Trang chủNewsThế giớiCơn khát của thủ đô 22 triệu dân

Cơn khát của thủ đô 22 triệu dân


Mexico City, một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, đang đối mặt khủng hoảng nước nghiêm trọng.

Alejandro Gomez thiếu nước sinh hoạt hơn ba tháng nay, thường chỉ hứng được một hai thùng suốt vài tiếng sau đó lại mất nước nhiều ngày. Gomez, sống ở quận Tlalpan của Mexico City, thủ đô Mexico, không lắp bể trữ nước cỡ lớn nên không thể lấy nước từ xe tải. Thay vào đó, anh và gia đình tìm cách tận dụng và tích trữ. Mỗi khi tắm rửa, họ hứng lại nước tắm để dội vệ sinh.

“Chúng tôi cần nước, nước là thứ thiết yếu cho mọi thứ”, anh nói.





Người dân hứng nước từ xe tải ở khu phố Azcapotzalco, thủ đô Mexico City, ngày 26/1. Ảnh: Reuters

Người dân hứng nước từ xe tải ở khu phố Azcapotzalco, thủ đô Mexico City, ngày 26/1. Ảnh: Reuters

Tình trạng thiếu nước không hiếm ở khu phố, nhưng lần này khác. “Bây giờ, thời tiết nắng nóng. Mọi chuyện có thể còn nghiêm trọng hơn, phức tạp hơn”, Gomez bày tỏ.

Mexico City, đô thị rộng lớn với gần 22 triệu dân, đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng, xuất phát từ hàng loạt vấn đề như địa lý, phát triển đô thị thiếu quy hoạch, cơ sở hạ tầng yếu kém, cũng như tác động của biến đổi khí hậu.

Nhiều năm lượng mưa thấp bất thường, mùa khô kéo dài và nắng nóng gây thêm áp lực cho hệ thống nước vốn chật vật đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Giới chức buộc phải hạn chế hút nước từ hồ chứa.

“Một số vùng lân cận đã thiếu nước suốt nhiều tuần và 4 tháng nữa mới đến mùa mưa”, Christian Domínguez Sarmiento, nhà khoa học khí quyển tại Đại học Tự trị Quốc gia Mexico (UNAM), nói.

Các chính trị gia đang cố xua đi bất an của người dân về cuộc khủng hoảng, nhưng một số chuyên gia cho hay tình hình đang rất nghiêm trọng và Mexico City có thể cạn sạch nước ở một số khu vực trong những tháng tới.

Thành phố Mexico City nằm trên vùng vốn là lòng hồ. Xây dựng trên vùng đất sét, thành phố đang sụt dần và dễ gặp động đất cũng như tổn thương trước biến đổi khí hậu. Đây không phải nơi lý tưởng để xây dựng đô thị lớn ngày nay.

Các vùng đất ngập nước và sông ngòi đã bị thay thế bằng bê tông và nhựa đường. Vào mùa mưa, thành phố ngập lụt còn mùa khô, đất đai khô cằn.

Khoảng 60% nguồn nước cung cấp cho Mexico City lấy từ tầng ngậm nước, nhưng nguồn nước này bị khai thác quá mức đã đẩy tốc độ sụt lún của thành phố nhanh tới đáng sợ, với hơn 50 cm mỗi năm. Tốc độ bổ sung nước cho tầng ngậm nước không đủ nhanh, bởi nước mưa chảy khỏi bề mặt cứng, không thấm nước của thành phố thay vì ngấm xuống đất.

Phần nước sinh hoạt còn lại hút từ các nguồn bên ngoài. Quy trình này kém hiệu quả khiến 40% lượng nước bị thất thoát. Hệ thống nước Cutzamala, mạng lưới các hồ chứa, trạm bơm, kênh rạch và đường hầm, cung cấp khoảng 25% nước sinh hoạt cho Thung lũng Mexico, khu vực bao gồm cả thành phố Mexico City. Nhưng hạn hán nghiêm trọng đã ảnh hưởng tới nguồn nước này. Hiện tại, mạng lưới chỉ đầy 39% sức chứa, mức thấp nhất lịch sử.





