Trang chủDestinationsGia LaiCông bố quốc tế mới nhất về 'con đường gia vị' qua...

Công bố quốc tế mới nhất về ‘con đường gia vị’ qua Óc Eo | Báo Gia Lai điện tử



Những hạt tinh bột gia vị tìm thấy tại An Giang đã cho thấy “con đường gia vị” qua thương cảng Óc Eo (An Giang).

Những hạt tinh bột vài nghìn tuổi

Những hiện vật vẫn tạm được giới khảo cổ học VN gọi là “chiếc bàn nghiền” lại tiếp tục được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ Óc Eo năm 2017 – 2020 của Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN (VASS). Nhiều hiện vật tương tự đã được khai quật hàng chục năm trước, rồi đưa về trưng bày tại Bảo tàng An Giang.

Đến tháng 7.2023, nghiên cứu những tích tụ trên bề mặt các bàn nghiền đã cho thấy dấu vết những “con đường gia vị” từ Đông Nam Á hải đảo và Nam Á tỏa ra nhiều nơi trên thế giới qua thương cảng Óc Eo thời kỳ vương quốc Phù Nam vào những thế kỷ đầu công nguyên.

“Trước đây, trong giới khảo cổ học VN có nhiều tranh luận về các bàn nghiền. Có người nói đó là để nghiền gia vị, có người lại nói nghiền thảo dược làm thuốc. Rồi, các gia vị đó được nghiền để chế biến thực phẩm đặc biệt trong nghi lễ tôn giáo hay trong đời sống thường ngày. Rất nhiều câu hỏi, nhiều giả thuyết đưa ra, nhưng trước giờ chưa có bằng chứng nào thuyết phục về mặt khoa học. Thiếu thực chứng, mọi thứ chỉ là suy diễn…”, TS Nguyễn Khánh Trung Kiên, chủ trì nhiệm vụ khai quật khảo cổ học do Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ triển khai, nhớ lại.

Công bố quốc tế mới nhất về 'con đường gia vị' qua Óc Eo ảnh 1

Khu di tích Óc Eo – Ba Thê, nơi triển khai nghiên cứu

TS Nguyễn Khánh Trung Kiên vừa cùng nhóm nghiên cứu tại ĐH Quốc gia Úc công bố kết quả nghiên cứu về những bàn nghiền này trên tạp chí Science Advances. Nhóm nghiên cứu do TS Kiên làm trưởng nhóm cùng với GS Hsiao-chun Hung và 2 nghiên cứu sinh của ĐH Quốc gia Úc là Weiwei Wang và Chunguang Zhao tiến hành từ năm 2018 đến nay. Họ đã tìm kiếm các thành phần tinh bột còn bám lại trên bề mặt các bàn nghiền tìm thấy ở Óc Eo, từ đó tìm ra chức năng của công cụ này cũng như các loại gia vị từng được nghiền trên đó. Với các phát hiện đó, nhóm đã phỏng đoán về tập quán sử dụng gia vị của cư dân Óc Eo khi xưa.

“Phân tích các vi chất thực vật thu được từ bề mặt của các công cụ bằng đá mài Óc Eo, nhóm xác định được các gia vị được cho là có nguồn gốc Nam Á, Đông Nam Á hải đảo bao gồm nghệ, gừng, đinh hương, nhục đậu khấu, quế… Những gia vị này là nguyên liệu không thể thiếu được sử dụng trong công thức chế biến món cà ri ở Nam Á ngày nay. Phát hiện gia vị này gợi ý cho chúng tôi nghĩ đến khả năng những thương nhân hoặc du khách Nam Á đã mang truyền thống ẩm thực này vào Đông Nam Á trong thời kỳ có những tiếp xúc thương mại hàng hải ban đầu qua Ấn Độ Dương, bắt đầu từ khoảng 2.000 năm trước”, nhóm nghiên cứu công bố trên tạp chí Science Advances.

Theo công bố này, có tổng cộng 717 hạt tinh bột được thu hồi từ bề mặt các dụng cụ được nghiên cứu, trong đó có 604 hạt có thể xác định được loài. Các nhà nghiên cứu đã nhận diện được 8 loại gia vị khác nhau, cùng với sự hiện diện của gạo. Nhiều hạt tinh bột có dấu hiệu biến dạng, bao gồm các cạnh bị vỡ, bề mặt phẳng, mất lớp vỏ mỏng do bị nghiền nát trên các bàn nghiền.

