Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCon đường đưa đại học Trung Quốc vươn tầm thế giới

Con đường đưa đại học Trung Quốc vươn tầm thế giới


Các đại học Trung Quốc thăng tiến vượt bậc trên bảng xếp hạng thế giới, hai trường áp sát top 10, vượt qua nhiều tên tuổi của Mỹ và Anh, được cho là do đầu tư hào phóng của chính phủ.

Năm 2012, bảng xếp hạng đại học thế giới của Times Higher Education (THE) chỉ có 10 đại học Trung Quốc xuất hiện. Nhưng từ năm 2020 trở lại đây, hơn 80 trường của quốc gia này đã tham gia và được xếp hạng, trong đó năm 2022 có tới 97 trường.

Với bảng xếp hạng của tổ chức QS, số đại học Trung Quốc cũng tăng dần. Như trong giai đoạn 2021-2024, số trường từ 51 tăng lên thành 71.

Về thứ hạng, các đại học của Trung Quốc tăng rõ rệt. Trong đó, Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh vươn lên mạnh mẽ nhất. Như ở bảng xếp hạng của THE, Đại học Thanh Hoa từ vị trí 71 vào năm 2012 đã lên vị trí 12 trong kỳ xếp hạng năm nay. Tương tự, Đại học Bắc Kinh từ vị trí 49 lên 14.

Việc hai đại học của Trung Quốc tiến gần hơn vào top 10 đại học tốt nhất thế giới là điểm đáng chú ý trong kỳ xếp hạng năm nay của THE. Hai trường này thậm chí vượt qua những tên tuổi thường xuyên góp mặt ở top đầu như Đại học Johns Hopkins, Pennsylvania, Columbia hay Cornell của Mỹ.

Tính trong top 200, Trung Quốc có 13 trường góp mặt. Mở rộng ra top 400, Trung Quốc có 30 đại diện, tăng gấp đôi so với năm 2021.

Thứ hạng của các đại học thuộc nhóm C9 – nhóm tinh hoa, được coi như “Ivy League” của Trung Quốc, trên bảng xếp hạng của THE giai đoạn 2012-2024 như sau:

Đại học Năm 2012 Năm 2014 Năm 2016 Năm 2018 Năm 2020 Năm 2022 Năm 2024
Thanh Hoa 71 50 47 30 23 16 12
Bắc Kinh 49 45 42 27 24 16 14
Giao thông Thượng Hải 301-350 301-350 301-350 188 157 84 43
Phục Đán 226-250 201-225 201-250 116 109 60 44
Chiết Giang 301-350 301-350 251-300 177 107 75 55
Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân 350-400 501-600 501-600 401-500 501-600 168
Khoa học và Công nghệ Trung Quốc 192 201-225 201-250 132 80 88 57
Nam Kinh 251-275 251-275 251-300 169 144 105 73
Giao thông Tây An 501-600 501-600 501-600 401-500 251-300

Trên bảng xếp hạng đại học thế giới của QS, các đại học Trung Quốc cũng giữ thứ hạng cao. Như năm 2024, Đại học Bắc Kinh hạng 17, Thanh Hoa 25, Chiết Giang 44, Giao thông Thượng Hải hạng 51.

Sự cải thiện về thứ hạng của các trường đại học Trung Quốc được cho là do chính sách tài trợ hào phóng của chính phủ, cùng sự cam kết quốc tế hóa, cải cách giáo dục và đổi mới nghiên cứu, theo THE.

PGS.TS Mai Ngọc Anh, trường Đại học Kinh tế quốc dân, cho biết từ năm 2019, ông cùng hai cộng sự là PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà, TS Nguyễn Đăng Núi đã nghiên cứu về sự phát triển của các đại học ở Trung Quốc.

Theo nhóm nghiên cứu, kế hoạch xây dựng các trường đại học đẳng cấp ở Trung Quốc được chuẩn bị từ năm 1995 với ba chương trình lớn là dự án 211 (năm 1995), dự án 985 (năm 1998) và World Class 2.0 (năm 2017).

Từ năm 1984 đến 1993, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư 910 triệu nhân dân tệ (gần 3.120 tỷ đồng) để xây dựng 81 phòng thí nghiệm cấp quốc gia. Ngoài ra, thông qua dự án 211, hơn 17 tỷ nhân dân tệ được rót vào 100 đại học trọng điểm để nâng cao chất lượng.

