Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCơn hỗn loạn tài chính tự tạo của Đức

Cơn hỗn loạn tài chính tự tạo của Đức


Đức nổi tiếng về thận trọng tài chính nhưng hai tuần qua, họ rơi vào một cơn hỗn loạn tài chính kỳ lạ, theo Economist.

Đức kiểm soát rất chặt chẽ vấn đề nợ công, vốn được xem là niềm tự hào về kỷ luật tài chính quốc gia. Một điều khoản trong hiến pháp đưa ra các hạn chế cụ thể thường được gọi là “phanh nợ”. Cơ chế này giới hạn thâm hụt ngân sách không vượt quá 0,35% GDP.

Và trọng tâm của cơn hỗn loạn vừa qua chính là việc chính phủ đã lách các quy định của phanh nợ thông qua một loạt quỹ đặc biệt. Họ phân bổ lại ngân sách chưa sử dụng từ thời đại dịch sang quỹ biến đổi khí hậu, nhưng bị “tuýt còi”.

Theo đó, ngày 15/11, Tòa án Hiến pháp Đức ra phán quyết rằng việc tài trợ 60 tỷ euro (66 tỷ USD), tương đương 1,5% GDP được chuyển sang cho chi tiêu khí hậu là vi hiến, gây nguy hiểm cho tất cả nguồn tài chính.

Phán quyết gây ra rối ren trên chính trường. Trong khi các nhà lập pháp đang nỗ lực để bịt các lỗ hổng tài chính, các thành viên của liên minh chính phủ cầm quyền lao vào tranh cãi, còn phe đối lập cũng bị chia rẽ.





Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner phát biểu trước quốc hội nước này vào ngày 16/11. Ảnh: DPA

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner phát biểu trước quốc hội nước này vào ngày 16/11. Ảnh: DPA

Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner cho biết Đức phải đối mặt với khoản thiếu hụt 17 tỷ euro (18,66 tỷ USD) trong ngân sách năm sau sau phán quyết. “Để so sánh, tổng ngân sách liên bang là 450 tỷ euro”, ông cho biết.

Không có ngày cụ thể để chốt ngân sách năm 2024, theo người phát ngôn chính phủ Đức. Kế hoạch có thể hoàn tất trước Giáng sinh hoặc sẽ phải chờ đến tháng 1 năm sau. “Chúng tôi không cố ý và cũng không hành động cẩu thả. Nhưng rõ ràng đây là thời điểm cực kỳ khó khăn và đáng xấu hổ đối với một chính phủ”, Bộ trường Lindner nói thêm.

Hôm 28/11, Thử tướng Olaf Scholz, hứa tại Hạ viện rằng sẽ tìm ra một số cách khắc phục. Chính phủ sẽ đưa ra một điều khoản khẩn cấp để đảm bảo chi tiêu cho năm 2023 được thông qua hợp pháp, nhưng không có lời giải thích nào về việc tiền cho năm tới sẽ đến từ đâu.

Vì nỗi ám ảnh về nợ công và quy định kiểm soát chặt chẽ của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu hiện không thể kích cầu trong nước, tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng hoặc đạt được các mục tiêu địa chính trị của mình, theo Economist. Ví dụ, trừ khi Đức có thể làm gương, các nước khác ở châu Âu khó có thể cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine.

Điểm kỳ lạ là tình trạng hỗn loạn về tài chính không liên quan gì đến kinh tế Đức. Thực tế, nước này còn phải khiến các quốc gia giàu có khác phải ghen tị vì vẫn còn nhiều dư địa để vay nếu muốn.





Từ trên xuống, tỷ lệ nợ công trên GDP của Mỹ, Pháp, Anh và Đức. Đồ họa: Economist

Từ trên xuống, tỷ lệ nợ công trên GDP của Mỹ, Pháp, Anh và Đức. Đồ họa: Economist

Nợ công của Đức chỉ tương đương khoảng 65% GDP, so với mức trung bình 90% của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), với hầu hết nước giàu. Đầu tư là một trường hợp rất rõ ràng của Đức cho thấy đang tụt hậu so với nhiều nơi khác. Sau nhiều thập kỷ bị lãng quên, cơ sở hạ tầng của Đức rất cần được làm mới.

Đối mặt với nhu cầu chi tiêu mạnh mẽ cho kinh tế, nhưng những trở ngại chính trị và pháp lý khiến ông Scholz phải tìm một số cách để xoay xở. Đầu tiên là xem xét lại chi tiêu và cắt giảm các khoản không cần thiết. Nhiều năm sung túc đã khiến các chính phủ trước đây hào phóng trợ cấp hưu trí và y tế. Cắt giảm các khoản này sẽ khó khăn nhưng cần thiết.

