Trang chủThừa Thiên - HuếVăn hóaChuyện về ngôi nhà nổi trên sông Hương

Chuyện về ngôi nhà nổi trên sông Hương


Thật may mắn tôi được làm rể của xứ Huế mộng mơ. Bố vợ tôi là ông Phan Thanh Dư, lúc đó là Giám đốc Công ty Du lịch Huế. Tôi nhắc đến ông cũng chỉ là cái cớ để nói về lịch sử một công trình đang ngự trên dòng sông Hương, đó là ngôi nhà nổi nằm ngay kề bên cầu Trường Tiền.

Tôi dám cam đoan rằng, đến 99% dân Huế không biết nơi này cách đây gần 40 năm đã ghi mốc lịch sử, được tiếp đón Tổng Bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Lê Đức Thọ trong ngày bắn pháo hoa 26/3, kỷ niệm 10 năm giải phóng TP. Huế. Chỉ cần sự hiện diện của các nhà lãnh đạo tối cao ở nơi này cũng đã chứng tỏ rằng ngôi nhà nổi lúc đó đã là niềm kiêu hãnh của thành phố quê ta. Hy vọng những hình ảnh quý giá có một không hai ngày ấy này vẫn còn được lưu giữ.

Hẳn những bậc cao niên còn nhớ được hình ảnh ngôi nhà nổi khá đẹp bằng bè tre trên sông Hương từ thời Pháp thuộc của ông Bành. Chính ngôi nhà nổi này như một nét chấm phá thôi thúc Bí thư Thành ủy Huế Hoàng Lanh (cũng là Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên), nghĩ về một ngôi nhà nổi hiện đại hơn cũng trên dòng sông Hương này. Nghĩ là làm, và thế là gần cuối năm 1984, ông Hoàng Lanh và một số đồng chí được Thường vụ Thành ủy Huế và Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên cử ra Hà Nội gặp Thường vụ Bộ Tư lệnh Phòng không không quân (PKKQ) để xin… vỏ chứa các quả tên lửa làm hệ thống phao, sao cho giữ được ngôi nhà có thể nổi trên mặt nước. Có lẽ vì ông Hoàng Lanh xuất thân từ bộ đội nên ông hiểu được giá trị của vỏ bọc từng quả tên lửa này. Trước Thường vụ Bộ Tư lệnh PKKQ, ông Lanh đã trình bày, rằng tỉnh mong ước có được một ngôi nhà nổi đẹp rực rỡ như một đóa hoa sen thắm đỏ cài trên dòng sông Hương, rằng Bình Trị Thiên kinh tế còn eo hẹp, rằng ngành du lịch Huế đang được định hình và phát triển… Nghe vậy, khỏi suy nghĩ đắn đo, Bộ Tư lệnh PKKQ rất vui được góp phần làm đẹp dòng sông Hương và cử ngay Đại tá Trương Minh Tá là người con xứ Huế phụ trách dự án.

Thế là Đại tá Tá trở thành “kiến trúc sư” kiêm chủ nhiệm dự án. Ông Phan Thanh Dư làm một căn nhà tạm ngay dưới cầu Trường Tiền, lắp một chiếc điện thoại bàn cho chủ nhiệm Tá nghỉ tạm và điều hành công việc. Vật tư từ Bộ Tư lệnh PKKQ được chuyển vào gồm 40 vỏ tên lửa, mỗi cái dài 8 mét, đường kính gần 1 mét, rất nặng. Mỗi xe tải chỉ chở được 3 vỏ. Tỉnh Bình Trị Thiên cũng “xin” luôn hàng tấn sắt, các phụ kiện lắp ráp… Để chở được số vỏ và vật tư này cần tới hai mươi tám xe ô tô cùng hai tiểu đoàn vận tải của Bộ Tư lệnh.

Ông Tá tiến hành thăm dò dòng chảy để tìm nơi đặt nhà nổi, sao cho có bão lũ cũng không làm nhà nổi trôi đi mất. Ông Hoàng Lanh, ông Cống cho sát hạch một loạt thợ gò, hàn, rèn, nguội có tay nghề cao đến công trường. Máy móc, thiết bị được điều đến kịp thời. Trung tuần tháng 11 năm 1984 công trình chính thức được khởi công.