Công bố quốc tế mới nhất về 'con đường gia vị' qua Óc Eo ảnh 2

Bàn nghiền được tìm thấy nơi đáy dòng kênh cổ Lung Lớn,khu di tích Óc Eo – Ba Thê. Ảnh: Trung tâm khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ)

Chuyện của cà ri, chuyện của “con đường gia vị”

Nghiên cứu mới được công bố của TS Kiên và cộng sự cho biết các dấu tích trên công cụ nghiền và chày, cối đá cũng tiết lộ người cổ ở Óc Eo đã sử dụng các nguyên liệu bản địa ở Nam Á và Đông Nam Á như nghệ, gừng, riềng, gừng cát, rễ đinh hương, đinh hương, nhục đậu khấu và quế. Những loại gia vị này đều có thể được sử dụng làm nguyên liệu chế biến món cà ri. Trong số đó, các gia vị quế, nhục đậu khấu và đinh hương có thể đã được nhập khẩu vào Óc Eo từ các địa điểm xa xôi ở Nam Á và miền Đông Indonesia. Một hạt nhục đậu khấu được phân tích niên đại cho thấy tuổi của nó khoảng thế kỷ 2 – 3 và một bàn nghiền lớn được tìm thấy trong tầng đất cũng có niên đại tương đương.

Nhóm cho biết có lẽ món cà ri đã được biết đến từ hơn 4.000 năm trước ở Harappan (Pakistan) và Ấn Độ, nơi người ta tìm thấy các hạt tinh bột của nghệ, gừng, cà tím và xoài dính vào răng người và trong các nồi nấu. “Ngày nay, món cà ri vẫn còn phổ biến ở Đông Nam Á. Các nguyên liệu tìm thấy từ Óc Eo phù hợp với món cà ri Đông Nam Á hiện đại hơn là ở Nam Á khi được trộn với các loại gia vị đặc hữu, có kết hợp với nước cốt dừa…”, nhóm cho biết.

Tuy nhiên, việc đưa ra được sự lan tỏa của món cà ri từ Ấn Độ sang Đông Nam Á chưa phải là điều quý giá nhất của nghiên cứu này. Điều quan trọng nhất chính là các phát hiện này xác nhận được việc trao đổi buôn bán gia vị giữa hải đảo Đông Nam Á đến Óc Eo thời kỳ vương quốc Phù Nam.

TS Nguyễn Khánh Trung Kiên cho biết sau khi phân tích các hạt tinh bột của gia vị, chúng ta biết được có một số loài rất phổ biến ở bản địa. Nhưng chúng ta cũng thấy có một số loại gia vị lại chỉ có ở một số vùng khác nhau trên thế giới; ví dụ một số đảo phía đông Indonesia như Maluku, nơi vẫn được gọi là “quần đảo gia vị”. “Tại quần đảo này có nhiều loại gia vị rất quý, thậm chí đến thế kỷ 19 người Anh và Hà Lan vẫn còn phải đến đó để mua bán, chứ không phải chúng phổ biến khắp nơi trên thế giới. Và giờ đây, những nhà khảo cổ lại tìm thấy nó ở trong bề mặt những bàn nghiền với các loại như nhục đậu khấu, đinh hương. Một gia vị khác cũng cho thấy nó đã được nhập về từ Srilanka là quế”, TS Kiên nói.

Cũng theo TS Kiên, bên cạnh các hạt tinh bột gia vị còn có các yếu tố khác góp phần khẳng định khả năng buôn bán các gia vị này từ các khu vực trên như các loại đồ trang sức hay đồ gốm chế tác tinh xảo… “Nó không có yếu tố của cư dân bản địa, trong khi các yếu tố Nam Á, Ấn Độ khá rõ. Từ đó ta thấy con đường thương mại thời cổ đi từ Ấn Độ băng qua eo Kra nơi miền Nam Thái Lan rồi sang Óc Eo…, mà trong đó gia vị là một mặt hàng quan trọng”, TS Kiên cho biết.

Hơn thế nữa, nghiên cứu này còn góp phần mang lại lời giải cho bài toán liên quan đến hồ sơ di sản thế giới UNESCO của văn hóa Óc Eo. Hiện tại, VN đang triển khai kế hoạch lập hồ sơ đề cử khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê (An Giang) trình UNESCO ghi danh là di sản thế giới.

“Nếu chứng minh được có một tuyến đường mua bán gia vị cách vài nghìn cây số như thế thì tiêu chí hồ sơ di sản sẽ được củng cố thêm về yếu tố quan hệ văn hóa liên vùng. Đó là một yếu tố rất độc đáo. Dĩ nhiên, trước đây các nhà nghiên cứu cũng đã từng nói về chuyện các thương gia phương xa tới Óc Eo để mua bán gia vị, hoặc lịch sử chép là người La Mã thích gia vị nhập từ Nam Á, nhưng chưa xác thực bằng tư liệu khảo cổ. Giờ đây, với nghiên cứu này, chúng ta đã có bằng chứng thực tế”, TS Kiên cho biết.

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/cong-bo-quoc-te-moi-nhat-ve-con-duong-gia-vi-qua-oc-eo-185230727133455043.htm



Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Pleiku: Hơn 100 đại biểu tập huấn OCOP

(GLO)- Sáng 18-12, Phòng Kinh tế TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Hội nghị có sự tham gia của hơn 100 đại biểu là cán bộ, công chức quản lý Nhà nước của thành phố; đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh và các xã, phường trên địa bàn.   Trong thời gian 1 ngày, các đại biểu được tư vấn và hỗ...

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024. Theo đó, toàn tỉnh có 18 sản phẩm của 7 chủ thể được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao đợt II-2024, thời gian công nhận 3 năm kể từ ngày...

