Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Cởi trói' để đột phá khoa học

‘Cởi trói’ để đột phá khoa học

Nhân lực là yếu tố mấu chốt làm nên chất lượng nền khoa học – công nghệ. Bên cạnh thu hút nhân tài, cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực cao ngay trong nước.

MÀI GIŨA NGỌC THÔ THÀNH NGỌC QUÝ

Khi nói về chương trình CNTT Việt – Nhật (HEDSPI), Đại học Bách khoa Hà Nội giới thiệu đây là chương trình mà “sinh viên ra trường có mức lương trung bình cao nhất trong các ngành đào tạo liên quan đến CNTT của Đại học Bách khoa Hà Nội”.

Theo PGS Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng Trường Công nghệ thông tin truyền thông, cách đây 18 năm, khi mở chương trình HEDSPI để đào tạo nhân lực CNTT định hướng làm việc tại Nhật Bản, đã có nhiều nghi ngại rằng một chương trình đào tạo tại Việt Nam liệu có đáp ứng được yêu cầu của một thị trường khó tính như Nhật Bản ? Thực tế đã cho thấy HEDSPI là một trong những chương trình đào tạo thành công nhất về CNTT ở Việt Nam. Dù học hoàn toàn tại Việt Nam, với mức học phí Việt Nam, phần lớn sinh viên tốt nghiệp (khoảng 80%) đã sang làm việc trực tiếp tại Nhật Bản, với mức đãi ngộ tương tự như kỹ sư tốt nghiệp tại các đại học bản xứ, tạo ra một thương hiệu nhân lực HEDSPI được các tập đoàn, công ty Nhật Bản săn đón.

'Cởi trói' để đột phá khoa học - công nghệ: Con người là mấu chốt- Ảnh 1.

Nhân lực cần được coi là mấu chốt để tạo đột phá phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo

Một câu chuyện khác, tại một doanh nghiệp sản xuất ô tô điện của Việt Nam, nơi mà ban đầu các chuyên gia nước ngoài làm việc ở mọi khâu nhưng dần dần các vị trí quản lý công nghệ cao nhất đã từng bước được chuyển giao cho người Việt. Sinh viên tốt nghiệp tại các đại học Việt Nam sau một giai đoạn đào tạo bổ trợ, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài đã sẵn sàng gánh vác những khâu quan trọng và nhanh chóng làm chủ công nghệ nền tảng, công nghệ cốt lõi trong một lĩnh vực rất mới, và là tương lai của nhân loại. Đến thời điểm hiện tại, sau 7 năm, 3/4 trong số hơn 2.000 kỹ sư của nhà sản xuất ô tô này là những người tốt nghiệp từ Đại học Bách khoa Hà Nội.

Hai ví dụ trên và nhiều ví dụ tương tự khác cho thấy tài năng trẻ Việt Nam nếu được đào tạo bài bản với định hướng quốc tế hóa hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ mới, công nghệ chiến lược, đảm đương những công việc thách thức, và thành công tại những nơi cạnh tranh, với chuẩn mực công nghiệp cao nhất. Chúng giúp chúng ta thêm tự tin khi khẳng định với nguồn lực con người, nguồn lực của sức trẻ, của tài năng, của khao khát khẳng định mình là sức mạnh cạnh tranh của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

“Nhận thức được tiềm năng to lớn đó cũng đồng thời đặt áp lực lên hệ thống đào tạo để làm thế nào những tài năng, những viên ngọc thô thực sự được mài giũa trở thành những viên ngọc quý. Lời giải cho bài toán trên chính là ở việc phát triển hệ thống giáo dục đại học, trong đó tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhanh chóng tạo ra một đội ngũ nhân tài về công nghệ, hội nhập toàn cầu với ý thức tự cường mạnh mẽ”, PGS Tạ Hải Tùng chia sẻ.

