Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCơm trưa 'nhạt màu' của học trò Tung Qua Lìn

Cơm trưa ‘nhạt màu’ của học trò Tung Qua Lìn


Vắt vẻo ngồi trên lan can tầng 1, Giàng Hoa Xinh, 6 tuổi, mở cặp lồng cơm trắng và một miếng bim bim để ăn trưa.

Hoa Xinh, dân tộc Mông, là học sinh lớp 1A1, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Nhà cách nửa ngọn đồi, mỗi lần đi bộ mất hơn 40 phút, nên Xinh mang theo cơm để ăn trưa tại trường. Hầu như mọi ngày, em chỉ có cơm trắng, ăn kèm một thanh cay, hay bim bim theo cách gọi của học trò Tung Qua Lìn. Mỗi khi xúc một miếng cơm, Xinh lại mút thanh cay để có thêm vị. Cô bé cao gần 1 m, nặng 15 kg ăn ngon lành, chốc chốc lại cười xấu hổ vì “thực đơn đạm bạc” của mình khi có bạn chạy qua.

Cách chỗ Xinh chừng 10 m, Giàng A Chính, lớp 2A1, ngồi xổm ở góc hành lang, cũng ăn cơm trắng và bí đỏ xào. Mỗi tay một thìa, Chính và cơm liên tục, thi thoảng quệt mũi.

Ở khu nhà tạm của thầy cô, khoảng 10 học sinh đang chụm đầu lấy mỳ tôm trong nồi. Đây là những em không có đồ ăn trưa, hoặc chỉ có cơm trắng, nên được giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ nấu mỳ với trứng.

“Có khi học trò nhờ thầy cô nấu nước sôi để chan với cơm, nhưng tôi không nỡ, lại nấu mỳ tôm cho các em”, thầy Đồng Văn Phong, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A2, nói.

Thầy Phong cho biết tiền mỳ tôm, trứng mỗi bữa cho học trò khoảng 50.000 đồng, có hôm nhiều hơn, nên bình quân dao động 1,5-2 triệu đồng mỗi tháng.

“Chẳng có cá nhân hay tổ chức nào hỗ trợ cái này, nên thầy cô thương học trò thì chung tay giúp các em”, thầy Phong vừa nói, vừa đưa bát, đũa để học trò lấy mỳ.





Học sinh lấy mì và trứng, đứng ăn tại chỗ. Ảnh: Thanh Hằng.

Học sinh lấy mì và trứng, đứng ăn tại chỗ. Ảnh: Thanh Hằng.

Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tung Qua Lìn thuộc xã cùng tên. Nằm giữa các dãy núi cao của biên giới Việt – Trung, Tung Qua Lìn là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Phong Thổ. Hầu hết học sinh tại trường là người dân tộc Mông, số ít người Hà Nhì.

Cô Cù Thị Lan Hương, Hiệu trưởng, cho biết khoảng 1/3 trong số hơn 380 học sinh tiểu học mang cơm, ở lại trường buổi trưa. Nhưng có thịt trong bữa trưa là điều xa xỉ với các em. Thực đơn phổ biến là bí đỏ, củ cải xào, cá khô; nhiều học sinh ăn cơm trắng với thanh cay như Xinh hoặc chan nước sôi. Có lần, cô Hương bắt gặp học sinh ăn cơm với thịt chuột. Các em thường ăn trưa “mỗi đứa một góc”, ngại để bạn bè thấy hộp cơm “không người lái” của mình.





Bữa trưa không thịt của học sinh Tung Qua Lìn. Ảnh: Thanh Hằng.

Bữa trưa không thịt của học sinh Tung Qua Lìn. Ảnh: Thanh Hằng.

Trước năm học 2019-2020, hầu hết học sinh Tung Qua Lìn đủ điều kiện ăn, ở bán trú tại trường. Theo Nghị định 116 năm 2016 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ học sinh, trường phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn, học sinh tiểu học được hưởng chế độ bán trú nếu nhà ở cách trường từ 4 km. Hàng tháng, các em được hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương cơ sở, tương đương 720.000 đồng (tính từ 1/7 năm nay) và 15 kg gạo.

