Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCông chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới...

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường!


Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 1

Đồng lương eo hẹp, nhiều công chức, viên chức trầy trật lo cuộc sống. Không ít người rời bỏ hệ thống, đã tạm “hoãn” ý định nghỉ việc, chờ đợi, kỳ vọng vào những đổi thay về thu nhập khi cải cách tiền lương tới đây.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 3

“Làm công chức hơn 10 năm, thu nhập của tôi không bằng các sinh viên mới ra trường, đầu quân cho doanh nghiệp”, chị T.T.P., làm việc tại bộ phận một cửa tại một phường ở Hà Nội, kể.

Quê ở huyện ngoại thành Hà Nội, chị P. vào TPHCM học đại học. Năm 2012 sau khi tốt nghiệp, chị làm tại một doanh nghiệp, bắt đầu với mức lương khởi điểm 5 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, gia đình ở ngoài Bắc mong mỏi, thúc giục quay về Hà Nội, chị P. đành bỏ lại sau lưng những dự định ở mảnh đất sôi động nhất cả nước. Sau khi thi đỗ công chức, mức lương khởi điểm lúc bấy giờ của chị chỉ vỏn vẹn 3 triệu đồng/tháng.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 5

Đến năm 2020, chị bắt đầu làm việc tại bộ phận một cửa, thuộc một phường trên địa bàn Hà Nội. Nhìn lại hơn 10 năm cống hiến trong môi trường nhà nước, thu nhập hiện tại của chị chỉ hơn 6 triệu đồng.

“Nhờ có tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng từ 1/7, tôi mới được thu nhập như trên”, chị P. chia sẻ.

Với một người chưa lập gia đình, đồng lương trên vẫn đủ chi tiêu. Còn với chị, khoản thu nhập này thực sự khó đủ duy trì cuộc sống hằng ngày khi phải gồng gánh cả gia đình.

Hôn nhân không trọn vẹn, một mình chị hiện nuôi dưỡng, chăm sóc hai con đang học lớp 4. Áp lực cuộc sống đè nặng lên đôi vai người mẹ với đồng lương eo hẹp.

Dù làm việc tại một phường thuộc quận Đống Đa, song chị P. phải tìm thuê trọ rất xa, ở quận Hà Đông để tiết kiệm chi phí ăn ở so với khu vực trung tâm thành phố.

“Riêng tiền phòng trọ đã ngốn 3,5 triệu đồng/tháng, tính cả điện, nước thì lên đến 4,2 triệu đồng/tháng. May mắn giờ trời thu đã mát mẻ, chứ mùa hè phải bật điều hòa còn tiêu tốn tiền hơn”, nữ công chức phường đau đáu.

May thay, tiền học hành của 2 con do chồng đảm nhận, chị chỉ lo tiền ăn uống, sinh hoạt, chỗ ở. Bọn trẻ cũng đã qua “đốt” ốm đau, thuốc thang, khám bệnh liên miên khiến gia đình luôn trong cảnh liêu xiêu, giật gấu vá vai như mấy năm trước.

Bà mẹ công chức rùng mình nhớ lại cảnh cứ một con ốm là phải tức tốc gửi cháu còn lại về quê nhờ ông bà. Những đêm thức trắng trông con, tiền trong túi đã cạn, chị lại dằn vặt vì phải xin hỗ trợ của bố mẹ đã già.

Những ngày tháng cơ cực ấy đã bao lần chị nghĩ đến chuyện nghỉ việc bởi thu nhập của công chức nhà nước chỉ “mấp mé ở mức đủ sống”. Nhiều khi, chị không còn tiền để chi trả các khoản phát sinh hàng tháng.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 7

Chị P. trần tình: “Tôi nhiều lần muốn tìm công việc theo chuyên môn ở môi trường doanh nghiệp. Nhưng nghe tin sắp thực hiện cải cách cơ bản tiền lương nên tôi cố chờ thêm thời gian, xem sự thay đổi có khả quan”.

Ở tuổi đã ngoài 35, chị cũng xác định đi tìm việc bên ngoài không phải dễ dàng. Nhưng mỗi lần nghĩ đến thu nhập thấp mà phải gánh hàng trăm khoản phải chi tiêu, chị lại thấy nản bước trên hành trình làm công chức.

