Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCOP28 chính thức khai mạc

COP28 chính thức khai mạc


COP28 chính thức khai mạc vào 13h00 ngày 30/11 (giờ địa phương) tại Dubai – thành phố đông dân nhất của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) với lời kêu gọi đẩy nhanh hành động vì khí hậu toàn cầu. Khi cuộc khủng hoảng môi trường trở nên tồi tệ hơn ở mọi nơi – đây chính là thời điểm quyết định để “giải cứu thế giới”.

COP28 chính thức khai mạc - giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được 'giải cứu'?
COP28 chính thức khai mạc – giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được ‘giải cứu’?. Trong ảnh: Nhà máy điện Jaenschwalde gần Peitz, miền Đông nước Đức. (Nguồn: Getty Images)

Theo lịch trình của nước Chủ nhà UAE, các sự kiện quan trọng sẽ lần lượt diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 12/12, tuy nhiên cũng có thể kéo dài hơn kế hoạch, như đã từng xảy ra trong các kỳ hội nghị trước đây, nếu các cuộc đàm phán còn chưa ngã ngũ.

Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) năm nay sẽ đối mặt nhiều vấn đề nóng và áp lực nhất từ trước tới nay, trong khi đó, mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C được cảnh báo là “không thể thương lượng!

Phần quan trọng nhất của hội nghị sẽ bắt đầu vào ngày 1/12 với hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo kéo dài hai ngày, trong đó khoảng 140 Nguyên thủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ tham dự và trình bày các kế hoạch chống biến đổi khí hậu của quốc gia. Khoảng 70.000 đại biểu từ lãnh đạo các quốc gia và quan chức chính phủ đến các chuyên gia, nhà đàm phán, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà báo, các nhóm xã hội dân sự, nhà hoạt động khí hậu từ khắp nơi trên thế giới, sẽ cùng ngồi lại để tìm đáp án cho câu hỏi “Thế giới có thể làm gì để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu tồi tệ hiện nay?”

Thời điểm then chốt buộc phải hành động

COP28 diễn ra vào thời điểm then chốt cho hành động toàn cầu về BĐKH. Nhiệt độ tăng cao kỷ lục và tác động khủng khiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan như cháy rừng, lũ lụt, bão và hạn hán trên toàn thế giới đang khiến việc giải quyết các vấn đề khí hậu ngày càng trở nên cấp bách. Vấn đề cốt lõi cần sớm giải quyết là thế giới phải làm gì để đảm bảo thời tiết không nóng hơn quá nhiều và BĐKH không gây ra thiệt hại nặng nề hơn.

Các nhà khoa học nhận định, thế giới không còn nhiều thời gian hành động để giữ mức gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp theo Thỏa thuận Paris tại COP21 vào năm 2015. Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) của Liên hợp quốc cho rằng, mục tiêu này là rất quan trọng để tránh những hậu quả thảm khốc.

Trước giới truyền thông, ông Johan Rockström, Giám đốc Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam ở Đức nhấn mạnh, COP28 là cơ hội cuối cùng để đưa ra những cam kết đáng tin cậy về việc bắt đầu cắt giảm lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch. “Chúng ta cần có những kết quả đáng tin cậy ở Dubai để bắt đầu giảm lượng khí thải từ dầu, than và khí đốt. Mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C là không thể thương lượng”.

Theo kế hoạch của nước chủ nhà UAE, COP28 sẽ tập trung vào 4 mục tiêu chính. Cụ thể là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, có trật tự và bình đẳng; giải quyết vấn đề tài chính khí hậu; đặt thiên nhiên, cuộc sống và sinh kế của người dân vào trung tâm của hành động vì khí hậu và nỗ lực để đưa COP28 thành hội nghị toàn diện nhất từ trước đến nay.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng dự kiến sẽ là vấn đề chính khi các quốc gia vẫn còn chia rẽ về việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên thế giới. Liên minh châu Âu (EU) đang muốn thúc đẩy một thỏa thuận đầu tiên trên thế giới nhằm loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gồm than, dầu và khí đốt trên toàn cầu.

Tuy nhiên, các khối và các quốc gia khác tham gia đàm phán tại COP28 có thể sẽ phản đối điều này. Những nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn như Saudi Arabia và các nước đang phát triển hiện đang dựa vào nguồn nhiên liệu này để thúc đẩy nền kinh tế.

Bên cạnh đó, Tài chính khí hậu cũng dự kiến là một vấn đề được quan tâm thảo luận. Trước đó, tại COP27, các bên tham gia đã thống nhất thành lập quỹ chi trả cho những tổn thất mà các nước dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động của BĐKH.

