Trang chủKinh tếNông nghiệpCó Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 1)

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 1)


Krông Jing xã đặc biệt khó khăn của huyện M’Drắk, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 7.477 ha, 12 buôn với dân số khoảng 12.345 người, gồm 15 dân tộc anh em cùng sinh sống (trong đó đồng bào DTTS chiếm gần 70%). Ở đây, chuyện cũ mà bà con thường kể cho con cháu nghe là cuộc sống trước năm 2005, đầy khó khăn khi đời sống phụ thuộc hoàn toàn vào ruộng rẫy, điều kiện canh tác, sản xuất lạc hậu nên năng suất cây trồng, vật nuôi bấp bênh. Chuyện chưa đến mùa đã thiếu ăn, thậm chí mới vào vụ gieo trồng đã không có tiền mua thuốc sâu, phân bón không phải là chuyện hiếm. Ăn còn thiếu lấy đâu tiền chi tiêu cho sinh hoạt. Tất cả những khó khăn này khi đó chỉ có một “lối mòn” giải quyết đó là bán lúa non cho các tư thương với giá rẻ. Đến vụ thu hoạch, thương lái vào tận ruộng lấy lúa, có gia đình không còn lúa mang về nhà. Người dân thiếu thốn, tín dụng đen cũng có cớ len lỏi vào trong bản khiến nhiều người dân đã khó càng thêm khó.

Là người dân của buôn, hơn ai hết, ông Y Hoan Ksơr thôn M’Lốc B thấm được nỗi cùng cực của đồng bào mình. Nhưng khó khăn đó không thể lay chuyển khi người dân không có vốn tích lũy lại thêm tập quán sản xuất tự cung tự cấp. Chính bởi vậy năm 2005, khi được bầu làm trưởng buôn, lại vừa lúc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk triển khai chính sách hỗ trợ tín dụng cho bà con xóa tình trạng bán lúa non và tín dụng đen, ông hiểu rằng, cơ hội giúp đỡ bà con đã đến. Phát huy uy tín của trưởng buôn với bà con, ông cùng cán bộ tín dụng chính sách tuyên truyền đến từng nhà cho bà con hiểu về chính sách, hỗ trợ bà con làm thủ tục để tiếp cận vay vốn. “Thời điểm đó ngân hàng cho vay 3 triệu đồng/hộ để xóa việc bán lúa non và tín dụng đen, bà con phấn khởi lắm” ông kể và cho biết nguồn tín dụng chính sách lúc đó đối với bà con như nắng hạn gặp mưa rào, giúp bà con giải quyết nhiều bức bách, nhu cầu trong cuộc sống. Cây lúa không còn phải bán non mà chờ đến mùa thu hái giúp người dân có cái ăn, không còn lo đói.

Năm 2010, ông trở thành đảng viên Đảng cộng sản và nay là Phó bí thư chi bộ thôn. Được học tập, thấm nhuần quan điểm đường lối chính sách, lý tưởng của Đảng lại được đi thăm thú các địa phương, mô hình sản xuất giỏi càng giúp ông nhận thức rõ chỉ có còn đường tăng gia sản xuất mới có thể thoát khỏi đói nghèo. Từ đó, vào từng ngõ, gõ từng nhà vận động bà con vay vốn tín dụng chính sách chăn nuôi con bò, con heo, làm phân trồng cỏ nuôi bò, trồng keo phát triển kinh tế, không lãng phí đất đai . Những dè dặt ban đầu về việc sợ vay không có tiền trả, sợ làm ăn thất bát dần xóa nhòa sau khi những hộ tiên phong phát triển kinh tế thành công. Các hộ dần nhìn nhau học hỏi các mô hình chăn nuôi, trồng rừng phát triển kinh tế.

Cán bộ NHCSXH huyện M’Drắk và các tổ chức chính trị - xã hội  luôn đồng hành cùng  bà con vay vốn, phát triển kinh tế
Cán bộ NHCSXH huyện M’Drắk và các tổ chức chính trị – xã hội luôn đồng hành cùng bà con vay vốn, phát triển kinh tế

