Trang chủKinh tếNông nghiệpCó Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 2)

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 2)


Krông Jin chỉ là một trong thành quả của sự thống nhất trong nhận thức và hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội đặc biệt từ khi Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW đi vào cuộc sống tại Đắk Lắk. Sự vào cuộc của hệ thống chính trị – xã hội cũng đã tạo ra hệ thống các chính sách tín dụng với các mắt lưới ngày càng nhỏ để “không ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình phát triển”, thậm chí là một chủ công khơi dậy các động năng phát triển kinh tế tỉnh.

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 1)

Như Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù (Quyết định 22) mặc dù mới đi vào cuộc sống từ ngày 10/10/2023, song đã trao cho những người lầm lỗi cơ hội và niềm tin “phục thiện” từ các hoạt động kiếm sống chân chính, giúp họ sớm “bình thường hóa” cuộc sống, tái hòa nhập xã hội một cách hiệu quả bền vững hơn.

Trung tá H’Hương A’Drưng, Phó trưởng Công an thị trấn Krông Kmar, Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc cho biết sau khi triển khai chính sách, công an đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức một buổi tuyên truyền cho những trường hợp đã chấp hành án phạt tù về tại địa phương cho họ hiểu và nhiều người có nhu cầu vay vốn, sau đó chính quyền địa phương giao trách nhiệm cho chúng tôi đi rà soát lại. Những trường hợp nào có nhu cầu và đủ điều kiện thì chúng tôi sẽ lập danh sách phối hợp với PHòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Bông và hiện đã giải ngân cho cả 5 trường hợp có nhu cầu.

Trung tá H’Hương A’Drưng, cho biết những người ra tù, đầu tiên họ cũng có rất nhiều cái mặc cảm, nhưng mà khi họ được Đảng và Nhà nước cũng như là chính quyền địa phương quan tâm và tạo điều kiện dưới mọi hình thức, thì họ cảm thấy rất vui mừng và phấn khởi. Bởi vì họ không bị xa lánh mà còn được tạo điều kiện tất cả mọi phương diện, từ động viên tinh thần cho đến được tiếp cận tài chính. Vì vậy họ có thêm tinh thần, động lực nghĩ đến cách để đầu tư phát triển kinh tế. Chứ nhiều lúc mình không có hỗ trợ, quan tâm đến họ thì họ sẽ có thể nảy sinh một cái tư tưởng khác…”.

Từ chính sách này nhiều cuộc đời mới đầm ấm và hạnh phúc đang được nhân rộng. Như bà Lê Thị Hồng Loan, Tổ dân phố 5, thị trấn Krông Kmar. Bà kể “trước đây tôi là nhân viên Agribank chuẩn bị sắp về hưu, Khi ấy thị trường cũng đang phát triển về cây sầu riêng, tôi dồn tiền tiết kiệm mua một mảnh vườn tính sầu riêng để về hưu có thu nhập không vướng bận con cái”. Tuy nhiên, dự định này của bà đã không thực hiện được khi xảy ra sự cố chiếm đoạt tài sản tại ngân hàng, bà cũng bị liên đới và đi thi hành án 4 năm. Con trai bà đang làm nhân viên ngân hàng ở TP Hồ Chí Minh, bỏ hết sự nghiệp trở về quê vừa để có điều kiện gần gũi chăm sóc mẹ vừa trông coi vườn sầu riêng vừa mới hạ cây xuống.

Bà Lê Thị Hồng Loan (đứng thứ 2 từ phải sang) đang cùng cán bộ ngân hàng và công an xã thăm vườn sầu riêng
Bà Lê Thị Hồng Loan (đứng thứ 2 từ phải sang) đang cùng cán bộ ngân hàng và công an xã thăm vườn sầu riêng