Đến năm 1998, Trung Quốc thực hiện dự án 985. Đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa là hai trường đầu tiên tham gia dự án này trong vòng 3 năm liên tiếp (tính từ 1999) với kinh phí khoảng 1,8 tỷ nhân dân tệ một năm. Sau đó, 7 trường khác được nhận đầu tư. Nhóm này được gọi là C9, nhận tổng đầu tư khoảng 14 tỷ nhân dân tệ.

Năm 2000, 30 trường khác được Chính phủ Trung Quốc đầu tư với số kinh phí là 18,9 tỷ nhân dân tệ, trong đó hai phần ba chi cho phát triển hạ tầng, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.

Đến năm 2017, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã công bố World Class 2.0 – chương trình quốc gia vươn tới hai mục tiêu là phát triển cơ sở giáo dục đại học đẳng cấp quốc tế và đào tạo hàng đầu thế giới.

Đây là cơ sở để các đại học tái cơ cấu, đầu tư thu hút nhân tài và nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu dẫn ví dụ về Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải. Trường này được đưa vào danh sách đầu tư trọng điểm theo dự án 211 từ năm 1994, rồi dự án 985 vào năm 1999. Nhờ kinh phí đầu tư mạnh mẽ từ hai chương trình này, trường cơ cấu lại thành cơ sở đào tạo đa ngành, tăng tính quốc tế. Năm 2018, trường thu hút mới 278 nhân sự cấp cao, gồm những người đoạt giải Nobel và chuyên gia kỹ thuật. Năm 2019, Đại học Phúc Đán mở cơ sở ở Budapest (Hungary), vận hành một số trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở các nước chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, hợp tác với trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (Anh) và khởi động các chương trình hợp tác với trường Y Harvard (Mỹ)… Với quá trình đầu tư bài bản như vậy, cùng năm này, trường lọt top 43 (theo bảng QS) và top 104 (theo bảng THE) đại học hàng đầu thế giới.

“Nhờ nhất quán trong chính sách quốc gia cũng như có kế hoạch dài hạn và nhất quán khi đầu tư đưa các đại học trong nước tham gia xếp hạng thế giới, Trung Quốc đã xác lập các mục tiêu, lộ trình và đầu tư, lồng ghép hiệu quả trong nhiều chương trình đầu tư lớn”, nhóm nghiên cứu của PGS Mai Ngọc Anh nhận định.





Sinh viên đạp xe đến giảng đường Đại học Thanh Hoa. Ảnh: Tsinghua University

Sinh viên đạp xe đến giảng đường Đại học Thanh Hoa. Ảnh: Tsinghua University

Nhiều học giả quốc tế cũng lý giải tương tự. Một số nghiên cứu đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín nhấn mạnh các dự án trên của Trung Quốc đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các đại học. Minh chứng rất rõ là phần lớn sản lượng nghiên cứu của Trung Quốc thuộc về các đại học trong các dự án này (khoảng 57,5% ấn phẩm Web of Science, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc năm 2019).

Trong khi đó, nghiên cứu khoa học là tiêu chí chiếm trọng số cao nhất trong hầu hết bảng xếp hạng đại học thế giới hiện nay. Điểm trung bình ở tiêu chí này của các đại học Trung Quốc trên bảng xếp hạng THE năm nay đã tăng 12 điểm phần trăm so với năm ngoái.

Denis Simon, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Duke Kunshan ở Giang Tô, đánh giá tích cực về khả năng các trường đại học Trung Quốc lọt vào top 10. Theo ông, sự phát triển của Trung Quốc là điểm nhấn của thế kỷ 21, nên không có gì ngạc nhiên khi hệ thống giáo dục đại học nước này tiếp tục được cải thiện.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo dù các đại học Trung Quốc đang rất mạnh, các trường nằm ngoài top 25 trong nước có chất lượng giảm sút rõ rệt, không như Mỹ – nơi sinh viên được thụ hưởng chất lượng giáo dục đẳng cấp thế giới ở khoảng 100 trường.

“Trung Quốc phải rất thận trọng để không tạo ra hệ thống giáo dục phân nhánh, trong đó chỉ có một vài trường đại học ưu tú và phần lớn còn lại là các trường tầm trung”, Denis bày tỏ.

Hiện, Trung Quốc có gần 2.700 cơ sở giáo dục đào tạo các trình độ từ đại học trở lên nhưng chỉ hơn 140 trường được hưởng các chính sách đầu tư đặc biệt. Ông Denis cho rằng nước này nên đầu tư vào các ngành học, cơ sở hạ tầng và thư viện trên diện rộng để thu hẹp những chênh lệch như hiện tại.


Dương Tâm



Source link

Cùng chủ đề

Xếp hạng đại học Việt Nam: Khó vẫn phải làm

Mục tiêu của bất kỳ trường đại học (ĐH) nào khi tham gia các bảng xếp hạng là để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và thúc đẩy hội nhập với giáo dục thế giới. Tổ...

Chàng trai làm giám đốc ở tuổi 22, giành học bổng thạc sĩ Đại học Thanh Hoa

Từng tốt nghiệp đại học Mỹ, thay vì chọn ở lại, SÆ¡n quyết định quay về Việt Nam khởi nghiệp, sau đó nộp hồ sÆ¡ vào Đại học Thanh Hoa để nâng cao năng lá»±c quản lý. Nguyễn Anh Sơn (sinh năm 1998) là cựu học sinh chuyên Nga, trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội). Những năm cấp 3, Sơn từng có dự định theo học các ngành kỹ thuật tại Nga, nhưng vì nhận thấy bản thân...

Đại học nghìn tỷ trên bảng xếp hạng: Trường thăng, trường rớt hạng

(Dân trí) - Theo bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025 (VNUR-2025), trong nhóm các trường đại học doanh thu trên 1.000 tỷ đồng, có trường thăng hạng và cũng có trường "rớt" hạng. Theo bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025 (VNUR-2025) vừa công bố, trong nhóm các trường đại học doanh thu từ 1.000 tỷ đồng có sự thay đổi về vị trí xếp hạng so với năm 2024. Nhiều trường thăng hạng và cũng có...

Giám đốc Gen Z giành học bổng MBA của ĐH Thanh Hoa danh giá

(Dân trí) - Nguyễn Anh Sơn - Giám đốc thế hệ Gen Z của một công ty vật liệu xây dựng - đã trúng tuyển vào chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) của Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc. Nguyễn Anh Sơn sinh năm 1998, tốt nghiệp Đại học Charleston, Hoa Kỳ. Bố mẹ Sơn là cựu sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, sở hữu một công ty xây dựng lớn. Khi về nước, với...

Chuyện đời chàng thạc sĩ “đáng thương nhất” trường đại học top 12 thế giới

(Dân trí) - Câu chuyện về cuộc đời của Hoàng Khải, chàng trai đang theo học thạc sĩ chuyên ngành luật tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), khiến nhiều người xúc động. Hoàng Khải (29 tuổi) sinh ra tại một ngôi làng nhỏ ở thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Khi anh được 1 tuổi, cha mẹ anh ly hôn. Cả hai người đều không muốn nuôi Hoàng Khải, ông bà nội đã đứng ra nhận...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định trên có hiệu lực từ...

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025, thêm 2 mã bài thi

Kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 sẽ có 4 mã bài thi, thay vì 2 mã bài thi như năm ngoái. Bộ Công an vừa công bố dạng thức đề thi và đề thi tham khảo kỳ thi...

Đề tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025

Bộ Công an vừa công bố đề tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025. Năm nay, dạng thức đề thi có một số điều chỉnh, trong đó phần tự chọn có các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Địa lý. Đề thi đánh giá của Bộ Công an gồm ba phần: Tự luận bắt buộc, trắc nghiệm bắt buộc và trắc nghiệm tự chọn. Thí sinh làm bài trong 180 phút với tổng...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Vui mừng nghe tin sẽ nhận “quà đầu xuân”

Ngày cuối cùng của năm, rất đông giáo viên Hà Nội vui mừng nghe tin sẽ được nhận tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025 và động viên nhau chờ đợi nhận "quà đầu xuân". ...

Mới nhất

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh...

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn...

Bưu điện Việt Nam làm việc đến trưa 29 Tết để trả đơn người nhận

Chậm nhất là đến 12h trưa ngày 28/1 (29 Tết), toàn bộ hàng hóa sẽ được Bưu điện Việt Nam chuyển phát đến tận tay người nhận. Theo Bưu điện Việt Nam, từ đầu tháng 1/2025 đến nay, sản lượng hàng hóa gửi qua bưu điện tăng 25% so với trước đó. Có thời điểm lên...

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Mới nhất