Bước tiếp theo là tìm cách bảo vệ chi tiêu cho đầu tư. Ngay sau khi xung đột Ukraine nổ ra năm 2022, chính phủ huy động 100 tỷ euro cho các lực lượng vũ trang để bù đắp cho nhiều năm thiếu đầu tư và vận động điều chỉnh hiến pháp để tách cam kết đó khỏi các điều khoản liên quan đến “phanh nợ”.

Song song đó, ông Scholz cho lập một quỹ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và khí hậu, được tài trợ bằng nợ dài hạn. Để tiến hành cần đa số nghị sỹ ở cả hai viện của quốc hội thông qua, điều mà nếu huy động riêng liên minh cầm quyền của ông vẫn không đủ số phiếu chấp thuận.

Ông cần cái bắt tay của đảng đối lập lớn nhất là Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU). CDU là đảng chính dẫn dắt liên minh cầm quyền từ năm 2005 đến năm 2021 và là kiến trúc sư trưởng dưới thời Angela Merkel về việc phanh nợ. Nếu quay trở lại nắm quyền, họ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch đầu tư, nên hợp tác với ông Scholz cũng là có lợi về dài hạn.

Đến nay, cuộc khủng hoảng ngân sách ở Đức đang tạo động lực mới cho việc cải cách các giới hạn nợ công tự áp đặt trong hiến pháp, khi cơn khát đầu tư vô cùng cần thiết đã lấn át nỗi ám ảnh chính trị trước đó về chính sách tài chính.

Chính trị gia Katja Mast thuộc đảng Dân chủ Xã hội của Thủ tướng Olaf Scholz ủng hộ việc đình chỉ thực thi phanh nợ của hiến pháp thông qua việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp. “SPD tin rằng có thể tìm ra lý do chính đáng” bà nói. Lý do khẩn cấp được viện dẫn là cuộc chiến ở Ukraine và chi phí trung hòa carbon nền kinh tế cũng như duy trì sự gắn kết xã hội.

Ngược lại, Hawkish Lindner và các đảng viên đảng Dân chủ Tự do của ông, ủng hộ mạnh mẽ kỷ luật tài chính, phản đối việc dỡ bỏ giới hạn đối với khoản vay mới. “Mối lo ngại của tôi là nếu chúng ta mô tả tình trạng khẩn cấp cho những sự kiện như vậy và thực hiện việc này hàng năm, chúng ta sẽ không nhận ra rằng đến một lúc nào đó, tình huống khẩn cấp sẽ trở thành một điều bình thường mới đáng trách và đáng tiếc”, ông nói.

Theo Economist, Đức nổi tiếng về sự thận trọng không phải nhờ vào việc kiềm chế nợ nần mà vì những năm tăng trưởng mạnh mẽ đã thúc đẩy nguồn thu thuế đã giúp giảm thâm hụt. Dù người Đức rất yêu thích quy tắc nhưng việc hãm nợ trước khi đạt được mức tăng trưởng như hiện nay sẽ là hành động tự hại bản thân. Thay vào đó, nên đưa các nguyên tắc như tính bền vững của nợ vào hiến pháp và để lại giới hạn thâm hụt cho các chính trị gia được bỏ phiếu.

Phiên An (theo The Economist, Reuters)




Source link

Cùng chủ đề

Kinh tế Đức có thể suy giảm 0,5% năm 2024, Bộ Tài chính “tung” kế hoạch liên quan đến nợ công

Ngày 16/12, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner công bố kế hoạch cải cách các quy định về nợ công của nước này để đẩy mạnh chi tiêu công trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Đức có cần phải “mất ăn mất ngủ” về nợ công? Nợ bao nhiêu là quá nhiều? Khi nào nên ngừng vay tiền?

Một cuộc tranh luận sôi nổi đang nổ ra về nợ công của Đức, nền kinh tế đầu tàu châu Âu.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Hà Nội tạm đình chỉ quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát ngày mùng 1 Tết

Chủ tịch UBND phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Hoàng Thị Tuyết Lan cho biết đã yêu cầu đình chỉ hoạt động quán bún riêu bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún ngày mùng 1 Tết. Tối 31-1 (tức mùng 3...

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD sau Tết

(NLĐO) - Đồng USD mạnh lên trên thị trường quốc tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tỉ giá USD/VNĐ. ...