Ngày trở về, kinh tế eo hẹp, bà muốn vay vốn ngân hàng để tiếp tục phát triển vườn sầu riêng của mình song cũng đầy lo lắng bởi không biết có nơi nào cho người ra tù hay không. Đang loay hoay thì đúng dịp có chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho những người mà đi cải tạo mới về để có một nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. “Nhờ sự quan tâm của Ngân hàng chính sách, cũng như công an của địa phương đã giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi vay được 100 triệu đồng. Lúc ấy tôi thấy rất vui mừng và xúc động vì không nghĩ mình đi về như vậy lại được hưởng chính sách của Nhà nước, cũng như các cơ quan ban, ngành người ta quan tâm và động viên mình như vậy. Nhất là công an lúc nào xuống họ cũng động viên mình cố gắng làm ăn, chứ không có kỳ thị hay là gì đó. Từ đó, bản thân mình cũng thấy tự tin làm ăn” bà kể. Đến nay 2ha với 400 cây sầu riêng đã phát triển xanh tốt và đã có 40-50 cây bói quả. “Dự định năm nay thu thì chừng khoảng 200 triệu đồng. Hy vọng sang năm thì mình sẽ thu được nhiều hơn”, bà cho biết.

Hay như chị Nguyễn Thị Bé, thôn 4, xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc nỗi lo lớn nhất khi chuẩn bị rời trại cải tạo là về địa phương rồi làm gì để sống. “Trở về vào ngày 2/9 gần tới Tết, tôi hoang mang lắm. Nhưng khi về nhận được rất nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương, Hội phụ nữ và được sự hỗ trợ của NHCSXH cho tôi vay 80 triệu đồng sửa sang quán gội đầu cắt tóc để làm lại từ đầu. Cũng nhờ số vốn đó tôi cũng sống được tới ngày hôm nay, cũng nuôi con được” chị kể và cho biết “Không có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và nguồn vốn đó thì có khi tôi cũng gục ngã”. Không chỉ ổn định đời sống cho chính mình, chị còn góp phần tạo việc làm thường xuyên cho 2 người dân tại địa phương.

Các nguồn vốn tín dụng chính sách cũng đang góp phần thúc đẩy kinh tế đia thông qua việc phát triển các lợi thế riêng có của địa phương như xã Ea Kao Phó bí thư Đoàn xã Ea Kao, H’Thao H’Nak chia sẻ “Tôi thấy bà con từ khi vay các nguồn vốn chính sách xã hội đến nay thì kinh tế phát triển, số gia đình khá giả ngày một nhiều và cuộc sống tốt đẹp hơn rất là nhiều”. Đặc biệt ở buôn Tơng Bông và buôn Tơng Jú, nhiều năm qua dòng vốn tín dụng đã giúp các chị em đặc biệt là đoàn viên thanh niên nữ khôi phục và phát triển nghề dệt truyền thống.

Bà H’Ja Mun Krom, Giám đốc Hợp tác xã dệt thổ cẩm Tơng Bông, Nhóm trưởng Nhóm Du lịch cộng đồng buôn Tơng Jú, nơi có 42 hộ vay cũng là thành viên dệt thổ cẩm Tơng Bông cho biết “Các chị em bắt khung dệt ở nhà, lúc rảnh rỗi tập trung dệt, bình quân thu nhập từ 4.000.000 đến 4.500.000/ tháng”. Đặc biệt, HTX đã cùng các chị em nghiên cứu đưa vào thiết kế làm các sản phẩm tinh xảo từ vải dệt như quần áo, váy cưới, đồ lưu niệm nâng cao giá trị hàng hóa. “Trước đây khi mà chưa có công việc dệt vải và bán sản phẩm, chị em lúc nào mà gia đình cần đóng tiền cho con, hoặc là có cái gì đó mà muốn chi tiêu trong gia đình thì thường thường là đi “chốt non” cà phê, hay bắp. Từ khi có cái nghề dệt, chị em lấy những phần thu nhập lai rai từ dệt để giải quyết chi tiêu nhỏ nhỏ đến khi họ thu hoạch”. Nhiều chị em còn gia tăng sản xuất, thiết kế làm thêm các sản phẩm từ thổ cẩm trên các nền tảng xã hội ra khắp cả nước.

