Trang chủNewsDu lịchCông tác đào tạo là then chốt

Công tác đào tạo là then chốt


Nhân lực là tài sản quý giá, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh 

PGS.TS. Bùi Thanh Thủy, Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội cho rằng, đối với ngành du lịch, nguồn nhân lực được xem là tài sản quý giá, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự phát triển bền vững của ngành.

Theo báo cáo thống kê hiện nay, mỗi năm ngành du lịch cần hơn 40.000 lao động nhưng số lượng sinh viên tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch ra trường hàng năm khoảng 15.000 người, trong đó hơn 15% có trình độ cao đẳng, đại học… Nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch còn thiếu về mặt số lượng, và chưa đảm bảo về chuyên môn.

Chất lượng nguồn nhân lực do các cơ sở đào tạo cung cấp cho thị trường lao động du lịch được đánh giá chung là chưa đạt yêu cầu của doanh nghiệp. Lao động có trình độ đại học và trên đại học mới chiếm 9,7%, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chiếm trên 50%, dưới sơ cấp là 39,3%… Trong đó chỉ có 43% được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về các ngành nghề du lịch.

Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực của ngành du lịch cũng chưa đảm bảo tính bền vững, quy mô còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Nhiều lĩnh vực nhân lực còn thiếu lao động có tay nghề cao và thông thạo ngoại ngữ như dịch vụ lưu trú, hướng dẫn viên…; lực lượng cán bộ chuyên môn, chuyên gia giỏi về quản lý nhà nước, doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, hoạch định chính sách, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược, quy hoạch…cũng rất thiếu.

Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch – Bài 2: Công tác đào tạo là then chốt - Ảnh 1.

Sinh viên Trường Đại học Hạ Long được thực hành hướng dẫn kỹ năng tại điểm du lịch.

Theo PGS.TS. Bùi Thanh Thủy, bảo đảm nguồn nhân lực là một trong những khâu đột phá cho ngành du lịch, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã được đề ra trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2030 tầm nhìn 2045.

Du lịch Việt Nam luôn cần có lực lượng lao động lớn tạo cơ hội cho kinh tế du lịch có bước phát triển mạnh mẽ, mặt khác, giải quyết sức ép lớn về việc làm và đào tạo nghề nghiệp. Đảm bảo ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu phải hợp lý hơn theo yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển du lịch và xu thế phát triển khoa học, công nghệ khi nước ta hội nhập quốc tế sâu, toàn diện trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong giai đoạn mới hiện nay, PGS.TS. Bùi Thanh Thủy cho rằng, công tác đào tạo nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn, trình độ phục vụ luôn đòi hỏi sự quan tâm và phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Trong đó, Nhà nước cần coi công tác đào tạo nói chung và đào tạo các ngành đặc thù nói riêng là vấn đề then chốt và phải được thực hiện một cách nghiêm túc, căn cơ hơn bằng những chính sách ưu tiên phát triển; Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, theo chuẩn quốc tế phải trở thành một chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Coi đây là khâu đột phá trong quá trình hội nhập và phát triển.

Ngành Du lịch cần quan tâm đến việc thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung – cầu nhân lực du lịch trên địa bàn cả nước nhằm bảo đảm cân đối cung – cầu nhân lực. Đổi mới các chính sách, cơ chế, công cụ phát triển nhân lực

Bên cạnh đó, cải tiến và tăng cường phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch đảm bảo phù hợp với sự phát triển của từng vùng, miền. Đầu tư cho những trường trực thuộc Bộ VHTTDL làm hạt nhân đào tạo nhân lực ngành du lịch ở tất cả các cấp đào tạo tại nhiều trung tâm du lịch trọng điểm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh… Đồng thời hình thành các trường đào tạo chuyên nghề của địa phương.

Song song với đó là khuyến khích mở rộng những cơ sở đào tạo du lịch ở các doanh nghiệp, ngoài công lập và có vốn đầu tư của nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, trung tâm và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng du lịch. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan xây dựng quy định chuẩn trường đào tạo về du lịch…

Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch – Bài 2: Công tác đào tạo là then chốt - Ảnh 2.

Đào tạo nhân lực phục vụ du lịch ở huyện Lâm Bình, Tuyên Quang.

Để đáp ứng yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho ngành du lịch PGS.TS. Bùi Thanh Thủy cho rằng, cần phải tập trung huy động các nguồn lực cho đào tạo. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa, xây dựng chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.

