Trang chủDu lịchẨm thựcCon dâu kế thừa mẹ chồng, bán trong 3 tiếng

Con dâu kế thừa mẹ chồng, bán trong 3 tiếng


Đông khách

Một ngày giữa tuần, tôi thức dậy thật sớm, chạy xe máy từ nhà qua quán bún suông của cô Phạm Thị Lương (54 tuổi) nằm khiêm tốn trong một con hẻm nhỏ ở Bến Vân Đồn (Q.4). Thức sớm cũng là có lý do, bởi không ít lần tôi tới đây ăn lúc 8 giờ rưỡi hơn thì nhận được thông báo “Hết suông rồi con ơi!” cùng nụ cười dễ thương của bà chủ. Vậy là, bụng đói ra về!

Quán bún suông TP.HCM truyền 3 đời: Con dâu kế thừa mẹ chồng, bán trong 3 tiếng - Ảnh 1.

6 giờ sáng, quán bắt đầu mở cửa.

Quán ăn nhỏ, chỉ vài ba cái bàn và một bảng thông báo giản dị được đặt phía trước: “Bán bún suông”. Lúc tôi tới, cũng cỡ 7 giờ hơn, khách đã ngồi kín bàn. Nhiều người không có chỗ ngồi nên mượn bàn inox cao hơn ở quán nước gần đó để ngồi ăn, sẵn gọi thêm nước uống.

Vô chừng lắm! Có hôm 8 giờ, 8 giờ rưỡi hết rồi. Vẫn có những ngày bán 9 giờ, lâu lâu thì có khi 10 giờ mới hết.

imgBà Phạm Thị Lương, Chủ quán

Lúc này, các thành viên trong gia đình bà làm “ná thở” để phục vụ khách. Trước đó, bà phải thức lúc 2 giờ sáng để chuẩn bị các nguyên liệu, nhất là nấu suông để kịp giờ bán.

Khi khách gọi món, chủ quán sẽ hỏi khách ăn loại nào, tô đặc biệt, sườn hay giò. Với một tô đầy đủ, bà chủ nhanh chóng lấy một ít bún trụng vào một nồi riêng rồi cho vào tô, sau đó thêm các nguyên liệu như giò, thịt heo, suông, tôm, huyết heo, khô mực…

Quán bún suông TP.HCM truyền 3 đời: Con dâu kế thừa mẹ chồng, bán trong 3 tiếng - Ảnh 3.

Tô bún suông với sự kết hợp hài hòa của nhiều nguyên liệu.

Tất cả đều được tưới ngập trong nước dùng đậm đà, bà Lương cũng không quên cho thêm một ít hành phía trên cho thơm. Món bún được ăn kèm với đĩa rau sống hoặc rau trụng tùy theo yêu cầu của khách. Một tô bún đặc biệt tại quán có giá khoảng 50.000 đồng.

“Cái đặc biệt nhất trong tô bún của tôi chính là con suông, nó được chế biến theo công thức bí truyền do mẹ tôi để lại. Nhiều khách tới ăn thường gọi thêm một tô suông ăn mới đã. Nhiều người trả tôi mấy chỉ vàng để chỉ họ làm theo đúng hương vị tôi đang bán, nhưng có chết tôi cũng không nói vì đó miếng cơm manh áo của gia đình tôi mà”, bà cười.

Ăn bún suông tại quán ăn này từ hồi mới chập chững tập đi, chị Trâm Anh (42 tuổi) vẫn thường tới lui nơi này để được thưởng thức hương vị tuổi thơ. “Hồi xưa ở đây, ngày nào tôi cũng ăn hết. Từ ngày chuyển qua Q.10 sống, cứ cách tuần là tôi ghé đây ăn như một thói quen. Ăn nhiều nơi, tôi chưa thấy đâu có hương vị như ở đây”, vị khách nhận xét.

Quán bún suông TP.HCM truyền 3 đời: Con dâu kế thừa mẹ chồng, bán trong 3 tiếng - Ảnh 4.

Quán ăn được bà kế thừa từ mẹ chồng.

Suốt hơn 30 năm bán hàng, bà Lương có không ít mối quen, cũng nhiều khách lạ nhưng mỗi vị khách đều được bà chủ đón tiếp nồng hậu. Bà chủ hào hứng kể: “Tôi nhớ mãi có cặp vợ chồng với đứa con ở đường Đoàn Văn Bơ (Q.4), ăn ở quán tôi 13 ngày liên tục. Mỗi lần đến là đếm số ngày ăn ở đây. Tôi cũng hỏi vui là ăn hoài không ngán hay sao mà cứ ăn mãi vậy. Lâu rồi không thấy ăn nữa, chắc cũng ngán!”.

Cả nhà cùng bán

Đến nay, bà Lương cũng không biết gánh bún suông của gia đình mình được bán từ khi nào, vì từ khi về làm dâu nhà chồng bà đã theo phụ mẹ chồng bán. “Tôi chỉ biết nó có từ thời mẹ chồng của mẹ chồng tôi, đến tôi là đời thứ 3 rồi. Lấy chồng năm 19 tuổi, sau 2 năm phụ mẹ tôi kế thừa quán luôn vì sức khỏe của bà yếu, vậy mà bán tới giờ”, bà chủ nhớ lại.

Thời điểm mới bắt kế thừa quán, nhiều khách quen ngần ngại, cứ hỏi mẹ chồng bà đâu vì sợ cô con dâu không làm ngon như mẹ. Dần dà, mọi người ăn cũng thấy hương vị giống như xưa nên lại tiếp tục gắn bó, khách vẫn đông như thời mẹ chồng bà đứng quán.