Cứ mỗi lần tinh thần xuống đáy, nữ công chức lại được lãnh đạo phường quan tâm, động viên, níu giữ và những bước chân dùi gắng lại tiếp tục.

Để cải thiện thu nhập, chị P. nhận làm thêm công việc rà soát lỗi văn bản tại nhà. Vậy là mỗi ngày, khi các con đã vào giấc ngủ, chị làm cặm cụi bên bàn làm việc, “tranh thủ kiếm thêm đồng nào hay đồng đó”.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 9

Trung bình mỗi ngày, những công chức ở bộ phận một cửa UBND phường Thịnh Quang (Đống Đa, Hà Nội) sẽ tiếp hơn 200 lượt công dân đến làm các thủ tục hành chính.

Theo quy định 17h30 tan sở, nhưng anh Nguyễn Thiện Huy, công chức phường thường xuyên phải làm việc ngoài giờ để có thể xử lý xong công việc trong ngày, không để tồn đọng đến hôm sau.

Sau 9 năm làm công chức phường, lương tháng của anh mới đạt mức 5 triệu đồng. Anh Huy thú thực, từng có ý định chuyển việc vì đồng lương không đủ sống.

Song vì đã gắn bó lâu năm với công việc, đồng nghiệp, cùng với đó là môi trường làm việc khá hòa nhã, thân thiện, không có khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên, anh hết sức yêu thích, luyến tiếc nên vẫn gắn bó qua gần một thập kỷ.

“Thật sự chúng tôi được lãnh đạo phường động viên, các cơ quan, đoàn thể hỗ trợ trong phạm vi có thể để anh em gắn bó với công việc. Bởi chỉ cần một người nghỉ thì hoạt động của bộ máy bị xáo trộn rất nhiều”, anh Huy nói.

Nam công chức phường cảm thấy may mắn khi có sẵn nhà ở thủ đô, đỡ được khoản áp lực về chỗ ở mới có thể trụ nổi. Vợ anh là giáo viên trường tiểu học, lương hai vợ chồng cộng lại chỉ gần 10 triệu đồng/tháng.

“Chính vì vậy, để đủ chi tiêu gia đình tôi phải dè sẻn. Những bữa đi ăn nhà hàng thật sự xa xỉ với gia đình tôi”, nam công chức chia sẻ.

Thu nhập chỉ đủ chi tiêu, không có tiền tích lũy dù đã 40 tuổi. Chính vì vậy, anh Huy mong mỏi lần cải cách tiền lương tới đây sẽ có những thay đổi đột phá về thu nhập cho công chức, viên chức.

“Ít nhất đồng lương của chúng tôi cũng phải bằng nhóm lao động trình độ tương đương ở khu vực doanh nghiệp mới đủ trang trải cuộc sống”, anh Huy nhận định.

Cùng với việc cải thiện tiền lương, anh cũng mong các cơ quan kiểm soát tốt giá cả sinh hoạt. Có như vậy, đồng lương tăng thêm mới có giá trị với những công chức như anh.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 11

Vào biên chế 15 năm, anh Đúng là giáo viên THPT công tác tại quận 1, TPHCM hưởng lương viên chức A1 bậc 6, hệ số 3,99.

Anh cho biết, sau khi trừ các khoản đóng góp hằng tháng thì lương anh nhận về gần 8 triệu đồng.

“Mức lương đó khó có thể đảm bảo cuộc sống gia đình, đặc biệt khi chúng tôi có con nhỏ, chi phí học tập, sinh hoạt hàng ngày lại ngày một cao.

Thậm chí, với một người chưa lập gia đình mà ở nhà thuê, chi tiêu dè sẻn thì mức lương 8 triệu đồng cũng chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu, tạm gọi là tồn tại, chưa thể nói đến việc giao lưu hay học hỏi gì thêm”, anh Đúng cho hay.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 13

Anh dốc sức dạy thêm ở trung tâm, nhiều hôm nói lạc cả giọng. Không ít bữa anh lê chân về đến phòng trọ khi đã khuya lắc. Sở dĩ anh phải “cực” như vậy vì vừa muốn bảo đảm cuộc sống cho vợ con và có thể theo đuổi nghề giáo vốn yêu thích.