Tăng lên mức cao nhất mọi thời đại

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay đã phá kỷ lục cũ để tăng lên đỉnh cao nhất khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế quan mới ...

Sân bay đông khách quay lại sau Tết

Nhà ga nội địa sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu ghi nhận lượng khách quay trở lại sau Tết đông đúc. Taxi, xe công nghệ ở sân bay được yêu cầu tăng 25% số lượng xe để đáp ứng nhu cầu khách. Để...

EU dọa trả đũa nếu ông Trump tăng thuế quan

Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo Tổng thống Trump rằng khối này sẽ trả đũa nếu ông áp các mức thuế quan bổ sung đối với hàng hóa EU. Theo trang Politico, ngày 2-2, Ủy ban châu Âu cho biết họ "lấy làm...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục lao lên mức kỷ lục mới

(NLĐO) - Giá vàng hôm nay đã phá đỉnh cũ để tăng lên mức kỷ lục mới sau khi Mỹ chuẩn bị áp dụng chính sách thuế quan mới với một số nước ...

Tin tức sáng 4-2: Đề xuất miễn thuế thu nhập cho nhà khoa học nghiên cứu công nghệ đường sắt đô thị

Một số tin tức đáng chú ý: Phạt một công ty bảo hiểm vì đưa thông tin gây nhầm lẫn để hút khách; Sếp VPBank chi gần 600 tỉ đồng mua cổ phiếu đầu năm; Nhu cầu thấp, siêu thị, chợ 'ê hề' hàng những ngày đầu năm... ...

Xếp hạng thu nhập nhân viên ngân hàng mới nhất: Nhà vô địch ‘cô đơn trên đỉnh’

Techcombank tiếp tục xô đổ kỷ lục của chính mình về mức đãi ngộ cho nhân viên khi thu nhập bình quân mỗi tháng của nhân viên nhà băng này đạt cột mốc mới: 48 triệu đồng/người/tháng trong năm 2024. Tính tới đầu tháng 2, ngoại trừ Eximbank, Agribank và 5 ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt hoặc chuyển giao bắt buộc (SCB, DongA Bank, MBV, VCBNeo, GPBank) chưa công bố báo cáo tài chính quý IV/2024, đã...

Dân nuôi tôm trên ruộng lúa Kiên Giang làm nhiều cách để phòng tránh xâm nhập mặn

Dân nuôi tôm, cua ở huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) hiện chủ động phòng tránh xâm nhập mặn bằng việc gia cố bờ bao và đo độ mặn trên kênh, sông nội đồng thường xuyên trước khi bơm nước vào ruộng. Vận...

WSJ: Trung Quốc đề xuất thỏa thuận thương mại với ông Trump

Nguồn tin cho hay Trung Quốc đang chuẩn bị một đề xuất để bắt đầu đàm phán với Mỹ, sau khi ông Trump áp thuế 10% hàng hóa của Bắc Kinh. Ngày 3-2, giờ Việt Nam, tờ Wall Street Journal (WSJ) dẫn các nguồn...

Mới nhất

Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế và bài học cho TP.HCM

Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, có nhiều con đường khác nhau trong việc phát triển Trung tâm tài chính quốc tế (IFC) để TP.HCM và Đà Nẵng có thể học hỏi. Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, có nhiều con đường khác nhau trong việc phát triển Trung tâm tài chính quốc tế (IFC) để...

Lấy lại tinh thần từ ‘hội chứng sau Tết’

Kỳ nghỉ Tết là khoảng thời gian sum vầy, vui chơi, nhưng cũng có thể gây xáo trộn nhịp sống của nhiều người. Khi chuỗi ngày nghỉ lễ dài kết thúc, không ít người rơi vào cảm giác buồn chán, hụt hẫng, thậm chí ảnh hưởng tinh...

Khen Mexico về phản ứng với sắc lệnh thuế quan, Mỹ tặng “phần quà” giá trị

Ngày 3/2, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, chính quyền Mỹ đã đồng ý tạm dừng áp dụng thuế quan toàn diện đối với nước này trong 1 tháng trong khi hai bên đang đàm phán để đạt được thỏa thuận.

Tăng tốc hoàn thành sớm 3.000km cao tốc

Sáng 3/2, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh chủ trì hội nghị giao ban triển khai công tác tháng 2/2025. Một trong những nội dung trọng tâm được Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh là việc hoàn thành mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay. ...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật 95 năm – Ánh sáng soi đường

(CLO) Tối 3/2/2025, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới với...

Mới nhất