Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổCông ước Liên hợp quốc về Luật biển: Nguyên vẹn giá trị,...

Công ước Liên hợp quốc về Luật biển: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương


Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994 đến ngày 16/11/2024), Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phỏng vấn báo chí.

– Thưa Thứ trưởng Thường trực, xin ông cho biết giá trị và vai trò của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển?

Là một văn kiện pháp lý đồ sộ với 320 Điều, được chia làm 17 Phần, và 9 Phụ lục, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), được mệnh danh là bản “Hiến pháp Đại dương”, đề ra khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương, vốn chiếm hơn 70% bề mặt trái đất. Công ước cũng chính là nền tảng để các nước cùng hợp tác quản trị đại dương một cách có trật tự và bền vững. Có thể kể một số điểm nổi bật và ý nghĩa quan trọng của Công ước như sau:

Thứ nhất, UNCLOS lần đầu tiên giải quyết tổng thể và triệt để vấn đề phạm vi và quy chế các vùng biển, tạo cơ sở để các quốc gia thực thi các quyền và tiến hành các hoạt động trên biển. Chế định về các vùng biển quy định trong Công ước đã xử lý hài hòa lợi ích của các nhóm quốc gia khác nhau, gồm các quốc gia ven biển, các quốc gia không có biển hay gặp bất lợi về hoàn cảnh địa lý.

Một trong những giải pháp dung hòa quyền lợi của các quốc gia chính là việc Công ước lần đầu tiên chính thức ghi nhận chế định “đặc thù” về vùng đặc quyền kinh tế, tại đó quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, trong khi vẫn bảo đảm một số quyền tự do cho các quốc gia khác.

Bên cạnh đó, một chế định rất sáng tạo, có thể nói là sáng tạo nhất, trong Công ước đó là việc coi “Vùng”, gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài quyền tài phán quốc gia, và các tài nguyên tại đây là “di sản chung của nhân loại”. Theo đó, Công ước thành lập một tổ chức quốc tế để quản lý các hoạt động tại Vùng nhằm bảo đảm việc chia sẻ công bằng lợi ích kinh tế từ việc khai thác tài nguyên tại đây cho tất cả các quốc gia.

Công ước có nhiều điều khoản quy định về bảo vệ môi trường biển và nghiên cứu khoa học biển – đây là những nội dung hoàn toàn mới so với các điều ước quốc tế về biển trước đó của Liên hợp quốc (04 Công ước Geneva về Luật biển năm 1958). Theo đó, UNCLOS đề ra khuôn khổ pháp lý quan trọng điều chỉnh việc quản lý các nguồn tài nguyên biển và bảo tồn, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên này cho thế hệ mai sau. Vấn đề nghiên cứu khoa học biển cũng được điều chỉnh một cách hài hòa, cân bằng chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển với nhu cầu hợp tác, yêu cầu gia tăng hiểu biết để có thể quản trị tốt biển và đại dương.

Cuối cùng, Công ước đặt ra một hệ thống giải quyết tranh chấp tương đối toàn diện, một mặt khẳng định lại nghĩa vụ giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, mặt khác quy định cụ thể về các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp như hoà giải, trọng tài hay toà án. Với hệ thống này, các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước luôn có thể được giải quyết một cách kịp thời, qua đó duy trì hoà bình, ổn định và ngăn ngừa xung đột. Đồng thời, phán quyết của các cơ quan tài phán được thành lập theo quy định của UNCLOS cũng góp phần làm sáng tỏ các quy định của Công ước, bảo đảm tính toàn vẹn cũng như việc thực thi hiệu quả Công ước.

Có thể nói, UNCLOS là một trong những thành tựu lớn nhất về luật pháp quốc tế của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ XX. Công ước không chỉ pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán quốc tế, mà còn phát triển tiến bộ Luật biển quốc tế nhằm đáp ứng những xu hướng phát triển mới của việc sử dụng và khai thác biển và đại dương. Cho đến nay, Công ước vẫn còn nguyên vẹn giá trị và tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương.

