Trang chủNewsThời sựCơ hội để kinh tế Việt Nam bứt phá

Cơ hội để kinh tế Việt Nam bứt phá

Góp mặt trong mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội, nên việc sửa đổi Luật Hoá chất được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội bứt phá cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Hoá chất – ngành công nghiệp quan trọng

Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), hóa chất có mặt trong đa số các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngành công nghiệp hóa chất đã tạo ra rất nhiều sản phẩm, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển công nghiệp và kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt, cuộc sống ngày càng phát triển, càng văn minh thì vai trò, vị trí của ngành công nghiệp hóa chất ngày càng trở nên quan trọng.

Tạo môi trường thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất. Ảnh minh họa
Ngành công nghiệp hóa chất đã tạo ra rất nhiều sản phẩm, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển công nghiệp và kinh tế quốc gia. Ảnh minh họa

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp hóa chất đã hình thành và phát triển từ những năm 50 của thế kỷ trước, bắt đầu với những nhà máy phân bón, hoá chất tiêu dùng tại miền Bắc do Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ với mục đích cung cấp phân bón và một số loại hoá chất phục vụ tiêu dùng. Trải qua các giai đoạn phát triển, ngành hóa chất đã có những bước phát triển mạnh mẽ với diện mạo thay đổi đáng kể so với ban đầu.

Đặc biệt từ khi có Luật Hóa chất 2007 đến nay, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam ngày càng phát triển và khẳng định vai trò quan trọng, từng bước hiện đại hóa, làm chủ công nghệ, chủ động sản xuất nguyên liệu, sản phẩm cho ngành sản xuất trong nước, tiến tới xuất khẩu…

Theo bà Nguyễn Thị Thêu – Phòng Phát triển Công nghiệp hoá chất (Cục Hoá chất – Bộ Công Thương), ngành công nghiệp hóa chất là công nghiệp nền tảng, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng 10-11%/ năm. Lực lượng lao động trong ngành hóa chất chiếm 2,7 triệu người, chiếm 10% lực lượng lao động của toàn ngành công nghiệp. Năng suất lao động của ngành công nghiệp hóa chất chiếm 1,36 lần năng suất lao động trung bình của toàn ngành công nghiệp.

Đặc biệt, thực hiện chủ trương đường lối của Đảng tại Đại hội lần thứ XIII, hóa chất được xác định là một trong những ngành công nền tảng, phát triển ngành công nghiệp hóa chất là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Như vậy có thể khẳng định, hóa chất đóng vai trò quan trọng, mang tính chất “nền tảng” cho các ngành công nghiệp khác, và “nếu không có ngành công nghiệp hóa chất thì sẽ chẳng có ngành công nghiệp nào cả”.

Mặc dù đóng vai trò quan trọng, nhưng theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, ngành hóa chất của Việt Nam thời gian qua vẫn phát triển dưới tiềm năng. Thực tế những số liệu thống kê cũng cho thấy, về tổng thể, nền công nghiệp hóa chất Việt Nam tuy đã phát triển, đã ứng dụng nhiều thành tựu, có nhiều dự án, dây chuyền sản xuất ứng dụng các công nghệ, thiết bị, phần mềm quản lý, vận hành hiện đại, song đại đa số vẫn còn nhiều nhà máy ở quy mô nhỏ, công nghệ chưa thực sự cao, tỷ lệ lao động phổ thông vẫn còn khá cao, một số nơi chưa làm chủ được công nghệ. Nguyên nhân là bởi khoa học công nghệ chưa cao, chưa có công nghệ nguồn, thiếu vốn, các nhà máy hiện đại với công nghệ cao, hiện đại đòi hỏi chi phí rất lớn mà tư nhân khó có thể đầu tư; trình độ quản lý, cơ chế chính sách… và một số bất cập, tiêu cực chưa được giải quyết triệt để.

Công nghiệp hóa chất Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất đạt bình quân từ 10-11%/năm
Công nghiệp hóa chất Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngành hóa chất đạt bình quân từ 10-11%/năm

Tăng đóng góp của ngành bằng Luật Hoá chất sửa đổi

Để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hóa chất theo hướng bền vững, thân thiện hơn với môi trường, tại Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 3/9/2020, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2040. Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 16/6/2022.