TĂNG ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TS Bùi Hải Hưng, Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo VinAI Research, Tập đoàn Vingroup, cho biết đơn vị mình cũng có những trải nghiệm tốt về đào tạo chuyên sâu, đào tạo tinh hoa trong lĩnh vực AI tại Việt Nam. Đến nay, VinAI đào tạo được hơn 100 thực tập sinh về AI, thông qua chương trình thực tập sinh AI đầu tiên tại Đông Nam Á và một mô hình tương tự như mô hình của Google. Sáng kiến chương trình thực tập sinh AI này có nhiều điểm tương đồng với nhiệm vụ thứ 4 (phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài) trong 7 nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị.

“Hiện chúng ta có những tài năng trẻ rất triển vọng. Tuy nhiên, để họ thực sự bứt phá, chúng ta cần định hướng tập trung vào những bài toán mà thế giới thực sự quan tâm. Cũng như đồng thời trang bị cho họ những hạ tầng, công cụ cần thiết để hỗ trợ quá trình làm việc. Khi hỗ trợ đầy đủ những yếu tố này, các tài năng trẻ hoàn toàn có thể cất cánh, trở thành nguồn lực then chốt đóng góp vào sự phát triển của trí tuệ nhân tạo cũng như công nghệ của nước nhà trong tương lai”, TS Bùi Hải Hưng nói.

Theo PGS Tạ Hải Tùng, để phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao, giải pháp đầu tiên Chính phủ cần thực hiện là tăng cường ngân sách đầu tư để nhanh chóng phát triển hệ thống giáo dục đại học tiệm cận trình độ quốc tế. Nếu giáo dục đại học chỉ dựa vào học phí mà không nhận được sự đầu tư của nhà nước, các đại học có thể xa rời sứ mệnh của mình trong duy trì và phát triển nền tảng nhân lực, nền tảng khoa học – công nghệ cho đất nước, cả hệ thống đứng trước nguy cơ xóa sổ một loạt ngành thiết yếu (nhưng kém hấp dẫn trong tuyển sinh) như vật liệu, luyện kim, ô tô, vật lý hạt nhân… Như vậy, quyết tâm làm đường sắt cao tốc, làm điện hạt nhân, làm ô tô điện… sẽ trở thành những mục tiêu duy ý chí, vì không có đội ngũ nhà giáo, đội ngũ chuyên gia, không có nguồn lực tạo nên nền tảng khoa học – công nghệ…

“Hiện tại, ngân sách đầu tư cho cả hệ thống giáo dục đại học Việt Nam còn rất khiêm tốn, như năm 2020 mới dừng lại ở mức hơn 11.000 tỉ đồng, chiếm 0,18% GDP, trong khi các nước ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Singapore đều ở mức 0,65 – 0,75% GDP. Con số đầu tư của chúng ta chỉ bằng gần 9% ngân sách của một đại học hàng đầu của Trung Quốc (Đại học Thanh Hoa)”, PGS Tạ Hải Tùng chia sẻ và đề xuất: “Trong giai đoạn hiện tại, đầu tư phải đi kèm trách nhiệm giải trình, với cam kết đầu ra được đo lường cụ thể, và đơn vị đào tạo, nghiên cứu nào hoạt động càng hiệu quả thì càng nhận được nhiều sự đầu tư để tiếp tục phát huy hơn nữa, làm đầu tàu kéo cả hệ thống vươn lên”.

Bỏ “quy trình đặc thù Việt Nam”

Theo GS Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng đại học, Đại học Bách khoa Hà Nội, Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31.12.2024 của Chính phủ là văn bản pháp quy có tính đột phá trong thu hút và trọng dụng người tài, trong đó quy định rõ nét các chính sách thu hút và trọng dụng người tài, quy định cụ thể từ chính sách trợ cấp thu hút lần đầu sau tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, điều kiện và trang thiết bị làm việc, chính sách tiến cử và công nhận, bố trí sử dụng người tài, tôn vinh người tài. Các nội dung này đã chạm đến tất cả các điểm nghẽn hiện nay về thể chế trong thu hút nhân tài, từ môi trường làm việc đầy đủ, lành mạnh, minh bạch và dân chủ thực chất đến các giải pháp ưu đãi, trọng dụng và tôn vinh người tài.