COP28 cũng là lần đầu tiên lãnh đạo thế giới sẽ cùng nhau đánh giá việc thực hiện mục tiêu đã đề ra trong COP20 năm 2015.

Theo giới quan sát, thách thức đối với COP28 là rất đáng kể, bởi đã đến lúc thế giới phải nghiêm túc đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện các nội dung của Hiệp định Paris về BĐKH – Thỏa thuận “lịch sử” khi lần đầu tiên thiết lập được một mục tiêu mang tính ràng buộc cho cả thế giới về hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Thu hẹp khoảng cách giữa cam kết và hành động

COP28 gây chú ý dư luận ngay từ bước khởi động, khi nổ ra tranh cãi liên quan tới địa điểm tổ chức sự kiện. UAE là 1 trong 10 quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Trong khi, Chủ nhà còn bổ nhiệm, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và công nghệ tiên tiến của UAE Sultan Ahmed Al Jaber và Giám đốc điều hành một Công ty dầu mỏ hàng đầu, làm Chủ tịch COP28.

Dầu, giống như khí đốt và than đá, là nhiên liệu hóa thạch. Đây là một trong các nguyên nhân chính gây ra BĐKH vì chúng thải ra khí nhà kính đang làm hành tinh nóng lên như carbon dioxide khi đốt dầu để tạo ra năng lượng. Ngoài ra, công ty dầu mỏ của ông Al Jaber vẫn đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất. Tổ chức 350.org nhấn mạnh: “Điều này tương đương với việc bổ nhiệm giám đốc điều hành của một công ty thuốc lá để giám sát một hội nghị về chữa bệnh ung thư”.

Đáp lại, ông Al Jaber cho rằng, mình có vị thế đặc biệt để thúc đẩy ngành dầu khí hành động. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch Công ty năng lượng tái tạo Masdar, có thể giám sát việc phát triển và áp dụng các công nghệ sạch như năng lượng gió và Mặt trời.

Chuyên gia Mia Moisio từ Viện Khí hậu mới chỉ trích, trên thực tế chưa có quốc gia lớn nào có kế hoạch tăng cường chương trình bảo vệ khí hậu của họ trong năm nay. Ngay cả khi tất cả những lời cam kết được thực hiện vào năm 2030, thế giới vẫn đang hướng tới sự nóng lên toàn cầu khoảng 2,4 độ vào năm 2100, so với thời kỳ tiền công nghiệp.

COP28 chính thức khai mạc - giữa lợi ích và trách nhiệm, thế giới có thể được 'giải cứu'?
Các sự kiện quan trọng của Hội nghị COP28 tại UAE sẽ lần lượt diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 12/12, hoặc lâu hơn. (Nguồn: COP28)

Tại COP27, việc đạt được thỏa thuận trong đó các quốc gia giàu có sẽ phải đóng góp tiền vào quỹ khí hậu để bù đắp cho những thiệt hại khí hậu mà họ gây ra, được coi là một bước đột phá. Quỹ này sẽ giúp các quốc gia chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi BĐKH đối phó với những hậu quả của tình trạng này. Giờ đây, quỹ này sẽ phải được lấp đầy như cam kết.

Nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng, như quốc gia nào sẽ đóng góp tiền, khoản đóng góp là bao nhiêu? Quốc gia nào được hưởng và số tiền họ thực sự nhận được là bao nhiêu?

Theo chuyên gia Jan Kowalzig của tổ chức Oxfam, Thỏa thuận Paris năm 2015 là bước đột phá vào thời điểm đó. Nhưng cho đến nay, những kết quả đạt được vẫn chưa đáng kể. Có quá ít hành động được thực hiện. Nhiều quốc gia tiếp tục phụ thuộc nhiều vào than đá, dầu mỏ và khí đốt nên vẫn chưa thể đưa ra cam kết rõ ràng về việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch tại các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu.

Liệu COP28 có thực sự mang tới những kết quả đột phá? Giới quan sát cho rằng, kỳ vọng về điều này là không nhiều, nhưng thay vì mục tiêu cũ, có thể một mục tiêu mới đầy tham vọng sẽ được thống nhất ở Dubai, nhằm mở rộng năng lượng tái tạo và một nguồn tài chính cụ thể cho những thiệt hại và mất mát do BĐKH.