Người nông dân chỉ tay về phía phá Zumpango, khu vực đang hạn hán nghiêm trọng ở Thung lũng Mexico, ngày 21/2. Ảnh: Reuters

Người nông dân chỉ tay về phía phá Zumpango, khu vực đang hạn hán nghiêm trọng ở Thung lũng Mexico, ngày 21/2. Ảnh: Reuters

Hồi tháng 10/2023, ủy ban nước quốc gia Mexico (Conagua), tuyên bố sẽ giảm lượng nước lấy từ Cutzamala 8%, “để đảm bảo cung cấp nước uống cho người dân nếu hạn hán nghiêm trọng”.

Chỉ vài tuần sau, giới chức siết chặt hạn chế, giảm gần 25% lượng nước lấy từ hệ thống với lý do thời tiết. “Chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để phân phối lượng nước mà Cutzamala có, để đảm bảo không hết nước”, Germán Arturo Martínez Santoyo, tổng giám đốc Conagua, nói.

Một báo cáo tháng này cho thấy khoảng 60% diện tích Mexixco đang trải qua hạn hán từ trung bình đến nghiêm trọng. Gần 90% diện tích Mexico City đang hạn hán nghiêm trọng và tình hình sẽ xấu hơn bởi vài tháng nữa mới đến mùa mưa.

“Chúng tôi đang ở giữa mùa khô, nhiệt độ sẽ tăng và kéo dài cho tới tháng 4 hoặc tháng 5”, June Garcia-Becerra, phó giáo sư ngành bách khoa Đại học Bắc British Columbia, nói.

Các hiện tượng thời tiết đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Mexico. Ba năm La Nina khiến khu vực hạn hán, còn El Nino năm ngoái đem tới mùa mưa ngắn không đủ bổ sung cho hồ trữ nước.

Xu hướng nóng lên toàn cầu kéo dài do tác động của con người vẫn tiếp diễn, khiến mùa khô dài hơn và nắng nóng gay gắt hơn. “Biến đổi khí hậu khiến hạn hán nghiêm trọng hơn do thiếu nước”, Sarmiento cho hay. Nhiệt độ cao cũng khiến nước trong hệ thống Cutzamala bốc hơi.

Đợt nắng nóng nghiêm trọng diễn ra trên diện rộng vào mùa hè năm ngoái khiến ít nhất 200 người thiệt mạng ở Mexico. Theo một báo cáo khoa học, những đợt nắng nóng này “gần như không thể xảy ra” nếu không có biến đổi khí hậu. Tác động của biến đổi khí hậu đặt gánh nặng lên khó khăn vốn có của thành phố, nơi hệ thống nước không theo kịp tốc độ tăng dân số.

Cuộc khủng hoảng gây tranh luận gay gắt về việc liệu thành phố có đến ngày cạn sạch nước hay không, khi hệ thống Cutzamala rơi xuống mực nước thấp tới mức không thể cung cấp cho thành phố.

Truyền thông địa phương hồi đầu tháng 2 đưa tin một quan chức Congagua cho hay nếu không có mưa lớn, “ngày cạn nước” có thể tới sớm nhất vào 26/6. Tuy nhiên, chính quyền cam kết sẽ không có ngày này.

Trong cuộc họp báo ngày 14/2, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador cho hay chính quyền đang giải quyết vấn đề nước. Thị trưởng Mexico City Martí Batres Guadarrama tuyên bố thông tin về “ngày cạn nước” là tin thất thiệt do phe phái đối nghịch tung ra.

Conagua từ chối yêu cầu phỏng vấn và không trả lời câu hỏi cụ thể về “ngày cạn nước”, Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo về một cuộc khủng hoảng đang ngoài tầm kiểm soát.

“Mexico City có thể hết nước trước khi mùa mưa đến nếu tiếp tục sử dụng nước theo cách hiện nay”, bà Sosa-Rodríguez cảnh báo.

Điều này không có nghĩa là hệ thống cung cấp nước sẽ hoàn toàn sụp đổ bởi thành phố không chỉ phụ thuộc vào một nguồn. Mexico City sẽ không giống tình cảnh của Cape Town ở Nam Phi, nơi gần như cạn sạch nước năm 2018 sau đợt hạn hán nghiêm trọng kéo dài nhiều năm.

