Trang chủNewsNhân quyềnChuyện về những cán bộ trẻ ở huyện miền núi Sơn Tây,...

Chuyện về những cán bộ trẻ ở huyện miền núi Sơn Tây, Quảng Ngãi


Nếu như công tác xóa đói giảm nghèo có được những kết quá đáng khích lệ trong những năm ở huyện Sơn Tây, thì phải kể đến sự sự đóng góp rất lớn của đội ngũ cán trẻ, cán bộ tăng cường cho huyện. Họ là những cán bộ được đào tạo bài bản, có nhiệt huyết, đủ năng lực và dám nghĩ, dám làm. PCT UBND huyện Sơn Tây-Bạch Ngọc Thêm đã trao đổi như vậy về công tác cán bộ, nhất là cán bộ cấp xã, cấp phòng của huyện hiện nay.

5 giờ sáng, Phạm Đại Quang, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Sơn Tây đón tôi từ thành phố Quảng Ngãi để lên huyện miền núi Sơn Tây. Quãng đường non 100 cây số buổi sáng hôm ấy với đủ chuyện xoay quanh chuyện công tác, chuyện phát triển của huyện và dĩ nhiên là cả câu chuyện “rất thời sự”, công tác cán bộ. Phạm Đại Quang, người đã có 22 năm công tác ở Sơn Tây là một ví dụ. Từ nhân viên hợp đồng, đến phó rồi Trưởng Ban quản lý dự án đầu tư của huyện và bây giờ là Trưởng phòng LĐ-TB&XH, dường như Quang hiểu hết mọi bước phát triển của huyện nhà. “Em xem Sơn Tây là quê hương thứ 2 của em rồi. Hồi ấy(năm 2001), vừa ra trường, có người quen xin lên làm nhân viên hợp đồng, đi từ tờ mờ sáng, trưa mới đến trung tâm huyện, thấy cảnh rừng núi âm u, cũng hơi ngài ngại, nhiều khi cũng muốn về lại miền xuôi. Nhưng rồi người nhà động viên, vả lại hồi ấy nghĩ mình còn trẻ nên cứ “nấn ná” thử sức và ở lại luôn đến tận bây giờ đây anh”, Đại Quang nhớ lại.

Đường lên huyện miền núi Sơn Tây.

Đường lên huyện miền núi Sơn Tây.

Có lẽ, những năm đầu thành lập huyện, những cán bộ trẻ lên đây đều có chung một suy nghĩ như vậy. Nhưng sau gần 30 năm ngày thành lập huyện, câu chuyện ấy đã khác. Ngay cả như tôi, năm 1999, lúc ấy cũng là một phóng viên hợp đồng của 1 tờ Tạp chí tại TPHCM nghe huyện Sơn Tây là huyện xa nhất của tỉnh Quảng Ngãi cũng bỏ ra 2 ngày trời để lên viết bài và ngao du ở huyện miền núi này. Còn nhớ, cũng năm ấy, Chủ tịch Nước Trần Đức Lương đã về thăm và làm việc tại huyện Sơn Tây và một trong những ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Nước là phải xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ dám nghĩ, dám làm, có năng lực. Đó sẽ nguồn nhân lực nòng cốt, là những “hạt giống đỏ” để Sơn Tây phát triển. Và có lẽ đến bây giờ ý kiến chỉ đạo ấy vẫn còn nguyên giá trị.  

Võ Minh Xuân, một trong những cán bộ đã gắn bó hơn 10 năm với huyện Sơn Tây theo Đề án 8738 cũng chia sẻ với tôi về chuyện lập nghiệp ở Sơn Tây. Khi nhận quyết định lên Sơn Tây làm việc, cả 2 vợ chồng em bị mấy đứa bạn trêu, tụi bay là cán bộ 2-6. Lúc đấy chả hiểu gì, sau này lên rồi mới biết, cán bộ 2-6, tức là thứ 2 đi, thứ 6 về. “Cả 2 vợ chồng em đều học tại Trường Đại học Mở-TPHCM, em học khoa Quản trị doanh nghiệp, vợ em học lĩnh vực ngân hàng, cũng đã thử sức ở TPHCM, nhưng khi nghe Quảng Ngãi có khu Kinh tế Dung Quất, có nhà máy lọc dầu số 1 Việt Nam nên đã hăm hở khăn gói về quê lập nghiệp. Dung Quất những năm 2011 vẫn chưa phát triển gì mấy, các doanh nghiệp đầu tư còn nhỏ lẻ. Thế nên, khi nghe tỉnh thu hút nguồn cán bộ tốt nghiệp Đại học chính qui phục vụ cho các huyện miền núi, hải đảo (đề án 8738), tụi em xung phong đi luôn và như anh biết rồi đấy, công việc cứ cuốn mình đi, ngoảnh đi, ngoảnh lại cũng đã gần 11 năm gắn bó với mảnh đất này và những đứa con của em cũng đã đi học ở đây luôn rồi, chứ cũng không gửi về xuôi làm gì nữa”, Võ Minh Xuân tâm sự.

