Trang chủNewsThời sựCơ chế đặc thù, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian làm...

Cơ chế đặc thù, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian làm đường sắt đô thị

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh giải trình, làm rõ thêm vấn đề đại biểu nêu, khi thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM.

Cần cơ chế mạnh để tập trung đầu tư trong thời gian ngắn

Tham gia góp ý khi thảo luận tại hội trường chiều 15/2, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) đồng tình việc ban hành cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt để triển khai các dự án đường sắt đô thị tại hai thành phố lớn.

Bởi với đường sắt đô thị, đã phát triển thì cần phải theo mạng lưới, nếu xây dựng từng tuyến một thì không bao giờ phát huy tác dụng. Do đó, cần cơ chế mạnh để đầu tư tập trung trong thời gian ngắn.

Bộ trưởng GTVT: Cơ chế đặc thù, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian làm đường sắt đô thị- Ảnh 1.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội).

Góp ý thêm, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM diễn ra trong điều kiện khu vực đô thị đã có, nên khi phát triển phải song song với chỉnh trang đô thị.

Với phần lớn ga ngầm trong khu vực nội đô không thuộc khu vực phải bảo tồn, đại biểu cho rằng, mỗi điểm ga ngầm phải là một điểm TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng) để vừa giải quyết nhu cầu vận tải hành khách, vừa cải tạo chỉnh trang đô thị, vừa tạo nguồn lực cho đường sắt.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định), bản thân ông đã đi 3 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM và rất đồng tình với việc ban hành nghị quyết của Quốc hội để huy động mọi nguồn lực, rút ngắn tiến độ, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Bộ trưởng GTVT: Cơ chế đặc thù, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian làm đường sắt đô thị- Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định).

Tham gia góp ý, đại biểu nhấn mạnh về việc kết nối các tuyến đường sắt để nâng cao hiệu quả của từng tuyến và cả hệ thống.

“Trong quy hoạch toàn tuyến thì đều có hệ thống kết nối, tuy nhiên khi mới hoàn thành vài tuyến, có tuyến chưa hoàn thành 100% đã đưa vào sử dụng thì việc kết nối tạm sẽ thực hiện như thế nào?”, đại biểu đặt vấn đề

Ông chỉ ra thực tế hiện nay, tuyến Cát Linh – Hà Đông và tuyến Nhổn – ga Hà Nội chưa kết nối nội bộ trong hệ thống mà thông qua hệ thống xe bus, dừng lại ở nhiều trạm giữa ga Cát Linh và ga Cầu Giấy, làm tăng thời gian và chi phí đi lại của người dân.

Theo kinh nghiệm quốc tế, đại biểu cho biết, thông thường để vận chuyển hành khách trong hệ thống thì họ dùng dạng xe bus con thoi, thường chỉ đi lại giữa 2 điểm, hành khách không phải thanh toán thêm hay bị kiểm soát gì khi lên xuống dạng xe bus này.

Vì vậy, đại biểu đoàn Bình Định đề nghị trước mắt cần bổ sung một số xe bus con thoi để đi lại giữa ga Cầu Giấy của tuyến Nhổn – ga Hà Nội và ga Cát Linh của tuyến Cát Linh – Hà Đông. Khi khách xuống tàu, có thể đi thẳng đến xe bus mà không cần ra khỏi ga để đón xe bus.

Xe bus cũng không dừng lại nhận khách hay trả khách ở các tuyến dọc đường như hiện nay.

“Chúng ta có thể tốn thêm chi phí để duy trì một vài xe bus này nhưng sẽ giúp nâng cao hiệu quả đi lại của 2 tuyến metro mà chúng ta đã đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng”, ông Cảnh nói.

Các chính sách đặc biệt sẽ giúp rút ngắn thời gian đáng kể

Giải trình tiếp thu về dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh cho biết hiện nay, TP.HCM và Hà Nội đã có 3 tuyến đường sắt đô thị nhưng chưa quan tâm đến phát triển mô hình TOD.

Đồng nghĩa, hiện nay ở các vị trí nhà ga này, quỹ đất và vấn đề ổn định cho đời sống người dân, cảnh quan môi trường đều chưa được quan tâm đúng mức.

Bộ trưởng GTVT: Cơ chế đặc thù, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian làm đường sắt đô thị- Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh tiếp thu, giải trình làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Rút kinh nghiệm trong giai đoạn vừa qua, dự thảo Nghị quyết đã đưa quy hoạch phát triển TOD để tạo quỹ đất ở trên và dưới nhằm tăng thêm nguồn thặng dư về đất, chỉnh trang đô thị cho phù hợp.

Làm rõ thêm về chính sách đặc biệt, Bộ trưởng cho biết, theo quy định của Luật Đầu tư công, các dự án thông thường phải lập báo cáo tiền khả thi nhằm xác định sơ bộ sự cần thiết, quy mô hướng tuyến, tính toán nguồn vốn, thời gian thực hiện, sau đó mới lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật thi công, triển khai đấu thầu.