Công ước Liên hợp quốc về Luật biển: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phỏng vấn báo chí.

– Thưa Thứ trưởng Thường trực, sau 30 năm kể từ khi có hiệu lực, Việt Nam đã có những đóng góp gì cho việc xây dựng và thực thi Công ước?

Việt Nam đã luôn tham gia tích cực và có trách nhiệm trong việc ký kết và thực hiện Công ước. Ngay sau khi văn kiện được thông qua và mở ký, Việt Nam là một trong 107 quốc gia đầu tiên ký Công ước tại Montego Bay (Jamaica) và phê chuẩn trước khi Công ước có hiệu lực. Trong những năm qua, nhằm thực thi UNCLOS, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển và đại dương, ban hành các văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch phục vụ việc sử dụng, khai thác biển hiệu quả và bền vững của đất nước.

Với tinh thần là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng luôn coi Công ước là cơ sở quan trọng để triển khai các hoạt động hợp tác trên biển. Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc giải quyết các vấn đề phân định biển với các nước láng giềng, nổi bật là, cùng với Thái Lan giải quyết vấn đề phân định biển trong Vịnh Thái Lan 1997 – Hiệp định phân định biển đầu tiên của ASEAN sau khi Công ước có hiệu lực; là nước đầu tiên và duy nhất cho đến nay có Hiệp định phân định biển với Trung Quốc – phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000; cùng với Indonesia giải quyết vấn đề phân định thềm lục địa và sau đó là vùng đặc quyền kinh tế lần lượt vào năm 2003 và năm 2022, làm phong phú thêm thực tiễn phân định biển theo quy định của Công ước.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia chủ động, tích cực các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chế quốc tế được thành lập theo Công ước, đưa ra nhiều sáng kiến được cộng đồng quốc tế ghi nhận, qua đó từng bước nâng cao vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam từng đảm nhiệm vị trí thành viên của Hội đồng Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, có những đóng góp thực chất trong tiến trình Toà án Luật biển Quốc tế cho ý kiến tư vấn về biến đổi khí hậu và luật pháp quốc tế, tham gia tích cực quá trình đàm phán và sớm ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại vùng biển nằm ngoài phạm vi vùng tài phán quốc gia – văn kiện quốc tế gần đây nhất liên quan đến việc thực thi Công ước.

Việt Nam cũng tiến cử các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao tham gia vào các cơ quan được thành lập trong khuôn khổ UNCLOS, trong đó có việc đề cử ứng viên cho vị trí thẩm phán Toà án Quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035. Tại Liên hợp quốc, Việt Nam cùng Phái đoàn đại diện của 11 nước đồng sáng lập nhóm các nước bạn bè UNCLOS với hơn 100 nước thành viên từ tất cả các khu vực địa lý nhằm thúc đẩy việc thực thi Công ước.

Có thể thấy rằng, đóng góp vào quá trình hình thành và phát triển của UNCLOS, Việt Nam luôn thể hiện tốt vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Công ước, luôn đề cao giá trị, tôn trọng và thực thi đầy đủ Công ước, đồng thời qua đó cũng khẳng định vị thế, vai trò và sự tích cực, chủ động của Việt Nam trên trường quốc tế.

– Vậy trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có những đóng góp gì cho việc đề cao và thực thi Công ước này, thưa Thứ trưởng Thường trực?

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ quyết tâm triển khai thành công các nhiệm vụ nhằm tiếp tục thể hiện việc coi trọng, tuân thủ và thực thi đầy đủ UNCLOS, và thể hiện hình ảnh Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, là người bạn tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Một là, Việt Nam tiếp tục ban hành các chính sách và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia liên quan tới biển và hải đảo theo hướng phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo, và bảo đảm phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS.

Hai là, Việt Nam luôn đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật và coi Công ước là cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động trên biển, bao gồm việc giải quyết hòa bình các tranh chấp biển với các quốc gia láng giềng, hướng tới việc quản trị hoà bình, bền vững các vùng biển, kể cả Biển Đông.