Nếu người khác cố gắng một, anh phải nỗ lực gấp 10 bởi xuất thân dân tỉnh lẻ về TPHCM học tập và ở lại thành phố này làm việc, sinh sống sau khi ra trường. Sau 15 năm làm qua đủ thứ công việc phụ, vợ chồng anh mới tạm ổn định cuộc sống tại đây.

Anh Đúng cho hay: “Tôi mong muốn sau khi cải cách, tiền lương đủ trang trải cho cuộc sống bản thân và lo được cho gia đình, con cái. Theo tôi, việc cải cách tiền lương cần kèm theo hệ số trượt giá cập nhật hàng năm. Bởi vì luôn có hiện tượng lương chưa tăng thì giá cả đã tăng”.

Làm giáo viên một trường THPT ở quận Gò Vấp, TPHCM, mức lương cơ bản của chị Huệ vừa tăng lên mức 7,5 triệu đồng, tính thêm phụ cấp thâm niên cũng được gần 8 triệu đồng.

Chia sẻ về quãng thời gian công tác đã qua của mình, chị Huệ khẳng định, lương cơ bản không thể đủ trang trải cuộc sống ở TPHCM. Với mức lương hiện tại, chị chỉ có thể đủ sống nếu tiết kiệm tối đa.

Nhưng đó là mức thu nhập của người có 14 năm công tác và sau nhiều lần nâng lương, còn lương giáo viên mới ra trường với hệ số 2,34 (tức chỉ hơn 4 triệu đồng/tháng) khó có thể đảm bảo mức sinh hoạt bình thường.

Chưa kể cuộc sống không chỉ có chi phí sinh hoạt mà còn chi phí giao tế, cưới hỏi, hiếu hỉ… Nhất là ở TPHCM, những chi phí này không hề thấp. Giáo viên mới ra trường mà tháng nào gánh thêm các chi phí này, có thể nói là… đói.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 15

Bản thân chị Huệ cũng phải làm thêm và có chồng phụ giúp nên cuộc sống mới tạm ổn định. Do đó, chị rất mong cải cách tiền lương cơ bản cho giáo viên, viên chức sống được bằng công việc chính của mình.

Bởi theo chị, thực tế không sống được bằng lương nên rất nhiều bạn bè chị phải làm công việc khác ngoài việc ở cơ quan để có thêm thu nhập, không thể dành toàn tâm, toàn ý cho công việc chuyên môn.

Chị Huệ cho biết, vài năm gần đây, TPHCM áp dụng mức chi tăng thêm (tiền quý) cho giáo viên, chia bình quân mỗi tháng cũng thêm vài triệu đồng nên cuộc sống của giáo viên dễ thở hơn, qua đó đáp ứng đủ nhu cầu sống cơ bản.

Nhưng đó vẫn chỉ là đủ sống, với các mục tiêu xa hơn như nuôi con, mua nhà, mua xe… là chuyện quá khó.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 17

Chị Huệ mong cải cách tiền lương để giáo viên, công chức, viên chức có thu nhập tốt, mức sống ổn hơn, còn đủ để tích lũy mua nhà, mua xe, theo chị vẫn thực sự xa vời.

Người thực tế chờ đợi cải cách tiền lương có thể đảm bảo cho giáo viên nói riêng, công chức, viên chức nói chung có thu nhập xứng đáng, đảm bảo cuộc sống “để không phải lăn tăn suy nghĩ, tính cách làm chuyện này chuyện kia kiếm thêm thu nhập”. Đó là ước mơ bao năm của chị và các đồng nghiệp.

Chị P., anh Huy, anh Đúng, chị Huệ là những công chức, viên chức tiêu biểu trong số hơn 1,7 triệu người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo thống kê năm 2021.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ, từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022, đã có gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chiếm 1,94% tổng số biên chế được giao, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực y tế, giáo dục.

Bộ Nội vụ phân tích, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có yếu tố về mức lương chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Việc thu hút đội ngũ chuyên gia cũng chưa được làm tốt, nên nhiều người có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi đã lựa chọn ra khu vực tư với chính sách đãi ngộ tốt hơn.