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2040 đã đưa ra định hướng, phát triển công nghiệp hóa chất Việt Nam theo hướng là một ngành công nghiệp nền tảng quan trọng, hiện đại với cơ cấu ngành tương đối hoàn chỉnh, gồm 10 phân ngành, tập trung vào chiến lược phát triển một số phân ngành trọng điểm: Hóa chất cơ bản, hóa dầu, cao su kỹ thuật, hóa dược và phân bón. Cùng với đó, sắp xếp lại các cơ sở sản xuất hiện có theo hướng tập trung, quy mô. Duy trì và phát triển các nhà máy sản xuất có công nghệ tiên tiến. Hạn chế tối đa việc hình thành mới và từng bước loại bỏ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp, chất lượng sản phẩm kém, gây ô nhiễm môi trường…

Đặc biệt, để tăng đóng góp của ngành công nghiệp hóa chất vào nền kinh tế, thực hiện Nghị quyết số 41/2023/NQ-UBTVQH15 ngày 18/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Bộ Công Thương đang tiến hành sửa đổi Luật Hóa chất năm 2007.

Về cơ sở thực tiễn sửa đổi Luật Hóa chất, theo ông Phùng Mạnh Ngọc – Cục trưởng Cục Hóa chất – Bộ Công Thương: Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội khóa XII vào năm 2007, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2008. Sự ra đời của Luật Hóa chất là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý chính thức và thống nhất cho các hoạt động hóa chất trên cả nước.

Thực tế cho thấy, sau 16 năm thi hành, việc thực thi Luật Hóa chất đã mang lại những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, cụ thể, về kinh tế, kể từ khi Luật Hóa chất có hiệu lực đến nay ngành công nghiệp hóa chất đã có bước phát triển mạnh mẽ, đã hình thành được những tổ chức nghiên cứu, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực của ngành, bước đầu hình thành một số tổ hợp công nghiệp hóa dầu và một số khu, cụm công nghiệp tập trung nhiều doanh nghiệp hóa chất.

Ngành công nghiệp hóa chất duy trì được mức tăng trưởng ổn định qua các năm (trung bình 10 – 11%/năm), sản phẩm hóa chất sản xuất trong nước đã đa dạng hơn về chủng loại, chất lượng được cải thiện, dần tiệm cận với các sản phẩm trong khu vực.

Về xã hội, Luật Hóa chất và các văn bản dưới luật đã hình thành một hệ thống quy định quản lý hóa chất tương đối toàn diện từ trung ương đến địa phương. Cùng với nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động hóa chất đã được quản lý chặt chẽ và ngày càng đi vào nền nếp, quy củ, công tác an toàn hóa chất được nâng cao vai trò và chất lượng, góp phần giảm thiểu những rủi ro và tác động tiêu cực của hóa chất đến con người, môi trường, tài sản, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, sau 16 năm thi hành Luật Hóa chất năm 2007 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế nhất định. Cụ thể, về quy định chung, Luật Hóa chất 2007 chưa quy định rõ ràng và chính xác phạm vi và đối tượng áp dụng các hoạt động quản lý, chưa phân định được hóa chất và các sản phẩm hàng hóa chứa hóa chất; chưa phân định cụ thể hoạt động sản xuất hóa chất và các hoạt động phối trộn, pha loãng hóa chất; khái niệm về hóa chất độc chưa phù hợp thực tế…

Về phát triển công nghiệp hóa chất, Luật Hóa chất 2007 chỉ điều chỉnh với các hóa chất, bao gồm chất, hợp chất, hỗn hợp chất, tạm hiểu là các hóa chất cơ bản. Do đó, các quy định đối với dự án hóa chất trong Luật chỉ áp dụng với dự án hóa chất cơ bản.

Để khắc phục những bất cập đó, Luật Hóa chất sửa đổi ngoài kế thừa những mặt tích cực của Luật Hóa chất 2007 còn có thêm những nội dung mới, phù hợp với thực tiễn và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội hiện nay, đồng thời mở ra những cơ hội mới cho ngành hóa chất phát triển, tăng đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2026-2030.

