Trang chủNewsThời sựCơ chế đặc thù sẽ giúp rút ngắn thời gian thực hiện...

Cơ chế đặc thù sẽ giúp rút ngắn thời gian thực hiện dự án điện hạt nhân

Theo Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, do tính chất phức tạp của dự án điện hạt nhân và lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta nên để bảo đảm mục tiêu hoàn thành trong năm 2030-2031, rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh.

Đề xuất cụ thể hóa trình tự, thủ tục

Tại phiên thảo luận ở hội trường về cơ chế đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sáng 17/2, ông Lê Mạnh Hùng, đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đề nghị Quốc hội sớm ban hành các cơ chế chính sách đặc thù để dự án hoàn thành đúng lộ trình, vận hành 2030 hoặc chậm nhất năm 2031.

Cơ chế đặc thù sẽ giúp rút ngắn thời gian thực hiện dự án điện hạt nhân- Ảnh 1.

Ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phát biểu thảo luận.

Nói về tính cấp thiết dự án, ông Hùng cho rằng, hiện tổng công suất điện lắp đặt toàn hệ thống tính đến năm 2024 là gần 81.000 MW, trong đó điện gió, mặt trời là 21.600 MW.

Đến tháng 6/2024, công suất cực đại toàn hệ thống là 52.000 MW, vì vậy công suất dự phòng hệ thống điện còn rất ít, rất rủi ro cho an ninh năng lượng.

Chủ tịch PVN phân tích, xu hướng dịch chuyển năng lượng xanh ngày càng lớn. Với Việt Nam, đến năm 2030, chúng ta sẽ không còn làm điện than, kịch bản tăng trưởng cao thì đòi hỏi phụ tải điện năng phải tăng trưởng lớn, điện dự phòng tăng cao. Chính vì thế, yêu cầu phải có điện nền, đặc biệt là điện hạt nhân là ngày càng cấp thiết.

Theo ông Hùng, mục tiêu của Trung ương yêu cầu phát triển nhà máy điện hạt nhân đưa vào sử dụng năm 2030 và muộn nhất 2031. Đây là mục tiêu rất áp lực, trong khi đó điện hạt nhân quy mô lớn, phức tạp nên cần cơ chế đặc thù rất cụ thể, rất rõ để các chủ thể tham gia có thể thực hiện được.

Trước đó, nhiều đại biểu kiến nghị không nên đưa EVN, PVN vào chủ thể tham gia dự án điện hạt nhân. Về vấn đề này, ông Hùng cho rằng: “Cơ chế trong nghị quyết về điện hạt nhân dứt khoát phải có tên các doanh nghiệp chủ thể tham gia, bởi đây là vấn đề rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm.

Bởi cơ chế phải rất rõ, đặc biệt cơ chế tài chính, vốn đối ứng chủ sở hữu của doanh nghiệp và nguồn vốn vay thu xếp qua các hiệp định đối với các nhà cung cấp.

Đối với EVN, PVN là hai doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, nguồn vốn chủ sở hữu cần quy định rõ để tránh ảnh hưởng các nhiệm vụ khác trong quá trình triển khai”.

Bên cạnh đó, theo ông Hùng, cơ chế, trình tự thủ tục để làm dự án cũng cần làm rõ. Trong đó, nêu cụ thể những hạng mục nào cần thực hiện song song, những gì được thực hiện theo cơ chế đặc thù là chỉ định thầu.

“Nếu không có cơ chế đặc thù, các doanh nghiệp không làm được. Sau khi phê duyệt dự án, các chủ thể tham gia dự án lại đi xin cơ chế, rất mất thời gian.

Với năng lực hiện có khi tham gia gần 13 dự án nhiệt điện phức tạp, đặc biệt các dự án trạm tăng áp ngoài khơi về điện khí, các đại biểu hoàn toàn yên tâm với năng lực của doanh nghiệp trong nước”, ông Hùng nói.

Cần quan tâm cơ chế đặc thù để hút nhân lực

Tham gia ý kiến, đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho biết, có một cử tri trẻ gửi tin nhắn cho ông tại kỳ họp thứ 8 trước khi ấn nút thông qua chủ trương khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận rằng: “Điện hạt nhân rẻ, ổn định, ít phát thải và công suất lớn, xin đừng để tuột mất cơ hội làm chậm sự phát triển của đất nước”.

Theo ông Mai, hiện nay nhiều quốc gia đang điều chỉnh chính sách và có nhiều động thái mới liên quan đến điện hạt nhân nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải các bon.

Cơ chế đặc thù sẽ giúp rút ngắn thời gian thực hiện dự án điện hạt nhân- Ảnh 2.

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) phát biểu ý kiến đóng góp trên nghị trường sáng 17/2.

