Trang chủDi sảnCông bố hoàn thành tu bổ và phục hồi di tích Hải...

Công bố hoàn thành tu bổ và phục hồi di tích Hải Vân Quan


VHO – Ngày 21.12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng đã tổ chức công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan” sau 3 năm triển khai.

Công bố hoàn thành tu bổ và phục hồi di tích Hải Vân Quan - ảnh 1
Di tích quốc gia Hải Vân Quan ở đỉnh đèo Hải Vân, nhìn theo hướng về phía TP. Đà Nẵng

Dự án được khởi công từ cuối năm 2021, với tổng kinh phí hơn 42 tỉ đồng, từ nguồn đóng góp ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng (mỗi địa phương đóng 50%).

Trong đợt trùng tu này, dự án tập trung vào việc phục hồi toàn diện các công trình kiến trúc, nhằm tái hiện vẻ đẹp và giá trị lịch sử của di tích. Như tu bổ cổng Hải Vân Quan và cổng Thiên hạ Đệ nhất hùng quan; phục hồi thay thế nền cổng lát đá thanh, hệ thống cối, tường gạch vồ; phục hồi hệ lan can và trang trí trên nóc; hệ thống cửa ván ghép…

Đồng thời, phục hồi hệ thống tường thành thời nhà Nguyễn bằng đá núi theo dấu vết khảo cổ học và gia cố toàn bộ hệ thống chân tường thành. Ở hệ thống tường phía Nam, phục hồi pháo nhãn, tường che, các ụ đặt pháo, các chòi quan sát, tai tường và thang lên các cổng…

Công bố hoàn thành tu bổ và phục hồi di tích Hải Vân Quan - ảnh 2
Đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan”

Nằm ở độ cao hơn 490m trên dãy núi Hải Vân, Hải Vân Quan là một công trình kiến trúc thành lũy quân sự ấn tượng, được xem là một trong những cửa ải hùng tráng bậc nhất Việt Nam. Năm 2017, Bộ VHTTDL đã xếp hạng Hải Vân Quan là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Vị trí của di tích cách trung tâm TP. Huế khoảng 90km về phía Bắc và cách trung tâm TP.Đà Nẵng khoảng 28km về phía Nam. Hải Vân Quan mang nhiều giá trị về văn hóa lịch sử và là thắng cảnh nổi tiếng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển du lịch của hai địa phương nói riêng và miền Trung nói chung.

Chính quyền 2 địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã có “cái bắt tay lịch sử” để cùng xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích cũng như triển khai dự án bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan.

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và thiên nhiên gắn với di tích quốc gia Hải Vân Quan là nhiệm vụ quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng.

Dự án này cũng là nền tảng quan trọng để cả 2 địa phương tiếp tục phối hợp trong việc bảo tồn và khai thác, phát huy giá trị di tích trong tương lai. Đây cũng được xem là “hình mẫu” tiêu biểu trong việc hợp tác bảo tồn, phục hồi di sản.

Công bố hoàn thành tu bổ và phục hồi di tích Hải Vân Quan - ảnh 3
Du khách tham quan di tích Hải Vân Quan trong ngày 21.12.2024

Việc triển khai dự án đã cơ bản hoàn thành từ cuối tháng 7 và di tích Hải Vân Quan cũng được mở đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.8.2024, trước khi chính quyền hai địa phương quyết định phương án khai thác, quản lý phù hợp. 

Thống kê của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho thấy, từ tháng 8.2024 đến nay, đã có hơn 133.500 lượt khách đến tham quan di tích Hải Vân Quan.

Ngoài ra, thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ, thí điểm nền tảng check-in của du khách tại di tích Hải Vân Quan.  

Theo dự kiến, hai địa phương sẽ luân phiên quản lý và khai thác, phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan theo thời hạn. Đồng thời, cũng đề xuất mức thu phí tham quan khoảng 50.000 đồng – 70.000 đồng/khách khi chính thức khai thác di tích này.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/cong-bo-hoan-thanh-tu-bo-va-phuc-hoi-di-tich-hai-van-quan-116227.html

Cùng chủ đề

Đà Nẵng: Du lịch Tết Ất Tỵ 2025, lượng khách tăng mạnh

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đánh dấu một mùa du lịch sôi động tại Đà Nẵng khi thành phố đón hơn 469.000 lượt khách, tăng 16,7% so với kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn 2024. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt hơn 228.000 lượt, tăng mạnh 29%, còn khách nội địa đạt hơn 241.000 lượt. Doanh thu từ du lịch cũng đạt 1.887 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm trước.Chăm lo tết cho người dânTheo UBND TP....

