Trang chủNewsThế giớiCIA tuyên bố ‘đạt tiến triển’ tại Trung Quốc, Nga tố Ukraine...

CIA tuyên bố ‘đạt tiến triển’ tại Trung Quốc, Nga tố Ukraine âm mưu đánh chìm tàu tuần tra, Phái đoàn Taliban tới Indonesia



New Zealand xem xét ra nhập AUKUS, Syria cáo buộc Mỹ gây bất ổn toàn cầu, Hành khách tự tử, máy bay phải hạ cánh khẩn cấp…là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.

Tin thế giới 26/7: CIA tuyên bố ‘đạt tiến triển’ tại Trung Quốc,  Nga tố Ukraine âm mưu đánh chìm tàu tuần tra, Phái đoàn Taliban tới Indonesia
Ông Vương Nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc được bầu làm Ngoại trưởng Trung Quốc thay ông Tần Cương ngày 25/7. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga- Ukraine

*Các nước tiếp tục cam kết viện trợ cho Ukraine rà phá bom mìn: Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine Yulia Svyrydenko ngày 25/7 cho biết các nước đồng minh của Ukraine đã cam kết phân bổ 244 triệu USD ngoài các thiết bị đặc biệt cho nhu cầu rà phá bom mìn nhân đạo ở quốc gia này.

Trong tuyên bố đăng trên trang web của chính phủ, bà Svyrydenko viết: “Nhiệm vụ của chúng tôi không chỉ là rà phá bom mìn trên toàn bộ lãnh thổ để cứu sống người dân mà còn đẩy nhanh quá trình này. Đây là một vấn đề về sự phục hồi kinh tế, bởi vì chúng ta càng sớm đưa các vùng đất có khả năng khai thác trở lại lưu thông, hoạt động kinh doanh trên những vùng đất này sẽ càng phát triển nhanh hơn”.

Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính vào đầu tháng 12 năm ngoái rằng khoảng 160.000 km2 lãnh thổ Ukraine cần được kiểm tra về hiểm họa từ chất nổ. Những vùng đất này rộng gần bằng 50% diện tích của Đức. (Reuters)

*Nga cáo buộc Ukraine âm mưu dùng tàu không người lái đánh chìm tàu tuần tra: Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/7 đã thông báo chặn đứng nỗ lực tấn công bất thành của Các Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) nhằm vào tàu “Sergey Kotov” thuôc Hạm đội Biển Đen Nga.

Theo thông báo, chiều tối 25/7, VSU đã cố tấn công tàu tuần tra “Sergey Kotov” bằng cách sử dụng 2 xuồng cao tốc không người lái. Vào thời điểm bị tấn công, tàu “Sergey Kotov” đang thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hàng hải ở Tây Nam Biển Đen, cách cảng Sevastopol 370 km về phía Tây Nam. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định nỗ lực tấn công này đã bị đẩy lùi và không đe dọa đến an ninh của Hải quân Nga.

Trong quá trình đẩy lùi cuộc tấn công, tàu “Sergey Kotov” đã phá hủy cả 2 chiếc xuồng thuyền điều khiển từ xa của đối phương ở khoảng cách lần lượt là 1000 và 800m. Các tình huống và chi tiết của vụ việc hiện đang được làm rõ.(TTXVN)

* Moscow cảnh báo trả đũa nếu Moldova cắt giảm nhân sự Đại sứ quán Nga: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 26/7 chỉ trích quyết định của Moldova cắt giảm số lượng nhân viên ngoại giao Nga tại nước này là vô căn cứ, đồng thời cảnh báo Moscow sẽ trả đũa Chisinau.

Bà Zakharova tuyên bố: “Chúng tôi coi đây là hành động không thân thiện một cách phi lý” mà không thể không bị đáp trả. Người phát ngôn BNG Nga cũng bác bỏ cáo buộc cho rằng các nhà ngoại giao Nga dính líu tới hoạt động gián điệp.

