Trang chủNewsThời sựCon đường 'thuận thiên' để thích ứng hạn mặn

Con đường ‘thuận thiên’ để thích ứng hạn mặn


Cứ mỗi mùa khô đến, tin tức về hạn mặn lại dồn dập và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh niên ở miền Tây. Vậy có con đường nào để thoát nỗi ám ảnh này? Câu hỏi đặt ra trên Thanh Niên từ bài viết của Th.S Nguyễn Hữu Thiện cũng đồng thời là trăn trở về khát vọng “thuận thiên” truyền đời của người dân ĐBSCL.

Th.S Nguyễn Hữu Thiện, tác giả bài viết Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây nhận định có 2 lựa chọn để thích ứng với hạn mặn cho ĐBSCL. Một là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục “chiến đấu” với hạn mặn bằng công trình thì mỗi mùa khô ĐBSCL sẽ lại “oằn mình” chống hạn mặn. Hai là thực hiện đúng phân vùng theo quy hoạch tích hợp ĐBSCL với tinh thần “thuận thiên” của Nghị quyết 120.

Hơn 80 tuyến kênh, rạch ở H.Trần Văn Thời (Cà Mau) bị khô cạn, có nơi trơ đáy trong mùa khô năm 2024

Hơn 80 tuyến kênh, rạch ở H.Trần Văn Thời (Cà Mau) bị khô cạn, có nơi trơ đáy trong mùa khô năm 2024

Cụ thể, câu chuyện “thuận thiên” sẽ là quy hoạch tích hợp chia ĐBSCL thành 3 vùng. Vùng lõi ngọt ở phía thượng lưu là vùng luôn luôn có nước ngọt, kể cả những năm cực đoan; vùng này ưu tiên cho cây lúa, cây trái, thủy sản nước ngọt. Tiếp đến là vùng lợ với chế độ nước luân phiên, nước ngọt vào mùa mưa có thể trồng lúa, nước mặn – lợ vào mùa khô. Ở vùng này, cần chuyển đổi hệ thống canh tác sang thuận theo nước lợ – mặn vào mùa khô. Vùng sát ven biển, mặn quanh năm thì phát triển hệ thống canh tác thích ứng với chế độ mặn quanh năm.

Thích ứng hạn mặn để sản xuất

Bạn đọc (BĐ) Lão Nông Tri Điền bày tỏ: “Tôi rất đồng quan điểm với thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện. Có thể nói nước mặn xâm nhập nội đồng đã có từ bao đời chứ không phải bây giờ mới có. Đã đến lúc chúng ta phải sống thuận theo tự nhiên, phải có sự điều chỉnh khu vực cần ngọt hóa. Mặt khác chính chúng ta đã ngăn không cho nước lên đồng, vô tình làm cho các cánh đồng bị sa mạc hóa, độ ẩm không khí suy giảm nghiêm trọng, chưa kể các cánh đồng bị ô nhiễm do nước tù và thiếu hụt các khoáng chất cần thiết từ biển mang lại. Rất mong các cơ quan chức năng sớm thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ”.

Ủng hộ những nhận định về nhu cầu “phải thích ứng hạn mặn hơn là chống hạn mặn”, BĐ Tân Nguyễn cho rằng đó là câu chuyện mang tầm vĩ mô mà từ góc độ mỗi hộ gia đình khó có thể thực hành: “Mùa khô ao hồ cũng khô cạn, kênh nhỏ cạn trơ đáy, thậm chí phải cho nước mặn vào chống sạt lở. Vậy nên vấn đề nghiêm trọng này ở cấp độ hộ gia đình không thể giải quyết được. Theo tôi nhà nước vẫn cần xây đập trên sông lớn để ngăn mặn mùa khô mới đảm bảo được cuộc sống cho người dân”.

Đa số ý kiến BĐ đều cho rằng cần giải quyết về mặt vĩ mô 2 vấn đề lớn, đó là phương án sản xuất “thuận thiên” để thích ứng hạn mặn, và câu chuyện nước ngọt dành cho sinh hoạt.

Dẫn nước ngọt cho sinh hoạt

BĐ Madam Phương Lê nhận xét: “Với tiềm lực kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, việc đưa nước sạch về cho bà con vùng ven biển sử dụng, theo tôi là không khó. Chỉ cần đầu tư đường ống từ thượng nguồn về xử lý nước sạch cho dân xài, không tốn quỹ đất cho nông nghiệp, mặt khác khi có vùng đệm chứa nước mặn thì xâm nhập mặn chắc chắn sẽ giảm”. “Bên cạnh đó, người dân chúng ta cần phải xây hồ tích nước mùa mưa nữa, kinh nghiệm này dân ĐBSCL làm cả trăm năm nay rồi, giờ chỉ cần mở rộng quy mô tích nước”, BĐ Tuấn Trương Anh đóng góp thêm ý kiến.

Tán thành, BĐ Hội Quang nêu: “Tôi xin nói thêm, nếu chúng ta nhìn lại lúc chưa đắp đập ngăn mặn so với hiện nay thì mặn đã lấn sâu hơn khoảng 50 km, vậy người làm quy hoạch nên hiểu chế độ nước lớn, nước ròng ở vùng ĐBSCL. Nên quy hoạch vùng chứa nước ngọt trong vùng đất mà ông cha của chúng ta đã làm, không nên chạy theo năng suất lúa mà ảnh hưởng môi trường sống… Nếu biết cách khai thác thì vùng nước lợ sẽ cho lợi nhuận cao hơn vùng ngọt hóa”.