Hệ thống đào tạo du lịch cần nhanh chóng đạt chuẩn quốc; Thiết lập khung trình độ quốc gia phù hợp với khu vực và thế giới; Nhanh chóng tiến hành chuyển đổi số, xây dựng hệ sinh thái trong hệ thống các trường đào tạo du lịch theo quy định của Bộ GDĐT, Bộ VHTTDL; Xây dựng quy định, cơ chế liên kết quốc tế trong đào tạo phát triển nhân lực ngành…

Ngoài ra, cũng phải thực hiện nghiêm túc hoạt động kiểm định cơ sở giáo dục và kiểm định chương trình đào tạo; phát triển các trung tâm đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động gắn với đầu tư xây dựng ở các cơ sở đào tạo nghề ở một số doanh nghiệp và một số cơ sở đào tạo…

Cần có tố chất của người làm du lịch quốc tế

Theo TS. Đỗ Hải Yến, Phó Trưởng Khoa Du lịch, Đại học Công nghệ Đông Á, do tác động của đại dịch Covid-19, nhân lực du lịch đã có nhiều biến động. Nhiều nhân sự giỏi nghề phải chuyển sang các nghề khác nhau như: Làm nhà hàng, shipper, bất động sản,… nhân lực du lịch Việt Nam trong hai năm trở lại đã trở lại làm nghề du lịch, nhưng một số nhân sự thành công trong các “mảng kinh doanh tay trái” vẫn duy trì như “nghề tay trái”, từ đó số lượng nhân lực chất lượng cao cũng bị thất thoát và “chảy máu chất xám” nhất định.

Bên cạnh đó, du lịch quốc tế chưa thực sự phục hồi, trừ thị trường khách Hàn Quốc ở các điểm đến Nha Trang, Phú Quốc;

Trong chiến lược phát triển du lịch Bộ VHTTDL đề ra, đến năm 2030, du lịch Việt Nam sẽ tạo ra việc làm cho khoảng 5,5 – 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp.

Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, mặc dù nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đã được quan tâm trong những năm gần đây, nhưng nhân lực có chuyên môn, tiêu chuẩn quốc tế vẫn chưa có tỷ trọng cao. Nhân lực chuyên sâu như hướng dẫn viên du lịch quốc tế ở các thị trường đặc thù: Du lịch tâm linh, du lịch theo chuyên đề,… còn hạn chế về số lượng, chất lượng trong các kỹ năng về ngoại ngữ, kinh nghiệm, năng suất lao động và tính chuyên nghiệp…

Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch – Bài 2: Công tác đào tạo là then chốt - Ảnh 3.

Giờ thực tập của sinh viên du lịch Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh.

TS. Đỗ Hải Yến cho rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế về nhân lực du lịch hiện nay, người làm du lịch cần có tố chất của người làm du lịch quốc tế, theo nhu cầu xã hội; cụ thể về: Trình độ ngoại ngữ; Kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành du lịch và Năng lực thực hành nghề sáng tạo, chuyên nghiệp.

Trong bối cảnh đào tạo du lịch hiện nay, hòa cùng xu thế hội nhập, việc đào tạo du lịch của các trường gắn với nhà trường – nhà doanh nghiệp – nhà nước với người học là việc làm cần thiết. Sự gắn kết này tạo ra nguồn lực cho doanh nghiệp tương lai, tạo ra công việc, cơ hội cho người học du lịch; tạo ra sự thuận lợi cho công tác quản lý của nhà nước và sự giảm thiểu chi phí cho nhà trường khi gắn kết với doanh nghiệp, giảm thời gian lên lớp, đưa sinh viên đi “học việc sớm” ở các doanh nghiệp và có thu nhập.

Trong các giờ học lý thuyết, việc nhà trường kết hợp với các chuyên gia từ doanh nghiệp du lịch cũng đưa các kiến thức thực tế về trường học gần hơn, người học và người dạy trưởng thành nghề nhanh hơn.

“Tuy nhiên, để thực hiện giải pháp phát triển nhân lực kết hợp “3 nhà” này, cần có sự nghiên cứu chính sách để hỗ trợ cho giảng viên và thủ tục, hỗ trợ về thanh toán cho chuyên gia do đồng lương giảng viên hạn chế; thu nhập từ doanh nghiệp bản chất rất cao, học phí đã bao gồm trọn gói cho người học. Nên việc thực hiện tích cực giải pháp này hiện nay vẫn đang mới thực hiện chủ yếu qua “mối quan hệ” của các giảng viên môn học, chứ chưa chính thức và phổ cập, từ đó nếu không được quan tâm, giải quyết sớm cũng hiện còn tồn tại nhiều bất cập”, TS. Đỗ Hải Yến bày tỏ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển nhân lực đáp ứng công nghệ cao và chuyển đổi số quốc gia

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116/QĐ-BCT về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 9/1/2025 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển...