Từ thực tiễn triển khai ở 2 thành phố, có thể thấy thường mất từ 3-5 năm cho công tác phê duyệt chủ trương đầu tư, thậm chí có dự án mất hơn 5 năm. Để khởi công một dự án theo trình tự này thì sẽ mất 6-7 năm.

Trong khi theo nghị quyết của Bộ Chính trị, từ nay đến năm 2035, Hà Nội và TP.HCM phải xây dựng mạng lưới tuyến đường sắt đô thị, nếu làm theo trình tự đó thì không kịp và đặt ra thách thức lớn.

“Nếu không có cơ chế, chính sách đặc thù để rút ngắn thời gian thì không thể thực hiện được”, Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết.

Thực tế, nội dung quy hoạch của thành phố đã có đủ điều kiện xác định sơ bộ về quy mô, hướng tuyến, thông số cơ bản của dự án về nguồn vốn và đặc biệt đã có quy định đầy đủ khả năng cân đối vốn cho các dự án.

Như vậy, nội dung cần thiết của chủ trương đầu tư dự án đã được xác định nên có đủ điều kiện để triển khai ngay công tác lập dự án, kết hợp với thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công.

Bên cạnh đề xuất chính sách về không thực hiện lập chủ trương đầu tư, dự thảo Nghị quyết còn đề xuất cho phép thiết kế kỹ thuật tổng thể thay cho thiết kế cơ sở. Đây là giải pháp đột phá.

Bộ trưởng GTVT: Cơ chế đặc thù, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian làm đường sắt đô thị- Ảnh 4.

Quang cảnh nghị trường chiều 15/2.

Về cơ chế chính sách đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, theo tính toán có thể giảm từ 3 đến 5 năm khi phân cấp cho địa phương để quyết định tính chủ động và rút ngắn trình tự phê duyệt theo đúng nguyên tắc “các địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Về chính sách chỉ định thầu, theo Bộ trưởng GTVT, việc này sẽ giúp rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư từ 18-25 tháng.

“Theo quy trình thông thường, chỉ định thầu sẽ rút ngắn thời gian lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khoảng 4-6 tháng cho một công đoạn so với hình thức đấu thầu. Nếu qua các giai đoạn, từ lập dự án báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đến khả thi, thiết kế kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu thi công… và công tác nào cũng đấu thầu thì sẽ kéo dài thời gian. Nếu thực hiện quy định này có thể rút ngắn được từ 18-25 tháng”, ông Minh cho hay.

Thực tế đã có một số công trình giao thông được triển khai trong thời gian vừa qua được Quốc hội cho phép thực hiện theo phương thức chỉ định thầu với yêu cầu tiết kiệm 5% so với dự toán và đã phát huy hiệu quả.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/bo-truong-gtvt-co-che-dac-thu-dac-biet-giup-rut-ngan-thoi-gian-lam-duong-sat-do-thi-192250215190727125.htm

Cùng chủ đề

Làm đường sắt và đường sắt đô thị: Cần ưu tiên đặt hàng doanh nghiệp nội

"Việc đặt hàng này giúp tăng trưởng trong nước, còn nếu mua nước ngoài sẽ chảy ra nước ngoài và không bao giờ chúng ta có ngành công nghiệp đường sắt" - đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nói. Cần đặt hàng...

Dự kiến mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương – Mỹ Thuận trong quý 2

Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành liên quan được giao khẩn trương khởi công dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận trong quý 2. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1216/VPCP-CN gửi các địa phương và bộ ngành liên quan, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc triển khai dự án mở rộng tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo...

Chiều nay, TP HCM tiếp tục hứng mưa trái mùa

(NLĐO) - Ghi nhận cho thấy từ sáng tới trưa, TP HCM âm u, có lúc nắng nhẹ. Gần 15 giờ, cơn mưa trái mùa bắt đầu trút xuống ở các quận 1, 5, 8, 10, ... ...

Sắp có vé liên thông metro – xe buýt, đi lại dễ dàng chỉ cần quẹt thẻ

(NLĐO) - TP HCM sẽ triển khai vé điện tử liên thông giữa Metro số 1 và xe buýt, giúp hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, thuận tiện hơn khi di chuyển. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tường minh nhiều vấn đề liên quan tuyến đường sắt 8,3 tỷ USD

Thảo luận tại nghị trường, các đại biểu đều thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng là cần thiết, đúng đắn, hợp lòng dân. Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh sau đó đã giải trình, làm rõ thêm các vấn đề đại biểu nêu. ...