“Một số nhóm người vẫn có nước sử dụng”, bà nói, “nhưng đa số thì không”.

Raúl Rodríguez Márquez, chủ tịch Hội đồng Tư vấn Nước phi lợi nhuận, nhận định thành phố sẽ không cạn nước trong năm nay nhưng cảnh báo điều này sẽ xảy ra nếu không hành động.

“Chúng ta đang ở trong tình thế nguy cấp và có thể rơi vào tình huống cực đoan trong vài tháng tới”, ông nói.

Trong gần 10 năm, bà Sosa-Rodríguez liên tục cảnh báo giới chức về nguy cơ ngày cạn nước đối với Mexico City. Bà đánh giá biện pháp là xử lý nước thải tốt hơn để tăng lượng nước sẵn có và giảm ô nhiễm, đầu tư hệ thống thu và xử lý nước mưa giúp người dân giảm phụ thuộc vào mạng lưới nước và xe chở nước 30%.

Khắc phục đường ống rò rỉ sẽ giúp hệ thống hoạt động hiệu quả hơn, giảm lượng nước phải khai thác từ tầng ngậm nước. Các giải pháp dựa vào thiên nhiên như hồi sinh sông ngòi và vùng đất ngập nước, sẽ giúp cung cấp hệ thống giữ nước và lọc nước, đồng thời đạt lợi ích phủ xanh và làm mát thành phố.

Trong tuyên bố trên trang web, Conagua cho hay đang tiến hành dự án dài ba năm để lắp đặt, phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng nước nhằm giúp thành phố đối phó tình trạng suy giảm hệ thống Cutzamala, bao gồm bổ sung giếng mới và vận hành các nhà máy xử lý nước.





Đường chân trời Mexico City giữa các tòa nhà cao tầng dọc đại lộ Refoma ngày 24/5/3023. Ảnh: Reuters

Đường chân trời Mexico City giữa các tòa nhà cao tầng dọc đại lộ Refoma ngày 24/5/3023. Ảnh: Reuters

Nhưng trong lúc này, căng thẳng đang gia tăng khi người dân một số khu vực sống trong tình trạng thiếu nước, trong khi người ở khu vực khác, thường là những khu phố giàu có hơn, đa phần không bị ảnh hưởng.

“Rõ ràng có sự bất bình đẳng về khả năng tiếp cận nguồn nước trong thành phố và điều này liên quan thu nhập của người dân”, Sosa-Rodríguez nói. Ngày cạn nước có thể chưa xảy ra trên toàn thành phố Mexico City, nhưng một số khu dân cư đã đối mặt ngày này trong nhiều năm.

Amanda Martínez, cư dân ở quận Tlalpan, cho biết đối với người dân ở đây, tình trạng thiếu nước không có gì mới. Cô và gia đình thường phải trả hơn 100 USD cho một téc nước mua từ xe tải. Nhưng tình hình đang xấu đi. Đôi khi khu phố mất nước một đến hai tuần và có thể một ngày nào đó, cạn nước hoàn toàn.

“Tôi cho rằng chưa ai chuẩn bị được cho tình huống đó”, cô nói.

Hồng Hạnh (Theo CNN)




Source link

Cùng chủ đề

Nhiệt độ toàn cầu năm 2024 vượt 1,5 độ C có phá vỡ thỏa thuận Paris?

(Dân trí) - Vấn đề biến đổi khí hậu thường liên đới đến giới hạn tăng nhiệt độ 1,5 độ C. Điều đó có nghĩa là gì? Các nước đồng ý giảm đáng kể phát thải khí nhà kính để giữ cho nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu về lâu dài "thấp hơn 2 độ C" so với thời kỳ tiền công nghiệp.Các nước cũng nhất trí "nỗ lực" giới hạn nhiệt độ tăng không quá 1,5 độ...

Long An hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Nhiều giải pháp thiết thực đã được tỉnh Long An triển khai thực hiện nhằm nâng cao chỉ số xanh cấp tỉnh. ...