Việc khôi phục lại nghề dệt đã mang lại công ăn việc làm cho chị em phụ nữ góp phần thúc đẩy bình đẳng giới
Việc khôi phục lại nghề dệt đã mang lại công ăn việc làm cho chị em phụ nữ góp phần thúc đẩy bình đẳng giới

Mạnh dạn hơn, năm 2020 chị đã bàn với 18 hộ trong buôn Tơng Jú, thành lập nhóm du lịch cộng đồng vừa là để giới thiệu cái nét đẹp văn hóa của dân tộc mình vừa gia tăng thu nhập từ phát triển du lịch. Các chị em tùy điều kiện của mình tham gia vào biểu diễn trong chương trình văn hóa cồng chiêng, phân công nhau hộ trồng rau, hộ nuôi heo, hộ nuôi gà, hộ có rẫy để khi có khách là người nào người nấy lo từng việc. Nhiều gia đình vay vốn nước sạch vệ sinh môi trường, vốn giải quyết việc làm về đầu tư cải tạo làm nhà lưu trú cho khách. Bản thân Bà H’Ja Mun Krom cũng vừa vay NHCSXH 100 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm để sửa sang lại cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ du lịch cộng đồng. Mặc dù, bị gián đoạn phát triển 2 năm do dịch bệnh Covid, song đến nay, với sự nỗ lực của từng gia đình, buôn Tơng Jú là đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk công nhận là điểm đến du lịch cộng đồng.

Từng đồng vốn NHCSXH tuy quy mô không lớn, song việc trải rộng trên 100% các xã của tỉnh miền núi Đắk Lắk nơi đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 35,7% dân số toàn tỉnh đã góp phần thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước của Đảng và nhà nước ta. Phát triển vùng DTTS và miền núi gắn liền với ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, khơi dậy khát vọng, lòng tự hào dân tộc trong cộng đồng các DTTS, hướng tới mục tiêu vì một Việt Nam thịnh vượng và phát triển. Đây cũng là tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.

Là Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nằm ở Trung tâm của khu vực Tây Nguyên, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng về an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội; có đường biên giới dài khoảng 73 km giáp với Vương quốc Campuchia, diện tích tự nhiên là 13.125 km2, với 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện (trong đó có 02 huyện nghèo là huyện M’Drắk, huyện EaSúp và 04 xã biên giới); có 184 xã, phường, thị trấn (152 xã, 20 phường, 12 thị trấn), 2.152 thôn, b49 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Khu vực I: 47 xã, Khu vực II: 02 xã). Dân số hơn 2 triệu người với 49 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số hơn 667 nghìn người, chiếm 35,7% dân số toàn tỉnh, phân bổ rải rác ở đều khắp 184/184 xã, phường, thị trấn của tỉnh.

Đến cuối năm 2023, theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng theo Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk có tỷ lệ hộ nghèo là 9,15%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,8% (trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số là 65,8% với 31.229 hộ nghèo).





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/co-dang-cuoc-doi-am-no-hanh-phuc-bai-2-158883.html

Cùng chủ đề

Saigonbank lên tiếng vụ 2 cựu cán bộ ngân hàng bị khởi tố

(NLĐO) – Saigonbank khẳng định luôn tuân thủ các quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng vẫn đang hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. ...

Cận Tết, khách than chuyển khoản, thanh toán online trục trặc

(NLĐO) – Những ngày sát Tết, một số ngân hàng thông báo nâng cấp hệ thống vào cuối ngày khiến khách hàng không thể chuyển khoản hoặc thanh toán online. ...

Đổi tiền mới lì xì Tết: Trăm dâu đổ đầu… ngân hàng

Cứ vào dịp đến Tết Nguyên đán nhiều ngân hàng ở các thành phố lớn lại đau đầu với nỗi lo cũ: Tiền mới! Hơn hai mươi năm trước, chuyện lì xì ngày Tết của các gia đình đơn giản hơn, hầu hết là...

Giá vàng ngày 24/1/2025: Tiếp tục tăng

DNVN - Cùng chiều với thị trường quốc tế, giá vàng trong nước sáng 24/1 tiếp tục xu hướng tăng. ...