Tại Việt Nam, với nhu cầu năng lượng ngày càng lớn thì sự phát triển điện hạt nhân là yêu cầu tất yếu, khách quan và hợp quy luật.

Do đó, việc Quốc hội ban hành cơ chế chính sách đặc thù đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, là chính sách đột phá.

Song, bên cạnh những lợi ích tiềm năng và tích cực thì dự án còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức cần được xem xét cẩn trọng như vấn đề tài chính, công nghệ, và an toàn môi trường xã hội…

“Để dự án được thực hiện thành công, đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan liên nghiên cứu, đánh giá kỹ toàn diện các rủi ro, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, có chính sách quản lý và giải pháp trước mắt lẫn lâu dài đảm bảo chặt chẽ, minh bạch, hiệu quả và bền vững”, ông Mai góp ý.

Mặt khác, ông Mai nhìn nhận trong dự án cần công nghệ chuyên sâu, đặc thù phức tạp này, chắc chắn phải phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài. Song, trong dự thảo Nghị quyết chưa nêu cơ chế chính sách đặc thù đối với vấn đề này.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế chính sách để huy động tối đa các nguồn lực để giảm bớt áp lực cho nguồn vốn nhà nước.

Cần các cơ chế, chính sách đủ mạnh

Giải trình làm rõ thêm các vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, đây là dự án có công nghệ phức tạp và chỉ một số ít quốc gia sở hữu và nhu cầu vốn đầu tư rất lớn.

Thông thường trên thế giới, để hoàn thành đầu tư một dự án điện hạt nhân có quy mô tương tự, thời gian từ khi phê duyệt đầu tư đến khi vận hành trong khoảng 10 năm; trong đó, dự án tiến độ nhanh nhất khoảng 7-8 năm và đều phải có cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện dự án này.

Do tính chất phức tạp của dự án và lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta nên để bảo đảm mục tiêu hoàn thành trong năm 2030-2031, rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh như trong dự thảo Nghị quyết để đẩy nhanh tiến độ và rút ngắn thời gian thực hiện.

Về đối tượng áp dụng, tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ điều chỉnh theo hướng chỉ nêu chung “chủ đầu tư dự án”, đồng thời bổ sung đối tượng áp dụng “tỉnh Ninh Thuận” và “đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án”.

Những chính sách đặc thù khác nếu có sẽ được Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, tổng kết và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong thời gian tới.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/co-che-dac-thu-se-giup-rut-ngan-thoi-gian-thuc-hien-du-an-dien-hat-nhan-192250217114840584.htm

Cùng chủ đề

Điện hạt nhân sẽ đạt khoảng 6.400 MW giai đoạn 2030-2035

ANTD.VN -  Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh bổ sung thêm nguồn từ năng lượng tái tạo và đặc biệt là điện hạt nhân. Đẩy nhanh tiến độ các dự án điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Báo cáo tại cuộc họp của Hội đồng...

Động lực đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Nghị quyết của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được thông qua ngày 19/2/2025. Nghị quyết có sự đồng thuận rất cao Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng dự án điện hạt nhân được thông qua với số phiếu tán thành gần như tuyệt đối với 459/460 đại biểu tán thành đã cho thấy chủ...

Quan tâm nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Ngày 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. ĐB Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) cho biết, trước yêu cầu...

Cần chính sách đột phá để phát triển điện hạt nhân

NDO - Theo các đại biểu Quốc hội, việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là đúng đắn và phù hợp với thực tiễn trước yêu cầu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và cam kết giảm phát thải. Lựa chọn chiến lược để bảo đảm an ninh năng lượng Sáng 17/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9,...

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội: Cần thêm giải pháp để điện hạt nhân Ninh Thuận vận hành vào năm 2030

Sáng 14-2, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình Chính phủ dự thảo nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Kiểm soát chặt chẽ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rõ việc, rõ trách nhiệm làm nhanh các dự án đường sắt

Quốc hội vừa thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM. ...

Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng

Với hang động kỳ bí, dòng suối mát lành và hệ sinh thái phong phú, khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng mang đến cho du khách những trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên một cách trọn vẹn. ...

Nhà đầu tư đề xuất hai phương án làm đường trên cao ở QL51

Trước mắt nhà đầu tư đề xuất hai phương án xây đường trên cao dài 5,5km và 6,1km nối hai nút giao ngã tư Vũng Tàu và cổng 11 (Đồng Nai). ...

Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội nói về việc phụ gia đào hầm phun trào lên mặt đất

Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) vừa thông tin về công tác khắc phục hiện tượng phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong ngõ 7 Giang Văn Minh, phường Kim Mã, Hà Nội. ...

Bình Định bổ nhiệm hàng loạt giám đốc sở mới

Chiều 20/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. ...

