Trang chủ70 năm chiến thắng Điện Biên PhủĐiện Biên 1954Có một hôn trường diệu kỳ trong hầm Đờ-cát

Có một hôn trường diệu kỳ trong hầm Đờ-cát

TP – 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, tiếng súng vừa dứt, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Đại đoàn phó, Đại đoàn Quân Tiên phong 308, Đại tá Cao Văn Khánh được lệnh ở lại tiếp quản trận địa Mường Thanh, trao trả tù binh.

Cao Văn Khánh sinh năm 1917, tại Huế trong một gia đình quý tộc trí thức của triều Nguyễn. Ông tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Đông Dương, nhưng ông không hành nghề luật mà làm thầy giáo dạy toán trường tư ở Huế.

Sau ngày nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ra đời, Cao Văn Khánh tham gia thành lập và là Phó Chủ tịch Giải phóng quân Huế, về sau sáp nhập với Việt Minh. Khi quân Pháp nổ súng gây hấn ở Nam bộ (23/9/1945), ông được cử theo đoàn quân Nam tiến vào Bình Định, rồi trở thành Ủy viên Quân sự Bình Định. Sau đó, ông được cử làm Khu trưởng Khu V. Giữa năm 1946, ông là Đại đoàn trưởng Đại Đoàn 27. Tháng 12/1947, ông trở lại làm Khu trưởng Khu V.

Tháng 8/1949, ông được điều ra Bắc làm Đại đoàn phó Đại đoàn 308, Đại đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông cùng đại đoàn tham gia nhiều chiến dịch từ Chiến dịch Biên giới 1950, đến các Chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung (1951), Chiến dịch Hòa Bình (1952), Chiến dịch Tây Bắc (1952)…

Theo lời kể của các cựu chiến binh Điện Biên năm xưa, Cao Văn Khánh có người yêu là Nguyễn Thị Ngọc Toản, nữ cứu thương mặt trận Điện Biên Phủ. Hai người quen nhau khi Ngọc Toản còn là nữ sinh khuê các, xinh đẹp trường Đồng Khánh, Huế, con cụ Thượng thư Bộ Hình Tôn Thất Đàn, một gia đình trâm anh thế phiệt. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cả thầy Khánh và cô học trò Ngọc Toản nghe lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đều lên đường tham gia chiến đấu. Thầy Khánh làm ở Ban Chỉ huy Giải phóng quân, còn nữ sinh Ngọc Toản tham gia cứu thương. Họ nẩy nở tình cảm khi Cao Văn Khánh được điều ra chiến khu Việt Bắc, giữ chức Đại đoàn Phó, Đại đoàn 308.

Tại Chiến khu Việt Bắc, do tình duyên hay số phận, Cao Văn Khánh gặp lại cô nữ sinh khuê các ngày nào, giờ đã trở thành một nữ cứu thương gan dạ.

Tình yêu giữa hai người không lãng mạn như mối tình trong phim ảnh hiện đại. Chuyện tình giữa tướng Cao Văn Khánh và Ngọc Toản bắt đầu một cách bất ngờ.

Chuyện kể rằng: Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại đoàn 308, tổ chức duyệt binh mừng chiến thắng. Tham dự buổi lễ có Cục trưởng Cục Tuyên huấn Lê Quang Đạo. Ngoài việc công, ông Đạo còn có một “bí mật” giúp cho Đại đoàn phó Cao Văn Khánh. Tướng Đạo đưa cho Cao Văn Khánh xem bức ảnh một cô gái có cặp mắt đen nhánh, tinh nghịch, yêu đời với nụ cười hút hồn mà Cao Văn Khánh ngờ ngợ đã từng gặp đâu đó rồi?

Đúng! Đây là con gái quan Thượng thư triều Nguyễn Tôn Thất Đàn (cụ đã tham gia kháng chiến chống Pháp ngay từ ngày đầu). Qua sự mối lái của Lê Quang Đạo và nhiều đồng chí khác, mối duyên Cao Văn Khánh và Ngọc Toản dần nảy nở. Thuở ấy việc yêu đương phải có người làm mối. Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ, nhận giúp bạn, đến đặt vấn đề với gia đình Ngọc Toản. Khi ông Vũ gặp mẹ Ngọc Toản, ông thận trọng: “Thưa cụ, tôi có người bạn tốt, đánh giặc giỏi. Anh chưa có vợ vì bận đánh giặc. Nay muốn làm rể cụ. Xin cụ cho phép anh ấy được viết thư tìm hiểu chị Toản”.