Tỷ giá hôm nay 24/1: Giá ngoại tệ ghi nhận xu hướng trái ngược

DNVN - Biến động trái chiều được ghi nhận trong tỷ giá giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) và Nhân dân tệ (NDT) vào ngày 24/1 tại các ngân hàng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/1

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,44 điểm hay cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 1,73 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/1. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 - 17/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 – 17/1

Tỷ giá trung tâm không đổi, chỉ số VN-Index tăng 18,63 điểm so với cuối tuần trước đó thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 13-17/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

Nghe người nông dân kể chuyện tiên phong trong ứng dựng công nghệ vào trồng nấm

Mô hình trồng nấm của anh Vũ Tuấn Hiệp đã mang về doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm. Đó là kết quả mà người nông dân ở xã Hồng Thuận, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định gặt hái được sau quá trình hơn...

Trồng chuối đất bãi, nông dân Phú Thọ thu lãi hơn 400 triệu đồng

Nhờ chuyển đổi sang trồng chuối tiêu xanh, người dân xã Bản Nguyên (Lâm Thao, Phú Thọ) có thu nhập ổn định. Năm nay, do tác động của bão YAGI, giá chuối tăng cao, bà con càng phấn khởi vì lãi lớn. ...

Đây là một thành phố của Quảng Nam đang phát triển manh về nông nghiệp công nghệ cao

Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của TPTam Kỳ (Quảng Nam) đến năm 2030 phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi...

“Thủ phủ” cà phê Sơn La xuất hiện khu trải nghiệm 5 sao, khách nước ngoài nhìn thấy đều mê

“Con đường tới Sơn La cực lắm! Đi từ Sài Gòn, bay ra Hà Nội rồi lại đi ô tô 7-8 tiếng mới tới. Dân Thủ đô còn không biết Sơn La có cà phê, mà một người từ xa xôi như tôi lại mò tới. Rất may, chính quyền ở...

Hoa đào, hoa mai bán đầy, riêng loài hoa này chủ vườn Lào Cai phải “hãm”, nở sớm là thất bại

Khác với người trồng cây cảnh, thời điểm hiện tại, nông dân trồng hoa hồng, cúc, ly, lay ơn ở Lào Cai vẫn đang tích cực chăm sóc, chuẩn bị những khâu cuối cùng để đưa hoa cúc, lay ơn xuống phố bán những ngày cận tết Nguyên đán. ...

Mới nhất

Cherry đắt đỏ vẫn ‘cháy hàng’, bất ngờ với ‘sầu riêng giải cứu’ 50.000 đồng/kg

Cherry nhập khẩu đắt đỏ chưa từng thấy, 2 triệu đồng/kg vẫn "cháy hàng" ở chợ Tết Ất Tỵ. Trong khi đó, sầu riêng “giải cứu” được bán với giá chỉ 50.000 đồng/kg. Đắt đỏ chưa từng thấy, 2 triệu đồng/kg cherry vẫn ‘cháy hàng’ ở chợ Tết Ất Tỵ Cherry là loại trái cây nhập khẩu đã xuất hiện nhiều...

Bộ Công an công bố đề minh hoạ thi đánh giá năng lực năm 2025: Nhiều điểm mới

TPO - Cục Đào tạo (Bộ Công an) vừa công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lực 2025 với nhiều điểm mới. TPO - Cục Đào tạo (Bộ Công an) vừa công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lực 2025 với nhiều điểm mới. ...

Tiêm vắc-xin cúm trước khi nghỉ Tết, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình

Tết Nguyên Đán là thời điểm mọi người mong đợi để quây quần bên gia đình, bạn bè, tận hưởng không khí vui tươi, ấm áp và đón chào năm mới. Tuy nhiên, mùa Tết cũng là dịp dễ phát sinh các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cúm. Tiêm vắc-xin cúm trước khi nghỉ Tết, bảo vệ sức khỏe...

Món ngon trong mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc

Món ăn trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người miền Bắc thường chú trọng hương vị thơm ngon, đầy đủ sắc màu. Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là dịp để mọi người thưởng thức mâm cỗ đoàn viên, tận hưởng không khí ấm áp tình thân. Tùy theo sản vật và phong tục của vùng miền, mâm cỗ...

Mới nhất

Lộ diện iPhone 17 Air