* Sao không làm hồ chứa nước ở thượng nguồn như hồ Dầu Tiếng?

Huy Hà

* Theo tôi, đây là những phân tích đúng và chính xác từ đầu mùa khô tới giờ. Mong chính quyền các cấp thấy được và làm đúng theo tinh thần Nghị quyết 120.

Linh Nguyễn Vũ

* Chính phủ đã có Nghị quyết 120 để giải đáp những trăn trở, ám ảnh rồi. Giờ chỉ làm theo nghị quyết đó thôi.

Quang



Source link

Cùng chủ đề

Năm 2025, xu thế thời tiết có gì bất thường?

(NLĐO) - Xu thế thời tiết năm 2025 dự báo có khoảng 5-6 cơn bão/áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến đất liền nước ta; xâm nhập mặn tăng cao ở ĐBSCL ...

Miền Tây cảnh báo thiếu nước sinh hoạt dịp Tết, kêu gọi dùng nước tiết kiệm

Nhiều tỉnh miền Tây cảnh báo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt đang tăng đột biến có thể gây ra thiếu nước trong những ngày Tết, đề nghị người dân dùng nước tiết kiệm và có giải pháp tích trữ nước. Ngày 15-1,...

Phương án sáp nhập cơ quan báo chí tại các địa phương ở miền Tây

(NLĐO)- Một số địa phương ở miền Tây Nam Bộ đã có phương án sáp nhập báo và đài, thành lập trung tâm báo chí. ...

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đối mặt 6 vấn đề “nóng”

(NLĐO) - Sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước sinh hoạt là 6 vấn đề "nóng" ở Đồng bằng Sông Cửu Long ...

Giá nước sạch tại Đà Nẵng sau điều chỉnh vẫn thấp hơn mặt bằng chung cả nước

(NLĐO) – Đà Nẵng khẳng định giá nước sạch tăng sẽ không tác động lớn đối với đời sống người dân. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Vận động không tổ chức tiệc cưới phô trương, linh đình

(NLĐO)- Tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức lễ cưới vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức, lãng phí ...

Thông xe nút giao IC 13 nối TP Yên Bái với cao tốc Nội Bài

Dự án nút giao IC13 (đoạn Km 122+800) cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tổng mức đầu tư hơn 362 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động vào 17h chiều nay (25/1). ...

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1, tức 26 tháng Chạp), bộ phận không khí lạnh mạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng đêm...

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước

Kinhtedothi - Quá trình tìm đường cứu nước cũng như lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh và coi đó là phương châm hành động của cách mạng Việt Nam. Đề cao tinh thần tự lực, tự cường Là người tìm đường và dẫn đường cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường. Với Hồ...

Đoàn đại biểu TP HCM dâng cúng bánh tét Quốc tổ Hùng Vương và Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh

(NLĐO) - Lễ dâng cúng diễn ra với nghi thức truyền thống của người dân Nam Bộ, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ...

Mới nhất

Thông xe nút giao IC 13 nối TP Yên Bái với cao tốc Nội Bài

Dự án nút giao IC13 (đoạn Km 122+800) cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tổng mức đầu tư hơn 362 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động vào 17h chiều nay (25/1). ...

Sun World Ba Na Hills hội tụ gần 400 nghìn bông tulip dịp Tết Ất Tỵ

Dịp Tết Ất Tỵ, du khách đến Đà Nẵng có cơ hội chiêm ngưỡng hàng ngàn bông hoa tulip quý hiếm và xinh đẹp khoe sắc trong Lễ hội hoa trên đỉnh Bà Nà cùng vô vàn trải nghiệm Tết cổ truyền độc đáo, hấp dẫn. Đến hẹn lại lên, lễ hội hoa xuân tại khu du lịch Sun World...

Những tấm vé nghĩa tình cho công nhân về quê ăn Tết

Sáng 25-1 (26 tháng chạp), lễ tiễn người lao động trong chương trình Chuyến xe mùa xuân - Đưa công nhân về quê đón Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM. ...

Món ngon bình dị nhưng đủ vị trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam

Món ngon trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Nam không quá cầu kỳ nhưng đủ vị chua, cay, mặn, ngọt… Miền Nam nước ta được trời phú nhiều sản vật, đủ loại cây trái sum sê. Với điều kiện vùng miền và tính cách hào sảng, người dân ở đây sáng tạo ra rất nhiều món ngon. Dù...

Không khí lạnh đổ bộ, miền Bắc rét đậm từ 27 Tết, Nam Bộ đêm Giao thừa chỉ 20 độ

Từ ngày 26/1 (tức 27 tháng Chạp), miền Bắc bắt đầu chuyển rét đậm, rét hại, khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Đợt không khí lạnh này nền nhiệt thấp nhất dưới 3 độ; Nam Bộ khả năng đêm Giao thừa chỉ 20 độ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (25/1,...

Mới nhất