TP. Pleiku đánh giá, phân hạng 22 sản phẩm OCOP năm 2024

(GLO)- Sáng 28-12, Phòng Kinh tế TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Đợt đánh giá, phân hạng lần này có 6 đơn vị tham gia với 22 sản phẩm thuộc các nhóm ngành thực phẩm, đồ uống, dược liệu và chế biến nông sản.   Toàn bộ các sản phẩm đều tham gia đánh giá phân hạng đạt tiêu chuẩn phân hạng OCOP 3 sao, với những mặt hàng tiêu biểu như: tổ yến...

Gia Lai: Sản phẩm OCOP chiếm ưu thế trong giỏ quà Tết

(GLO)- Thị trường giỏ quà Tết tại Gia Lai bắt đầu vào mùa cao điểm. Năm nay, các sản phẩm OCOP địa phương đã được các đơn vị sản xuất, nhà phân phối đưa vào các giỏ quà Tết một cách sáng tạo, độc đáo, mang đậm hương vị Tây Nguyên. Khác với những năm trước, thị trường quà Tết năm nay chứng kiến một sự thay đổi đáng kể trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Thay vì những món...

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng: Điểm đến du lịch đẳng cấp quốc tế

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là "viên ngọc xanh" của Quảng Bình mà còn là điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch quốc tế. Với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, hệ sinh thái đa dạng và các sản phẩm du lịch độc đáo, "Vương quốc hang động" Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) - đã chinh phục hàng triệu du khách trong nước và quốc tế. Điểm đến lý thú Phong Nha -...

Bài đọc nhiều

Các võ sĩ Gia Lai đứng đầu tại Giải Vô địch Kickboxing miền Trung-Tây Nguyên | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Chiều 28-6, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Tổng cục Thể dục thể thao tiến hành trao thưởng cho các vận động viên (VĐV) xuất sắc nhất ở Giải Vô địch Kickboxing miền Trung-Tây Nguyên năm 2023.

Xây cầu tràn liên xã, nối 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa có văn bản thống nhất theo công văn đề nghị của UBND tỉnh Gia Lai về việc đầu tư xây dựng đường giao thông tại làng Rồi (xã Ia Phí, huyện Chư Păh).

Chư Sê tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà Hmông thương phẩm | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Sáng 31-5, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp (DVNN) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với UBND xã Hbông tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà Hmông thương phẩm cho 60 đại biểu là Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Nông dân 15 xã, thị trấn và các hộ dân của xã Hbông.

https://baogialai.com.vn/no-luc-tim-kiem-nguoi-mat-tich-khi-tam-thac-o-khanh-hoa-post241426.html

Trong nhóm 7 người trẻ đi chơi tại khu vực thác nước Edu thì có 1 người hiện đang mất tích.

Trang nghiêm lễ tiễn, bàn giao hài cốt các liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Campuchia | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh Đông Bắc (Vương quốc Campuchia), ngày 23 và 24-5, Ban Chuyên trách tỉnh Gia Lai phối hợp với Ban Chuyên trách 2 tỉnh: Preah Vihear, Stung Treng và Ratanakiri trang trọng tổ chức lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh trên đất bạn Campuchia được Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) tìm kiếm, quy tập trong mùa khô 2022-2023.

Cùng chuyên mục

Gia Lai – hội tụ và phát triển

Gia Lai được biết đến là cái nôi phát tích của lịch sử loài người với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời; một vùng đất trù phú với đất đỏ bazan cùng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng và khí hậu ôn hòa. Đây là những yếu tố để Gia Lai trở thành vùng đất mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam quy tụ về đây và cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng quê...

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Bạn có hẹn với Gia Lai tháng 11 này ?

Truyền hình Gia Lai Nguồn

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Mới nhất

Kỳ vọng những thay đổi lớn

Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ vọng về những thay đổi lớn trong cấu trúc pháp lý và nền kinh tế. Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị...

Ám ảnh tai nạn pháo nổ ngày Tết: Người mất tay, người mù mắt

Trong 9 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 33 ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Trong đó có nhiều trường hợp chấn thương nghiêm trọng như mù mắt, giập nát chi thể... ...

Cơ bản hoàn thành sắp xếp bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể TW

Tổng Bí thư nhấn mạnh, đến nay chúng ta đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp tinh gọn bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể ở Trung ương, đây chính là tiền đề vững chắc để chúng ta tiếp tục hoàn thành...

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025

Hòa cùng không khí cả nước, sáng 3/2, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đã khẩn trương bắt nhịp sản xuất trở lại, sẵn sàng tăng tốc trong năm mới 2025. Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) – thông tin,...

Giá vàng trong nước tăng mạnh, đã tiến sát 90 triệu đồng/lượng

Chiều nay 3-2, sau khi giá vàng thế giới hồi phục về ngưỡng 2.800 USD/ounce, giá vàng miếng SJC được đẩy lên mức 89,8 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn cũng tăng phi mã. ...

Mới nhất