Chisinau cho biết hiện có hơn 30 nhà ngoại giao Nga được công nhận làm việc tại Moldova. Đại diện của đảng cầm quyền Moldova đã kêu gọi Bộ Ngoại giao nước này cân nhắc khả năng cắt giảm nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Nga xuống còn 6 người, tương đương số lượng nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Moldova tại Moscow.

Trước đó, Giám đốc Cơ quan An ninh và Thông tin Moldova, ông Alexander Musteata, đã cáo buộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) thiết lập mạng lưới tình báo ở Moldova. Tuy vậy, Đại sứ quán Nga tại Chisinau nhấn mạnh Moscow, không giống như phương Tây, luôn tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.(Sputnik news)

TIN LIÊN QUAN
Hải quân và không quân Nga sẽ tham gia tập trận chung với quân đội Trung Quốc

*Hải quân Trung Quốc, Nga sẽ tuần tra chung ở Thái Bình Dương: Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 26/7 cho biết các tàu của hải quân Nga và Trung Quốc sẽ sớm tiến hành các cuộc tuần tra chung ở phía Tây và phía Bắc Thái Bình Dương.

Trong tuyên bố ngày 26/7, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay: “Theo kế hoạch hợp tác hàng năm giữa quân đội Nga và Trung Quốc, các nhóm tàu của lực lượng hải quân hai nước sẽ sớm tiến hành các cuộc tuần tra hàng hải chung ở vùng biển tương ứng ở phía Tây và phía Bắc Thái Bình Dương”.

Tuyên bố nhấn mạnh rằng những hành động này “không nhằm chống lại bên thứ ba và không liên quan đến tình hình quốc tế và khu vực hiện nay”.(TASS)

Châu Á

*Ngoại giao Trung Quốc “tiến triển đều đặn” sau khi có ngoại trưởng mới: Ngày 26/7, Trung Quốc tuyên bố hoạt động ngoại giao của nước này đang “tiến triển đều đặn”, sau quyết định bất ngờ bổ nhiệm ông Vương Nghị làm Ngoại trưởng thay cho ông Tần Cương – người không xuất hiện trước công chúng kể từ hôm 25/6.

Phát biểu họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nêu rõ: “Các hoạt động ngoại giao của Trung Quốc đều đang tiến triển đều đặn”. Trước đó, ngày 25/7, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân Đại, tức Quốc hội) Trung Quốc đã họp thông qua quyết định bổ nhiệm ông Vương Nghị làm Ngoại trưởng thay thế ông Tần Cương. Ông Vương Nghị từng giữ cương vị Ngoại trưởng Trung Quốc từ năm 2013-2022 và là người tiền nhiệm của ông Tần Cương. (SCMP)

*Phái đoàn Taliban tới Indonesia: Trao đổi với báo giới ngày 25/7 liên quan đến chuyến đi của phái đoàn đại diện chính phủ Taliban tới Indonesia, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah nói: “Họ đến Jakarta một cách không chính thức liên quan đến các vấn đề nội bộ với phái bộ Afghanistan ở đây”.

Trong khi đó, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Afghanistan Hafiz Zia Ahmad đã viết trên trang twiiter của mình ngày 14/7 rằng phái đoàn đã tổ chức các cuộc gặp gỡ và thảo luận hữu ích với một số học giả, chính trị gia và doanh nhân ở Indonesia nhằm tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế song phương, cũng như gặp các nhà ngoại giao Sri Lanka, Bangladesh và Singapore tại thủ đô của Indonesia.

