Trang chủPolitical ActivitiesCơ bản những nội dung lớn của Luật Nhà giáo đã được...

Cơ bản những nội dung lớn của Luật Nhà giáo đã được thống nhất

Sáng 7/2, trong khuôn khổ phiên họp thứ 42, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XV đã thảo luận, cho ý kiến về báo cáp tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật Nhà giáo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì phiên họp. Dự phiên họp có Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn, lãnh đạo một số bộ, ngành cơ quan liên quan.  

Quang cảnh phiên họp

Dự thảo Luật Nhà giáo trước đó đã được cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV (tháng 10/2024).

Báo cáo một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết: Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Nhà giáo với 131 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiệm vụ được phân công, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật. Đến nay, về cơ bản các cơ quan đã thống nhất ý kiến về nội dung của dự thảo Luật và việc tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội.

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh báo cáo tại phiên họp

Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 9 chương, 46 điều, giảm 4 điều  so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 8. Việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đã thể hiện đúng tinh thần đổi mới tư duy trong công tác lập pháp, chỉ quy định những nội dung chung, mang tính nguyên tắc, những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; nội dung hướng dẫn chi tiết được cụ thể hóa trong các dự thảo nghị định, thông tư gửi kèm trong hồ sơ dự án Luật Nhà giáo.

Theo Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, việc giao thẩm quyền tuyển dụng cho ngành Giáo dục là cần thiết, vừa đảm bảo tính sát thực của việc tuyển dụng, vừa nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện để ngành Giáo dục chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý, phát triển nhà giáo, đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng; góp phần khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ và mất cân đối cơ cấu nhà giáo.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật được điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; đối với cơ sở giáo dục công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng. Cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở giáo dục thực hiện hoặc chủ trì tham mưu việc phân cấp tuyển dụng; cơ sở giáo dục ngoài công lập tự chủ thực hiện tuyển dụng theo quy chế tổ chức hoạt động của mình.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trao đổi tại phiên họp

“Việc chỉnh lý như trên khẳng định được vai trò, trách nhiệm chủ trì tham mưu của cơ quan quản lý giáo dục; bảo đảm đồng bộ với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Viên chức và Bộ luật Lao động”, ông Nguyễn Đắc Vinh thông tin.

Về chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với giáo viên mầm non, Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục cho rằng, việc cho phép giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm so với độ tuổi quy định của pháp luật là chính sách được xây dựng dựa trên đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của đối tượng này và phù hợp với đặc thù người học là trẻ mầm non.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã chỉnh lý và bổ sung quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 05 năm và không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương trao đổi tại phiên họp

Đối với chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo, Thường trực Ủy ban cho rằng, việc quy định đối tượng nhà giáo có trình độ, học hàm, học vị cao, nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù có thể được kéo dài thời gian làm việc và nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là cần thiết và hợp lý nhằm tận dụng, khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao; khắc phục tình trạng thiếu hụt nhà giáo trình độ cao ở một số ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù mà xu hướng phát triển đất nước đang cần.

Dự thảo Luật cũng quy định rõ điều kiện thực hiện chính sách này khi cơ sở giáo dục có nhu cầu, nhà giáo có đủ sức khỏe và tự nguyện kéo dài thời gian làm việc; đồng thời bổ sung tiêu chí “đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của cơ sở giáo dục”. Trong thời gian được kéo dài tuổi nghỉ hưu, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để tháo gỡ hạn chế, bất cập trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc các cơ sở giáo dục đại học, cơ quan thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo thống nhất đề xuất bổ sung quyền của nhà giáo được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở giáo dục đại học thành lập hoạt động trong lĩnh vực phát triển khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, rà soát sửa đổi quy định của các luật liên quan tại điều khoản chuyển tiếp.

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải trao đổi tại phiên họp

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được chỉnh lý, theo đó, nhà giáo được hưởng chính sách thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở hoặc được bảo đảm chỗ ở tập thể khi đến công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Đồng thời, bổ sung quy định trường hợp không bố trí được chỗ ở tập thể hoặc nhà ở công vụ thì nhà giáo được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo mức hỗ trợ thuê nhà ở công vụ; bỏ tiêu chí “đủ các điều kiện thiết yếu” trong quy định về nhà ở tập thể của giáo viên.