Hiện chưa rõ kết quả đánh giá việc thực hiện mục tiêu Thỏa thuận Paris như thế nào, nhưng các phân tích chuyên sâu cho thấy, chặng đường để thế giới đạt mục tiêu về khí hậu còn khá dài. Theo dự báo của Liên hiệp quốc, thay vì 1,5 độ C, Trái Đất đang hướng tới mức tăng nhiệt gần 3 độ vào cuối thế kỷ này.

Kể cả mức tăng này cũng chỉ có thể đạt được khi tất cả các cam kết của các quốc gia được thực hiện. Nếu không, mức tăng nhiệt sẽ còn cao hơn nữa. Có vẻ hành động của các quốc gia không giống như cam kết của họ. Do đó, một câu hỏi quan trọng tại COP28 sẽ là làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa cam kết và hành động.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiệt độ toàn cầu năm 2024 vượt 1,5 độ C có phá vỡ thỏa thuận Paris?

(Dân trí) - Vấn đề biến đổi khí hậu thường liên đới đến giới hạn tăng nhiệt độ 1,5 độ C. Điều đó có nghĩa là gì? Các nước đồng ý giảm đáng kể phát thải khí nhà kính để giữ cho nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu về lâu dài "thấp hơn 2 độ C" so với thời kỳ tiền công nghiệp.Các nước cũng nhất trí "nỗ lực" giới hạn nhiệt độ tăng không quá 1,5 độ...

Long An hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Nhiều giải pháp thiết thực đã được tỉnh Long An triển khai thực hiện nhằm nâng cao chỉ số xanh cấp tỉnh. ...

Khai thác hiệu quả nguồn lợi rừng

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt mức kỷ lục mới 17,29 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nhìn rừng ở khía cạnh đa ngành, con số này sẽ được tăng theo cấp số nhân. Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có cuộc trao đổi với báo chí nhân dịp đầu xuân Ất Tỵ. - Là người khơi mở về việc đa dụng hệ...

Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. ...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức: Đưa nghệ thuật thị giác trở thành cầu nối hữu nghị

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức (23/9/1975 - 23/9/2025), Đại sứ quán Đức tại Việt Nam phát động dự án nghệ thuật độc đáo biến bức tường bên ngoài Đại sứ quán thành tác phẩm tranh vẽ ngoài trời, phản ánh quan điểm và góc nhìn đa dạng về mối quan hệ đa chiều giữa hai quốc gia.

Mỹ-Trung Quốc khó phân thắng bại, Nga bị ‘trói chân’, cờ đã đến tay EU?

Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc “nóng” lên từng ngày, Nga bị “trói chân” trong cuộc xung đột quân sự tại Ukraine, lúc này có là một cơ hội để EU thể hiện mình và tiến lên vị trí siêu cường thứ ba thế giới?

Quốc gia Kavkaz từng thân Nga bắt đầu xem xét dự luật khởi động gia nhập EU

Ngày 10/2, Quốc hội Armenia thông báo đưa dự luật về việc bắt đầu tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào chương trình nghị sự trong kỳ họp diễn ra từ 11-14/2.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi riêng năm 2025

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi riêng năm 2025 với 8 môn để xét tuyển.

Tổng nợ của Nhật Bản tăng mạnh, Trung Quốc áp thuế bổ sung với Mỹ, Tổng thống Romania từ chức

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/2.

Bài đọc nhiều

Giá vàng tăng 1,03% trong tháng 1-2025

ANTD.VN -  Chỉ riêng tháng 1-2025, chỉ số giá vàng đã tăng 1,03% so với tháng 12-2024. Theo Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước tăng theo giá thế giới và nhu cầu mua của người dân vẫn cao. Giá vàng trong nước tăng mạnh trong các tháng đầu năm Giá vàng...

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ

Báo cáo “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam: Thực trạng và xu hướng phát triển giai đoạn 2020 tới 9 tháng năm 2023” vừa được Tổ chức Forest Trends phối hợp với các hiệp hội gỗ công bố cho hay, nhóm doanh nghiệp FDI đóng góp vai trò quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ khi giá trị xuất khẩu của khối này hàng năm luôn...

Bất ngờ VRC tăng kịch trần 2 phiên liên tiếp, biến động mạnh cơ cấu cổ đông

Trong một quý gần nhất, cổ phiếu này đã tăng gần 64% với thanh khoản hơn 71.000 đơn vị/phiên. Đặc biệt trong 2 phiên 6-7/2/2025, VRC tăng kịch trần với khối lượng giao dịch đột biến lần luợt 104.800 và 308.500 đơn vị. Bất ngờ VRC tăng kịch trần 2 phiên liên tiếp, biến động mạnh cơ cấu cổ đôngTrong một quý gần nhất, cổ phiếu này đã tăng gần 64% với thanh khoản hơn 71.000 đơn vị/phiên. Đặc...