Bà cụ thủng thẳng trả lời: “Tui kén rể, chứ đâu kén người đánh giặc giỏi. Con tui trưởng thành rồi, nên chỉ cần là người tốt và con tui ưng, thì tui đồng ý người đó”.

Ông Vũ ra về tấm tắc khen: “Tưởng cụ là vợ quan, lễ giáo phong kiến, nào ngờ bà cụ lại tân tiến như vậy!”.

Tuy đã yêu nhau, nhưng trong thâm tâm Ngọc Toản vẫn còn lấn cấn, trong nhật ký của mình bà viết: “…Tôi thấy anh ấy là mẫu người mà tôi mong muốn, sẽ làm bạn đường, sẽ đi suốt cuộc đời mà mình đã vạch hướng…Nhưng tôi còn đòi hỏi: Yêu là phải tôn trọng nhau, đừng làm cản trở những nguyện vọng cá nhân, sự bình đẳng giới. Tôi lo sợ nếu lập gia đình trong bước đường công tác, hoạt động, nhất là anh lớn tuổi, có thể sẽ gia trưởng. Nhưng là người khiêm tốn và chín chắn trong cuộc sống, anh hiểu và chinh phục tôi…”.

Phải đến tháng 12/1953, một sự kiện đã đến với Ngọc Toản khi bà đi tìm đơn vị mới. Bà lạc vào đúng chỗ đóng quân của Cao Văn Khánh, vừa từ Luang Prabang (Lào) trở về. Giữa núi rừng Tây Bắc hai người yêu nhau, bỗng tình cờ gặp nhau. Bà nghĩ, đúng là duyên số đã đưa họ đến với nhau: “Buổi gặp gỡ tình cờ đó ở giữa núi rừng Điện Biên càng làm tôi thấy rõ lòng mình đã thật sự yêu anh”.

Lúc chia tay, họ hẹn nhau ngày chiến thắng sẽ làm hôn lễ tại gia đình.

Chiến dịch Điện Biên Phủ nổ ra, ngày càng nhiều thương binh chuyển đến giải phẫu. Đêm về cầm ngọn đèn tới chăm sóc từng thương binh, lòng Ngọc Toản xót xa thắt lại khi nghe tiếng thở thương binh mỗi lúc một yếu dần. Họ là những thanh niên còn quá trẻ mới 18 đôi mươi. Trong nỗi lo chung, còn có nỗi lo riêng cho người yêu – anh Cao Văn Khánh- song biết làm sao được!

Có một hôn trường diệu kỳ trong hầm Đờ-cát ảnh 1
 

Đám cưới có một không hai

Chiều 7/5/1954, chiến trường chấm dứt tiếng súng, nữ cứu thương Ngọc Toản được lệnh lên Mường Thanh nhận nhiệm vụ mới. Cô từ trong rừng sâu Tuần Giáo, khoác túi xách, 5 giờ chiều cuốc bộ vượt qua suối sâu vực thẳm, đèo Pha Đin cao chất ngất đi suốt đêm, mãi đến 2 giờ sáng hôm sau mới tới nơi. Do thông thạo tiếng Pháp, bà được phân công đến gặp và nói chuyện với một nữ tù binh Pháp duy nhất, vốn là nữ tiếp viên trên máy bay quân sự Pháp. Thể theo đề nghị của Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam, Bác Hồ ra lệnh trả tự do cho nữ tù binh này. Nữ cứu thương Ngọc Toản đã giải thích cho nữ tù binh ấy về chính sách khoan hồng của Chính phủ ta và khuyên cô viết thư cảm ơn Bác Hồ. Đó là ngày 18/5, trước sinh nhật Bác một ngày.

Đến Mường Thanh làm nhiệm vụ, nhưng có lẽ do duyên phận, tình cờ nữ cứu thương được gặp lại người yêu – Đại đoàn phó Cao Văn Khánh.