Hiện chính quyền Taliban không được quốc tế chính thức công nhận và chỉ một số quốc gia có sự hiện diện ở Afghanistan. Chính quyền Taliban đang tìm kiếm sự công nhận trên khắp thế giới Hồi giáo, bao gồm cả các động thái vận động Indonesia-quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới- để thúc đẩy quan hệ chính trị và kinh tế. Đến nay, Indonesia đã mở lại Đại sứ quán Indonesia tại Kabul nhưng chưa công nhận tính hợp pháp của chính quyền Taliban tại Afghanistan. (AseaNews)

TIN LIÊN QUAN
AMM-56: Indonesia khuyến khích đối thoại tìm giải pháp cho vấn đề Myanmar

*Myanmar có thể chuyển sang quản thúc tại gia đối với bà Suu Kyi: Các phương tiện truyền thông ngày 26/7 đưa tin chính quyền quân sự Myanmar có thể chuyển từ giam giữ sang chế độ quản thúc tại gia tại thủ đô Naypytaw đối với bà Aung San Suu Kyi.

Hãng AP dẫn lời một quan chức an ninh giấu tên cho biết quyết định này là một hành động khoan hồng đối với các tù nhân vào dịp lễ tôn giáo vào tuần tới. Trong khi đó, BBC dẫn nguồn thạo tin cho hay bà Suu Kyi có thể được chuyển đến một ngôi nhà thường do giới chức chính phủ sử dụng.

Hiện người phát ngôn chính quyền quân sự Myanmar chưa có bình luận gì trước thông tin trên. Bà Suu Kyi bị giam giữ kể từ đầu năm 2021 khi quân đội lật đổ chính quyền dân bầu của bà trong một cuộc đảo chính và mở ra chiến dịch đàn áp đẫm máu nhằm vào những nhân vật đối lập, khiến hàng nghìn người bị bỏ tù hoặc bị giết.(Reuters)

*Ấn Độ mở rộng cửa cho vốn đầu tư từ Trung Quốc: Nhật báo Financial Times (FT) ngày 26/7 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Công nghệ Thông tin Rajeev Chandrasekhar tuyên bố Ấn Độ luôn cởi mở với đầu tư của Trung Quốc, bất chấp xung đột biên giới giữa hai nước.

Trả lời phỏng vấn FT, Thứ trưởng Chandrasekhar tuyên bố: “Chúng tôi sẵn sàng hợp tác kinh doanh với bất kỳ công ty nào, ở bất cứ đâu, miễn là họ đầu tư và tiến hành kinh doanh hợp pháp và tuân thủ luật pháp Ấn Độ”. Ông khẳng định Ấn Độ luôn “mở cửa cho mọi dự án đầu tư, kể cả từ Trung Quốc”.

New Delhi đã tăng cường giám sát các doanh nghiệp Trung Quốc sau cuộc đụng độ biên giới hồi năm 2020 giữa 2 nước, cấm hơn 300 ứng dụng của Trung Quốc, trong đó có TikTok. Kể từ đó, Ấn Độ đã đẩy mạnh hoạt động theo dõi những dự án đầu tư của các công ty Trung Quốc. (Reuters)

* CIA tuyên bố “đạt tiến triển” trong tái thiết mạng lưới tại Trung Quốc, Bắc Kinh nói gì?: Bắc Kinh tuyên bố sẽ thực hiện “tất cả các biện pháp đối phó cần thiết” sau bình luận của Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns rằng cơ quan này đã “đạt tiến triển” trong việc tái thiết các mạng lưới gián điệp ở Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh hôm 24/7 cho biết Chính phủ Trung Quốc lưu ý tới những phát biểu này, đồng thời cam kết: “Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia”.

Ông Burns, Giám đốc CIA từ năm 2021, tuần trước cho biết cơ quan của ông đang nỗ lực xây dựng lại các mạng lưới của mình sau khi Chính phủ Trung Quốc bắt giữ một số điệp viên của CIA một thập kỷ trước.(SCMP)

TIN LIÊN QUAN
Chuyên gia: Mỹ đối mặt nguy cơ bị Trung Quốc ‘vượt mặt’ trong công nghệ phóng vệ tinh nhanh

*Đại sứ Trung Quốc “lỡ lời”, tìm cách xoa dịu với Hàn Quốc: Đại sứ Trung Quốc tại Seoul Hình Hải Minh ngày 26/7 cho biết Hàn Quốc và Trung Quốc là những nước láng giềng không thể tách rời, kêu gọi quan hệ chặt chẽ hơn và trao đổi nhiều hơn, sau khi căng thẳng gia tăng vào tháng trước do ông bày tỏ sự bất bình với việc Seoul đứng về phía Washington.