Ngành du lịch ‘bội thu’ dịp Tết Nguyên đán 2025

Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày cùng với thời tiết thuận lợi nên hoạt động du lịch diễn ra sôi động, nhộn nhịp trên hầu khắp các điểm đến du lịch trong cả nước. Lượng khách và doanh thu từ du lịch các tỉnh có xu hướng tăng so với...

Đà Nẵng: Quyên góp quất cảnh sau Tết, phủ xanh đất công cộng

Quyên góp cây quất bỏ đi sau Tết Ất Tỵ để phủ xanh các khu đất công cộng, chương trình ý nghĩa vừa được một quận trên địa bàn Đà Nẵng phát động. Ngày 1/2, UBND quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) cho biết, Đoàn Thanh niên quận vừa phát động chương trình quyên góp quất cảnh, phủ xanh vườn dạo. Chương trình được phát động với mong muốn tận dụng giá trị của những cây quất cảnh sau Tết để...

Lý do cựu HLV U17 Việt Nam mất việc ở CLB Đà Nẵng chỉ sau 3 trận

Trưa 1/2, CLB Đà Nẵng xác nhận việc thay thế huấn luyện viên trưởng lần thứ ba trong mùa giải 2024-2025. HLV Cristiano Roland mất việc chỉ sau 3 trận đấu dẫn dắt đội bóng bên bờ sông Hàn.Nhà cầm quân người Brazil có đến 2 tháng chuẩn bị nhưng không cải thiện được tình hình của CLB Đà Nẵng. Họ thua 3 trận liên tiếp, trong đó có 2 cuộc đọ sức quan trọng trước Hà Nội...

Vận động quyên góp quất cảnh sau Tết để phủ xanh các vườn dạo

(NLĐO) - Đoàn thanh niên Quận đoàn Sơn Trà, TP Đà Nẵng sẽ hỗ trợ vận chuyển miễn phí các cây quất được quyên góp, để trồng tại các vườn dạo trên địa bàn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa | Báo Văn Hóa Online   Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-neu-don-tet-tai-khu-di-san-hue-119473.html

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Bài đọc nhiều

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Cửa Bắc- Nhân Chứng Lịch Sử Và Tinh Thần Kháng Chiến Hà Nội

Nằm khiêm nhường trên con phố Phan Đình Phùng rợp bóng cây xanh, Cửa Bắc hiện diện như một chứng nhân bất khuất của lịch sử, gắn liền với những giai đoạn hào hùng và đau thương trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại thực dân Pháp. Xây dựng từ thời Nguyễn, Cửa Bắc là cổng thành duy nhất của Hoàng thành Hà Nội còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, trở thành biểu tượng...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Di Sản Gốm Chu Đậu: Nét Đẹp Tinh Hoa Từ Đất và Lửa

“Gốm Chu Đậu- tinh hoa văn hóa Việt Nam”- Đây là 9 chữ vàng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ưu ái dành tặng gốm Chu Đậu. Những lời này không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với di sản gốm Chu Đậu mà còn khẳng định vị thế của nó trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Ngược dòng thời gian, gốm Chu Đậu đã có lịch sử phát triển lâu đời từ thế kỷ XV tại Chu...

Cùng chuyên mục

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa | Báo Văn Hóa Online   Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-neu-don-tet-tai-khu-di-san-hue-119473.html

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Mới nhất

Lào Cai đón hơn 370 nghìn du khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Kinhtedothi - Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Lào Cai, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Lào Cai đón khoảng 370.806 lượt du khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.342 tỷ đồng. Theo đó, trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025, tỉnh Lào Cai đón 343.107 lượt khách du...

Việt Nam công bố nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về thụ tinh ống nghiệm

Công trình nghiên cứu của Bệnh viện Mỹ Đức công bố hiệu quả của phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm hoàn toàn không tiêm hormone kích thích buồng trứng, cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang. ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi...

Bóng đá Việt Nam liên tiếp đối đầu Indonesia đầu năm mới Ất Tỵ 2025

CLB Thanh Hóa lên đường sang Indonesia hôm nay (3/2) để chuẩn bị cho trận đấu quyết định suất đi tiếp tại giải Đông Nam Á. Thầy trò huấn luyện viên Velizar Popov trải qua hành trình di chuyển gần 12 tiếng, trong đó 5 tiếng ngồi máy bay và 1,5 giờ đi bằng ô tô đến địa...

Mới nhất