Ba là, Việt Nam tích cực tham gia, đóng góp thực chất tại các diễn đàn về luật biển và đại dương như Hội nghị các Quốc gia thành viên UNCLOS, Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc, cũng như tiếp tục đóng góp vào các vấn đề đang được cộng đồng quốc tế quan tâm, trong đó gồm biến đổi khí hậu, bảo tồn và sử dụng bền vững các tài nguyên và đa dạng sinh học trên đại dương.

Bốn là, Việt Nam cũng kêu gọi các quốc gia tiếp tục phê chuẩn, tham gia Công ước, đồng thời thúc đẩy việc thực thi thiện chí và đầy đủ các quy định của Công ước để UNCLOS phát huy hơn nữa vai trò khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.

Cuối cùng, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với các cơ quan pháp lý quốc tế, đặc biệt là các cơ quan chuyên môn về đại dương và Luật biển, đi vào chiều sâu và thực chất hơn nữa.

Xin chân thành cảm ơn Thứ trưởng!





Nguồn: https://thoidai.com.vn/cong-uoc-lien-hop-quoc-ve-luat-bien-nguyen-ven-gia-tri-tao-nen-tang-cho-quan-tri-bien-va-dai-duong-207317.html

Cùng chủ đề

Việt Nam kêu gọi các quốc gia tuân thủ đầy đủ UNCLOS

Trong các ngày 10 - 12/12 (giờ địa phương), tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại hội đồng LHQ Khóa 79 đã tổ chức phiên thảo luận toàn thể thường niên về đại dương và luật biển, đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS) có hiệu lực với sự tham dự của đông đảo đại diện các quốc gia thành viên LHQ và nhiều tổ...

Việt Nam luôn tuân thủ, thực thi đầy đủ, có trách nhiệm các quy định của UNCLOS

Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) có hiệu lực.Phát biểu tại sự kiện, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết: "Là một quốc gia ven biển, với đường bờ biển dài trên 3.260 km và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam luôn nhận thức...

Nhìn lại vai trò và thực thi Công ước Luật biển, định hướng giải quyết các vấn đề đang nổi lên trong quản trị...

Ngày 10/12, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực.

Khai mạc Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực

Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực nhằm nhìn nhận lại giá trị, vai trò của Công ước cũng như chặng đường Việt Nam thực thi những quy định của Công ước trong 30 năm qua.   Các đại biểu tham dự khai mạc Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực. (Ảnh: Anh...

Hiệp ước Biển cả – BBNJ (kỳ cuối): Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

BBNJ cho phép Việt Nam tham gia vào thăm dò, khai thác và phân chia tài nguyên gen biển nằm ngoài Biển Đông.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thăm, tặng quà Tết cho con ngư dân nhận đỡ đầu

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân và Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà và trao tiền hỗ trợ cho con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn được đơn vị nhận đỡ đầu năm 2025. Lữ đoàn 171 tặng quà Tết cho con ngư dân nhận đỡ đầu Sáng...

Lãnh đạo Lào chúc mừng Việt Nam nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Trong hai ngày 21 và 22/1, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm đã tiếp hơn 20 đoàn lãnh đạo cấp cao của Lào, bao gồm đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, các ban, bộ, ngành, Mặt trận và đoàn thể nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025. Tại buổi tiếp, các lãnh đạo Lào đã gửi lời chúc mừng...

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Đồng Tháp: 100% sản phẩm OCOP được kinh doanh trên thương mại điện tử

Hơn 90% doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Đồng Tháp tham gia kinh doanh trên thương mại điện và 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được kinh doanh trên thương mại điện tử. Bà Võ Phương Thuỷ, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại hội thảo. Phát biểu tại hội thảo, bà Võ Phương Thuỷ, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh: Thương mại điện tử đã và đang là xu hướng toàn...

Quảng Nam: ký kết phối hợp thông tin đối ngoại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025

Ngày 22/01, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức lễ ký kết phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025. Qua thảo luận về công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025, hai...

Bài đọc nhiều

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều “gánh nặng” trên vai nhưng vai trò của ASEAN là...