Lạ lùng thay, giữa lúc khói lửa còn nóng bỏng, mùi đạn bom còn khét lẹt hai người tình cờ gặp nhau – nghẹn ngào không nói nên lời, hai người chỉ kịp thốt lên “Anh”! “Em”! Rồi tự nhiên nước mắt trào tuôn. Định nói với nhau bao điều, chưa kịp nói, thì Đại đoàn phó Cao Văn Khánh được lệnh đi tiếp quản trận địa Mường Thanh và trao trả tù binh.

Trang phục cưới của cô dâu chú rể là bộ quân phục cũ như mọi cán bộ chiến sỹ Điện Biên, nhưng “khán phòng” tràn ngập nụ cười tươi như hoa nở với những lời chúc phúc trong niềm vui thắng trận vẫn còn ngây ngất.

Ngay lúc đó, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Trần Lương đã “đọc” được tâm sự của hai người: “Chúng tôi biết anh chị yêu nhau lâu rồi, song vì chiến tranh liên miên, chưa có điều kiện tính chuyện trăm năm. Hiếm có dịp anh chị gặp nhau thế này, hay là làm hôn lễ tại đây. Chúng tôi sẽ đứng ra làm chủ hôn cho”.

Ngay giữa chiến trường còn ngổn ngang bom đạn, chưa xin phép mẹ, không có mặt gia đình, bạn bè, lại còn chưa sắm sửa quần áo…Dù là ở chiến trường, một đời người con gái đi lấy chồng là một sự kiện lớn trong đời! Sao vội vàng như vậy được?

Có một hôn trường diệu kỳ trong hầm Đờ-cát ảnh 2
 

Cao Văn Khánh và Ngọc Toản trên chiếc xe jeep

Nay nghe nói chuyện cưới xin, nhiều người tham gia ý kiến. Tất cả các chiến hữu của Cao Văn Khánh và Ngọc Toản ai cũng vun vào. Khi gặp tướng Lê Trọng Tấn, anh Khánh giới thiệu: “…Cô Toản, y sỹ”.

– Tôi có nghe tên, nhưng nay mới gặp. Và tôi cũng biết chỉ vài ngày nữa thôi, cô gái Huế dịu dàng, thùy mị này sẽ trở thành chị Khánh ở ngay trên đất Điện Biên lịch sử này. Tôi chúc mừng hạnh phúc anh chị” – Tướng Tấn nói.

Sau một ngày rưỡi suy nghĩ rất lung, đến chiều 21/5 bà đồng ý cưới. Sau này bà viết: “Cái chết và sự sống, cuộc đời và hạnh phúc của người lính Cụ Hồ, suy nghĩ về cuộc sống lúc đó thật tự nhiên và giản dị. Đã yêu nhau rồi thì cần gì phải câu nệ hình thức”.

Thế là quyết định ngày “lên xe”, anh em phân công nhau mỗi người một việc trang trí hầm De Castrie thành phòng cưới. Đám cưới không có hoa, nhưng bộ đội trang trí hầm với các dù Pháp đủ màu. Sắp xếp đủ chỗ ngồi cho hơn 40 đại biểu của “hai họ”. Bên nhà gái là các cán bộ Quân y, nhà trai là cán bộ của Đại đoàn 308.

Ngày 22/5/1954, lễ cưới được tổ chức trong hầm chỉ huy của bại tướng De Castrie, dưới ánh sáng đèn măng song. Tình cảm dâng trào khi hai anh chị sóng đôi dắt tay nhau vào hầm, trong sự hồ hởi, vỗ tay vang dội của tất cả các quan khách “hai họ” là những đồng đội còn sống sót ở chiến trường trở về.

Giây phút xúc động này, nhiều năm sau Cao Văn Khánh còn nhắc lại: “Em còn nhớ lúc anh và em âu yếm bước vào hầm chỉ huy sở De Castrie để làm lễ không ? Ông Trần Lương chủ hôn tuyên bố và ông Cầm, Chính ủy Mặt trận của Cục Quân y, đại diện đơn vị cô dâu phát biểu. Đám cưới có chụp ảnh, quay phim”.