Nội dung: Hoa Lê, Tùng Nguyên

Ảnh: Hoa Lê

Thiết kế: Patrick Nguyễn



Source link

Cùng chủ đề

Cái Tết công chức đầu tiên của thủ khoa Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

(Dân trí) - Khác với ngày Tết trước đây khi còn là sinh viên, Đào Nguyễn Nhật Linh (sinh năm 2001) lần đầu đón Tết chỉ với 9 ngày, theo đúng chế độ nghỉ của Nhà nước. Khi còn là sinh viên Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, sau mỗi kỳ thi cuối kỳ, Đào Nguyễn Nhật Linh thường tranh thủ về quê sớm để đón Tết. Với khoảng cách hơn 1.000km từ trường về nhà, Nhật Linh luôn...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phản hồi về chế độ tiền lương giáo viên mầm non

TPO - Ngoài tiền lương được trả theo hệ số, giáo viên mầm non còn được hưởng phụ cấp ưu đãi thuộc nhóm có mức cao hơn so với giáo viên cấp học khác, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. TPO - Ngoài tiền lương được trả theo hệ số, giáo viên mầm non còn được hưởng phụ cấp ưu đãi thuộc nhóm có mức cao hơn so với giáo viên cấp học khác, Bộ trưởng GD&ĐT...

Diễn biến mới vụ chậm chi tiền thưởng cho hàng vạn giáo viên, công chức

(NLĐO) - Phản hồi bài viết chậm chi tiền thưởng cho hàng vạn người, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho rằng nguyên nhân là do các đơn vị chậm ban hành quy chế. ...

Hàng trăm cán bộ, công chức xin nghỉ trước tuổi để tinh gọn bộ máy

(NADS) - Quảng Trị hưởng ứng chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW, nhiều cán bộ, công chức, viên chức tại Quảng Trị đã tình nguyện xin nghỉ trước tuổi. Theo thống kê, toàn tỉnh có...

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức

(NLĐO) - Bộ Nội vụ đã hướng dẫn chi tiết cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chồng cũ của Từ Hy Viên bị phản ứng

(Dân trí) - Hành động của doanh nhân Uông Tiểu Phi, chồng cũ của nữ diễn viên Từ Hy Viên, đang đối mặt với làn sóng chỉ trích từ cộng đồng mạng. Sáng 3/2, gia đình nữ diễn viên xác nhận cô qua đời ở Nhật Bản. Sáng 3/2, thông tin nữ diễn viên Từ Hy Viên qua đời ở tuổi 49 đã gây rúng động dư luận châu Á. Người nhà của ngôi sao xác nhận, cô bị cúm,...

Bất động sản rộn ràng đón chu kỳ mới, hội tụ loạt động lực tăng trưởng

(Dân trí) - Thị trường bất động sản đang đứng trước chu kỳ mới, hướng tới sự phát triển bền vững, nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của khung pháp lý hoàn thiện, hạ tầng giao thông được đầu tư chất lượng. Những yếu tố tích cựcChưa bao giờ thị trường bất động sản lại đón nhận những tín hiệu phục hồi tích cực như thời gian vừa qua, nhờ những thay đổi mạnh mẽ về hành lang pháp lý....

Cô gái khuyết tật bán kẹp tóc trên phố, nuôi mơ ước đưa bà đi du lịch

(Dân trí) - Mắc chứng bại não khiến tay chân không thể vận động như người bình thường, một cô gái tại Trung Quốc khiến dân mạng xúc động khi vẫn tự mình mưu sinh trên đường phố, dành dụm tiền lo cho bà. Mới đây, cư dân mạng tại Trung Quốc xúc động trước hình ảnh một cô gái có gương mặt xinh đẹp với dáng đi loạng choạng, cố bán kẹp tóc trên đường phố trong thời tiết...

Nghệ An thu gần 500 tỷ đồng từ du lịch dịp Tết Nguyên đán

(Dân trí) - Thống kê từ Sở Du lịch Nghệ An cho biết, 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tỉnh này thu gần 500 tỷ đồng từ du lịch. Ngày 3/2, Sở Du lịch tỉnh Nghệ An cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời tiết mát mẻ và không mưa đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tham quan du lịch tại địa phương.Nhờ điều kiện thời tiết lý tưởng, nhiều...