Võ Minh Xuân(ngoài cùng bên phải) cùng cán bộ khuyến nông xã Sơn Liên thăm mô hình chăn nuôi cùa người dân.

Võ Minh Xuân(ngoài cùng bên phải) cùng cán bộ khuyến nông xã Sơn Liên thăm mô hình chăn nuôi cùa người dân.

Trong chuyến công tác ở Sơn Tây vừa qua, tôi có dịp tiếp xúc với 1 cô cán bộ quê gốc Nghệ An tên Phạm Thị Trầm, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp và dịch vụ xã Sơn Liên. Qua tìm hiểu thì biết, Trầm và chồng (hiện là Phó chủ tịch hội đồng nhân xã Sơn Liên) quen và yêu nhau từ thời sinh viên, ra trường 2 vợ chồng lên huyện Sơn Tây lập nghiệp. Khởi nguồn của đôi vợ chồng trẻ này cũng gian nan như những sinh viên mới ra trường “bập bõm” học việc. Tuy nhiên, khi đã bắt đầu thích nghi với công việc, với khí hậu, với thổ nhưỡng nơi đây, họ ngay lập tức khởi nghiệp bằng việc trồng bưởi da xanh, trồng dừa. Cũng chính từ đó mà Trầm được tín nhiệm giữ chức Chủ nhiệm HTX nông nghiệp và dịch vụ Sơn Liên với nhiệm vụ kết nối đầu ra cho các nông sản tại địa phương, cung ứng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, thu gom rác thải, xây dựng và sửa chữa các công trình nhỏ. Hiện nay, HTX  đang thu mua và tiêu thụ các sản phẩm của nông dân địa phương sản xuất và sản phẩm tự nhiên: Gạo rẫy, Măng nứa, Ớt xiêm …Ngoài ra, các thành viên Hợp tác xã hiện đã triển khai trồng 5 ha ổi, 17 ha Bưởi da xanh và 3 trang trại heo rừng lai. 

Phạm Thị Trầm cho biết: “HTX hiện tại đang có 45 xã viên với 7 mô hình chăn nuôi sản xuất, cho thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi xã viên từ 2-4 triệu đồng/tháng tùy theo mùa vụ. Nhìn chung cuộc của bà con đã đỡ hơn rất nhiều, đời sống đã được nâng lên rõ rệt. Hiện tại, HTX cũng đã mở rộng sản xuất các mặt hàng nông sản và mở đại lý mua bán, trưng bày tại thành phố Quảng Ngãi nhằm quảng bá và nâng tầm giá trị nông sản của xã Sơn Liên nói riêng và huyện Sơn Tây nói chung”, Phạm Thị Trầm bộc bạch.

Phạm Thị Trầm(đứng giữa) thăm mô hình cấp giống và bao tiêu sản phẩm bò do Phòng LĐ-TB&XH huyện Sơn Tây cấp cho người dân.

Phạm Thị Trầm(đứng giữa) thăm mô hình cấp giống và bao tiêu sản phẩm bò do Phòng LĐ-TB&XH huyện Sơn Tây cấp cho người dân.

