Trang chủChính trịNgoại giaoCòn quá sớm để loại bỏ khả năng bền bỉ của nền...

Còn quá sớm để loại bỏ khả năng bền bỉ của nền kinh tế Trung Quốc?


Kinh tế Trung Quốc vẫn còn rất nhiều “nguồn nhiên liệu trong bình”, đơn cử như tỷ lệ tiết kiệm cao kỷ lục đồng nghĩa với việc nước này nắm trong tay nguồn tài chính giá rẻ cho đầu tư và đổi mới sáng tạo.

Còn 'nguồn nhiên liệu trong bình', quá sớm để loại bỏ khả năng bền bỉ của nền kinh tế Trung Quốc
Kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 5% trong năm 2023 – một mức tăng ấn tượng nếu theo tiêu chuẩn quốc tế. (Nguồn: Getty)

Mới đây, mạng tin Project Syndicate đăng bài phân tích của GS. Yang Yao của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Đại học Bắc Kinh.

Theo vị giáo sư này, kinh tế Trung Quốc năm 2023 gây thất vọng, đến mức một số nhà quan sát cho rằng nước này đã qua thời kỳ tăng trưởng đỉnh cao và bắt đầu tụt dốc. Tuy nhiên, còn quá sớm để loại bỏ khả năng bền bỉ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tăng trưởng ấn tượng

Đầu năm 2023, việc dỡ bỏ các hạn chế về “Zero Covid” đã làm dấy lên sự lạc quan tại Trung Quốc, được thể hiện qua việc tiêu dùng tăng vọt. Nhưng bức tranh kinh tế đã tối đi trông thấy, khi quý II/2023 chứng kiến xuất khẩu suy giảm, doanh số bán lẻ ảm đạm, lợi nhuận doanh nghiệp suy yếu, chi tiêu chính quyền địa phương bị cắt giảm cùng những yếu kém trong lĩnh vực bất động sản.

Lòng tin của giới doanh nghiệp trong nước xuống đáy, còn các công ty nước ngoài lo ngại. Tháng 11/2023, lần đầu tiên Trung Quốc ghi nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng (FDI ròng) âm.

Tuy nhiên, GS. Yang Yao cho rằng, kinh tế lớn thứ hai thế giới nhiều khả năng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 5% trong năm 2023 – một mức tăng ấn tượng nếu theo tiêu chuẩn quốc tế.

Quan trọng hơn, vị giáo sư đánh giá, kinh tế Trung Quốc vẫn còn rất nhiều “nguồn nhiên liệu trong bình”: Tỷ lệ tiết kiệm cao kỷ lục đồng nghĩa với việc nước này nắm trong tay nguồn tài chính giá rẻ cho đầu tư và đổi mới sáng tạo.

Trung Quốc đến nay đầu tư nhiều vào công nghệ như về năng lượng tái tạo, xe điện và trí tuệ nhân tạo – đều là những ngành sẽ định hình kinh kinh tế toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới.

Đất nước cũng đang phát triển mạnh tiềm lực trong các ngành công nghệ mới nổi, như hạt nhân nhiệt hạch (fusion nuclear), máy tính lượng tử, truyền thông lượng tử, bán dẫn quang tử. Chiến lược kiểu này sẽ phát huy hiệu quả và câu chuyện thành công về kinh tế của nhiều nước – như Nhật Bản trong những năm 1970 và 1980 – là minh chứng rõ nhất.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những “cơn gió nghịch” về tăng trưởng. Căng thẳng địa chính trị, đặc biệt là những nỗ lực do Mỹ đi đầu nhằm “phân tách” kinh tế trước Trung Quốc, đang khiến dòng FDI đổ vào đất nước chậm lại, thúc đẩy các công ty đa dạng hóa sản xuất.