Đám cưới là một sự kiện và là niềm vui chung của cán bộ chiến sỹ Điện Biên Phủ. Nhiều năm sau, những cựu chiến binh ở độ tuổi “cổ lai hy” vẫn còn nhắc đến vẻ đẹp lãng mạn đầy chất thơ của ngày vui ấy. Tình yêu nảy nở trên mặt trận giúp vị chỉ huy Đại đoàn chủ lực và người nữ cứu thương xinh đẹp nơi hỏa tuyến với đám cưới được tổ chức ngay tại sở chỉ huy của tướng giặc và chiến trường trở thành hôn trường, khi khói bom đạn còn chưa tan.

Đám cưới không có hoa, nhưng có kẹo ngoại nuga, thuốc là Philip, rượu Tây Napoléon là chiến lợi phẩm thu được, khách mang đến chung vui. Đám cưới có biểu diễn văn nghệ “cây nhà lá vườn”. Chú rể hát bài “Bộ đội về làng”, cô dâu cất giọng “Em bé Mường La”.

Có một hôn trường diệu kỳ trong hầm Đờ-cát ảnh 3
 

Vợ chồng Cao Văn Khánh

Đám cưới không lên “xe hoa” nhưng lên xe tăng – đứng cạnh tháp pháo tăng nhìn ra chiến địa Mường Thanh tan hoang, Ngọc Toản khe khẽ thốt lên: “Bao nhiêu đồng đội đã hy sinh mà mình còn được sống”. Bà nhớ lại đã có hàng trăm thanh niên đã hy sinh trên tay bà ở bệnh viện dã chiến, những người hẳn chưa một lần được yêu!

Cô dâu, chú rể chụp một kiểu ảnh trên xe tăng đã tham chiến ở Điện Biên Phủ, Cao Văn Khánh nói: “Đó là kỷ niệm suốt đời của chúng ta, những ngày vui nhất của anh và em sau trận chiến thắng lịch sử, trong một khung cảnh lịch sử phải không em?” Niềm vui chiến thắng, xen kẽ tình cảm lứa đôi. Vui duyên mới khi nhiệm vụ đã hoàn thành. Giản dị mà vô cùng thân mật. Một đám cưới hiếm thấy, một tình yêu bền chặt suốt đời.

Nguồn: https://tienphong.vn/co-mot-hon-truong-dieu-ky-trong-ham-do-cat-post1631477.tpo

Cùng chủ đề

Không gian triển lãm Quân đội Việt Nam tại Phố đi bộ Hồ Gươm

(CLO) Hàng nghìn người dân đổ xô về khu phố đi bộ hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để tham quan, chụp hình bên không gian triển lãm 80 năm văn hoá, văn nghệ Quân đội nhân dân Việt Nam được bày trí ấn tượng, trang hoàng phần nào hồi...

Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại ‘Thủ đô gió ngàn’

Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa nằm ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, là một trong những địa điểm quan trọng nhất của lịch sử cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại “Thủ đô gió ngàn”

Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa nằm ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, là một trong những địa điểm quan trọng nhất của lịch sử cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ấn phẩm đặc biệt, khơi dậy tình yêu lịch sử đất nước

Từ ngày 14-16/10, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Sơn La đã trao tặng 4.500 ấn phẩm đặc biệt “Cột cờ Hà Nội” cho học sinh và lưu học sinh Lào thuộc các trường học trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ấn phẩm đặc biệt phụ san của Báo Nhân Dân gồm 1 trang nội dung về Cột cờ Hà Nội và 1 trang cắt dán mô hình. Bạn đọc có thể cắt, dán trang...

Ký ức một thời hoa lửa

“Từ khắp bốn phương trời lửa đạn/ Đàn con về sau những năm xa/ Cởi súng gạt mồ hôi trên trán/ Ta lại xây Hà Nội của ta”, ông Nguyễn Như Thiện ngân nga bài thơ “Ngày về” của nhà văn, người đồng đội Nguyễn Đình Thi, vẽ ra trước mắt chúng tôi những ký ức khó quên của người lính về một thời hoa lửa. “Ta đã về đây, Hà Nội ơi!” Từ thành phố...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hình hài hầm chui tại nút giao nghìn tỷ lớn nhất TPHCM sắp thông xe

TPO - Theo kế hoạch, nhánh hầm chui HC1-01 thuộc dự án nút giao thông An Phú (TP Thủ Đức, TPHCM) sẽ hoàn thành vào dịp 30/4 tới. Hiện nay, công nhân và máy móc đang được huy động tối đa, làm việc liên tục "3 ca, 4 kíp" mỗi ngày để đưa hạng mục này "về đích" đúng tiến độ.  TPO - Theo kế hoạch, nhánh hầm chui HC1-01 thuộc dự án nút giao thông An...