Ông Bạch Ngọc Thêm- PCT UBND huyện Sơn Tây cũng từng là cán bộ trẻ tăng cường lên huyện Sơn Tây ngót chục năm nay chia sẻ: “Năm 2023, tỉnh chỉ tiêu giao cho huyện Sơn Tây giảm 4,8% hộ nghèo, nhưng huyện sẽ phấn đấu giảm được 5,6%. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, trong thời gian qua huyện Sơn Tây đã tập trung các giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo và dân tộc miền núi. Trong thời gian qua, huyện tập trung các chương trình sinh kế cho người dân, mở rộng các dự án mà trước đây huyện đã thí điểm có hiệu quả như mô hình ổi, bưởi da xanh. Về chăn nuôi thì chăn nuôi heo ky, nuôi dúi. Tuy chưa phải là cuối năm nên các chỉ tiêu đánh giá chưa chính xác. Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ thì đến thời điểm này tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Sơn Tây đã giảm được 7%”.  

Nói về chiến lược đào tạo cán bộ trẻ để phục vụ cho công tác phát triển lâu dài cho huyện, nhất là cán bộ là người dân tộc tại chỗ, ông Bạch Ngọc Thêm nói: “Để phát huy vai trò và năng lực cho cán bộ cấp xã là người dân tộc thiểu số, Huyện ủy Sơn Tây đã có đề án 08, huyện sẽ tập trung đào tạo cán bộ trẻ, nhất là cán bộ nữ. Phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ cấp xã có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên. Nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý phải qua các lớp bồi dưỡng Trung cấp lý luận chính trị. Hiện huyện đã rà soát, qui hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc thiểu số cho nhiệm kỳ tới để đào tạo, bồi dưỡng”.  

Ông Bạch Ngọc Thêm-PCT UBND huyện Sơn Tây.

Ông Bạch Ngọc Thêm-PCT UBND huyện Sơn Tây.

Những cán bộ trẻ trong bài viết này chỉ là số ít trong hàng trăm cán bộ trẻ đang làm việc, đang hàng ngày đóng góp công sức của mình cho công cuộc giảm nghèo ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Sơn Tây nói riêng. Dẫu còn những khó khăn, những thiếu thốn nhất định. Song, từ lòng đam mê, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ từ những ngày đầu, họ đã vượt qua những thử thách, trụ vững và hoàn thành tốt công việc của mình.

Tôi còn nhớ câu nói của Phan Hùng Sơn-Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Sơn Tây khi chở tôi vào xã Sơn Long: “Cái gì rồi cũng quen thôi anh. Đi mãi cũng quen đường, quen suối. Lúc đầu mình chưa quen, nhưng ở 20 năm rồi, đôi khi lại thành quá quen và không muốn rời đi đâu nữa”.

Phan Hùng Sơn(bên phải) thăm mô hình nuôi dúi của anh Nguyễn Cường ở xã Sơn Long.

Phan Hùng Sơn(bên phải) thăm mô hình nuôi dúi của anh Nguyễn Cường ở xã Sơn Long.

Phan Hùng Sơn cũng được biết đến là người tiên phong xây dựng mô hình trồng bưởi, trồng ổi khi được điều động về làm Chủ tịch xã Sơn Liên, và như nhiều người nhận xét thì đây là một trong mô hình giảm nghèo hiệu quả nhất của huyện Sơn Tây lúc này. Và như vậy, mỗi cán bộ trẻ ở Huyện Sơn Tây cũng đã tạo được dấu ấn cho riêng mình, cho mảnh đất thân thương này.

ĐÔNG HẢI



Source link

Cùng chủ đề

Độc đáo nghi lễ cầu may dưới cây bông của dân tộc Thái

(CLO) Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như...

Tưng bừng Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc năm 2025

(CLO) Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ VHTT&DL tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông thăm, tặng quà Tết người nghèo ở vùng cao Quảng Ngãi

Ngày 16/1/2025, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông làm Trưởng đoàn, đã tới thăm và tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho Người có uy tín, hộ gia đình đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Cùng tham gia Đoàn có đại diện Vụ Công tác dân tộc địa phương, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi và đại diện lãnh...

Hà Nội có thêm 2 trường THPT chuyên

Theo Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội quyết định tổ chức lại Trường THPT Sơn Tây thành Trường THPT chuyên Sơn Tây thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Địa chỉ nhà trường tại số 57, đường Đền Và, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội nêu rõ, tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành THPT chuyên Chu Văn An...

