Trang chủNewsThời sựCó tâm lý sợ trách nhiệm trong thực hiện chương trình mục...

Có tâm lý sợ trách nhiệm trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia


Sáng 30/10, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Giám sát trực tiếp Chính phủ, 11 bộ, ngành và 15 tỉnh 

Đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ, đồng thời với 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, có phạm vi rộng, cùng với những yêu cầu đổi mới, Đoàn giám sát đã giải quyết nhiều nhiệm vụ, khối lượng công việc lớn với cách tiếp cận và cách làm mới phù hợp. 

Việc xác định nội dung trọng tâm là giám sát, đánh giá tiến trình chính sách và công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện là hướng đi đúng đắn, nhất là trong bối cảnh các chương trình đang bị chậm tiến độ theo mục tiêu, yêu cầu đề ra.

thanhha 830.jpg
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm sẽ báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Đoàn đã giám sát trực tiếp Chính phủ, 11 bộ, ngành và 15 tỉnh đại diện cho các vùng, miền và mức độ thụ hưởng các chương trình; tổ chức nhiều cuộc làm việc và sử dụng tối đa kết quả kiểm toán, thanh tra, cùng ý kiến của các bộ, ngành, các địa phương.

Theo đánh giá của đoàn giám sát, kết quả triển khai các chương trình giai đoạn này bước đầu đạt được một số kết quả tích cực, bám sát các nghị quyết của Quốc hội; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng nông thôn, miền núi được cải thiện.

Ban Chỉ đạo chung các chương trình đã kiện toàn thống nhất 1 Ban Chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương. Chính phủ giao vốn về các địa phương theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, nội dung bám sát các nghị quyết của Quốc hội; kết quả giải ngân đã có tiến bộ trong năm 2023, nhất là nguồn vốn đầu tư.

Chính phủ và các bộ, ngành đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát liên ngành và riêng từng chương trình; tổ chức nhiều hội nghị đối thoại, tổng hợp, tiếp nhận, xử lý hơn 300 kiến nghị của địa phương, 150 ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 và nhiều nội dung đoàn giám sát phát hiện về những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các chương trình để có giải pháp tháo gỡ kịp thời. 

Thông qua hoạt động giám sát, cán bộ các ngành, các cấp, từ Trung ương đến địa phương nhận thức được thực chất, đầy đủ hơn về thực trạng các chương trình, là cơ sở quan trọng để tiếp tục đổi mới một cách toàn diện, đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo chủ trương, định hướng của Đảng và nghị quyết của Quốc hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Giải ngân cả 3 chương trình còn chậm

Bên cạnh đó, đoàn giám sát cũng chỉ rõ một số tồn tại hạn chế như chậm ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý, nội dung chưa rõ ràng, khó thực hiện, có nội dung trích dẫn dẫn đến nhiều văn bản khác.

Phần lớn các văn bản ban hành đều có vướng mắc phải sửa đổi, bổ sung, trong đó phải kể đến quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình và nhiều thông tư khác quan trọng, liên quan đến quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước.

Định mức thực hiện một số chính sách sử dụng vốn sự nghiệp còn thấp, chậm được sửa đổi, quy trình thực hiện phức tạp. Đến nay, một số địa phương vẫn tiếp tục sửa đổi hoàn thiện các văn bản còn thiếu và tiếp tục sửa đổi, bổ sung các văn bản đã ban hành. 

treem-sapa.jpeg
Đời sống của một bộ phận người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Ảnh: T.H

Kết quả giảm nghèo chưa đạt được mục tiêu đa chiều, chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; đời sống của một bộ phận người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai còn nhiều khó khăn; chênh lệch về thu nhập, mức độ giảm nghèo và khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền còn lớn. 