Tại phiên họp, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến góp ý vào các nội dung báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Các ý kiến cơ bản đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, công phu của cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra; đồng thời bày tỏ thống nhất đối với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, các ý kiến góp ý, thảo luận liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhà giáo, đạo đức nhà giáo; tuyển dụng nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; điều động, thuyên chuyển nhà giáo… Có ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện các nghị định, thông tư, làm cơ sở cho Quốc hội xem xét, thông qua Luật Nhà giáo.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi tại phiên họp

Cảm ơn Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục và các cơ quan của Quốc hội đã hết sức trách nhiệm, ủng hộ và hỗ trợ trong quá trình tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội tiếp thu nghiêm túc để chỉnh sửa, hoàn thiện trong phạm vi có thể các ý kiến góp của của các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 42.

Giải trình một số vấn đề cụ thể các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nêu về nghĩa vụ nhà giáo, phân cấp tuyển dụng nhà giáo, nghĩa vụ nhà giáo, quy định những điều nhà giáo không được làm…, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đồng thời chia sẻ, dự thảo Luật Nhà giáo là luật mới, lực lượng nhà giáo đông, nhiều vấn đề khó chi tiết hết trong các quy định của Luật, do đó dự thảo Luật hướng tới đáp ứng được những vấn đề lớn, yêu cầu lớn.

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhận định: Các ý kiến phát biểu đánh giá cao sự chủ động, tích cực chủ trì phối hợp của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Bộ GDĐT, cùng các cơ quan có liên quan trong việc tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 để chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Tài liệu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội được chuẩn bị nghiêm túc, chất lượng và đầy đủ theo quy định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu kết luận phiên họp

Các ý kiến cũng cơ bản tán thành với nội dung của dự thảo Luật đã được các cơ quan báo cáo, kiến nghị, tiếp thu, chỉnh lý; cơ bản những nội dung lớn đã được thống nhất.

Trong kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đồng thời trao đổi và nêu quan điểm với các nội dung được tập trung thảo luận trong phiên họp, liên quan đến quản lý nhà nước đối với nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; quyền và nghĩa vụ nhà giáo; chính sách đãi ngộ nhà giáo; chính sách nghỉ hưu đối với nhà giáo; lương nhà giáo; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; quy định về đào tạo nguồn giáo viên, giảng viên…

Nhấn mạnh Luật Nhà giáo được đội ngũ nhà giáo và dư luận cả nước quan tâm, các ý kiến trong Thường vụ đều mong đây là một luật mẫu mực, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị cần sự phối hợp giữa 2 cơ quan trong việc tiếp thu tối đa các ý kiến có thể vào dự thảo Luật. Tinh thần báo cáo giải trình, tiếp thu ngắn gọn, thuyết phục, với mong muốn Luật Nhà giáo được biểu quyết với tỷ lệ đồng thuận cao nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật gửi Chính phủ có ý kiến chính thức về các nội dung tiếp thu, chỉnh lý; tiếp cận với các luật đang sửa đổi, trong đó có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Nhà giáo và các luật có liên quan; hoàn thiện dự thảo luật và các văn bản chi tiết để bảo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.



Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=10271

Cùng chủ đề

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,9% trong tháng 1 năm 2025

Du khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 1 năm 2025 đạt gần 2,1 triệu lượt người, tăng 18,5% so với tháng trước và tăng 36,9% so với cùng kỳ năm trước. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh cùng với những giải thưởng du lịch danh giá được các tổ chức quốc tế trao tặng đã giúp thu hút khách quốc...

Tháng đầu năm 2025, hơn 4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam

Việt Nam đã có khởi đầu khá suôn sẻ trong thu hút đầu tư nước ngoài năm 2025. Chỉ trong tháng đầu năm, đã có hơn 4,33 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng đầu năm 2025, hơn 4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt NamViệt Nam đã có khởi đầu khá suôn sẻ trong thu hút đầu tư nước ngoài năm 2025....

Năm 2025, đất nền có theo đà “thắng lớn” như 2024

Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Xây dựng, lượng giao dịch đất nền trong năm 2024 tăng 33,6% so với năm trước. Thậm chí, số giao dịch còn cao gấp 3,2 lần so với phân khúc chung cư và nhà ở riêng lẻ. Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Xây dựng, lượng giao dịch đất nền trong năm 2024 tăng 33,6% so với năm trước. Thậm chí, số giao dịch còn cao gấp 3,2 lần so với phân...

Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng

Cùng với việc tăng trưởng doanh thu 25% và nộp ngân sách nhà nước gần 2.100 tỷ đồng trong năm 2024, Vietlott đã trả thưởng đến người chơi gần 4.260 tỷ đồng và thực hiện các chương trình an sinh xã hội gần 22 tỷ đồng. Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồngCùng với việc tăng trưởng doanh thu 25% và nộp ngân sách nhà nước gần 2.100 tỷ đồng...