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm nhất đại học, Nhàn đi làm phục vụ bàn ở các nhà hàng ăn uống. Cuối năm thứ 3, cậu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quý I: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao do thiếu lao động cục bộ

(LĐXH) - Bộ LĐ-TB&XH dự báo sau Tết Nguyên đán, thị trường lao động sẽ gặp các biến động như một số lực lượng lao động có thể không quay lại do chuyển việc hoặc thay đổi chỗ ở. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tạm thời và nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới trong quý I sẽ tăng cao, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.Tình trạng ngừng việc tập...

Thanh Hóa: Nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng

(LĐXH) - Với nhiều giải pháp, mô hình hay, sáng tạo, các lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ). Các mô hình này giúp người lầm lỡ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…Sau 1 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình THNCĐ,...

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Năm 2024 đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu

(LĐXH) - Đánh giá về những kết quả đạt được trong năm 2024, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, năm Giáp Thìn đi qua đầy ắp các sự kiện và biến động nhưng chúng ta đã đạt và vượt 13/13 chỉ tiêu... Phát biểu tại buổi gặp mặt đầu xuân (ngày 3/2) với lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, tới đây, việc hợp nhất, sáp nhập các bộ, ngành...

Nhà máy “đỏ lửa”, công trường tất bật ngay đầu năm

(LĐXH) - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kết thúc, không khí ra quân lao động sản xuất diễn ra khắp nơi, từ trên các công trường, nhà máy đến những cánh đồng. Tất cả người lao động đều mang trong mình những ước mong về một năm bội thu, thắng lợi.Doanh nghiệp ra quân sản xuấtNhững ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quân sản...

Nông dân Hải Dương rộn ràng xuống đồng đầu năm mới

Tranh thủ thời tiết ấm những ngày đầu xuân mới, nông dân nhiều nơi trong tỉnh Hải Dương nô nức xuống đồng gieo cấy để bảo đảm thời vụ. Nguồn: https://dansinh.dantri.com.vn/nhan-luc/nong-dan-hai-duong-ron-rang-xuong-dong-dau-nam-moi-20250203203152625.htm

Bài đọc nhiều

Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững

Chiều ngày 20/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng hiệu quả và sâu rộng của...

Biểu dương 250 người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu năm 2023

Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương (LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị Biểu dương trẻ mồ côi, người khuyết tật và người bảo trợ tiêu biểu trên địa bàn tỉnh 2023. Hơn 400 trẻ mồ côi ở Long An có “mẹ đỡ đầu” chăm sócTrao tặng 1.600 phần quà cho người khuyết tật và trẻ mồ côi dịp Tết Quý Mão 2023 Hội nghị nhằm tôn vinh những gương trẻ mồ côi, người...

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ cử đại diện tham dự hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.

Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người

Theo bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam, trong những năm gần đây, Việt Nam đã rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn, cũng như có những nỗ lực nghiêm túc chống mua bán người.

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Tuổi trẻ VIMC vinh dự nhận bằng khen của Đoàn Thanh niên Chính phủ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025. Đoàn Thanh niên VIMC được trao tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai Tháng Thanh niên năm 2025. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ Lại...

Bộ giải pháp chuyển đổi số của VNPAY ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2025 với danh hiệu sản phẩm xuất sắc

Mới đây, hai giải pháp công nghệ do VNPAY phát triển là Nền tảng ký văn bản và hợp đồng điện tử VNeDOC và Giải pháp định danh trực tuyến VNPAY eKYC được trao danh hiệu “Sản phẩm xuất sắc” tại Giải thưởng Sao Khuê 2025. VNeDOC – Quản lý và ký kết văn bản, hợp đồng điện tử...

Ứng dụng AI không nên tự phát mà cần cộng hưởng để tạo ra giá trị lớn

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA trong khuôn khổ buổi trao đổi làm việc với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp...

Ống thép Hòa Phát tự hào góp phần đưa nhà ga T3

Ống thép Hòa Phát đã cung cấp đúng tiến độ 2.400 tấn các chủng loại ống tròn đường kính cỡ lớn, ống tôn mạ kẽm… với chất lượng hàng đầu, góp phần đưa Công trình nhà ga hành khách T3 về đích sớm hơn dự kiến, khánh thành ngày 19/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất...

Mới nhất