Nguồn vốn tín dụng chính sách cũng đang giúp những người phụ nữ trong buôn cũng đang vươn lên làm chủ chính cuộc đời mình. Chị H’Pak Nie, Chi hội trưởng phụ nữ buôn M’Lốc B cho biết “Trước đây chưa có NHCSXH, chị em gặp rất nhiều về vấn đề nguồn vốn phát triển gia đình lại thêm ít tiếp xúc xã hội hơn các anh, nên gặp rất nhiều khó khăn và rất tự ti. Mà đã tự ti thì không muốn đi ra ngoài xã hội tiếp xúc, toàn giao cho ông chồng đi, và từ đó lại càng ít hiểu biết. Ít hiểu biết dẫn đến rất nhiều vấn đề và suy cho cùng là các chị em rất tự ti” chị kể. Bởi vậy, trong vai trò Chi hội trưởng chi hội phụ nữ chị đã dốc hết tâm huyết tuyên truyền hỗ trợ chị em tiếp cận được nguồn vốn mà đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, chi hội còn giúp các chị em có các buổi giao lưu, giao tiếp ra ngoài xã hội giúp bản thân phụ nữ có tự tin giao tiếp nâng cao tự tin hơn về bản thân.

Ông Ygoanh MLô, tổ trưởng tổ vay vốn buôn M’Suốt, xã Krông Jing cho biết, câu chuyện vay vốn phát triển kinh tế cũng không phải ngày một ngày 2 mà cần có sự đồng hành liên tục của NHCSXH và cả hệ thống chính trị – xã hội đặc biệt ở những nơi khó khăn như Krông Jing. Bởi mặc dù Đắk Lắk là thủ phủ cà phê nhưng ưu đãi thiên nhiên ấy không dành cho Krông Jing. Trước đây người dân trong xã đã từng phát triển cây cà phê. Nhìn những cây cà phê lên cao rồi ra bông tháng 11-12, cứ nghĩ vụ mùa bội thu không xa, song bông chưa kịp đậu quả đã thối rụng hết vì đây là vùng đất cứ vào cao điểm mùa mưa lại ngập. Người dân chỉ còn biết trông vào cây lúa với nghèo đói vây bám. Là một trong 7 hộ dân đầu tiên của thôn tiên phong vay vốn trong chương trình tín dụng chống chốt lúa non, ông mua phân bón sản xuất nông nghiệp. Năng xuất tăng, đói kém và tín dụng đen không còn đeo bám. Ông và nhiều hộ dân chuyển sang vay ngân hàng chăn thả bò sinh sản, trồng mỳ. Rồi khi đất chật và phát hiện ra trồng mỳ khiến chỉ 3-4 năm đất đã bạc màu, giá trị kinh tế thấp, chính quyền cùng NHCSXH lại giúp người dân phát triển nuôi bò nhốt chuồng, chuyển sang trồng keo. “Tính ra một ha bán được 100 triệu đồng, mất khoảng 20 triệu đồng chi phí giống phân bón, như vậy mình được 80 triệu đồng” ông Ygoanh MLô, cho biết. Với 5ha keo thu hoạch gối đầu nhau, cứ mỗi năm, gia đình ông có thu nhập ổn định 100 triệu chưa kể các nguồn thu khác. Đây cũng là nền tảng để gia đình ông thoát nghèo và cũng đã dành được một khoản tiền chuẩn bị xây nhà mới. Những hộ điển hình thành công như ông cũng là nguồn động lực để người dân trong thôn học theo làm kinh tế. Cũng từ kinh nghiệm sản xuất của mình, khi được phân công làm tổ trưởng 1 trong 2 tổ tín dụng của buôn ông đã tuyên truyền, vận động truyền cảm hứng của mình cho những người dân trong buôn, giúp họ hiểu được ý nghĩa và cơ hội từ nguồn vốn tín dụng chính sách và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với đồng bào, từ đó mạnh dạn vay vốn về phát triển kinh tế. hiện cả 95 thành viên vay vốn đều trồng keo kết hợp chăn nuôi bò. Trước đây họ đều là hộ nghèo song hiện giảm chỉ còn 65 hộ.