Từ khi con đường bêtông nối bản Hờ Mèo, nằm ở chân núi, lên trường Tung Qua Lìn ở đỉnh núi hoàn thành, khoảng cách từ nhà đến trường của học sinh được rút ngắn. Không em nào ở xa trường quá 4 km, đồng nghĩa các em cũng không được hưởng chế độ hỗ trợ bán trú nữa.

Vì vậy, học sinh hoặc đi bộ về buổi trưa, chiều tiếp tục đi bộ tới trường, hoặc mang cơm theo từ sáng và ở luôn tại trường.

Cô Hương cho biết không giáo viên nào muốn học sinh chọn cách thứ nhất. Dù đường được rút ngắn nhưng quãng đường này rất khó đi vì dốc thẳng đứng. Học sinh hầu hết là người Mông – dân tộc còn tình trạng kết hôn cận huyết, nên thể trạng nhỏ bé. Một học sinh lớp 5 thường chỉ nặng gần 20 kg, cao hơn 1 m. Do đó, để vượt 2 km đường dốc, các em mất gần một tiếng.

“Nếu đi bộ về nhà buổi trưa, chiều lại đến trường, các em không đủ thời gian để nghỉ ngơi. Nhiều em mệt và lười, nếu đã về trưa thì chiều không đi học”, cô Hương nói.

Theo cô hiệu trưởng, những ngày nắng “còn đỡ”, mỗi khi trời mưa, đường trơn trượt, học sinh lên hay xuống núi đều nguy hiểm. Mùa đông tới, trời rét cắt thịt, các em sẽ đến lớp với mái đầu ướt sũng sương, chân không tất và run cầm cập.

Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tung Qua Lìn

Đường đi học của học sinh Tung Qua Lìn. Video: Thanh Hằng

Sốt ruột với thực tế này, lãnh đạo xã Tung Qua Lìn đã nhiều lần kiến nghị cho học sinh tại đây được hưởng chế độ ăn, ở bán trú theo Nghị định 116.

“Năm nào cũng kiến nghị, khi thì nói với đoàn đại biểu của tỉnh, khi nói trong buổi tiếp xúc cử tri, nhưng chúng tôi chưa bao giờ được hồi âm”, ông Ma A Gà, Phó Chủ tịch xã Tung Qua Lìn, cho biết.

Theo lãnh đạo xã, chính sách nên được áp dụng theo điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương. Ông Gà nhận định học sinh vùng núi đều đi bộ, quãng đường 2 km “nghe thì gần”, nhưng là một con dốc thẳng đứng nên rất vất vả. Chưa kể về lâu dài, việc ăn uống không đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, trí tuệ của cả một thế hệ.

“Chỉ mong học trò sớm được ăn bán trú ở trường”, ông Gà nói.

Hoa Xinh, A Chính và 380 học sinh tiểu học khác thì không biết tới những thay đổi của chính sách. Các em vẫn đều đặn hàng ngày xách theo cặp lồng cơm, đi bộ tới trường.

Bữa nào cũng ăn hết sạch cơm, nhưng khi được hỏi “có ngon không”, Xinh lí nhí nói “thích ăn với trứng hơn, hoặc rau cũng được”.

Tiếp thêm động lực cho trẻ em ở vùng cao có cơ hội cải thiện cuộc sống, Quỹ Hy vọng – báo VnExpress tiếp tục nhận quyên góp trong chương trình Ánh sáng học đường. Mỗi sự chung tay của quý độc giả là thêm một tia sáng gửi thế hệ tương lai. Quý độc giả có thể xem thông tin về chương trình tại đây.

