Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcCông nghệ gieo mây có gây mưa lớn ở Dubai?

Công nghệ gieo mây có gây mưa lớn ở Dubai?


Dù đã tồn tại vài thập kỷ, công nghệ gieo mây vẫn gây tranh cãi trong cộng đồng thời thời tiết, nhất là sau trận đại hồng thủy làm ngập Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).





Những chiếc xe ngập trong biển nước trên đường phố Dubai sau trận mưa lớn. Ảnh: China Daily

Những chiếc xe ngập trong biển nước trên đường phố Dubai sau trận mưa lớn. Ảnh: China Daily

Chưa có báo cáo nào về loại ngập lụt hoành hành ở UAE hôm 16/4. Nhiều phương tiện truyền thông đổ lỗi nguyên nhân gây ra lũ lụt cho hoạt động gieo mây mà Dubai thường xuyên tiến hành để giải quyết nhu cầu nước sạch. Theo Ahmed Habib, chuyên gia ở Trung tâm khí tượng quốc gia (NCM), UAE tiến hành hoạt động gieo mây vài ngày trước trận mưa. Máy bay được triển khai từ sân bay Al Ain để tác động tới những đám mây đối lưu hình thành trong vùng, theo Interesting Engineering.

Thành phố Dubai tê liệt hoàn toàn sau trận mưa lớn khiến khu vực ghi nhận lượng mưa bằng cả năm chỉ trong 24 giờ. Các trường học đóng cửa và nhân viên được yêu cầu làm việc từ xa sau khi bãi đỗ xe dưới lòng đất bị ngập. Dịch vụ tàu điện ngầm cũng bị gián đoạn do trận mưa kéo dài hai ngày. Sân bay quốc tế Dubai, một trong những sân bay tấp nập nhất thế giới, đối mặt ảnh hưởng hoạt động nghiêm trọng với các chuyến bay phải chuyển hướng hoặc chậm trễ vài giờ. Thiệt hại không chỉ giới hạn ở Dubai. Đường phố ở thủ đô Abu Dhabi cũng bị ngập trong khi một người đàn ông 70 tuổi bị thiệt mạng do xe của ông gặp phải lũ quét ở Ras Al Khaimah.

Các nhà khí tượng học và nhà khoa học khí hậu cho biết trận mưa lớn nhất 75 năm này giống như hệ quả của biến đổi khí hậu do con người gây ra. Một cách để biết chắc chắn sự kiện không liên quan đến gieo mây là có dự đoán từ nhiều ngày trước. Nhà nghiên cứu khoa học khí quyển Tomer Burg cho biết mô hình vi tính dự đoán về lượng mưa vài chục cm trước đó 6 ngày, bằng lượng mưa cả năm ở UAE.

Nhiều người đổ lỗi cho công nghệ gieo mây cũng là những người phủ nhận biến đổi khí hậu đang diễn ra. “Khi chúng ta nói về mưa lớn, chúng ta cần nói về biến đổi khí hậu. Tập trung vào công nghệ gieo mây sẽ gây nhầm lẫn”, nhà khoa học khí hậu Friederike Otto ở Đại học Hoàng gia London, chia sẻ. “Mưa đang trở nên dữ dội hơn nhiều trên khắp thế giới do khí hậu ấm lên vì khí quyển ấm có thể chứa nhiều hơi ẩm hơn”.

Công nghệ gieo mây

Mây cần những giọt nước hoặc băng nhỏ li ti gọi là nhân để tạo ra mưa. Phương pháp biến đổi thời tiết sử dụng máy bay và súng bắn trên mặt đất để phun các hạt vào đám mây nhằm tạo ra nhiều nhân hơn, qua đó tăng độ ẩm và thúc đẩy nước rơi xuống dưới dạng tuyết và mưa. Thông thường, nhà chức trách sử dụng iot bạc, đá khô hoặc nhiều vật liệu khác. Công nghệ gieo mây được ứng dụng lần đầu tiên vào thập niên 1940, trở nên phổ biến ở Mỹ trong thập niên 1960, chủ yếu để tạo tuyết. Cách này không thể tạo mưa khi trời quang, các hạt phải được bắn vào đám mây bão đã có sẵn hơi ẩm để nước rơi xuống.