Người đàn ông ứa nước mắt thấy cả vườn chanh dây sắp thu hoạch bị chặt đứt gốc

TPO - Kiểm tra vườn, anh Giỏi ứa nước mắt khi thấy phần gốc cây chanh dây đã bị chặt đứt lìa. Hàng loạt quả chanh dây đang tươi tốt chỉ còn nửa tháng thu hoạch dần héo lại, rụng xuống đất. TPO - Kiểm tra vườn, anh Giỏi ứa nước mắt khi thấy phần gốc cây chanh dây đã bị chặt đứt lìa. Hàng loạt quả chanh dây đang tươi tốt chỉ còn nửa tháng thu...

Thí sinh Hoa hậu Việt Nam rạng ngời trên đường chạy Tiền Phong Marathon ở Quảng Trị

TPO - Các thí sinh của vòng Chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 có trải nghiệm đáng nhớ trên đường chạy Tiền Phong Marathon 2025 tại vùng đất giàu truyền thống lịch sử Quảng Trị.  TPO - Các thí sinh của vòng Chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024 có trải nghiệm đáng nhớ trên đường chạy Tiền Phong Marathon 2025 tại vùng đất giàu truyền thống lịch sử Quảng Trị.  ...

Giáo viên gợi ý cách làm bài môn Ngữ văn đạt điểm cao kỳ thi tuyển sinh lớp 10

TPO - Thí sinh lưu ý, Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm nay là năm đầu tiên thi theo chương trình mới và môn Ngữ văn sẽ sử dụng ngữ liệu hoàn toàn ngoài sách giáo khoa. Giáo viên môn Ngữ văn hướng dẫn cách học và cách làm bài để đạt hiệu quả tốt nhất. TPO - Thí sinh lưu ý, Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm nay là năm đầu tiên...

Trên 120.000 thí sinh dự thi đợt 1

TPO - Sáng 30/3, hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực (đợt 1) do ĐHQG TPHCM tổ chức. Đây là kỳ thi có số thí sinh đăng ký đông nhất cả nước đến thời điểm hiện tại. TPO - Sáng 30/3, hơn 120.000 thí sinh ở nhiều khu vực trên cả nước đã bắt đầu kỳ thi đánh giá năng lực (đợt 1) do...

Bài đọc nhiều

Đoàn Nữ du kích miền Nam xuất quân dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trung tướng Nguyễn Trường Thắng cũng yêu cầu, quá trình hành quân, huấn luyện phải tuyệt đối an toàn; từng cá nhân phải luôn đoàn kết hỗ trợ cho nhau trong mọi nhiệm vụ; bộ phận đảm bảo...

Sống mãi ký ức thời hoa lửa ‘máu trộn bùn non’

70 năm trôi qua, những người chiến sỹ Điện Biên năm xưa nay mái đầu đã bạc, tấm lưng đã còng. Chúng tôi nắm chặt tay các bác, cùng đi dọc chiến hào trên đồi A1, cứ điểm đầu não quan trọng bậc nhất trong Tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ. Dưới bóng cây phượng vĩ hoa nở đỏ rực những ngày đầu Hè, những cựu chiến binh hào sảng kể về những năm...

Ngày 29/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ trước đợt tấn công vào khu Đông tập đoàn...

Hơn mười ngày lao động và chiến đấu gian khổ sau đợt tiến công thứ nhất, trận địa tiến công và bao vây của ta đã cơ bản hoàn thành. Trên một trăm kilômét đường hào cùng với hàng vạn hầm hố bao kín trận địa trung tâm của địch. Ta chính thức chấp nhận sự thách thức từ lâu của kẻ thù, chấp nhận một trận đánh "mặt đối mặt". Quân đội ta áp dụng thành công chiến thuật...