VN-Index vượt mốc 1.275 điểm, thanh khoản cải thiện

NDO - Phiên giao dịch cuối tuần, ngày 7/2, thị trường khởi sắc từ đầu phiên chiều khi lực mua gia tăng; nhóm cổ phiếu ngân hàng với các mã tăng mạnh như CTG, BID, TCB, MBB, ACB… vẫn là động lực giúp VN-Index tăng 3,72 điểm khi chốt phiên, lên mức 1.275,20 điểm. Thanh khoản toàn thị trường tăng đáng kể so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 754,61triệu cổ...

Cùng chuyên mục

Sửa thuế thu nhập cá nhân: Bộ Tài chính cần lắng nghe nhiều hơn

Câu chuyện giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân một lần nữa lại nóng lên khi có tới 16 bộ và địa phương đồng loạt đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên gấp rưỡi so với hiện nay với lý do mức giảm trừ gia cảnh đã quá lạc hậu. ...

Doanh nghiệp tư nhân cam kết phát huy mạnh mẽ vai trò, sứ mệnh đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

(PLVN) - Cùng với sự quyết tâm của Chính phủ, tại buổi gặp gỡ ngày 10/2, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra những cam kết, kiến nghị với Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, góp phần phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. “Làm gì thì cũng cố gắng đóng góp vào tăng trưởng” Là một trong những doanh nghiệp tư nhân tiên phong cam kết sẽ phát huy...

Tăng vọt lên mức chưa từng thấy

(NLĐO) - Giá vàng hôm nay lên mức cao nhất mọi thời đại do nhà đầu tư chuyển vốn sang kênh trú ẩn tài sản an toàn này vì lo ngại cuộc chiến thuế quan của Mỹ ...

Nhiều đề xuất sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân

(PLVN) -  Hiện nhiều ý kiến đề xuất sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đều cho rằng cần phải thay đổi mức giảm trừ gia cảnh và các bậc tính thuế. Trong tờ trình mới nhất về sửa đổi Luật Thuế TNCN của Bộ Tài chính, các vấn đề này đều đã được đề cập cụ thể. 11/02/2025 06:54 (PLVN) -  Hiện nhiều ý kiến đề xuất sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân...

Giá vàng hôm nay 11/2/2025: Thế giới tăng vùn vụt, vàng nhẫn và SJC còn bứt phá?

Giá vàng hôm nay 11/2/2025 trên thị trường quốc tế tăng dựng đứng, vượt mức 2.900 USD/ounce. Vàng nhẫn và SJC cũng đang tăng mạnh. Kết thúc phiên ngày hôm qua, vàng SJC tăng vọt lên mức 91,3 triệu đồng/lượng. Giá vàng trên sàn Kitco lúc 20h00 (ngày 10/2, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.902,7 USD/ounce, tăng 1,41% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 4/2025 trên sàn Comex New York giao dịch ở...

Mới nhất

Bộ Quốc phòng Triều Tiên cảnh báo sau tin tàu ngầm Mỹ đến Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng CHDCND Triều Tiên ngày 11.2 cáo buộc Mỹ một lần nữa đang gây ra mối đe dọa an ninh nghiêm...

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức: Đưa nghệ thuật thị giác trở thành cầu nối hữu nghị

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức (23/9/1975 - 23/9/2025), Đại sứ quán Đức tại Việt Nam phát động dự án nghệ thuật độc đáo biến bức tường bên ngoài Đại sứ quán thành tác phẩm tranh vẽ ngoài trời, phản ánh quan điểm và góc nhìn đa dạng về mối quan hệ đa chiều giữa hai quốc gia.

VietinBank chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Hải Dương

Ngày 9/2/2025 tại TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương, VietinBank đã tổ chức Lễ trao tặng kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn. Chương trình nằm trong khuôn khổ Chiến dịch “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính...

phấn đấu xây dựng ngành y tế đứng top 10 cả nước

Áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong khám chữa bệnh Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Đặng Xuân Phong khẳng định, thông qua chương trình làm việc, Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc mong muốn nắm rõ tình hình hoạt động của Sở Y tế Vĩnh Phúc. Trên cơ sở ghi nhận...

Giá heo hơi hôm nay 11/2/2025: Đạt mốc 73.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 11/2/2025 chứng kiến làn sóng tăng giá trở lại tại các tỉnh thành. Trong đó, miền Nam thiết lập bảng giá mới với 73.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (11/2/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái,...

Mới nhất