Khai thác hiệu quả nguồn lợi rừng

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt mức kỷ lục mới 17,29 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nhìn rừng ở khía cạnh đa ngành, con số này sẽ được tăng theo cấp số nhân. Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có cuộc trao đổi với báo chí nhân dịp đầu xuân Ất Tỵ. - Là người khơi mở về việc đa dụng hệ...

Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. ...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Lần đầu tiên sau 10 năm, Nga cung cấp trực thăng cho đồng minh của Mỹ

Dữ liệu của cơ quan thống kê Hàn Quốc cho thấy, Nga đã bàn giao nhiều máy bay trực thăng cho nước đồng minh Mỹ này trong năm 2024 sau 10 năm.

Lung lay vận mệnh gia tộc Duterte

Là đại diện của gia tộc cựu Tổng thống Duterte quyền lực trong chính trường Philippines, Phó Tổng thống Sara Duterte đang chịu bủa vây từ hàng loạt cáo buộc và đứng trước nguy cơ chấm dứt sự nghiệp chính trị.

Nga bắt 4 nữ đặc vụ Ukraine, Iran nói không nên đàm phán với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan ký nhiều thoả thuận

Tổng thống Brazil nói ông Trump không được bầu để "cai trị thế giới", Moscow đề cập đến hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ, Panama rút khỏi Vành đai và Con đường, Nga mở rộng quyền tịch thu tài sản nước ngoài… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tên lửa Triều Tiên tăng độ chính xác nhờ được sử dụng tại Ukraine

Reuters dẫn nguồn tin quan chức Ukraine nói rằng tên lửa từ CHDCND Triều Tiên được Nga sử dụng tại Ukraine đã dần cải thiện độ chính xác. ...

Ông Trump tuyên bố Gaza ‘sẽ được Israel trao cho Mỹ’

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6.2 nói rằng Dải Gaza sẽ được Israel ‘trao cho Mỹ’ khi chiến sự chấm dứt. ...

Cùng chuyên mục

“Cha đẻ” của Namibia, cựu Tổng thống Sam Nujoma qua đời

Cựu Tổng thống Sam Nujoma, người được tôn kính vì đã lãnh đạo Namibia giành độc lập từ Nam Phi vào năm 1990, đã qua đời ở tuổi 95 vào ngày 8/2.

Chìm tàu cá ngoài khơi Hàn Quốc, có thuyền viên Việt Nam

Báo Korea Times ngày 9.2 thông báo một tàu cá chở 14 thuyền viên chìm ngoài khơi bờ biển phía nam Hàn Quốc, khiến ít nhất 4 người chết và 6 người mất tích. ...

Tổng thống Trump thích đàm phán với Iran thay vì ném bom, Nga nói “Mỹ không muốn đối thoại nghiêm túc”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ưu tiên đàm phán hạt nhân với Iran thay vì tiến hành các hoạt động quân sự. Ở một diễn biến liên quan, nhà ngoại giao Nga cho biết Mỹ chưa sẵn sàng nối lại các cuộc thảo luận nghiêm túc về giải trừ vũ khí hạt nhân.

Châu Phi kêu gọi ngừng bắn và tìm giải pháp lâu dài cho CHDC Congo

Ngày 8/12, các nhà lãnh đạo châu Phi đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức tại miền Đông CHDC Congo, đồng thời ủng hộ tìm kiếm một giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột đang diễn ra.

Ecuador tạm thời đóng cửa biên giới với Colombia, Peru trước thềm bầu cử

Văn phòng Tổng thống Ecuador, ngày 9/2, xác nhận nước này tạm thời đóng cửa biên giới trên bộ với Colombia và Peru nhằm bảo đảm an ninh trước cuộc tổng tuyển cử.

Mới nhất

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ...

Thủ tướng phê bình 30 bộ ngành, địa phương chưa báo cáo tháo gỡ các dự án tồn đọng kéo dài

Thủ tướng phê bình, yêu cầu các bộ và 30 địa phương chưa gửi báo cáo kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm cá nhân báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17-2. ...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem...

Thủ tướng đôn đốc rà soát, tháo gỡ các dự án khó khăn, tồn đọng kéo dài

(NLĐO)- Sau ngày 15-2, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự...

Mới nhất