Hơn 300 trường hợp nhường đất làm cao tốc qua Đồng Nai được ưu tiên mua nhà ở xã hội

Do không đủ điều kiện được cấp đất tái định cư nên nhiều trường hợp nhường đất làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua TP Biên Hòa được địa phương ưu tiên mua nhà ở xã hội để an cư lạc nghiệp. ...

Thủ tướng nêu 5 cơ chế đặc biệt để khoa học công nghệ bứt phá

Trong số 5 cơ chế đặc biệt để phát triển khoa học công nghệ, Thủ tướng nhấn mạnh phải có cơ chế đặc biệt để thu hút nhân lực, nhất là nhân lực từ bên ngoài bằng chính sách thuế, chỗ ở, visa… ...

Người dân rồng rắn đi cấp đổi giấy phép lái xe

Hàng trăm người xếp hàng từ sáng sớm, có người đi hai, ba ngày mới lấy được số thứ tự làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe. Trong khi đó, nhân viên tại các điểm tiếp nhận phải làm việc hết công suất giải quyết hồ sơ tồn đọng. ...

OpenAI từ chối thẳng thừng lời đề nghị của tỷ phú Elon Musk

OpenAI vừa từ chối thẳng thừng lời đề nghị trị giá 97,4 tỷ USD từ một nhóm do tỷ phú Elon Musk đứng đầu mua lại nhà sản xuất ChatGPT, đồng thời tuyên bố công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) này không phải để bán. ...

Bài đọc nhiều

Liên tiếp các vụ nam sinh tự làm pháo nổ dịp cận Tết Nguyên đán

Hôm nay (8/1), Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian gần đây đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát và phát hiện nhiều người học trên mạng và tự mua đồ về để làm pháo nổ, tiềm ẩn nguy hiểm. Đặc biệt, đa số những người này có tuổi đời còn rất trẻ và am hiểu mạng xã hội. Đơn cử, ngày 3/1, Công an xã Quảng Long, huyện Hải Hà phát hiện 5 học sinh cấp...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Việt Nam rất quan tâm đến quyết định của Hoa Kỳ đối với USAID

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc ngưng các dự án hỗ trợ của USAID, nhất là dự án rà phá bom mìn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa sẽ tác động mạnh mẽ đến an toàn của con người và môi trường tại các khu vực dự án. ...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên xin thôi việc

Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường cho biết, Tỉnh ủy vừa tiếp nhận đơn xin thôi việc của ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh với lý do để chữa bệnh. Sáng 12/2, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên tổ chức kỳ họp thứ 23, cho chủ trương về nội dung Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, biên chế theo Nghị quyết 18. Tại cuộc họp, ông Trần Quốc Cường, Ủy viên...

Tranh cãi khi Nhà Trắng cấm AP tác nghiệp tại Phòng Bầu dục

(CLO) Hãng thông tấn Associated Press (AP) đưa tin rằng họ đã bị Nhà Trắng cấm tham dự một sự kiện ký sắc lệnh hành pháp tại Phòng Bầu dục vào thứ Ba. Nguyên nhân là do AP đã sử dụng cụm từ "Vịnh Mexico" thay vì "Vịnh Mỹ" trong các...

Cùng chuyên mục

Văn hóa của 54 dân tộc là tài sản vô giá

Ngày 15-2, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025 ...

Mua tiền ảo, mất tiền thật

Gấp rút gỡ rào cản pháp lý; Mua tiền ảo, mất tiền thật là 2 thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động số ra ngày 16 -2. ...

Thông tin “có thể tự ý điều chỉnh tín hiệu giao thông’ là tin giả

(CLO) Vừa qua, mạng xã hội lan truyền thông tin về một người đàn ông mặc áo đen có thể can thiệp vào hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại khu vực Khuất Duy Tiến – Đại lộ Thăng Long, gây hoang mang dư luận.  ...

Báo Công thương ký kết hợp tác, nâng cao chất lượng tuyên truyền

(CLO) Chiều 15/2, tại Bắc Giang, Báo Công Thương và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về thông tin truyền thông. ...

5 “cơ chế đặc biệt” để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. ...

Mới nhất

Văn hóa của 54 dân tộc là tài sản vô giá

Ngày 15-2, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025 ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ xét tuyển sớm

Theo vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 sẽ bỏ hẳn xét tuyển sớm. Điểm ưu tiên của mỗi thí sinh được quy định không vượt quá 10% mức điểm tối đa. ...

Dùng trí tuệ nhân tạo chuyển đổi giáo dục cho trẻ mắc chứng đa dạng thần kinh

Trẻ mắc chứng đa dạng thần kinh (não phát triển hoặc hoạt động khác biệt so với phần...

Quốc vương Qatar thăm Ấn Độ vào tuần tới

Đây là chuyến thăm thứ hai của Quốc vương Qatar Tamim Bin Hamad Al-Thani tới Ấn Độ trong vòng 10 năm.

Mới nhất