Bài đọc nhiều

Khắc phục ngay sự cố hư hỏng nặng trên tuyến đường Mỹ Xuân

Do xe lớn ra vào công trình nhiều khiến một đoạn trên tuyến đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao hư hỏng nặng gây mất ATGT. ...

Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định. Văn phòng Trung ương Đảng hôm nay 18.7 đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Thông báo nêu rõ, thời gian...

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam sau 40 năm đổi mới

Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.   Ảnh minh họa: Cảng Tân Thuận, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: THÀNH ĐẠT) Những kết quả đạt được...

Trải nghiệm Internet của Starlink tại Việt Nam

Internet vệ tinh Starlink của SpaceX, công ty do Elon Musk sáng lập, cho tốc độ tải về 200 Mbps, nhưng chưa thể sử dụng chính thức tại Việt Nam. Hồi tháng 9, trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại diện SpaceX cho biết muốn mở rộng đầu tư và cung cấp dịch vụ Starlink tại Việt Nam, giúp triển khai dịch vụ Internet băng thông rộng tại những "vùng lõm" về sóng trong nước. Một số bộ thiết bị cũng...

Bộ Chính trị điều động, phân công ông Mai Văn Chính làm trưởng Ban Dân vận Trung ương

Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính đã được Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm làm trưởng Ban Dân vận Trung ương. Đồng chí Mai Văn Chính, Tân Trưởng Ban Dân vận Trung ương phát biểu - Ảnh: TTXVN Ngày 21-8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì công bố các quyết định của Bộ Chính trị về điều động, phân công cán bộ. Theo quyết định điều động, phân công của Bộ...

Cùng chuyên mục

Chuyện dùng ‘luật đời’- mạnh được, yếu thua trên đường phố

Theo phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Như Trang, về tâm lý cá nhân, người nghĩ bản thân nhiều tiền hoặc mạnh hơn người khác thường tự cho mình quyền giải quyết việc va chạm theo kiểu luật “luật đời” mạnh được, yếu thua... Thời gian gần đây, liên tục xuất hiện những clip ghi lại hình ảnh ‘luật đời’- mạnh được yếu thua trên đường phố. Hình ảnh người yếu thế hơn bị hành hung xuất phát từ những...

Ông Bùi Văn Thăng, Giám đốc Sở NN&PTNT được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương

UBND tỉnh Hải Dương vừa công bố các Quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và công tác cán bộ sau kiện toàn, sắp xếp bộ máy. Theo đó, ông Bùi Văn Thăng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cũ) được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương. Tỉnh Hải Dương...

Ban hành các Nghị quyết về nhân sự cấp cao của Quốc hội

(NLĐO)- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết về công tác nhân sự của Quốc hội ...

Bộ GTVT ra công điện khẩn dẹp ‘loạn’ biển báo giao thông

Bộ GTVT vừa có công điện yêu cầu các cục, sở GTVT các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh và bổ sung hệ thống biển báo hiệu đường bộ nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Như VietNamNet đã phản ánh trên một số tuyến quốc lộ, hay tại Thủ đô Hà Nội có tình trạng "loạn" biển báo giao thông. Không ít biển báo treo sau những lùm cây, cột điện; nội...

Kịp thời động viên, hỗ trợ đoàn viên lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn

Kinhtedothi-Dịp kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội tặng quà, hỗ trợ 1.000 nữ đoàn viên, người lao động thuộc các cấp Công đoàn TP có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh hiểm nghèo... Tặng quà, hỗ trợ 1.000 lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn Theo thông tin từ Liên đoàn Lao động...

Mới nhất

Thành phố nào trong lành nhất Việt Nam?

Thành phố này được xếp hạng trong lành nhất Việt Nam, đồng thời thuộc nhóm những đô thị trong lành nhất Đông Nam Á. ...

Đồng USD giảm, Yen tăng vọt

Tỷ giá USD hôm nay 21/02/2025: Đồng USD giảm giá vì chịu áp lực từ thuế quan; trong khi đó, đồng Yen tăng giá vì BOJ đặt cược tăng lãi suất. Tỷ giá USD hôm nay 21/02/2025 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h ngày 21/02, tỷ giá trung tâm tại Ngân...

Một nước ASEAN tính gia nhập BRICS để “chớp” cơ hội và củng cố vị thế trong thế giới đa cực

Nguyện vọng gia nhập BRICS của Kuala Lumpur mang đến cả cơ hội và thách thức. Trong khi sự tham gia sâu hơn vào BRICS sẽ mở rộng quan hệ đối tác kinh tế và củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Malaysia, thì điều này cũng có thể gây ra những vấn đề phức tạp về địa chính trị và thử thách sự thống nhất của ASEAN.

Mới nhất