Trong cuộc hội đàm với Thống đốc Jeju Oh Young-hun bên lề lễ khai mạc Diễn đàn Tương lai Hàn Quốc-Trung Quốc tại đảo Jeju, miền Nam Hàn Quốc ông Hình nói: “Hy vọng của tôi là Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ hòa thuận với nhau như những người bạn và láng giềng, giống như khi hai nước lần đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao.

Hồi tháng trước, căng thẳng gia tăng giữa Seoul và Bắc Kinh sau khi ông Hình nói trong cuộc gặp với lãnh đạo phe đối lập Lee Jae-myung rằng những người đặt cược vào “sự thua cuộc” của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh với Mỹ sẽ “chắc chắn hối hận” (Yonhap)

*Hành khách tự tử, máy bay phải hạ cánh khẩn cấp: Ngày 25/7 hãng hàng không quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ thông báo một chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không này đang trên đường từ Istanbul đến Marrakesh đã phải hạ cánh khẩn cấp ở thủ đô Algiers của Algeria, sau khi một trong các hành khách tự tử.

Theo thông báo, phi hành đoàn của chuyến bay mang số hiệu TK619 nghi ngờ có điều bất thường khi một hành khách đi vào nhà vệ sinh ngay sau khi máy bay khởi hành và không ra khỏi đó trong một thời gian dài.

Sau khi cửa nhà vệ sinh bị phá, phi hành đoàn đã cố gắng sơ cứu cho hành khách nhưng không khả quan và máy bay phải hạ cánh khẩn cấp xuống thủ đô của Algeria. Hãng hàng không này cho hay chiếc máy bay sẽ tiếp tục hành trình sau đó.(Sputniknews)

Châu Âu:

*Rơi máy bay tại Hy Lạp, hai phi công tử nạn: Bộ Quốc phòng Hy Lạp ngày 25/7 thông báo phi công cùng phi công phụ trên máy bay tham gia công tác dập lửa ở đảo Evia đã gặp nạn.

Theo thông báo, hai sĩ quan của Không quân Hy Lạp trong vụ việc nêu trên ở độ tuổi 34 và 27. Cùng ngày, Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou và Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã gửi lời chia buồn tới gia đình của 2 phi công.

Trong khi đó, hãng thông tấn AMNA cho biết thi thể của hai phi công đã được tìm thấy ở khu vực hiện trường gần thành phố duyên hải Karrystos. Trước đó, mẫu máy bay Canadair đã bốc cháy sau khi lao xuống đất trong một tình huống chưa rõ nguyên nhân.(TTXVN)

*Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Sĩ hủy thăm Hàn Quốc do bị tai nạn: Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ ngày 25/7 thông báo Bộ trưởng Quốc phòng nước này Viola Amherd đã bị tai nạn khi đi leo núi và bị gãy xương ở khuỷu tay.

Thông báo của bộ trên cho biết bác sĩ yêu cầu bà Viola Amherd ở nhà để hồi phục sức khỏe tới ngày 10/8. Điều này đồng nghĩa với việc Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Sĩ không thể tham dự lễ Quốc khánh vào ngày 1/8 ở Lucerne như kế hoạch, cũng như không thể thực hiện chuyến công du tới Hàn Quốc.

Trước đó, các nguồn tin địa phương cho biết bà Amherd gặp nạn khi đang leo núi ở bang Valais. (TTXVN)

Đông Bắc Á

*Triều Tiên diễu binh nhân Ngày Chiến thắng: Nhiều nguồn tin cho biết Triều Tiên có thể tiến hành một cuộc duyệt binh sớm nhất là vào nửa đêm 26/7 để kỷ niệm 70 năm ngày ký hiệp định đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên, mà ở Bình Nhưỡng gọi là Ngày Chiến thắng.