Không khí làm việc khẩn trương, cả khúc sông Hương dưới chân cầu Tràng Tiền trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Đại tá Tá chạy vòng trong, giám đốc Dư chạy vòng ngoài, chống chọi với những cơn mưa triền miên, với những cơn gió đông trĩu nặng hơi nước sông Hương, nhiều lúc cơm nguội lạnh vì không kịp ăn… Để rồi, hơn ba tháng sau ngôi nhà nổi có hình hoa sen đã hoàn thành trong niềm hân hoan của lãnh đạo và người dân Huế. Và cũng kể từ ngày ấy đóa hoa sen đỏ thắm luôn rực sáng trên dòng Hương giang.

Hình ảnh một người đàn ông trạc tuổi gần sáu mươi tất tả trong bộ quần áo dân sự bạc màu độc đáo chỉ đạo tốp thợ làm việc không quản ngày đêm đã ghi dấu ấn tốt đẹp với lãnh đạo, cũng như người dân Huế. Người đó không ai khác ngoài Đại tá Trương Minh Tá. Nghe giọng nói sang sảng của ông, không ai nghĩ hiện ông đã chín lăm tuổi, vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, nhớ vanh vách từng kỷ niệm đẹp, hào sảng dù vất vả mệt nhọc trong những ngày tháng thai nghén lên ngôi nhà nổi này.

Hỏi ông, nhà nổi giờ không thuộc về Công ty Du lịch Huế nữa, ông nghĩ sao? Ông cười, dù thuộc về ai thì nhà nổi vẫn sống mãi với sông Hương. Rồi đôi mắt của ông già trên chín mươi sáng rực lên khi nhắc đến kỷ niệm ngày Tổng Bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Lê Đức Thọ in dấu chân.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đảm bảo cung cấp điện dịp Tết Ất Tỵ và mùa khô 2025 cho người dân TP.HCM

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng lưu ý các đơn vị triển khai kế hoạch cung cấp điện vào dịp Tết Ất Tỵ và chuẩn bị từ sớm kế hoạch cung cấp điện vào mùa khô 2025 cho người dân TP.HCM. Về...

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

NDO - Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17 giờ chiều nay tại Hà Nội. Trước đó, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu có thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ giữa năm 2024 trong tình trạng khá nặng, nhưng sau đó bệnh chuyển biến tốt hơn. Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu sinh ngày...

Mẹo để tránh ăn quá nhiều trong dịp tết

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi mọi người đều vui vẻ, đồ ăn, đồ uống thoải mái, rất dễ xảy ra tình trạng ăn nhiều. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ tăng thêm vài cân sau...

Cháy dữ dội xưởng gỗ ở Thủ Đức, bộ đội giúp dập lửa, di dời tài sản

Xưởng gỗ bị cháy nằm gần Ban Chỉ huy Quân sự TP Thủ Đức nên lực lượng bộ đội đã đến hỗ trợ. Xưởng gỗ bị cháy nằm gần Ban Chỉ huy Quân sự TP Thủ Đức nên lực lượng bộ đội đã đến hỗ trợ. Ngày 24-1, Công an TP Thủ Đức (TP HCM) đang điều tra vụ một xưởng gỗ bị cháy dữ dội. Hiện trường vụ...

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. Theo lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Phước, trong dịp Tết Nguyên đán...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn: Gạch nối quan trọng trong lịch sử

“Phú Xuân thời chúa Nguyễn và Tây Sơn” là chủ đề của hội thảo khoa học do Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức sáng 17/10. Có 15 nghiên cứu về dinh phủ, đô thành, vai trò chính trị, kinh tế, văn hóa đến một số nhân vật liên quan liên quan đến thời kỳ này lần đầu tiên được công bố.   Nhiều thông tin ý nghĩa Vào thế kỷ XVII-XVIII, vùng đất Thừa Thiên Huế đã xuất...