Ông Y Lốc Niê, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Krong Jin, huyện M’Drăk cho biết xã đặc biệt khó khăn địa bàn rộng, dân cư đông, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo rất cao là trăn trở rất lớn đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. “Chúng tôi nhận thức rằng là để giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo thì hạt nhân chính là chi bộ và trách nhiệm của mỗi đảng viên. Với phương châm là “Chi bộ năng làm, đảng viên sát hộ”, thời gian qua chúng tôi cũng đã phân công các đồng chí Đảng viên, đặc biệt là các đồng chí Đảng ủy viên phụ trách từng thôn, buôn để giúp đỡ địa bàn cơ sở. Đặc biệt là phát huy vai trò tiên phong đi đầu của người Đảng viên. Tại địa phương, có những Đảng viên khi chưa được phân công nhiệm vụ, nhưng họ vẫn giúp đỡ người nghèo bằng nhiều cách trong khả năng, điều kiện có thể của mình. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã chỉ đạo toàn thể hệ thống chính trị, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thì có sự tham gia của lực lượng vũ trang, cũng như Ban Quân sự đồng hành với bà con nhân dân để cùng giải quyết các nhiệm vụ an sinh xã hội, để các nhiệm vụ chính trị ở địa phương” ông cho biết.

Dồn tích những nỗ lực ấy đã thắp lên ngọn lửa tín dụng giải quyết đói nghèo đã tạo nên những đổi thay mạnh mẽ trên mảnh đất này. Cuối năm 2023 địa bàn xã Krông Jin không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 28 %, hộ cận nghèo còn 11,6 %. Trong khi đó tỷ lệ này năm 2021 là 42,67% và 19%. Tuy tỷ lệ hộ nghèo còn cao, song còn đường thoát nghèo đã rộng mở khi hiện có 1.763 hộ vay đang được vay vốn NHCSXH với tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến 30/05/2024 là 90.115 triệu đồng, không có nợ quá hạn, nợ khó đòi.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/co-dang-cuoc-doi-am-no-hanh-phuc-bai-1-158882.html

Cùng chủ đề

Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết

Những ngày này, tại xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình tấp nập thương lái tới thu mua cá chép đỏ.Trong quan niệm của người Việt, Tết ông Công, ông Táo là nghi lễ rất quan trọng và đặc biệt không thể thiếu cá chép đỏ mang ý nghĩa “cá chép hóa rồng”, đưa 3 vị Táo quân về trời, tượng trưng cho sức khoẻ, an lành, sung túc và may mắn. Năm nay, do thời...

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân

Để nâng cao kiến thức tài chính cho người nông dân, Viện Chiến lược ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn và Sacombank), các chuyên gia và nhà khoa học biên soạn bộ sách “Quản lý tài chính cá nhân cho nông dân”. Bộ sách hữu ích cho người nông dân - Ảnh: VGP/Lân Khánh Thực tiễn tại nhiều quốc gia đã khẳng định giáo dục tài chính là...

Đảm bảo khả năng phục hồi cho nông dân và cây trồng thông qua bảo hiểm nông nghiệp

Bảo hiểm nông nghiệp trở thành một giải pháp thiết thực để bảo vệ người nông dân và cây trồng trước những rủi ro thiên tai. Không chỉ cung cấp hỗ trợ tài chính kịp thời khi xảy ra thiên tai, bảo hiểm còn giúp nông dân phục hồi nhanh chóng và tránh rơi vào cảnh nợ nần.Theo đại diện Công ty công nghệ bảo hiểm Igloo,nông nghiệp từ lâu đã là “xương sống” của nền kinh tế...

Ngân hàng thúc giải ngân vốn tín dụng ngay từ đầu năm

Lãi vay ưu đãi chỉ từ 3,5%/nămNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố gói tín dụng ưu đãi lên đến 110.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân. Đây được xem là bước đi chiến lược của ngân hàng này trong việc kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ.Theo Agribank, trong...

Giá rau xanh tăng cao, nông dân Huế kỳ vọng vụ Tết thắng lớn

Những ngày cuối năm, nông dân ở làng Thành Trung (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, TP Huế) đã tất bật gieo trồng để kịp cung ứng rau xanh cho dịp Tết Ất Tỵ. Ông Đào Phước Trường - phó chủ tịch Hội Nông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Qua giai đoạn tích lũy, Việt Nam bước vào năm bứt phá

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 nói riêng, tạo đà cho bứt phá và phát triển bền vững nói chung trong giai đoạn tới, tháo gỡ các nút thắt thể chế được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Cải thiện thể chế là yếu tố cốt lõi để phát triển Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam? ...