Bộ Công Thương chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao

Bộ Công Thương chú trọng phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Tập trung nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116/QĐ-BCT về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 9/1/2025 của Chính phủ...

Mô hình phân hiệu đại học có nhiều ưu điểm nổi trội

Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá mô hình phân hiệu đại học có nhiều ưu điểm nổi trội, giúp địa phương vừa đào tạo nguồn nhân lực, vừa tiết kiệm kinh phí. Ngày 3-1, Đại học Kinh tế TP.HCM phân hiệu Vĩnh...

Bộ GTVT khảo sát nhu cầu đào tạo nhân lực đường sắt

Bộ GTVT đang khảo sát nhu cầu đào tạo để hoàn thiện Đề án phát triển nguồn nhân lực đường sắt trong đó có đường sắt tốc độ cao. ...

Khảo sát nhu cầu đào tạo nhân lực đường sắt

Bộ GTVT vừa thông báo về việc khảo sát nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực đường sắt. Bộ GTVT cho biết, triển khai định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển đường sắt và các quy hoạch, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ đang triển khai xây dựng, hoàn thiện Đề án phát triển nguồn nhân lực đường sắt (Đề án). Để có đủ cơ sở dữ liệu nghiên cứu xây dựng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gần 60 tác phẩm “Khai Xuân” năm Ất Tỵ 2025

(Tổ Quốc) - Chiều 10/2, triển lãm mỹ thuật "Khai Xuân" đã khai mạc tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp...

Đại sứ các nước thích thú trải nghiệm bảo vệ và phát huy giá trị Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của...

(Tổ Quốc) - Ngày 7/2/2025 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Phổ Quang linh từ (Đền Mẫu Phố Cò), TP Sông Công, Thái Nguyên đã diễn ra chương trình Giao lưu văn hóa chào Xuân 2025 với sự tham gia của đại sứ 6 quốc gia Ukraine, Phần...

Miền Bắc sẽ lạnh nhất từ đầu mùa

(Tổ Quốc) - Đỉnh Fansipan (Sa Pa) được dự báo sẽ đón tuyết rơi vào cuối tuần này. Nhiều du khách, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia, những tín đồ yêu thích tuyết, đang háo hức lên kế hoạch chinh phục đỉnh cao, để săn lùng những khoảnh khắc tuyệt...

Xe xôi cadé tuổi đời nửa thế kỷ ở khu Chợ Lớn chỉ bán buổi tối, không biển hiệu cũng chẳng có chỗ ngồi...

(Tổ Quốc) - Khi ăn món xôi cadé, chúng ta sẽ cảm nhận được những hạt xôi nếp dẻo thơm, kết hợp với lớp cadé ngọt ngào, tạo nên một sự kết hợp đưa đẩy vị giác. ...

Động lực tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng năm 2025

(Tổ Quốc) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2025 đạt gần 2,1 triệu lượt, tăng 18,5% so với tháng trước và tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kỷ lục mới của ngành Du lịch...

Bài đọc nhiều

Lễ hội hoa Đào: Sản phẩm du lịch độc đáo của Vĩnh Thạnh

Ngay từ sáng sớm, rất đông du khách ở khắp mọi miền Tổ quốc đã đổ về làng K3 để chiêm ngưỡng những vườn đào khoe sắc hồng giữa tiết trời Xuân se lạnh của vùng miền núi tỉnh Bình Định.Bình Định phê duyệt dự án khu du lịch có tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỷ đồng Du lịch Bình Định: Những điểm 'check-in' đẹp, thú vị không nên bỏ lỡ Bình Định: Đồi cát Phương Mai -...

những cung đường du Xuân chùa Hương Tích

Kinhtedothi – Đến với chùa Hương Tích (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) du khách có thể khám phá, trải nghiệm qua nhiều cung đường tạo cảm giác bất ngờ, thú vị. Hà Tĩnh: những cung đường du Xuân chùa Hương Tích ...

Nhiều hoạt động hấp dẫn và sôi động tại lễ hội thú cưng ở Hong Kong

Quy mô thị trường của ngành thú cưng Hong Kong đã vượt 6,2 tỷ HKD (796 triệu USD) - con số không chỉ cho thấy lợi ích kinh tế mà còn phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của toàn bộ hệ sinh thái ngành.Trung Quốc khai trương phòng chờ máy bay đầu tiên dành cho thú cưngThổ Nhĩ Kỳ: "Biệt đội thú cưng" giúp hành khách thư giãn ở sân bay IstanbulHãng hàng không Nhật Bản cho phép...