Kỳ vọng vươn tầm giá trị di sản văn hóa Huế

Trước vận hội mới, di sản văn hóa Huế giàu tiềm năng đứng trước ngưỡng lịch sử được cởi bỏ “tấm áo” gò bó để tỏa sáng giá trị lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ ra toàn thế giới.   Du khách nước ngoài với cổ phục cung đình tại Đại Nội Huế. Ảnh: Châu Lê  Từ ngày 1/1/2025, thành phố Huế trở thành 1 trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Như lời Chủ tịch UBND thành...

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.   “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể...

Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.  Biểu diễn Nhã nhạc cung đình phục vụ du lịch Kết nối quá khứ và tương lai Với lợi thế là một vùng đất giàu giá trị di sản và văn hóa, Huế...

Bài đọc nhiều

A Lưới và những ngày tươi đẹp

Vậy mà thật bất ngờ, tôi vừa gặp lại bà lão 88 tuổi này tại Huế, sau mấy ngày bà từ TP. Hồ Chí Minh trở lại A Lưới thăm những nhân vật mà bà đã gặp phỏng vấn, tìm hiểu đời sống của những nạn nhân chất độc da cam trong 7 lần bà lên A Lưới trước đây; đồng thời, để thấy tận mắt những thay đổi của A Lưới hôm nay. Người “vệ sĩ” tháp...

“Raku tour” đầy yêu thương

Học làm gốm từ những “nghệ nhân đặc biệt” Ngay tại trung tâm TP. Huế, trải nghiệm làm gốm tại Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm cho Người khuyết tật – trẻ em khó khăn Hy vọng (Hope center) mang đến những phút giây trải nghiệm khó quên. Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, khi trải nghiệm làm gốm tại Hope center, du khách sẽ được hướng dẫn làm cốc/ly/chén tùy thích theo kỹ thuật cơ...

Chọn tone màu cho nội thất

Cưới nhau, Quang Tâm và Đinh Như chọn xây căn nhà mới. Không quá bận tâm chuyện diện tích lớn nhỏ, điều đầu tiên hai vợ chồng tính toán là làm sao chọn được tone màu hợp tuổi, sang và dễ phối nội thất. Cuối cùng đôi bạn chọn tone màu xám trung tính mạnh mẽ. Đinh Như chia sẻ: “Màu xám của căn nhà, kết hợp với màu gỗ nội thất, tủ quần áo màu trắng và...

Chủ động ứng phó với mưa lớn và gió mạnh trên biển

Ngày 13/7, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 262/VPTT gửi các tỉnh vùng núi Bắc Bộ và các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Cà Mau về việc chủ động ứng phó với mưa lớn và gió mạnh trên biển. Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 14-15/7, khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to trên 150mm. Hiện nay, rãnh áp thấp nối với...

Cùng chuyên mục

Nghề dệt thổ cẩm độc đáo của người Tà Ôi

Người Tà Ôi có những nét văn hóa, đời sống từ trang phục cho đến những phong tục tập quán rất bản địa, trong đó dệt thổ cẩm là nghề thủ công có từ lâu đời được gọi là dệt Dèm. Đây vốn là công việc của người phụ nữ, các bà, các chị vào lúc rảnh rỗi, nông nhàn...

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước ngày càng gắn bó, tin cậy, là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là một trong...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Niềm vui lao động

Mệ tôi năm nay 85 tuổi. Một buổi sáng thức dậy, mệ chợt thấy trong người uể oải, hai chân đau nhức, không thể bước ra khỏi giường nổi. Bác sĩ đến nhà khám và chẩn đoán mệ bị chèn dây thần kinh ở bắp chân, phải thực hiện lộ trình châm cứu hai tuần. Mọi người thay phiên nhau chăm sóc, đem quần áo, chậu rửa mặt, kem đánh răng,… đến tận giường cho mệ. Nhưng không...

Nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo

Những chuyển biến Sau gần một năm thoát nghèo, hiện kinh tế gia đình của hộ ông Võ Tín, thôn Lương Mai xã Phong Chương, huyện Phong Điền đang ngày càng ổn định. Mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản được Nhà nước hỗ trợ, vừa mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 10 triệu đồng. Để phát triển kinh tế bền vững, ngoài diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước cấp, ông Tín mạnh...

Mới nhất

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Phương án mới về thu gom, vận chuyển, xử lý rác

(NLĐO)-Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn TP HCM. ...

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh...

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn...

Mới nhất