Tuy nhiên, giới khoa học không biết chính xác công nghệ gieo mây hiệu quả đến đâu. Phương pháp có vẻ hợp lý về mặt lý thuyết, nhưng kết quả nhỏ đến mức các nhà nghiên cứu không thể nhất trí liệu nói công nghệ gieo mây thực sự hiệu quả có đúng hay không. Những lực trong khí quyển quá to lớn và hỗn loạn đến mức gieo mây “quá nhỏ về mặt quy mô để tạo ra thay đổi”, Maue nói.

Theo Bloomberg, UAE đã sử dụng công nghệ gieo mây từ năm 2002 và chưa bao giờ gặp tai họa ngập lụt trong hai thập kỷ qua. Giới chuyên gia chắc chắn công nghệ gieo mây không bị lỗi trong lần này bởi Dubai tiến hành khoảng 300 hoạt động như vậy mỗi năm. NCM cũng khẳng định họ không tiến hành gieo mây vào ngày trận bão ập đến. Dù gieo mây có vẻ giống thắng lợi của con người trước tự nhiên, công nghệ này chỉ có thể tăng lượng mưa thêm 25%. Nói cách khác, sự can thiệp của con người không thể tạo ra mưa khi đám mây mưa không xuất hiện trên bầu trời. Ngay cả khi lượng mưa tăng lên ở Dubai, vai trò của công nghệ gieo mây tương đối nhỏ.

Theo Wired, gieo mây có ảnh hưởng rất cục bộ. Phần lớn hoạt động gieo mây ở UAE được tiến hành ở các vùng phía đông, cách xa Dubai, nơi trận mưa lớn xảy ra. Oman cũng trải qua mưa lớn, dù không tiến hành bất cứ hoạt động gieo mây nào.

Nguyên nhân gây mưa lớn

Ba hệ thống áp suất thấp hình thành một chuỗi cơn bão di chuyển chậm dọc theo dòng tia, luồng khí chuyển động nhanh ở độ cao lớn, hướng tới vịnh Ba Tư, theo nhà khoa học khí hậu Michael Mann ở Đại học Pennsylvania.

UAE nằm ở khu vực Trung Đông không có nhiều bão, nhưng khi bão xuất hiện, đó là những trận bão lớn vượt xa ở Mỹ, theo Maue. Những trận bão nhiệt đới khổng lồ như thế này “không phải sự kiện hiếm gặp ở Trung Đông”, giáo sư khí tượng Suzanne Gray ở Đại học Reading, cho biết. Một nghiên cứu gần đây phân tích gần 100 sự kiện tương tự ở phía nam bán đảo Arab từ năm 2000 đến năm 2020, phần lớn rơi vào tháng 3 và 4, bao gồm trận bão vào tháng 3/2016 trút gần 24 cm nước mưa xuống Dubai trong vòng vài giờ.

Theo Reuters, cơn bão ban đầu tràn qua Oman hôm 14/4 trước khi tới UAE hôm 16/4, gây mất điện, gián đoạn các chuyến bay và biến đường cao tốc thành sông. Tại UAE, lượng mưa kỷ lục 254 mm được ghi nhận ở Al Ain, thành phố giáp biên giới Oman. Đây là lượng mưa lớn nhất trong vòng 24 giờ từ khi kỷ lục bắt đầu năm 1949.

Nghiên cứu vào năm 2021 cho thấy thời gian xảy ra bão mạnh tăng đáng kể ở đông nam bán đảo Arab. Những sự kiện cực đoan như vậy có thể tác động lớn hơn trong khi thế giới ấm lên. Tuy công nghệ gieo mây có hiệu quả, các nhà khoa học cho rằng nó không tạo ra ảnh hưởng lớn.