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/1

Tỷ giá trung tâm đi ngang, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,44 điểm hay cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam thâm hụt 1,73 tỷ USD trong nửa đầu tháng 1/2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 20/1. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 - 17/1 ...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 13 – 17/1

Tỷ giá trung tâm không đổi, chỉ số VN-Index tăng 18,63 điểm so với cuối tuần trước đó thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ bứt phá vào nửa cuối năm 2025... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 13-17/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 15/1 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/1 ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Lần đầu tiên truy xuất phát thải carbon trên trái thanh long Bình Thuận

Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử theo dõi xuất xứ và dấu chân carbon trên trái thanh long Bình Thuận giúp người tiêu dùng biết rõ lượng phát thải carbon trong từng công đoạn sản xuất. Hệ thống này do Bộ NN-PTNT và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đang triển khai thí điểm trên trái thanh long được trồng tại Bình Thuận, lần đầu tiên giới thiệu tại Hội nghị chuyển đổi số hướng tới nông...

Dòng nước cuồn cuộn, đường nông thôn bị ngập nặng, giao thông chia cắt vì mưa lớn tại Bình Định

Tại nhiều địa phương ở phía Bắc tỉnh Bình Định xuất hiện tình trạng ngập cục bộ, giao thông bị chia cắt do mưa lớn kéo dài. ...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Cùng chuyên mục

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1 ha lúa nước. Riêng năm 2023, ông thu hơn 11 tấn cà phê nhân, 50 tấn mủ cao su, 3...

Vốn là khu rừng rậm, sao chính quyền Đông Dương lại quy hoạch Đà Lạt là thành phố vườn?

Ngay từ những ngày đầu mới “thai nghén” (1893), Đà Lạt đã được chính quyền Đông Dương dành sự quan tâm đặc biệt đó là thực hiện nhiều đồ án quy hoạch xây dựng và phát triển biến Đà Lạt thành một nơi nghỉ dưỡng mang kiểu cách châu Âu...

Con hươu sao vốn là động vật hoang dã, dân Kon Tum nuôi thành công, bán 42 triệu/cặp giống

So với nhiều vật nuôi khác, nuôi hươu sao tuy vốn đầu tư lớn, song hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, không phải quá lo lắng về đầu ra sản phẩm. Nhận thấy những điều này, một số hộ dân ở xã Văn Lem, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon...

“Phát sốt” với vườn treo lủng lẳng các trái xoài mang hình con rắn ở Hậu Giang

Anh Bùi Văn Thức ở tỉnh Hậu Giang đưa ra thị trường sản phẩm mới lạ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đó là trái xoài có hình con rắn - linh vật Ất Tỵ. Sản phẩm trái xoài có hình con rắn được bán với giá cao gấp...

Tết đến nơi mà mai vàng vẫn nở chậm, nhà vườn trồng mai ở Gia Lai chật vật, lo lắng

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, không khí lạnh kéo dài tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã khiến nhiều nhà vườn trồng mai lo lắng vì mai vàng nở chậm. Nhiều nhà vườn phải che gốc bằng nylon, chong đèn, che lưới để giữ ấm cho cây, với hy...

Mới nhất

25 Tết, người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc, chen chân tại bến xe để về quê

Rất đông người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc có mặt tại bến xe Miền Tây để mua vé lên xe về quê đón Tết Nguyên đán 2025. ...

Năm 2024, FPT báo lãi trước thuế hơn 11.000 tỷ đồng

DNVN - Năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 62.849 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt 102% kế...

Chung kết ‘Chị Đẹp Đạp Gió 2024’ đậm đà văn hóa Việt

Đêm chung kết "Chị Đẹp Đạp Gió 2024" với những màn vũ đạo, những bản phối âm nhạc độc đáo, tất cả đều được "nêm nếm" bằng hương vị đậm đà của văn hóa Việt, tạo nên một bữa tiệc nghệ thuật khó quên. Tiết mục càng đậm đà văn hóa Việt, top trending càng cao Đêm chung kết "Chị Đẹp...

Tài xế taxi dùng gậy sắt đập phá xe tải, giao thông cửa ngõ TPHCM ùn ứ

Vì mâu thuẫn trên đường, một tài xế taxi ở TPHCM cầm gậy sắt đập phá xe tải, đe doạ người khác khiến giao thông bị ùn ứ. XEM CLIP: Công an huyện Hóc Môn, TPHCM hôm nay (24/1) cho biết đang điều tra về vụ một tài xế taxi cầm gậy sắt đập phá xe tải, đe dọa người khác. Vụ...

Cả nước hiện có gần 1.500 tàu biển

Tin từ Cục Hàng hải VN, tính đến tháng 12/2024, tổng số tàu biển, phương tiện đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam là 1.490. ...

Mới nhất