Giao dịch của khối ngoại trên UPCoM sụt giảm mạnh tháng đầu năm 2025

Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài giảm hơn 62,5% so với cuối tháng 12/2024, với giá trị bán ròng hơn 186 tỷ đồng. Giao dịch của khối ngoại trên UPCoM sụt giảm mạnh tháng đầu năm 2025Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài giảm hơn 62,5% so với cuối tháng 12/2024, với giá trị bán ròng hơn 186 tỷ đồng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển...

Quy định Khung năng lực số cho người học

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT ngày 24/1/2025 quy định Khung năng lực số cho người học. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục,...

Bộ GDĐT quán triệt triển khai thực hiện Kết luận 91, Nghị quyết 57 và Chiến lược phát triển giáo dục

Chiều 6/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TW, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. ...

15 nhiệm vụ, giải pháp của Bộ GDĐT thực hiện kế hoạch của Chính phủ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. ...

Thủ tướng bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 24/01/2025 bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm. ...

Bài đọc nhiều

Cải thiện sử dụng nitơ để giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe con người và môi trường

Trong thế kỷ qua, tăng sử dụng phân bón nitơ đã góp phần đáng kể thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và củng cố an ninh lương thực, đảm bảo dinh dưỡng cho dân số toàn cầu ngày càng tăng. Tuy nhiên, sử dụng nitơ không đúng cách có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến chất lượng không khí, nước và đất, dẫn đến mất đa dạng sinh học và làm trầm trọng thêm biến đổi khí...

Ninh Bình định vị thương hiệu “tuyệt sắc miền cố đô”

Với định hướng đưa Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch hàng đầu trong khu vực và vươn tầm thế giới, những năm qua tỉnh Ninh Bình đã tập trung phát triển hạ tầng đồng bộ song song với việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù mang đậm bản sắc của vùng đất cố đô. Với thương hiệu...

Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến...

(MPI) – Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 230/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Quyết định nêu rõ, thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng...

Đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đua thuyền xã Tịnh Long

Sáng 2.2 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), UBND TP Quảng Ngãi long trọng tổ chức Lễ công bố danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Lễ hội truyền thống “Lễ hội đua thuyền xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi”. ...

Tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả

(MPI) - Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025 được ban hành tại Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 04/02/2025 đưa ra mục tiêu quán triệt, triển khai chỉ đạo của Bộ Chính trị về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) tại Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và các nhiệm vụ,...

Cùng chuyên mục

Tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển...

Quy định Khung năng lực số cho người học

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT ngày 24/1/2025 quy định Khung năng lực số cho người học. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục,...

Cắt giảm thủ tục, thời gian cấp visa, tiếp tục miễn visa cho một số quốc gia

Chiều 06/02/2025, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban và Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi...

Mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở...

(MPI) – Ngày 05/02/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Nghị quyết nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa...

Những giải pháp mang tính đột phá để mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên

(MPI) - Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 01/2025 diễn ra vào chiều ngày 05/02/2025, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã trả lời vấn đề được nhà báo nêu liên quan đến những giải pháp mang tính đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 là 8% trở lên. Thứ...

Mới nhất

Đường sắt mở bán vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Đường sắt mở bán vé tàu phục vụ người dân du lịch, thăm thân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, áp dụng nhiều chính sách giảm giá. ...

Bình Thuận: Khu công nghiệp hơn 10 năm vẫn giậm chân tại chỗ

Được kỳ vọng sẽ vực dậy vùng đất 'khô - khó - khổ' phía Bắc tỉnh Bình Thuận, nhưng hơn 10 năm qua Khu công nghiệp Tuy Phong vẫn chưa xong hạ tầng, không thu hút nhà đầu tư thứ cấp. ...

Hai Phó Ban Dân vận Tỉnh uỷ Bình Định cùng xin nghỉ hưu trước tuổi

(NLĐO) – Ban Dân vận Tỉnh uỷ Bình Định hiện có 2 Phó Trưởng Ban cùng sinh năm 1966 và đều xin nghỉ hưu trước tuổi. ...

Chùa Bối Khê, huyện Thanh Oai đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt

Kinhtedothi - Ngày 7/2, huyện Thanh Oai trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với chùa Bối Khê. Dự lễ có các đồng chí: nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; nguyên Phó Bí...

Michelin nói Hà Nội là thủ phủ bún, mì, miến, khen miến lươn Đông Thịnh, phở Khôi Hói…

Michelin Guide vừa có bài giới thiệu những quán mì, miến, bún ngon nhất của Hà Nội mà không tốn quá nhiều tiền. Nếu...

Mới nhất