Dubai bị ngập lụt do không được xây dựng để xử lý lượng mưa quá lớn. Thành phố sa mạc đang tìm cách tăng nguồn cung cấp nước ngọt không xây cống thoát nước để dẫn nước khi mưa nặng hạt. Thành phố được xây bằng bê tông và kính, không có cơ sở hạ tầng để hấp thụ nước dư thừa. Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, tình trạng những thành phố lớn bị ngập khi mưa lớn liên tục rất phổ biến, trong đó có Dubai. Đây là một sự kiện cảnh tỉnh chứng minh cơ sở hạ tầng đô thị cần được thiết kế lại nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Chắc chắn nguyên nhân không phải công nghệ gieo mây”, nhà khí tượng Ryan Maue, cựu giám đốc khoa học ở Cục đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ, cho biết. “Nếu điều đó xảy ra với công nghệ gieo mây, cả UAE sẽ ngập nước mọi lúc”.

An Khang (Theo Interesting Engineering)




Source link

Cùng chủ đề

TPHCM khắp nơi kẹt xe, đường ngập sau cơn mưa trái mùa kết hợp triều cường rằm tháng Chạp

TPO - Cơn mưa trái mùa vào chiều 14/1 khiến nhiều tuyến đường trung tâm TPHCM, cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất ùn tắc, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Cùng thời điểm này, triều cường rằm tháng Chạp đã làm một số tuyến đường ven sông, kênh, rạch, vùng trũng thấp trên địa bàn thành phố bị ngập úng. 14/01/2025 | 20:08 ...

Những hình ảnh chào đón năm mới 2025 đầy ấn tượng

Nhiều hoạt động như cầu nguyện, biểu diễn nghệ thuật và đốt pháo hoa đã diễn ra khắp nơi trên thế giới với mong muốn năm mới 2025 sẽ an bình và tốt đẹp hơn. ...

Mưa lớn trong 2 giờ, cô gái chạy xe máy ngã nhào khi qua ‘rốn ngập’ ở Đồng Nai

Trận mưa lớn kéo dài gần 2 giờ khiến nhiều tuyến đường ở Đồng Nai ngập sâu trong biển nước. Nhiều người đi xe máy bị sóng đánh ngã nhào xuống đường. Trận mưa lớn kéo dài gần 2 giờ khiến nhiều tuyến đường ở Đồng Nai ngập sâu trong biển nước. Nhiều người đi xe máy bị sóng đánh ngã nhào xuống đường. Chiều tối nay (27/12), cơn mưa...

Bão số 10 suy yếu kết hợp không khí lạnh, mưa lớn từ Đà Nẵng vào phía nam

Bão số 10 (tên quốc tế Pabuk) suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong 24 giờ tới. Tuy ít ảnh hưởng đến đất liền nhưng hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh gây mưa lớn nhiều nơi từ Đà Nẵng vào phía nam. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 7h hôm nay (24/12), vị trí tâm bão số 10 vẫn ở trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông....

Bão số 10 vào vùng biển Phú Yên đến Bà Rịa – Vũng Tàu, tâm mưa ở đâu?

Tuy bão số 10 chỉ mạnh khoảng cấp 8, giật cấp 10 nhưng vùng ảnh hưởng gây mưa lớn từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, Tây Nguyên và Nam Bộ. Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa đã mạnh lên thành bão số 10 (tên quốc tế là Pabuk). Chiều 23/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hồi 16h, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Khởi công phòng thí nghiệm nước sâu sóng

Trung QuốcPhòng thí nghiệm nước sâu sóng - gió quy mô lớn đầu tiên trên thế giới rộng 16.000 m2, dự kiến xây xong cuối năm 2026. Thiết kế phòng thí nghiệm nước sâu sóng - gió quy mô lớn ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. Ảnh: Đại học Công nghệ Đại Liên Phòng thí nghiệm nước sâu sóng - gió quy mô lớn bắt đầu được xây dựng tại thành phố ven biển...

Cuộc chạy đua xây nhà máy sản xuất ngoài vũ trụ

Nhiều công ty nhìn thấy tiềm năng sản xuất một số sản phẩm ngoài vũ trụ, nơi có những yếu tố như nhiệt độ thấp, không trọng lực, chân không. Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp từ tàu Crew Dragon của SpaceX. Ảnh: NASA Với một số startup, câu hỏi cấp thiết nhất trong lĩnh vực sản xuất hiện nay là: Làm thế nào để chế tạo các bộ phận máy tính, thu hoạch tế bào gốc và sản...

iPhone 16 mở đầu kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo của Apple

Nguồn: https://tuoitre.vn/iphone-16-mo-dau-ky-nguyen-tri-tue-nhan-tao-cua-apple-20240910060124764.htm

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo

Điểm mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được Đảng và Nhà nước xác định là một nội dung trong các đột phá chiến lược để phát triển kinh tế-xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần quyết định đưa Việt Nam vượt...

Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người

Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi...

Cùng chuyên mục

Giới khoa học bối rối khi Trái Đất có 2 ngọn núi bí ẩn cao gấp trăm lần Everest

Kể từ khi Edmund Hillary và Tenzing Norgay lần đầu tiên chinh phục đỉnh núi Everest vào năm 1953, chinh phục đỉnh cao nhất thế giới này đã trở thành mục tiêu của hầu hết các nhà leo núi trên hành tinh.Theo tờ Dailymail, tuy nhiên, ngọn núi nổi tiếng này không thể so sánh với hai ngọn núi bí ẩn, cao hơn 100 lần so với đỉnh Everest 8.800 mét.Với chiều cao khoảng 1.000 km, các “hòn...

Năm 2025, thế giới đón 4 lần Mặt Trăng “biến hình”

(NLĐO) - Có tới 2 lần sắc đỏ sẽ xâm chiếm hoàn toàn Mặt Trăng trong năm 2025, có thể quan sát từ nhiều châu lục. ...

Thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế – xã hội

Nhận thức được tầm quan trọng của KHCN và ĐMST trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua, Sở KH&CN tỉnh Tiền Giang đã tích cực thực hiện các hoạt động thúc đẩy ứng dụng KHCN và ĐMST trên địa bàn tỉnh...

Ngày đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân hồ hởi xuống phố ‘săn’ đào, quất

TPO - Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, người dân đổ xuống phố, chợ hoa để săn cành đào, cây quất trước khi trở về nhà, về quê ăn Tết. 25/01/2025 | 12:20 TPO - Trong ngày đầu tiên của kỳ...

Đề xuất Bộ sớm khắc phục lỗi phần mềm hệ thống cấp đổi giấy phép lái xe

Trước tình trạng hệ thống phần mềm cấp đổi giấy phép lái xe bị lỗi gây khó khăn cho cơ quan cấp đổi, Hà Tĩnh đề xuất Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam sớm khắc phục lỗi phần mềm. Ngày...

Mới nhất

Dàn mỹ nhân Thái Lan diện áo dài dịp Tết

Dàn mỹ nhân nổi tiếng của Thái Lan gồm hoa hậu Engfa Waraha, Charlotte, Mailin, Meena diện áo dài của NTK Đức Vincie trong chuyến sang Việt Nam quảng bá phim "Petrichor the series". Dàn người đẹp nổi tiếng của xứ chùa Vàng có chuyến công tác sang Việt Nam để quảng bá cho dự án phim Petrichor The Series....

Xuất khẩu nông sản và những mảng chưa ‘sáng’

Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu, nhưng nông sản Việt vẫn còn những mảng ‘xám’ đòi hỏi ngành hàng này cần tiếp tục khắc phục. Rau quả đối diện với bài toán chất lượng Năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục. Theo số...

Thưởng Tết cho giáo viên: Làm sao để nhà giáo ‘vui như Tết’?

Trải qua hơn 38 năm công tác, tôi chưa bao giờ biết tiền thưởng Tết là gì. Cũng có năm chúng tôi được phát tiền vào dịp Tết nhưng thực tế đó là tiền tiết kiệm chi trong ngân sách chi thường xuyên của các trường còn kết dư chia cho giáo viên. Tết Ất Tỵ 2025 lại đến. Những...

Hàng tươi sống đắt khách

Vào ngày 28 Tết, không khí mua sắm trên thị trường tiếp tục sôi động. Các mặt hàng tươi sống được người dân chọn mua nhiều. Hàng hóa đa dạng, phong phú Theo Báo cáo nhanh tình hình thị trường một số mặt hàng phục vụ Tết Ất Tỵ ngày 27/01/2025 tức ngày...

Chuyên gia chia sẻ mẹo hay giúp người bệnh thận ăn tết mà không lo lắng

Đối với người mắc bệnh thận mạn tính, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần để kiểm soát các...

Mới nhất