Thanh Hằng




Source link

Cùng chủ đề

Quy định mới nhất về những trường hợp được hỗ trợ chi phí học tập

Không chỉ có miễn giảm học phí, nhiều trường hợp học sinh còn được hỗ trợ chi phí học tập hàng tháng theo quy định. Với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để lo được đầy đủ học phí và những chi phí liên quan đến học tập của con không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, các em rất cần đến sự hỗ trợ để có thể đến trường.Điều 18, Nghị định 81/2021 của Chính...

33 học sinh nghi ngộ độc thuốc diệt chuột hiện ra sao?

Ngày 23/1, Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang cho biết, 33 học sinh trường Tiểu học Phú Lâm nghi ngộ độc thuốc diệt chuột đang được theo dõi tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai, sức khỏe ổn định. ...

Ngôi trường mở cửa trở lại sau 52 năm vì một học sinh

(Dân trí) - Ngôi trường nằm trên hòn đảo Kaprije (Croatia) đã mở cửa trở lại sau 52 năm dừng hoạt động vì một cậu bé duy nhất trên đảo đã tới tuổi đi học. Val Mudronja - học sinh duy nhất sống trên đảo Kaprije, Croatia - đã đến tuổi đi học. Dù vậy, đảo Kaprije không có trường học. Suốt 52 năm qua, vì lượng học sinh trên đảo quá ít ỏi nên trường học đã dừng hoạt...

Giảm áp lực cho nhà trường, học sinh

Trước tình trạng một số trường “ép” phụ huynh đăng ký không cho con thi vào lớp 10 THPT, từ năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương quyết định tính điểm trung bình kỳ thi vào lớp 10 để xét thi đua của các địa phương và các nhà trường theo hướng xếp hạng theo tổng điểm/số học sinh tốt nghiệp THCS. ...

Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm tờ giấy “cháu là học sinh, vì một lần lỡ dại”

(Dân trí) - Người đàn ông tại Quảng Trị phát hiện cháu bé 5 ngày tuổi bị để trước cổng nhà kèm tờ giấy viết vội mấy dòng: "Mong gia đình nhận con cháu làm con nuôi. Cháu là học sinh, vì một lần lỡ dại..." Tối 22/1, lãnh đạo UBND xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị cho biết đã bàn giao bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn cho ông N.T.M. (trú tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Tài chính...

Những nhiệm vụ của TP.HCM giao Sở GD-ĐT thực hiện trong năm 2025

Ngày 24.1, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy về giao nhiệm vụ và duyệt kế hoạch thực hiện năm 2025 trong đó nêu rõ những nhiệm vụ ngành GD-ĐT phải thực hiện...

Nam sinh Bắc Ninh xô đổ kỷ lục điểm đánh giá tư duy: ‘Ở ký túc xá, không học thêm’

Trong buổi học cuối trước Tết, Minh Đức vỡ òa cảm xúc khi biết đã đạt thành tích thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội, thậm chí đã xô đổ những kỷ lục trước đây. ...

Sinh viên ngành Khoa học máy tính SIU ‘bội thu’ giải thưởng

Năm qua, sinh viên ngành Khoa học máy tính của Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) đạt nhiều giải thưởng tại các cuộc thi học thuật và nghiên cứu. Đề tài của sinh viên SIU góp phần chăm sóc và nâng cao...

Mới nhất

Comfee ra mắt bộ đôi bếp từ và hút mùi thông minh

Năm 2025, Comfee mở rộng danh mục sản phẩm với loạt thiết bị nhà bếp, tiếp tục hành trình xây dựng hệ sinh thái nhà thông minh. ...

[Ảnh] Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 24/1/2025, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp phiên bế mạc. Chiều 24/1/2025, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp phiên bế mạc. -Theo Vietnamplus Nguồn: https://kinhtedothi.vn/anh-be-mac-hoi-nghi-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii.html

Sau phiên tăng mạnh nhất châu Á, chứng khoán Việt đón Tết như thế nào?

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Giáp Thìn, thị trường chứng khoán ở trạng thái giằng co. Thanh khoản cả ba sàn đều thấp khi cả nước đang hướng về kỳ nghỉ Tết âm lịch dài 9 ngày. ...

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho...

Mới nhất