Quán bún suông TP.HCM truyền 3 đời: Con dâu kế thừa mẹ chồng, bán trong 3 tiếng - Ảnh 6.

Nhiều người là khách “ruột” của quán.

“Nhờ có mẹ truyền lại công thức, mà tôi mới nấu ngon được như bây giờ. Nhưng mà cũng không dễ để học được, nhất là cách làm suông. Chỉ là tôm xay ra lăn với bột rồi nấu nhưng khó lắm à nha. Thời gian đầu làm hỏng miết, con suông nó mềm nhão ra. Bữa đó coi như hết vốn!”. Vậy nhưng bà chủ vẫn kiên trì làm và nấu thuần thục được như hiện tại.

Hiện quán không có nhân viên mà chỉ có vợ chồng bà và con gái nấu nướng, tiếp khách. Mỗi người trong gia đình một việc, chồng bà đảm nhận việc đi chợ, dọn hàng, bà thì nấu ăn, con gái thì tiếp khách rồi phụ mẹ các công việc lặt vặt.

[CLIP]: Quán bún suông TP.HCM truyền 3 đời bán trong 3 tiếng.

Quán bún suông TP.HCM truyền 3 đời: Con dâu kế thừa mẹ chồng, bán trong 3 tiếng - Ảnh 7.

Bà chủ quyết tâm kế thừa và phát triển quán ăn của mẹ, tới khi nào không còn sức thì thôi.

“Lớp 7 là tôi đã theo mẹ bán rồi, giờ cũng 30 tuổi, mười mấy năm chứ ít gì. Làm cái này vui lắm, vì được gắn bó với cha mẹ, được gặp khách cũng như có tiền lo cho cuộc sống. Tôi nghĩ mình sẽ cố gắng để kế thừa hàng bún của mẹ”, chị Nguyễn Lương Ngọc (con gái bà Lương) tâm sự.

Niềm hạnh phúc của cả gia đình bà Lương là được quây quần cùng nhau nấu những tô bún suông truyền thống của gia đình để phục vụ thực khách. Bà nói rằng mình sẽ bán đến khi không còn sức bán nữa thì thôi vì đây là quán bún chính là tâm huyết, là niềm tin mà mẹ chồng và cả thực khách đã đặt vào bà…



Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới gọi tên món kem 'quốc dân' Việt Nam

Website ẩm thực nổi tiếng thế giới Taste Atlas vừa công bố danh sách Most Iconic Food Places in the World  (Những nơi bán đồ ăn mang tính biểu tượng nhất thế giới 2023), nhằm vinh danh các quán ăn, thương hiệu truyền thống phục vụ các món địa phương. Đáng chú ý, món kem Tràng Tiền của Việt Nam xếp hạng thứ 13/100 trong danh sách những địa điểm bán kem trứ danh thế giới, nổi tiếng...

Canh chua ngon miệng 4 mùa Hà Nội độc đáo nhưng vì sao không có 2 vị này trong nước?

Tháng 3 âm lịch giàn nhót đầu nhà quả đã mọng trĩu cành thì người Hà Nội có món canh chua trứng tôm cua. Lúc này tôm cua đến mùa lặc lè ôm trứng. Chiều chiều các bà...

Quán bún ‘ruột’ của thủ môn Đình Triệu hút khách, cô chủ bán 300 suất mỗi ngày

Không chỉ là địa điểm ăn uống yêu thích của thủ môn Đình Triệu, quán bún ốc ở Hải Phòng còn nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người bản địa và thực khách gần xa bởi hương vị thơm ngon, nguyên liệu đa dạng. Cùng đồng đội góp công sức giúp đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch ASEAN Cup 2024 vừa qua, với tính cách giản dị, thủ môn Nguyễn Đình Triệu (thuộc CLB Bóng đá...

Cùng chuyên mục

Bánh chưng khổng lồ chiêu đãi 2.000 thực khách

Cần Thơ Khoảng 2.000 thực khách đổ về Quảng trường Bình Thủy (TP Cần Thơ) chiêm ngưỡng và thưởng thức bánh chưng khổng...

Đại diện duy nhất của Việt Nam lọt top 100 món rau ngon nhất thế giới

Rau muống xào tỏi mới đây đã được vinh danh là một trong 100 món rau ngon nhất thế giới, theo chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas. Theo đó, món ăn dân dã của Việt Nam được đánh giá 4,3/5 sao và đứng thứ 24 trong danh sách. Taste Atlas mô tả rau muống xào tỏi là món ăn truyền thống của Việt Nam, đặc biệt phù hợp với những người ăn chay. Tuy chỉ sử dụng những nguyên...

Về miền Tây mùa lúa vừa cắt xong, rơm hong khô một nắng, chạy ù ra bờ đê nướng cá lóc đồng

Cá lóc đồng nướng rơm là một trong những món ăn hấp dẫn của người dân miền Tây mỗi dịp vừa thu hoạch lúa xong, sẵn rơm trên đồng rồi bày ra nướng cá, thơm nức mũi. Khi lớp tro rơm từ từ tàn...

Gợi ý mâm cúng ngày tết Hàn thực 2025 chuẩn truyền thống

Ngày 3/3 âm lịch hằng năm là ngày tết Hàn thực, người Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng ông bà, tổ tiên, tưởng nhớ cội nguồn. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn mâm lễ cúng truyền thống đầy đủ nhất. Ngày tết Hàn thực là dịp để người Việt nhớ về nguồn cội, tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, đồng thời thể hiện sự đoàn kết trong gia đình. Mâm cúng tết Hàn thực thường...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất