vũ Anh Quân (13 tuổi) vinh dự được chọn làm thành viên trong đội múa "con đĩ đánh bồng". Theo chia sẻ của Quân, mặc dù bị tai nạn đau chân từ 29 Tết, nhưng em vẫn hăng say tập luyện và múa hàng tiếng đồng hồ tại...

Phố cá lóc nướng lớn nhất TPHCM tất bật trước ngày vía Thần tài

TPO - Chiều 6/2, "phố cá lóc nướng" trên đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú, TPHCM nghi ngút khói bởi những cửa hàng bán cá lóc đang tất bật chuẩn bị cho ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng). 06/02/2025 | 18:30 TPO...

Về Huế xem các đô vật nhí tranh tài tại lễ hội vật truyền thống Làng Sình

Hội vật Làng Sình là hội vật truyền thống của làng đã có lịch sử hơn 200 năm và phát triển cho đến nay. Hằng năm, hội vật được tổ chức với niềm mong ước dân khỏe, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc muôn người. ...

Cùng chuyên mục

Hàng trăm phụ nữ mặc áo dài, đầu đội mâm bánh chưng thể hiện lòng thành kính tại giỗ vua Mai Hắc Đế

Ngày 9/2 (12 tháng Giêng) hàng nghìn người dân xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) mặc áo dài, đội mâm bánh chưng tham gia hội thi tại ngày giỗ vua Mai Hắc Đế để thể hiện lòng kính trọng và tri ân. ...

Trai làng tranh nhau bắt vịt dưới ao, 3 chàng trai may mắn ẵm luôn 12 triệu đồng

Ngày 12 tháng Giêng hàng năm, làng Lại Yên (huyện Hoài Đức, Hà Nội) diễn ra hội thi bắt vịt dưới ao, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tới theo dõi và cổ vũ. ...

Sân Tam Kỳ vừa được đầu tư 40 tỷ đồng để nâng cấp trông ra sao?

Sau 2 mùa bóng phải đi thuê sân, CLB Quảng Nam sẽ được thi đấu trên sân nhà Tam Kỳ khi sân này vừa được hoàn thành sữa chữa và nâng cấp với tổng vốn đầu tư 40 tỷ đồng. ...

Dòng người đổ xô đi ngắm hoa mận, Mộc Châu ‘thất thủ’

TPO - Hoa mận trắng Mộc Châu đang ở thời điểm đẹp nhất trong nhiều năm trở lại đây, thu hút hàng vạn du khách từ nhiều nơi đến thưởng ngoạn trong dịp đầu xuân. Các nhà vườn, hàng quán đông kín khách; tuyến đường ngắm hoa mận luôn trong tình trạng quá tải. TPO - Hoa mận trắng Mộc Châu đang ở thời điểm đẹp nhất trong nhiều năm trở lại đây, thu hút hàng...

[Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê-đê

NDO - Với người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk, từ xa xưa, bến nước đầu nguồn luôn được xem là mạch sống của buôn làng. Ngày nay, dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi lớn, ở nhiều buôn làng của người Ê Đê, người dân đã sử dụng giếng đào, giếng khoan hay đã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nhưng bà con vẫn duy trì bến nước, xem đây là một...

Mới nhất

Bộ Quốc phòng tổ chức lễ giao nhận quân trên cả nước từ ngày 13 đến 15-2

Năm 2025, việc tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện trong một đợt. Theo kế hoạch, lễ giao nhận quân năm 2025 tại các địa phương diễn ra trong 3 ngày: từ 13 đến hết 15-2. ...

Thị trường nội địa phấn khởi bước vào vụ thu hoạch, dự báo giá tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 10/2/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 155.500 – 159.000 đồng/kg.

Giá vàng củng cố đà bứt phá, trong nước không “rớt thảm” như lịch sử, mua thời điểm nào để sinh lợi tốt nhất?

Giá vàng hôm nay 10/2/2025 ghi nhận xu hướng trong thời gian tới vẫn là đi lên, tuy nhiên, trong ngắn hạn khả năng sẽ có những đợt điều chỉnh.

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Rét đậm ‘bủa vây’ miền Bắc, Hà Nội lạnh 10 độ C

Dự báo thời tiết 10/2/2025: Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng mạnh, miền Bắc chìm trong rét đậm, rét hại, nhiệt độ nhiều nơi xuống rất thấp, Hà Nội rét đậm 10 độ C. Thời tiết Hà Nội ngày 10/2 tiếp tục đón nhận một ngày rét đậm, trời nhiều mây, không mưa, gió đông đến đông nam cấp...

Phong Phú Hà Nam thắng trận ra quân giải U19 nữ Quốc gia 2025

Trận đấu đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Phong Phú Hà Nam và Zantino Vĩnh Phúc. Là nhà đương kim vô địch, Phong Phú Hà Nam quyết tâm giành chiến thắng nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ ngôi hậu. Tuy nhiên, cô trò HLV Trần Lệ Thủy vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ...

Mới nhất