Tại Kỳ họp thứ 8, khóa XV, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi); đã có 69 lượt ý kiến đại biểu quốc hội phát biểu, trong đó có 54 lượt ý kiến phát biểu tại Tổ, 12 lượt ý kiến phát biểu tại Hội trường và 3 đại biểu quốc hội gửi ý kiến bằng văn bản. Đa số ý kiến đại biểu quốc hội đều tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Hóa chất (sửa đổi).



Nguồn: https://congthuong.vn/luat-hoa-chat-sua-doi-co-hoi-de-kinh-te-viet-nam-but-pha-372654.html

Cùng chủ đề

Hướng tới phát triển bền vững

Việc sửa đổi Luật Hóa chất là cần thiết nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng và khắc phục một số vướng mắc của Luật hiện hành. Phát triển bền vững ngành công nghiệp hóa chất Theo dự kiến chương trình phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật...

Tăng trưởng kinh tế cần tạo sự cạnh tranh lẫn nhau

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, mục tiêu tăng trưởng kinh tế càng cao thì giải pháp phải đủ lớn, đặc biệt giải pháp là hành động chứ không chỉ trong nghị quyết. Chia sẻ với phóng viên mới đây, TS Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP phải tương xứng với các giải...

Thắng lợi vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng ở khu vực Đông...

Nhà nghiên cứu người Campuchia cho rằng, những thành tựu to lớn đạt được từ công cuộc Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là nền tảng vững chắc để hướng tới hoàn thành mục tiêu phát triển vững mạnh và sự phồn vinh của nhân dân Việt Nam trong tương lai.

Đất nước sẽ chuyển mình trong kỷ nguyên mới

PGS .TS. Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã bày tỏ niềm tin của mình về “kỷ nguyên mới” của dân tộc trong cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Thời Đại. - Thưa ông, cả nước hiện đang rất quan tâm đến khái niệm "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", cảm nhận của ông về vấn đề này là gì? ...

Cân đối không gian chính sách, thúc đẩy nội lực

Năm 2025 mở ra nhiều kỳ vọng về sự tăng trưởng đột phá của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ hạn hẹp, các chính sách tài khóa trở thành giải pháp được mong chờ để thúc đẩy tăng trưởng, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức lớn của nền kinh tế trong năm 2025. Hợp lực kết nối sức mạnh nội tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đến 6/2/2025

Theo Bộ Công Thương, tính đến 6/2/2025, cả nước có 158 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo. Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương vừa công bố Danh sách thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đến ngày 6/2/2025. Tính theo địa phương, TP Hồ Chí Minh hiện là địa phương có số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo lớn nhất...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/2: Gạo thơm tăng mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động, thị trường lượng lai rai, gạo thơm một số loại tăng mạnh, lúa chững giá. Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/2/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều. Gạo các loại tương đối bình ổn, lúa tươi vững giá so với ngày hôm qua. ...

Giá gạo xuất khẩu đang thấp nhất thế giới, giải pháp nào cho gạo Việt?

Từ mức đỉnh cao vào giữa tháng 8/2023 với con số 700 USD/tấn, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tụt dốc và xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Giá gạo xuất khẩu tụt giảm 43% Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cập nhật thông tin giá gạo xuất khẩu mới nhất cho hay, gạo 5% tấm ngày 6/2 đứng ở mức 399 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so...

Nhẫn vàng phong thủy “cháy hàng” ngày vía Thần Tài

Do sức mua tăng mạnh, nhẫn vàng mặt đá phong thủy trong nhiều cửa hàng ở Hà Tĩnh 'cháy hàng' ngay buổi sáng ngày vía Thần Tài. Sáng ngày 7/2 (mùng 10 tháng Giêng), tuyến đường Nguyễn Công Trứ (thành phố Hà Tĩnh) trở nên nhộn nhịp bởi dòng người đi mua vàng cầu may, nhân ngày vía Thần Tài. Theo ghi nhận của phóng viên, dù trời mưa khá lớn, nhưng “phố...