Dính sự cố vô cùng khó tin, HLV Van Persie nổi trận lôi đình

(Dân trí) - Sự cố vô cùng khó tin xuất hiện ở giải vô địch quốc gia Hà Lan giữa Heerenveen và Fortuna Sittard. Điều đó khiến cho HLV Van Persie rất tức giận. Chuyện thật như đùa xuất hiện trong trận đấu giữa Heerenveen và Fortuna Sittard ở vòng 21 giải vô địch quốc gia Hà Lan đêm qua. Phút 89, ở thời điểm Heerenveen dẫn trước 2-1, Fortuna Sittard thực hiện hai sự thay đổi người.Ban tổ chức...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo tinh gọn thế nào?

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2025, ngành đã, đang và sẽ triển khai việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ Bộ đến các nhà trường.

Người mẹ 53 tuổi tự học, tốt nghiệp thạc sĩ trường top châu Á

TRUNG QUỐC - “Câu chuyện về người mẹ này đã trở thành nguồn cảm hứng cho khả năng cân bằng giữa công việc, gia đình và học tập để nỗ lực chinh phục tấm bằng danh giá từ một trường đại học hàng đầu”, tờ South China Morning Post bình luận. Câu chuyện về một người mẹ 53 tuổi tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh từ Đại học Phúc Đán - một trong những ngôi trường...

10 lời chúc mừng thầy cô ngày 20/11 bằng tiếng Anh

Thay vì nói "Happy Teachers Day", bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô vào dịp 20/11 qua những lời chúc bằng tiếng Anh dưới đây. 1. Thank you for being a shining light in my life and inspiring me to be the best version of myself (Cảm ơn thầy/cô đã là ánh sáng soi rọi cuộc đời em và khuyến khích em trở thành phiên bản tốt nhất của mình).2. I never knew learning could...

Viết gì để học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt, công thành danh toại?

Khởi bút đầu năm (tân niên khai bút/ tân xuân khai bút) là một hoạt động tự thân của mỗi người với mong muốn công việc sẽ được tốt đẹp hanh thông trong suốt năm và cuộc đời. ...

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Bối cảnh hội nhập, ngành kế toán đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được học tập trong môi trường song ngữ, không ngừng nâng cao năng lực tiếng Anh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu. Đó cũng là mục tiêu đào tạo ra những kế toán...

Cùng chuyên mục

Học sinh tăng tốc ôn thi vào lớp 10 sau nghỉ Tết

Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025, học sinh lớp 9 và các nhà trường dồn sức ôn thi, chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, học...

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời về kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa có trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. ...

Nhiều trường đại học cho sinh viên học online tuần đầu tiên sau Tết

Tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, nhiều trường đại học cho sinh viên học online nhằm giảm áp lực tàu xe, đi lại. Tương tự, TS Nguyễn Trung Nhân - trưởng phòng đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM - cho biết...

Phương án tuyển sinh năm 2025 của các trường đại học hot thế nào?

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học top đầu ở phía Bắc đã công bố phương án tuyển sinh năm 2025, trong đó có không ít điểm mới.

Mới nhất

Ngày Xuân nghe người trẻ nói chuyện khởi nghiệp

Tuổi trẻ ngày nay luôn thể hiện bản lĩnh, mạnh dạn dấn thân, tìm kiếm cơ hội, chinh phục những thử thách mới trên con đường khởi nghiệp. Ngày xuân, nghe những câu chuyện khởi nghiệp, càng cảm nhận rõ hơn sự quyết tâm và khát vọng vươn lên của giới trẻ. Tuổi trẻ ngày nay luôn thể hiện bản...

Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất Tỵ

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02 điểm (-0,95%), về mức 1.253,03 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm (+0,22%), lên mức 223,49 điểm. Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng mạnh gần 1.500 tỷ đồng trên toàn thị trường. Khối ngoại xả mạnh tay gần 1.500 tỷ đồng phiên khai xuân Ất TỵKết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,02...

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025 công chức, viên chức, người lao động khối cơ quan Bộ...

(Moha.gov.vn)-Sáng ngày 03/02/2025, ngày làm việc đầu tiên sau dịp nghỉ Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025, tại trụ sở Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà gặp mặt đầu xuân cán bộ, công chức, viên chức, người...

ĐSVN tổ chức lễ ra quân đầu năm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng

Trong không khí vui tươi của dịp Xuân mới Ất Tỵ - 2025, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức buổi Gặp mặt đầu năm và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2025).Tham dự lễ ra quân có Lãnh đạo Tổng công ty, cán bộ nhân viên cơ...

Mới nhất