Nhưng thay vì rời bỏ thị trường cùng lúc, nhiều công ty nước ngoài lựa chọn chiến lược “Trung Quốc+1”, mở các cơ sở mới ở nước thứ ba và vẫn duy trì hoạt động tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Lý do rất đơn giản. Thị trường Trung Quốc đóng góp 30% tỷ trọng giá trị tăng thêm trong chế tạo toàn cầu, tương đương tổng tỷ trọng của cả Đức, Nhật Bản và Mỹ cộng lại. Do đó, đất nước này vẫn đem lại ưu thế đặc biệt lớn về chi phí đối với các công ty.

Được bổ sung năng lực sản xuất dư thừa, ngành chế tạo Trung Quốc sẽ tiếp tục thịnh vượng. Thực tế, mục tiêu cuối cùng Mỹ đạt được trong nỗ lực “phân tách” chính là việc thúc đẩy năng lực chế tạo của Trung Quốc đặt ở nước ngoài, hơn mức Nhật Bản đã làm được kể từ thập niên 1980.

Tương tự, tác động không thuận từ xu thế nhân chủng học đối với tăng trưởng dài hạn cũng bị thổi phồng. Đúng là Trung Quốc đang ở vào thời kỳ già hóa và suy giảm dân số. Nhưng khi trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thúc đẩy tự động hóa trong ngày càng nhiều lĩnh vực, năng suất sẽ tăng lên và nhu cầu về nhân lực sẽ giảm.

Cùng với cải thiện về giáo dục, điều này sẽ bù đắp nhiều cho việc sụt giảm lực lượng lao động, thậm chí còn tạo ra một vấn đề ngược lại là có quá ít việc làm.

Còn 'nguồn nhiên liệu trong bình', quá sớm để loại bỏ khả năng bền bỉ của nền kinh tế Trung Quốc
Khu thương mại trung tâm của Thâm Quyến, Trung Quốc. (Nguồn: China daily)

Động lực thúc đẩy phát triển mới

Năm tới, theo mạng Bình luận Trung Quốc của Hong Kong (Trung Quốc), nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ dễ dàng “chinh phục” mục tiêu tăng trưởng kinh tế 4,5%.

Tuy vậy, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức rất lớn. Một mặt do hệ thống thương mại thế giới hiện đang bị các khu vực thương mại tự do mang tính khu vực chia nhỏ và cắt rời thành từng phần khác nhau.

Có thể nói, đây chính là việc sử dụng phương thức mới để kìm hãm thương mại quốc tế phát triển của chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Mặt khác, môi trường quốc tế đang tiếp tục xấu đi, trong khi quan hệ địa chính trị ngày càng nghiêm trọng và phức tạp hơn cũng sẽ xung đột và cản trở sự phát triển của thương mại thế giới. Do vậy, đất nước cần tập trung làm tốt công tác dự phòng và xây dựng kế hoạch phát triển một cách khoa học, trong đó tập trung vào những công việc trọng điểm sau:

Thứ nhất, trung thành với thị trường trong nước, xây dựng thị trường trong nước thành thị trường chung lớn và thống nhất. Trung Quốc không chỉ là quốc gia đông dân, mà còn là thị trường tiêu dùng lớn trên thế giới. Việc giải quyết tốt bài toán đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân có thể sẽ thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục tăng trưởng bền vững.

Thứ hai, mạnh về xuất khẩu nhưng tuyệt đối không chủ quan và cần tập trung giải quyết vấn đề nâng cấp sản phẩm. Hiện nay, xuất khẩu xe điện các loại đang trở thành “điểm sáng mới” trong thương mại quốc tế của Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự phát triển của ngành xe điện cũng có quy luật riêng, khi chi phí cận biên (tổng chi phí phải trả để sản xuất ra sản phẩm) của các linh kiện chính trong xe điện ngày càng cao trong khi hiệu quả sử dụng cận biên ngày càng thấp, thì sự phát triển sẽ gặp phải “hiệu ứng cổ chai” (trì trệ và thu hẹp).