An ninh Biển Đông là an ninh với nhiều quốc gia, do đó, chúng ta phải chịu trách nhiệm về an ninh dựa trên luật pháp quốc tế.

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là di sản chung quý báu của hai dân tộc, hai đất nước

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong mỗi người dân luôn là một đại sứ của tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc được xây dựng, vun đắp qua nhiều thế hệ và còn tiếp tục trao truyền cho các thế hệ mai sau. Mối quan hệ này đã trở thành di sản chung quý báu của hai dân tộc, hai đất nước, cần được các thế hệ ngày nay, mai sau kế thừa, gìn giữ, không...

Campuchia cảm ơn Công an tỉnh Tây Ninh hỗ trợ chữa cháy tòa nhà 7 tầng

Ngày 6/11, Đoàn công tác do Thiếu tướng Sui Bun Hiêng, Phó Giám đốc phụ trách phòng cháy, chữa cháy và vật liệu nổ, Ty Công an tỉnh Tboung Kh'Mum, Vương quốc Campuchia làm trưởng đoàn, thăm và cảm ơn Công an tỉnh Tây Ninh đã hỗ trợ chữa cháy kịp thời tại xã Tropeng Phlong, huyện Ponhia Kret. Tại buổi gặp mặt, Thiếu tướng Sui Bun Hiêng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến...

Trà Việt được vinh danh trên đất Pháp

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ Hội chợ các sản phẩm khách sạn nhà hàng tại thủ đô Paris, chiều 5/11, Tổ chức Nâng cao Giá trị Nông sản (AVPA) của Pháp đã tổ chức lễ trao giải "Les Thés du Monde" (Trà Thế giới). Mười sản phẩm trà Việt Nam đã nhận được giải thưởng của hiệp hội danh giá này, trong đó có 1 giải Vàng, 1 giải Bạc, 2 giải Đồng và 6 giải Khuyến khích. ...

Quảng Nam: ký kết phối hợp thông tin đối ngoại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025

Ngày 22/01, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức lễ ký kết phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025. Qua thảo luận về công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025, hai...

Cùng chuyên mục

Thăm, tặng quà Tết cho con ngư dân nhận đỡ đầu

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân và Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà và trao tiền hỗ trợ cho con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn được đơn vị nhận đỡ đầu năm 2025. Lữ đoàn 171 tặng quà Tết cho con ngư dân nhận đỡ đầu Sáng...

Quảng Nam: ký kết phối hợp thông tin đối ngoại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025

Ngày 22/01, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức lễ ký kết phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025. Qua thảo luận về công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025, hai...

Mỹ cùng một quốc gia Đông Nam Á tiến hành hoạt động hợp tác ở Biển Đông

Trong hai ngày 17-18/1, Lực lượng vũ trang Philippines và Hải quân Mỹ đã tiến hành Hoạt động hợp tác hàng hải song phương (MCA) trên Biển Đông. Hoạt động chung của Mỹ và Philippines thể hiện mối quan hệ đối tác lâu dài giữa hai quân đội trong lĩnh vực hàng hải. (Nguồn: DVIDS) MCA thể hiện cam...

“Xuân Biên phòng – ấm lòng dân bản” tại Quảng Bình: Cầu nối đoàn kết tình quân dân nơi biên giới

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình vừa chủ trì, phối hợp với UBND huyện Bố Trạch và các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, nhà hảo tâm đồng hành tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng - ấm lòng dân bản” tại xã biên giới Thượng Trạch với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Chương trình với chuỗi hoạt động như: Dâng hương...

Thăm và tặng quà cho con ngư dân dịp Tết

Ngày 18/1, tại 3 huyện Đông Hải, Hòa Bình và Vĩnh Lợi thuộc tỉnh Bạc Liêu, Đoàn công tác của Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Vùng 2 Hải quân do Thượng tá Nguyễn Hùng Vỹ, Phó Chính uỷ Trung tâm làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho 5 cháu là con ngư dân được đơn vị nhận đỡ đầu. Tại các địa phương của gia đình các con đỡ đầu, Trung tâm...

Mới nhất

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong...

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Mới nhất