Các hình ảnh vệ tinh thương mại cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị cho lễ duyệt binh tại Quảng trường Kim Il Sung ở Bình Nhưỡng – một sự kiện có thể nhằm khẳng định sự hiện diện quân sự và củng cố tinh thần đoàn kết nội bộ. Một nguồn tin chính phủ giấu tên nhận định: “Cuộc duyệt binh có thể bắt đầu sớm vào nửa đêm và kéo dài trong vài giờ”.

Cho tới năm 2018, Triều Tiên thường tổ chức các cuộc duyệt binh vào buổi sáng, tuy nhiên kể từ sự kiện kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Lao động cầm quyền vào tháng 10/2020, các cuộc duyệt binh lại được tổ chức vào ban đêm. (Yonhap)

Châu Đại Dương

*New Zealand ‘sẵn sàng đối thoại’ khả năng ra nhập AUKUS: Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins ngày 26/7 tuyên bố Wellington “sẵn sàng đối thoại” về vai trò tiềm năng trong thỏa thuận an ninh 3 bên Australia-Anh-Mỹ (AUKUS), qua đó mở ra cánh cửa hợp tác.

Phát biểu với báo giới tại Wellington sau cuộc gặp người đồng cấp Australia Anthony Albanese, Thủ tướng Hipkins cho biết New Zealand có thể tham gia AUKUS miễn là bước đi này không liên quan tới việc phát triển tàu ngầm hạt nhân. Ông Hipkins nêu rõ hợp tác giữa New Zealand và AUKUS có thể diễn ra trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng – bao gồm không gian mạng, trí tuệ nhân tạo và vũ khí siêu vượt âm – vốn được gọi là “trụ cột thứ hai” của thỏa thuận AUKUS.

Về phần mình, Thủ tướng Australia Albanese cho rằng New Zealand có trách nhiệm hoạch định định chính sách quốc phòng của chính mình, song Canberra và Wellington “chắc chắn” vẫn là “bạn bè và thành viên của nhóm Ngũ Nhãn (Five Eyes)”. (AFP)

Châu Mỹ

*Cựu Tổng thống và Thủ tướng Peru bị tịch thu tài sản: Ngày 25/7, Tòa án tối cao Peru đã ra lệnh tịch thu tài sản của cựu Tổng thống Pedro Castillo và cựu Thủ tướng Aníbal Torres, đồng thời ra lệnh áp dụng các biện pháp phong tỏa tài sản khác theo yêu cầu của cơ quan công tố.

Theo đó, 4 bất động sản của cựu Tổng thống Castillo tại vùng Cajamarca và 8 bất động sản do cựu Thủ tướng Torres đứng tên tại thủ đô Lima sẽ bị tịch thu, như một phần trong khoản bồi thường thiệt hại do tham nhũng trị giá khoảng 67 triệu sol (hơn 19 triệu USD).

Ông Castillo và ông Torres bị bắt từ tháng 12/2022. Văn phòng Tổng công tố hiện đang triển khai các cuộc điều tra đối với hai cựu bộ trưởng dưới thời cầm quyền của ông Castillo vì cáo buộc liên quan đến nhận hối lộ để đổi lấy các hợp đồng công trình công cộng, trong đó có vụ liên quan đến công ty dầu mỏ nhà nước Petroperu. Ông Castillo cũng đang bị điều tra về cáo buộc nổi loạn và âm mưu giải tán Quốc hội Peru. (TTXVN)

* Mỹ thiếu 41,3 tỷ USD cho các nỗ lực ngoại giao để đối phó với Trung Quốc trong 5 năm tới: Tạp chí Foreign Policy trích dẫn một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tới Quốc hội cho biết Mỹ đang phải đối mặt với sự thiếu hụt lớn về kinh phí cần thiết cho các kế hoạch ngoại giao ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong nỗ lực của chính quyền Joe Biden nhằm đối phó với Trung Quốc.