Vấn đề mấu chốt trong giải quyết bài toán này là một mặt phải dựa vào sáng tạo khoa học công nghệ, giảm mạnh giá thành sản xuất pin và các linh kiện quan trọng khác của xe điện. Đồng thời, áp dụng các biện pháp thiết thực và hiệu quả hơn, tìm kiếm thêm các động lực mới để thúc đẩy sự phát triển.

Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp khí đốt, khí hydro và metan đang dần trở thành các nguồn năng lượng mới. Xét theo góc độ rộng hơn, carbon dioxide không phải là vật ô nhiễm làm cho khí hậu nóng lên, mà chính là nguồn năng lượng có thể tái tạo mới.

Mạng Bình luận Trung Quốc của Hong Kong (Trung Quốc) nêu rõ: “Nếu tận dụng tốt các loại khí này và cho ra đời ngành công nghiệp khí đốt mới, kinh tế Trung Quốc sẽ có thêm một động lực thúc đẩy phát triển mới. Quang điện (điện năng lượng Mặt trời) không phải là công nghệ mới và đất nước cũng đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất các trang thiết bị cho lĩnh vực này”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Donald Trump tự tin về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc sau cuộc trò chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra tuần trước. ...

Trump bất ngờ hoãn áp thuế với Trung Quốc, mở ra triển vọng đàm phán

(CLO) Trong ngày đầu tiên trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump gây bất ngờ khi tạm hoãn áp thuế đối với Trung Quốc và không nhắc đến quốc gia này như một mối đe dọa, dấy lên hy vọng về việc hai cường quốc sẽ xích lại gần...

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin hội đàm trực tuyến

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào chiều 21/1, chỉ vài giờ sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống thứ 47 của Mỹ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mục tiêu đưa ngành sản xuất trở lại nước Mỹ, Tổng thống Trump sẽ mạnh tay áp thuế

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/1 tuyên bố dự định áp thuế đối với chip máy tính, dược phẩm và thép nhập khẩu trong nỗ lực buộc các nhà sản xuất phải sản xuất những mặt hàng này tại Mỹ.

Chỉ huy cấp cao Hamas thiệt mạng ở Bờ Tây; Nga và Israel thảo luận về vấn đề con tin tại Dải Gaza

THX đưa tin, theo một tuyên bố chung của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) và Cơ quan an ninh Israel (ISA), không quân nước này đã tiêu diệt thủ lĩnh Hamas Ihab Abu Atiwi ở thành phố Tulkarm thuộc khu Bờ Tây ngày 27/1.

Bất chấp lo ngại của phương Tây, Iran lần đầu tiên xác nhận mua loại máy bay phản lực này của Nga

Ngày 27/1, tờ Times of Israel đưa tin, ông Ali Shadmani - quan chức cao cấp của Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran - cho biết, nước này đã mua máy bay chiến đấu Sukhoi-35 do Nga sản xuất.

Một quốc gia châu Âu phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm ‘hiếm gặp’ ở người

Người mắc bệnh đã được chuyển đến một đơn vị điều trị bệnh truyền nhiễm hậu quả nghiêm trọng.

Xung đột tiếp tục kìm hãm tiềm năng của châu Phi

Chỉ tính riêng từ tháng 4-6/2024, khắp châu Phi ghi nhận 1.000 vụ khủng bố, khiến 4.818 người tử vong.

Bài đọc nhiều

Ngành công nghiệp “tụt hậu”, triển vọng ảm đạm

Lĩnh vực công nghiệp vốn được xem là nền tảng của nền kinh tế Đức. Tuy nhiên, ngành này đang bị tụt lại phía sau so với các lĩnh vực khác trong quá trình phục hồi hậu đại dịch Covid-19, cũng như các cuộc khủng hoảng khác.

Thương mại Việt Nam-Thụy Điển tăng trưởng ấn tượng

Số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế Thụy Điển cho thấy tăng trưởng nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 đạt trung bình 9%/năm và đây là một con số khá ấn tượng.