Hồi ức Điện Biên Phủ – Những nhân chứng lên tiếng

Binh sĩ Pháp đã phải đối mặt với những gì ở Điện Biên Phủ? Họ nghĩ sao về thất bại của Pháp ở tập đoàn cứ điểm này? Tất cả sẻ có trong cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ – Những nhân chứng lên tiếng”. vtv.vn Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=wzebmpqUAYQ

Tình cảnh khốn quẫn của quân Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Khi thất bại ở Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, quân Pháp đã sợ hãi, trốn tránh đạn pháo, chán nản khi liên tiếp thất bại, dìu nhau về lán cứu thương,... Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 diễn ra trong 56 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn. Trong ảnh là quân Pháp sợ hãi, trốn tránh đạn pháo. Giai đoạn 1: Từ ngày 13...

Cùng chuyên mục

Những người kể chuyện về Điện Biên

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” để lại cho Điện Biên Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ với hơn 40 điểm di tích thành phần. Các điểm di tích lịch sử cùng Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là nòng cốt để tỉnh Điện Biên phát triển du lịch. Tại các điểm di tích, đội ngũ hướng dẫn viên không chỉ đóng vai trò cầu nối,...

Chuyên án phản gián TN25 và 3 cô gái xinh đẹp ở hậu phương Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến công lớn nhất của lực lượng Công an Nhân dân bảo đảm an ninh, an toàn, bí mật cho Chiến dịch lại không nằm ở mặt trận hay ở hậu phương trực tiếp mà là ở cách xa Điện Biên Phủ hơn 400km. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, Bộ Chính trị nhận thấy cần tăng cường lực lượng Công an Nhân dân để đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ trong năm cuối cùng của cuộc...

Điện Biên Phủ – Võ Nguyên Giáp: Hai cái tên song hành trong chiều dài lịch sử

Điện Biên Phủ là nơi ghi dấu ấn tài năng của một vị tướng huyền thoại trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã ghi tên địa danh Điện Biên Phủ trên bản đồ thế giới. Hai cái tên Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ có lẽ trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, dù rằng chưa có sự...

Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Ở phía tây, Đại đoàn 308 giải quyết xong cứ điểm 310 còn gọi Nà Noọng (Claudine 4), đưa trận địa tiến công của đơn vị áp sát cách sở chỉ huy Đờ Cát-xtơ-ri khoảng 300m. Đến 9 giờ sáng, các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chuyển sang tổng công kích. Thời điểm kết thúc trận quyết chiến lịch sử đã tới gần, Bộ chỉ huy chiến dịch tập trung theo dõi tình hình để...

Điện Biên Phủ: Những dấu ấn đặc biệt

TPO - Từ chỗ không được nhắc đến trong kế hoạch của Nava cũng như kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của ta, Điện Biên Phủ đã nhanh chóng trở thành tâm điểm trong kế hoạch của cả hai bên. Tienphong.vn Nguồn:https://tienphong.vn/dien-bien-phu-nhung-dau-an-dac-biet-post1634705.tpo

Mới nhất

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

TP.HCM SẼ LÀM ĐƯỜNG TỐC ĐỘ NHANH 8 LÀN NỐI KHU NAM VỚI SÂN BAY LONG THÀNH

TP.HCM và tỉnh Đồng Nai dự kiến làm đường tốc độ nhanh kết nối từ khu Nam TP đến sân bay Long Thành với tổng vốn 21.484 tỉ đồng. Tuyến đường tốc độ nhanh cầu đường Phú Mỹ 2 kết nối sân bay Long Thành trong tổng thể mạng lưới giao thông TP - Ảnh: Sở GTCC TP.HCM Theo nghiên...

THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH BẢO HÀNH 1 ĐỔI 1 ĐỘNG CƠ BLDC SẢN PHẨM QUẠT TRẦN SUNHOUSE APEX

Kính gửi: Quý khách hàng, Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng sử dụng sản phẩm. Công ty Cổ phần Tập...

THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI “NHẬP QUẠT ĐUA TOP

Nhằm đồng hành cùng Quý Đại lý trong mùa cao điểm nắng nóng, đồng thời thúc đẩy hoạt động bán hàng với các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu...

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI NHÓM QUẠT TRẦN “GIÓ X3, ĐIỆN NỬA TIỀN SUNHOUSE APEX BAO GIÓ CẢ HÈ”

Nhằm đồng hành cùng Quý khách hàng trong giai đoạn cao điểm nắng nóng, cũng như một lời tri ân từ SUNHOUSE, SUNHOUSE chính thức mang đến chương trình khuyến...

Mới nhất