Tuy nhiên, để đưa Nghị định 179/2024 vào cuộc sống một cách bền vững, cần sớm ban hành các hướng dẫn liên quan đến nguồn lực tài chính trong thu hút người tài, cơ chế tài chính đặc thù chi cho người tài, cơ chế đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để người tài có cơ hội phát triển nghề nghiệp; quy định, quy chế đặc thù để người tài có cơ hội thực hiện đam mê và hiện thực hóa khát vọng của bản thân.

“Thực tiễn hiện nay có nhiều điểm nghẽn cần phải sớm được quan tâm tháo gỡ để nhà khoa học có cơ hội, môi trường để phát triển. Môi trường và cơ hội tốt chính là động lực quan trọng để thu hút nhân tài”, GS Lê Anh Tuấn nêu ý kiến.

Theo PGS Tạ Hải Tùng, để xây dựng nguồn nhân tài công nghệ trở thành lợi thế cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển công nghệ chiến lược và chuyển đổi số, ngoài tăng cường đầu tư đào tạo chất lượng cao trong nước thì thu hút nguồn lực bên ngoài phát triển nhanh chóng đội ngũ khoa học – công nghệ trình độ quốc tế là quan điểm đúng đắn. Ông đề xuất nhà nước nên cho phép các đại học xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, coi các chức danh nghề nghiệp giáo sư, phó giáo sư như các vị trí việc làm trong một đại học. “Thật khó khi để một nhà khoa học đã thành danh ở nước ngoài với vị trí giáo sư, phó giáo sư nhưng về nước vẫn phải trải qua quy trình thẩm định đặc thù Việt Nam theo các đợt xét duyệt để được công nhận”, PGS Tạ Hải Tùng nêu ý kiến.




Nguồn: https://thanhnien.vn/coi-troi-de-dot-pha-khoa-hoc-cong-nghe-con-nguoi-la-mau-chot-185250122195102296.htm

Cùng chủ đề

Đà Nẵng “sáng cửa” hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao

Nhà đầu tư, đối tác nước ngoài gợi ý và bày tỏ mong muốn hợp tác với Đà Nẵng trong các lĩnh vực về công nghệ, bán dẫn, khoa học đời sống… Đà Nẵng “sáng cửa” hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ caoNhà đầu tư, đối tác nước ngoài gợi ý và bày tỏ mong muốn hợp tác với Đà Nẵng trong các lĩnh vực về công nghệ, bán dẫn, khoa học đời sống… ...

Thiết kế 3D từ lụa giúp nàng nổi bật giữa mùa xuân

Lụa, chất liệu truyền thống gắn liền với văn hóa Á Đông, là biểu tượng của sự sang...

Một doanh nghiệp đóng tàu công bố lãi cả trăm tỷ đồng

Nhờ có được nhiều đơn đặt hàng lớn, Công ty CP Đóng tàu Sông Cấm đạt lợi nhuận trước thuế hơn 100 tỷ đồng trong năm 2024. ...

LinkedIn bị kiện vì sử dụng thông tin khách hàng để huấn luyện AI

(CLO) Microsoft đang đối mặt với một vụ kiện lớn khi mạng xã hội LinkedIn do họ sở hữu bị cáo buộc tiết lộ trái phép tin nhắn riêng tư của người dùng để huấn luyện AI. ...