Kinh tế đang phục hồi, EU tìm cách ứng phó khi ông Trump ‘đánh tiếng’ áp thuế

Việc các đối tác thương mại tiếp tục gia tăng những biện pháp bảo hộ có thể làm đảo lộn thương mại toàn cầu, gây sức ép lên nền kinh tế có độ mở cao của EU.

Quảng Ninh nằm trong tốp đầu địa phương hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Hiện Quảng Ninh có 29 dự án cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đạt 1.651,09 triệu USD và 20 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đạt 217,41 triệu USD.

Không phải tăng trưởng, đây mới là điều khiến Trung Quốc “đau đầu”

Người ta đặt nhiều hy vọng vào việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 như một biện pháp khắc phục nền kinh tế đang chậm lại. Nhưng khi tăng trưởng kinh tế đang từng bước phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ lại tăng vọt - một diễn biến đáng lo ngại đối với Trung Quốc.

Cùng chuyên mục

Mục tiêu đưa ngành sản xuất trở lại nước Mỹ, Tổng thống Trump sẽ mạnh tay áp thuế

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/1 tuyên bố dự định áp thuế đối với chip máy tính, dược phẩm và thép nhập khẩu trong nỗ lực buộc các nhà sản xuất phải sản xuất những mặt hàng này tại Mỹ.

Lo ngại dịch bệnh, Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt từ nhiều nước

Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu cừu, dê, gia cầm và động vật móng guốc chẵn từ nhiều nước do sự bùng phát các dịch bệnh gia súc.

Người đồng hành tin cậy của các địa phương

Năm 2024, Bộ Ngoại giao và các địa phương đã đồng sức, đồng lòng đẩy mạnh triển khai công tác đối ngoại và ngoại giao kinh tế (NGKT), tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đạt những kết quả thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Thế giới ghi nhận tuần “hạ nhiệt”; trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán?

Giá xăng dầu hôm nay 27/1, tuần trước, giá dầu đã ghi nhận tuần “hạ nhiệt”, cắt đứt chuỗi tăng 4 tuần trước đó. Giá dầu giảm, chịu tác động bởi các quyết sách mới của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống thứ 47 Donald Trump. Việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 23/1/2025 sẽ được thực hiện vào thứ Bảy ngày 1/2/2025 (tức Mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ).

Việt Nam tiếp tục truyền cảm hứng cho các quốc gia trong và ngoài khu vực

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025), Giáo sư G. Devarajan, Tổng thư ký Đảng Khối Tiến lên toàn Ấn Độ (AIFB) có bài trả lời phỏng vấn đánh giá về những nỗ lực đổi mới, cải cách mà Đảng thực hiện trong quá trình lãnh đạo đất nước.

Mới nhất

Giá cà phê trong nước hôm nay 28/1/2025: Giữ giá ổn định

Cập nhật giá cà phê hôm nay 28/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 28/1/2025. Giá cà phê thế giới tăng giảm trái chiều Giá cà phê hôm nay 28/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4...

Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức

Đây là thời gian hoàn thành toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,8 km quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn dừng khẩn cấp, trong đó đoạn qua Long An dài 2,7 km, qua TP.HCM dài 26,4 km, qua Đồng Nai dài 28,7 km. Chính thức gia hạn thời gian hoàn thành cao tốc...

Thấy chú rể say rượu đến đám cưới, mẹ cô dâu lập tức huỷ hôn

Phát hiện chú rể đến địa điểm tổ chức đám cưới trong tình trạng say xỉn và có hành động gây rối, mẹ cô dâu đã quyết định huỷ hôn. ...

Bất động sản Đà Nẵng phục hồi tích cực, loạt dự án mới đua nhau ra hàng

Năm 2024, thị trường bất động sản Đà Nẵng phục hồi mạnh mẽ với nhiều dự án mới khởi động, đánh dấu bước chuyển mình sau thời gian trầm lắng vì dịch bệnh và biến động kinh tế. Bất động sản Đà Nẵng phục hồi tích cực, loạt dự án mới đua nhau ra hàngNăm 2024, thị trường bất động...

Mới nhất