Xuất khẩu thuỷ sản khả quan trong tháng đầu năm

Trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024, đây là một kết quả khả quan. Xuất khẩu thủy sản khả quan đầu năm Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mặt hàng tôm tiếp tục là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong tháng 1/2025,...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Dự báo thời tiết ngày 6/2/2025: Miền Bắc sắp bước vào chuỗi ngày mưa rét

Dự báo thời tiết, không khí lạnh tăng cường ảnh hưởng tới Bắc Bộ từ đêm 6/2. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa to và giông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng gần sáng và sáng ngày 7/2, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Nhiệt độ hạ thấp, miền Bắc rét đậm, trời nồm ầm

Dự báo thời tiết ngày 7/2/2025: Không khí lạnh mạnh tràn xuống, miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại diện rộng. Nhiệt độ vùng núi có nơi xuống dưới 3 độ C, vùng núi cao có khả năng xuất hiện mưa tuyết và băng giá. Một đợt không khí lạnh mạnh đang tiến về phía Nam và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nước ta trong những ngày tới. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc...

Cùng chuyên mục

Bỏ quy định tăng 1 bậc lương, bổ sung hỗ trợ thuê nhà công vụ trong Luật Nhà giáo

Kinhtedothi - Sáng 7/2, tại phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo. Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, để tháo gỡ hạn chế, bất cập trong việc quản lý,...

Quảng Nam thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh và Đảng bộ UBND tỉnh

(NLĐO) - Sáng 7-2, Tỉnh ủy Quảng Nam đã tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh, Đảng bộ UBND tỉnh Quảng Nam. ...

Cần gỡ vướng cho 1,2 triệu xe biển vàng ‘kẹt’ đăng kiểm

Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nới lỏng việc yêu cầu các xe phải có đăng ký đúng với màu biển số xe mới được đăng kiểm trong vòng 6 tháng. Ghi nhận tại một số trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội, Bắc Ninh những ngày qua cho thấy không ít chủ xe bị từ chối kiểm định. Xe bị từ chối thuộc nhóm xe biển vàng (kinh doanh...

Không gian mở, sáng tạo, gần gũi

(CLO) Ngày 7/2, Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là dịp để những người làm báo giao lưu, nâng...

Đề xuất giáo viên được hỗ trợ thuê nhà ở công vụ, lương xếp cao nhất

Dự thảo Luật Nhà giáo bổ sung quy định trường hợp không bố trí được chỗ ở tập thể hoặc nhà ở công vụ, nhà giáo được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo mức hỗ trợ thuê nhà ở công vụ. ...

Mới nhất

Về Huế xem các đô vật nhí tranh tài tại lễ hội vật truyền thống Làng Sình

Hội vật Làng Sình là hội vật truyền thống của làng đã có lịch sử hơn 200 năm và phát triển cho đến nay. Hằng năm, hội vật được tổ chức với niềm mong ước dân khỏe, làng yên,...

Vì sao dạy nghề, tạo việc làm lại là cách làm quan trọng giảm nghèo ở Quảng Ngãi?

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động...

Nhóm quỹ cổ phiếu hiệu suất cao gấp 4 lần tiền gửi năm 2024, nhưng dài hạn gây bất ngờ

Nhóm quỹ cổ phiếu đạt mức tăng trưởng vượt trội năm 2024 với 20%. Tuy nhiên, hiệu suất trung bình ở mức thấp hơn (10,3%) trong khung thời gian 5 năm và âm -0,8% giai đoạn 3 năm, chủ yếu do khoản lỗ lớn vào năm 2022. ...

Đề nghị bổ sung thêm tiêu chí với nhà giáo nghỉ hưu trước tuổi

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý...

‘Tự nguyện’ cũng không được dạy thêm, thu tiền

TPO - Ngoài quy định cấm “ép buộc” học thêm, hay nộp các khoản tiền ngoài quy định, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ngay cả trường hợp phụ huynh, học sinh "tự nguyện" cũng không được thu tiền. TPO - Ngoài quy định cấm “ép buộc” học thêm, hay nộp các khoản tiền...

Mới nhất