Làm gì để đón 23 triệu khách quốc tế?

Năm 2025, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 22 - 23 triệu khách quốc tế - một con số vượt trội và đòi hỏi một hệ sinh thái du lịch phải thay đổi toàn diện. Điều này không chỉ thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc phục hồi nền kinh tế hậu đại dịch mà còn phản ánh tiềm năng và sức hút của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, theo...

Vì sao người dân phải ‘xin cấp phép thả diều’ trên bãi biển Nha Trang?

Ngày 2-5, theo lãnh đạo một cơ quan chức năng của TP Nha Trang, quyết định về việc ban hành nội quy công viên bờ biển Nha Trang là "để việc quản lý công viên bờ biển Nha Trang đi vào nề nếp, đảm bảo an ninh trật tự, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường". Nội quy ban hành...

Cùng chuyên mục

Khai mạc lễ hội Đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2025

Lễ hội đền Trần diễn ra từ ngày 10-14/2 (tức ngày 13-17 tháng Giêng năm Ất Tỵ) theo quy mô cấp tỉnh, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: lễ bái yết và dâng hương, lễ rước nước, lễ khai ấn...Khai mạc Lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình: Vang vọng hào khí Đông ANam Định: Tấp nập người dân, du khách đến đền Trần du Xuân Ất Tỵ 2025Hà Nam: Khai mạc Lễ hội truyền thống...

Phú Quốc là điểm du lịch phát triển nhanh nhất Đông Nam Á

NDO - Mới đây, Travel Off Path - chuyên trang du lịch nổi tiếng của Mỹ đã chia sẻ danh sách top 5 điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) đứng đầu danh sách này. Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, 3 năm sau khi du lịch thế giới hoàn toàn mở cửa trở lại kể từ dịch Covid-19, khu vực Đông Nam Á...

Việt Nam tiếp tục là điểm đến yêu thích nhất của các gia đình Hàn Quốc có trẻ em

Việt Nam tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng điểm đến du lịch cho gia đình có trẻ em dưới 10 tuổi của Hàn Quốc nhờ khí hậu ấm áp, các hoạt động giải trí đa dạng và các khu nghỉ dưỡng cao cấp.Phú Quốc – Một trong 5 điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất Đông Nam Á Báo Indonesia đánh giá du lịch Việt Nam phục hồi mạnh nhất Đông Nam ÁKiên Giang lần đầu...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng kỷ lục ngay tháng đầu năm 2025

NDO - Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1/2025 đạt gần 2,1 triệu lượt, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kỷ lục mới của ngành du lịch Việt Nam, vượt qua con số cao nhất trước đó là 1,99 triệu lượt vào tháng 1/2020. Về thị trường gửi khách, Trung Quốc quay trở lại là thị trường gửi khách lớn nhất của...

Bố trí 2.500 nhân viên an ninh tại 5 vòng bảo vệ trật tự lễ Khai ấn Đền Trần

Công an tỉnh Nam Định cho biết thông tin trên tại hoạt động triển khai thực binh phương án đảm bảo an ninh, trật tự Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 ngày 10/2. Theo Ban tổ...

Mới nhất

Vì sao Chủ tịch UBND huyện Long Thành bị bắt?

(NLĐO) - Trước khi bắt tạm giam, lực lượng chức năng đã khám xét và thu giữ một số tài liệu tại nhà riêng của Chủ tịch UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai ...

Bác sĩ chia sẻ cách giúp phòng cúm trong thời điểm giao mùa

Theo y học cổ truyền, để phòng cúm cần giữ ấm cơ thể, ăn thực phẩm ấm nóng, bổ phế, uống trà thảo...

Lợi ích bất ngờ của cây tầm ma đối với sức khỏe

Cây tầm ma có kích thước nhỏ, có nhiều lông gây châm chích khi tiếp xúc với da. Tuy nhiên, đừng để điều...

Nguồn cung nông sản, thực phẩm dồi dào, giá cả ổn định dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ

Bộ đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2025 tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Trà Vinh, kiểm tra 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.  Các đơn vị chuyên môn của Bộ đã phát hiện, lập biên bản vi...

Giá vàng thế giới vượt 2.900 USD/ounce, cao nhất mọi thời đại

Giá vàng thế giới đã chạm mức cao nhất mọi thời đại vào tối nay, 10-2, với 2.910 USD/ounce. Theo ghi nhận, hiện chênh...

Mới nhất