Theo Foreign Policy, các tài liệu tiết lộ khoản thiếu hụt 41,3 tỷ USD mà chính quyền Biden đã cung cấp cho Bộ Ngoại giao và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) so với mức chi phí yêu cầu để thực hiện công việc của họ trong khu vực trong 5 năm tới. Các nhà ngoại giao cần tiền để đối phó với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tuy nhiên họ có thể phải đợi.

Báo cáo chỉ ra một số ưu tiên hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ bao gồm chuyển vũ khí đến Đài Loan và mở các cơ quan ngoại giao của Mỹ ở Maldives, Quần đảo Solomon, Tonga, Fiji, Vanuatu và Kiribati. (Sputniknews)

Trung Đông-Châu Phi

*Iran nêu điều kiện làm chậm chương trình làm giàu urani: Ngày 25/7, Phó Tổng thống đồng thời là người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) Mohammad Eslami tuyên bố Tehran có thể làm chậm chương trình làm giàu urani nhưng điều này phụ thuộc vào các đề xuất từ phía Mỹ. Ông Eslami cũng cho biết, Iran cũng muốn tái khởi động hợp tác an toàn hạt nhân với Nhật Bản.

Theo thỏa thuận năm 2015 với sáu cường quốc – Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ – Iran đã đồng ý hạn chế các hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phàn nàn thỏa thuận do người tiền nhiệm của ông ký kết là thiếu sót và rút Washington khỏi thỏa thuận này năm 2018. Iran đã đáp trả động thái này bằng cách mở rộng công suất và tăng cấp độ làm giàu urani vượt giới hạn quy định trong thỏa thuận.

Ông Eslami cũng cho biết có nhiều cơ hội hợp tác hạt nhân chung với Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh Tokyo có thể hưởng lợi từ ngành công nghiệp hạt nhân đáng tin cậy của Iran. Nhật Bản trước đây đã đào tạo các nhà khoa học Iran trong một chương trình nhằm phát triển an toàn hạt nhân, nhưng chương trình này đã đình chỉ sau khi Mỹ áp đặt trừng phạt Iran vì chương trình phát triển hạt nhân của nước này. (Kyodo)

TIN LIÊN QUAN
Tạm gác lại thỏa thuận hạt nhân, Mỹ muốn điều gì nhất từ Iran?

*Tổng thống Syria cáo buộc Mỹ gây bất ổn toàn cầu: Hãng thông tấn nhà nước SANA đưa tin Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày 25/7 đã cáo buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm về “tình trạng bất ổn toàn cầu”.

Phát biểu trong cuộc gặp Đặc phái viên của Tổng thống Nga về Syria Alexander Lavrentiev, ông al-Assad nói rằng Mỹ và các đồng minh phương Tây “đã thêu dệt nên một cuộc khủng hoảng kinh tế-chính trị toàn cầu và gây ra tình trạng bất ổn toàn cầu, với mục đích làm suy yếu vị thế và sự hiện diện quốc tế của Nga”.

Ông nhấn mạnh thêm rằng lập trường vững chắc của Nga đối với phương Tây và Mỹ là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên một thế giới đa cực.

Tổng thống Syria cũng đã thảo luận với ông Lavrentiev về các vấn đề khu vực như sự hồi hương của những người tị nạn Syria và sự cần thiết phải rút lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi miền Bắc Syria. (THX)

*UAE trao trả Iran 21 tù nhân: Ngày 25/7, hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran đưa tin Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã ân xá cho 21 người Iran bị giam giữ tại quốc gia Arab này và sẽ sớm hồi hương những người này về nước.

Theo IRNA, Tổng thống UAE Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan đã đồng ý ân xá cho các tù nhân nói trên trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian tới Abu Dhabi vào cuối tháng 6 vừa qua. Những tù nhân này, bị giam giữ tại ở Ras Al-Khaimah, sẽ trở về Iran sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết.