Nguồn vốn bố trí chưa tương xứng so với mục tiêu, yêu cầu  đặt ra. Việc lập kế hoạch vốn, phân bổ vốn, giao vốn ngân sách trung ương chậm, đến tháng 5/2022 Chính phủ mới trình Quốc hội phân bổ vốn các chương trình…

Tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương cả 3 chương trình còn chậm, nhất là vốn sự nghiệp. Cụ thể đến hết tháng 1/2023 vốn năm 2022 giải ngân chỉ đạt 42,49% kế hoạch. Giải ngân kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương năm 2023 đến tháng 6/2023 mới đạt 5,33% kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công ước đến 31/8/2023 mới đạt 41,9% kế hoạch. 

Đoàn giám sát nhận định khả năng hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn ngân sách trung ương đến năm 2025 là rất khó khăn. 

Tình trạng cát cứ, manh mún, phân tán, làm cho các cơ chế lồng ghép, phân cấp, phân quyền, cơ chế đặc thù theo chủ trương của Đảng và Nhà nước không được phát huy hiệu quả trên thực tế, làm lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội, các Chương trình chưa đạt được hiệu quả như mong muốn… 

Trong các nguyên nhân được đoàn giám sát chỉ ra có nguyên nhân chủ quan từ năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chức tham mưu, xây dựng văn bản, chính sách; quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình còn hạn chế về số lượng và chất lượng, nhất là cấp huyện, xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi. 

Đáng chú ý, theo đoàn giám sát là có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, nhất là cơ sở pháp lý để thực hiện một số chính sách còn chưa rõ ràng, đồng bộ…

TT Chương trình nông thôn mới Chương trình giảm nghèo Chương trình dân tộc thiểu số
Quốc hội thông qua/phê duyệt chủ trương Nghị quyết số 25/2021 Nghị quyết số 24/2021 Nghị quyết số 120/2020
Tổng vốn tối thiểu 196.332 tỷ đồng: Vốn ngân sách trung ương 39.632 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương: 156.700 tỷ đồng. 75.000 tỷ đồng: Ngân sách trung ương 48.000 tỷ đồng; ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng; vốn huy động hợp pháp khác 14.310 tỷ đồng. 137.664 tỷ đồng: Vốn đầu tư 50.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 54.323 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 10.016 tỷ đồng; vốn vay tín dụng chính sách 19.727 tỷ đồng; vốn huy động hợp pháp khác 2.967 tỷ đồng.
Quy mô Ngoài chính sách chung, chương trình còn có 6 chuyên đề trọng tâm và thực hiện trên địa bàn 63 tỉnh, thành cả nước. Chương trình gồm 7 dự án với 11 tiểu dự án, được thực hiện trên địa bàn cả nước (có 48 tỉnh sử dụng vốn ngân sách Nhà nước). Chương trình gồm 10 dự án, 14 tiểu dự án thực hiện trên địa bàn 49 tỉnh.
Phó Thủ tướng trăn trở vì 3 chương trình mục tiêu quốc gia 'luôn luôn chậm'

Phó Thủ tướng trăn trở vì 3 chương trình mục tiêu quốc gia ‘luôn luôn chậm’

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tỏ rõ sự trăn trở trước việc triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia luôn luôn chậm. Ông mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ ban hành nghị quyết giám sát để tháo gỡ vướng mắc việc thực hiện các chương trình này.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tết sum vầy của người lao động

Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các hoạt động chăm lo Tết của các cấp Công đoàn đã triển khai đa dạng, linh hoạt. Chỉ trong dịp Tết Nguyên đán, đã có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn. ...

Ninh Bình có thêm 1 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao

Quyết định giao UBND tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Yên Mô tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về kinh tế và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng NTM. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương...

Lâm Đồng: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP để xây dựng nông thôn mới giàu mạnh

Xác định tầm quan trọng của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển chương trình… Nhà nông tiên phong làm OCOP Đức Trọng là một trong những địa phương ở Lâm Đồng có nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có để phát triển sản phẩm OCOP.  Xác định tầm quan trọng của Chương trình...