Nga tích hợp trí tuệ nhân tạo vào 3.000 UAV chiến đấu

Nga vừa chuyển giao 3.000 UAV chiến đấu Kamikaze Mikrob tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) cho lực lượng tham gia chiến dịch quân sự tại Ukraine. Nga vừa chuyển giao 3.000 máy bay không người lái Kamikaze Mikrob tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) cho lực lượng tham gia chiến dịch quân sự tại Ukraine, theo TASS. Dòng máy bay này có khả năng tự động theo dõi mục tiêu ngay cả khi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vũ trụ đang trở nên hỗn loạn, phức tạp hơn

Nghiên cứu mới của Đại học Pennsylvania (Mỹ) và Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (bang California) cho thấy vũ trụ của chúng ta trở nên 'hỗn loạn và phức tạp hơn' sau khoảng 13,8 tỉ năm tồn tại. ...

Tưởng mắc ung thư hóa ra là dị dạng mạch máu vùng kín hiếm gặp

Bà V.T.N (57 tuổi, ngụ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) bắt đầu có triệu chứng xuất huyết âm đạo kéo dài cách đây 3 tháng. Tuy nhiên bà âm thầm chịu đựng, không đi khám. ...

Bí quyết phối đồ với áo phông đơn giản nhưng không hề đơn điệu

Để mỗi khi xuống phố, diện áo phông không quá đơn điệu, các nàng hãy sử dụng phụ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Hơn 10.000 sinh viên Trường đại học Thủ Dầu Một đã được hoàn trả tiền học phí thu sai

Trường đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã hoàn thành thủ tục hoàn trả cho hơn 10.000 sinh viên, học viên trong vụ thu sai 37 tỉ đồng học phí. Ngày 24-1, nhiều sinh viên Trường đại học Thủ Dầu Một, tỉnh...

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát quy định về dạy thêm, học thêm

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 597/VPCP-KGVX gửi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc xử lý thông tin phản ánh về chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có quy định về dạy thêm, học thêm. Theo Văn phòng Chính phủ, Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm của...

Tin vui với hàng nghìn giáo viên Hà Nội những ngày cuối năm

UBND TP Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024. Chia sẻ với VietNamNet , lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, mới đây, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT về việc có cơ chế đặc thù để hỗ trợ quỹ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP cho các cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi...

Nhà ông bà không có WiFi, con không thích về quê ăn Tết

"Vé máy bay tôi đã mua rồi, chỉ còn một ngày nữa là bay về quê. Nhưng đến hôm nay mà hai con gái của tôi vẫn giữ nguyên ý định không về quê ăn Tết". Để các con không ngại khi về quê...

Nữ sinh giành giải nhì học sinh giỏi quốc gia tặng người cha liệt sĩ

Người cha hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ khi Cao Diễm Quỳnh đang học lớp 4. Vượt qua cú sốc đầu đời, Quỳnh quyết tâm, nỗ lực để học tập tốt. Giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn địa lý vừa đạt được Quỳnh dành tặng người cha liệt sĩ. ...

Mới nhất

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát quy định về dạy thêm, học thêm

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 597/VPCP-KGVX gửi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc xử lý thông tin phản ánh về chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có quy...

Bảo vệ sức khỏe trước thềm Tết Nguyên đán

Mới đây, thời tiết chuyển lạnh và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em có sức đề kháng yếu. Mới đây, thời tiết chuyển lạnh và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã gây ra nhiều vấn đề sức...

Tết đến nơi mà mai vàng vẫn nở chậm, nhà vườn trồng mai ở Gia Lai chật vật, lo lắng

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, không khí lạnh kéo dài tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã khiến nhiều nhà vườn trồng mai lo lắng vì mai vàng nở...

Bố ruột diva Hồng Nhung sống một mình ở tuổi 85, phải thuê người giúp việc

(Dân trí) - Hồng Nhung cho biết, chị nhiều lần mời nhưng bố chị không đồng ý ở cùng con cháu. Nữ ca sĩ phải thuê người giúp việc chăm sóc ông. Cách đây vài ngày, ca sĩ Hồng Nhung cho biết, chị vừa kết thúc đợt điều trị ung thư vú đầu tiên, hiện được chăm sóc hậu phẫu...

Mới nhất