Hôm 22/6, Ngoại trưởng Amir-Abdollahian đã có chuyến thăm tới UAE. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Ngoại trưởng Iran đã trao đổi quan điểm với giới chức cấp cao nước chủ nhà về quan hệ song phương cũng như các vấn đề khu vực và toàn cầu hai bên cùng quan tâm. (THX)





Nguồn

Cùng chủ đề

Thế giới 2025, năm của những dịch chuyển đan xen, đa chiều, lo âu và hy vọng

Dự báo tình hình thế giới năm 2025 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trái chiều, đan xen giữa hy vọng và lo âu, quanh các tâm điểm, trên nhiều lĩnh vực. Ẩn sau bề nổi đa chiều đó là gì?

Ngày đầu Năm mới nghĩ về văn hoá súng đạn và sự bất an của nước Mỹ

Ngày đầu Năm mới, nước Mỹ đã bị sốc khi tất cả các kênh truyền thông và báo chí đồng loạt đưa tin về mấy vụ khủng bố liên tiếp xẩy ra, khiến nhiều người dân vô tội thiệt mạng một cách oan uổng.

Trung Quốc lên tiếng về lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, kiên quyết bảo vệ doanh nghiệp bán dẫn

Ngày 28/11, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hạ Á Đông tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Mỹ lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

Ông Trump dọa áp thuế quan lên Bắc Kinh, truyền thông Trung Quốc có hành động bất ngờ với doanh nghiệp Mỹ

Tối 27/11, truyền thông Trung Quốc đã khen ngợi một số công ty Mỹ với vì "sự hợp tác chặt chẽ".

Ông Trump “ngắm bắn” vào Trung Quốc và Bắc Mỹ, khơi mào cuộc chiến thương mại mới hay chỉ là “con bài” mặc cả?

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp đặt mức thuế quan toàn diện đối với ba đối tác thương mại lớn nhất của đất nước là Canada, Mexico và Trung Quốc, ngay sau khi ông nhậm chức vào ngày 20/1/2025.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kẻ tấn công tạp chí Charlie Hebdo bị kết án 30 năm tù, cấm nhập cảnh Pháp

Ngày 23/1, một tòa án ở Paris, Pháp tuyên án 30 năm tù giam đối với Zaheer Mahmood, người Pakistan vì tội cố ý sát hại 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo năm 2020.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Công tố viên Hàn Quốc yêu cầu tăng thời hạn tạm giam tổng thống bị luận tội

Cơ quan công tố Hàn Quốc đã đệ đơn yêu cầu tòa án kéo dài thời hạn tạm giam Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol trong lúc đẩy nhanh cuộc điều tra để tiến hành truy tố. ...

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

“Làng lu” ở Bình Dương

(NLĐO) - Trải qua thăng trầm lịch sử và những thay đổi của đời sống, xã hội, làng lu Tương Bình Hiệp vẫn giữ cách thức sản...

Chợ hoa này ở Đắk Lắk đang đìu hiu, bất ngờ mua bán tấp nập bởi hoa lan rừng-loài hoa quý tộc

Chợ hoa Xuân Ất tỵ 2025, tại Quảng trường 10/3, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), năm nay mua bán trầm lắng. Bất ngờ, các loại hoa lan rừng-"loài hoa...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025 tăng vọt, SJC sát mốc 89 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 25/1/2025 tăng mạnh trong đầu phiên giao dịch tại Mỹ. Giá vàng trong nước đi lên, tiến sát mốc 89 triệu đồng/lượng. Kết phiên 24/1, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 700 nghìn đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với...

Bí quyết gia truyền mắm Dì Cẩn

Thương hiệu mắm Dì Cẩn không còn xa lạ với cả nước, thậm chí vươn ra thế giới. ...

Giảng viên ĐH Bách khoa nói điều đáng buồn về đào tạo sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng đáng buồn trong việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do...

Mới nhất