Du lịch nông nghiệp: Tìm cách bứt phá

Phát triển du lịch nông nghiệp được xác định là một giải pháp động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững đồng thời nâng giá trị nông sản cho mỗi địa phương. Tuy nhiên, các hoạt động...

3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Cụ thể, tại Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 22/01/2025, công nhận thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Tại Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 22/01/2025, công nhận huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Tại Quyết định số 207/QĐ-TTg ngày 22/01/2025, công nhận huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. UBND 3 tỉnh Hòa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gia đình Hà Nội cứ đến Tết lại lái xe 1.200km ‘đi trốn’

Hai năm nay, cứ đến Tết, gia đình chị Hải lại lái xe rời Hà Nội, đón Tết ở nơi cách nhà 1.200km. Hai năm nay, cứ cúng ông Công ông Táo xong là gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Hải (49 tuổi, ở Hà Nội) lại khăn gói lên đường vào Khánh Hòa. Gạo nếp, lá dong, măng, miến, thậm chí cả cành đào Nhật Tân đều được chị gói ghém, chở đầy trên chiếc xe hơi, cả nhà rong...

Dấu ấn của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ái nữ chủ tịch Hồ Hùng Anh

Con gái chủ tịch Hồ Hùng Anh, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ái nữ nhà ông Nguyễn Đăng Quang,... là những cái tên nổi bật trên thị trường chứng khoán năm 2024. Con tỷ phú ngân hàng đứng top 12 người giàu nhất Danh sách giàu nhất trên sàn chứng khoán năm 2024 có sự xuất hiện của hai gương mặt gen Z là Hồ Thủy Anh và Hồ Anh Minh, con của tỷ phú Hồ Hùng Anh - Chủ...

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Nhiều trường đại học tiếp tục xét tuyển học bạ năm 2025

Các trường đại học trên cả nước dự kiến vẫn dành hàng nghìn chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ trong năm 2025. Năm 2025, Trường ĐH Luật Hà Nội dự kiến tuyển khoảng 2.650 chỉ tiêu, tăng khoảng 150 chỉ tiêu so với năm ngoái. Trong đó, trường dự kiến vẫn tiếp tục xét tuyển dựa trên kết quả học bạ cả năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 theo các tổ hợp được xác định cụ...

Nam sinh 35 tuổi thi đại học 16 lần hiện ra sao?

TRUNG QUỐC - Đường Thượng Quân - người từng nổi tiếng với 16 lần thi kỳ thi đại học (cao khảo) của Trung Quốc hiện đã hoàn thành học kỳ thứ nhất tại Đại học Sư phạm Hoa Nam ở độ tuổi 35. Sinh năm 1989 trong một gia đình nông dân nghèo ở tỉnh Quảng Tây (phía Nam Trung Quốc), hành trình học tập của Đường Thượng Quân đã thu hút sự quan tâm của công chúng Trung Quốc,...

Bài đọc nhiều

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024: Tình hình kinh tế

Chiều 1/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, chủ trì buổi họp báo thường kỳ tháng 1/2024.

Hội Luật gia Khánh Hòa đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh

Ông Lê Xuân Thân tái đắc cử Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Khánh Hòa Sáng 5/7, Hội Luật gia tỉnh Khánh Hòa tổ chức đại hội Đại biểu Hội Luật gia Khánh Hòa nhiệm kỳ 2024-2029. Tham dự đại hội có ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa; ông Trần Đức Long - Phó chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cùng lãnh đạo hội luật gia tỉnh, đông đảo...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Tổng thống Mỹ tiếp tục ký sắc lệnh hạn chế chuyển đổi giới tính

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba đã ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu chấm dứt toàn bộ tài trợ và hỗ trợ liên bang đối với các dịch vụ y tế giúp trẻ vị thành niên chuyển đổi giới tính. ...

Thượng tướng Lương Tam Quang giữ chức Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương

Sáng nay (11/6), Đảng uỷ Công an Trung ương phối hợp Văn phòng Trung ương Đảng và Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị chỉ định Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an giữ chức Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Phát biểu nhận nhiệm vụ, Bộ trưởng Lương Tam Quang chân thành cảm ơn...

Cùng chuyên mục

Cảng Cần Giờ động lực mới phát triển kinh tế của TPHCM

“Khi cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đi vào hoạt động sẽ tham gia vào chuỗi trung chuyển, cung ứng toàn cầu và có tác động lớn đến nền kinh tế không chỉ của TPHCM mà còn của cả nước”. Trong buổi gặp gỡ báo chí cuối năm 2024, Chủ tịch TPHCM Phan Văn Mãi đặc biệt nhấn mạnh về ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Theo lãnh đạo thành...

Sân bay Tân Sơn Nhất đưa đón hơn 136.000 hành khách trong ngày mùng 3 Tết

Kinhtedothi - Dù chỉ mới bước vào một nửa kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, nhưng vì người dân trở lại TP Hồ Chí Minh sớm đã khiến sân bay Tân Sơn Nhất đông đúc. Theo thống kê, trong ngày 31/1 (tức mùng 3 Tết), lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất đạt hơn 136.000 lượt khách. Theo ghi nhận, từ sáng sớm lượng khách tập trung về sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày Mùng 3 Tết khá đông...

Hố tử thần ‘nuốt chửng’ một xe tải ở Nhật Bản đang mở rộng

(CLO) Chính quyền Nhật Bản đã yêu cầu hàng trăm cư dân gần Tokyo sơ tán sau khi một hố sụt rộng hơn 40 mét xuất hiện tại một ngã tư, cản trở lực lượng cứu hộ tiếp cận một tài xế xe tải lớn tuổi bị mắc kẹt khi chiếc...

Những tủ sách Tiếng Việt trên thế giới

(NLĐO)- Các Tủ sách Tiếng Việt được coi là "nguồn tài nguyên" quý giá trong khuyến khích dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài. ...

Cuộc cách mạng để đất nước vươn mình phát triển

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ, tinh gọn bộ máy là cuộc cách mạng để đất nước vươn mình phát triển, bước vào kỷ nguyên mới. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề trên, nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ....

Mới nhất

Dấu ấn của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ái nữ chủ tịch Hồ Hùng Anh

Con gái chủ tịch Hồ Hùng Anh, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ái nữ nhà ông Nguyễn Đăng Quang,... là những cái tên nổi bật trên thị trường chứng khoán năm 2024. Con tỷ phú ngân hàng đứng top 12 người giàu nhất Danh sách giàu nhất trên sàn chứng khoán năm 2024 có sự xuất hiện của hai gương...

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào...

Nhiều trường đại học tiếp tục xét tuyển học bạ năm 2025

Các trường đại học trên cả nước dự kiến vẫn dành hàng nghìn chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ trong năm 2025. Năm 2025, Trường ĐH Luật Hà Nội dự kiến tuyển khoảng 2.650 chỉ tiêu, tăng khoảng 150 chỉ tiêu so với năm ngoái. Trong đó, trường dự kiến vẫn tiếp tục xét tuyển dựa trên...

Nam sinh 35 tuổi thi đại học 16 lần hiện ra sao?

TRUNG QUỐC - Đường Thượng Quân - người từng nổi tiếng với 16 lần thi kỳ thi đại học (cao khảo) của Trung Quốc hiện đã hoàn thành học kỳ thứ nhất tại Đại học Sư phạm Hoa Nam ở độ tuổi 35. Sinh năm 1989 trong một gia đình nông dân nghèo ở tỉnh Quảng Tây (phía Nam Trung...

Cảng Cần Giờ động lực mới phát triển kinh tế của TPHCM

“Khi cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đi vào hoạt động sẽ tham gia vào chuỗi trung chuyển, cung ứng toàn cầu và có tác động lớn đến nền kinh tế không chỉ của TPHCM mà còn của cả nước”. Trong buổi gặp gỡ báo chí cuối năm 2024, Chủ tịch TPHCM Phan Văn Mãi đặc biệt nhấn mạnh...

Mới nhất