Trang chủNewsNhân quyềnChuyện ở Hố Quáng Phìn

Chuyện ở Hố Quáng Phìn


Cán bộ xã Hố Quáng Phìn thăm mô hình chăm sóc bò sinh sản của gia đình anh Giàng Mí Cấu.

Cán bộ xã Hố Quáng Phìn thăm mô hình chăm sóc bò sinh sản của gia đình anh Giàng Mí Cấu.

Có dịp lên công tác ở Hố Quáng Phìn, tôi mới tự cắt nghĩa được vì sao nơi đây lại nhiều khó khăn đến thế! Ở nơi mùa Hè nắng nẻ cành lim, mùa Đông rét co hòn đá, cách huyện lỵ gần 40 cây số, nhìn đâu cũng chỉ thấy điệp trùng đá xám đan xen nhau, chót vót, vời vợi… Dù có đi từ trung tâm huyện Đồng Văn vào, từ huyện Yên Minh sang, hay tới đây bằng con đường xuyên qua mấy xã của huyện Mèo Vạc thì nẻo nào cũng xa, cũng vòng vèo, cheo leo trên sườn núi dốc.

Ai lên Hố Quáng Phìn vào những tháng cuối năm, khi gió mùa Đông Bắc bắt đầu thổi mới thấy nơi đây như cái túi đựng gió, đựng sương, đựng mưa phùn và cả giá buốt. Mùa ấy, cây trồng không bám rễ, gieo hạt không nứt chồi. Nhà nào nhà nấy lấy lá chuối nút hết các lỗ cửa sổ. Chân không muốn bước qua bậu cửa. Bếp lửa trong nhà lúc nào cũng rừng rực cháy. Củi sưởi xếp từng chũa (bó) cao vượt mái nhà!

Anh Giàng Mí Cấu phụ giúp vợ se lanh, dệt vải.
Anh Giàng Mí Cấu phụ giúp vợ se lanh, dệt vải.

Mức thu nhập hiện tại của các hộ khi chưa tham gia dự án là 12 triệu đồng/hộ/năm, dự kiến sau khi tham gia dự án sẽ nâng lên 18,5 triệu đồng/hộ/năm. Đây là tiền đề để xã Hố Quáng Phìn hướng tới mục tiêu 100% số hộ sau khi tham gia dự án sẽ thoát nghèo”.

Lầu Mí ThàngPhó Chủ tịch UBND xã Hố Quáng Phìn

Trong lúc tôi còn đang miên man với những dòng suy nghĩ, thì chiếc xe máy của Phó Chủ tịch xã Lầu Mí Thàng đã chạy chầm chậm rồi dừng hẳn trước một căn nhà có lối vào là hàng dong riềng đỏ tía. 

Căn nhà không lớn; chiếc cổng, tường bao, khoảnh sân nhỏ… dường như không được xây trong cùng một thời gian. Dấu hiệu cũ, mới đan xen cho thấy chủ nhân của nó, anh Giàng Mí Cấu và chị Ly Thị Và đã phải dành dụm, tiết kiệm nhiều năm, mỗi năm lại hoàn thiện một chút để dựng cho mình một mái ấm.

Công việc chính của anh Cấu, là phụ xây ở những địa phương lân cận. Chị Và ở nhà, ngày nào không đi nương, không đi củi, thì tẽ ngô, se lanh, dệt vải… Sinh hoạt gia đình và ăn học của 2 cháu Giàng Mí Chính, Giàng Thị Chở trông cả vào nguồn thu khoảng 3 – 4 triệu đồng của anh Cấu. 

Mỗi năm, cả nhà xuống giống 4 cân ngô, thu về 7 tải (mỗi tải khoảng 140 cân), tính ra vỏn vẹn được hơn 1 tấn. Giọng anh nghẹn lại như dòng nước gặp bờ chắn: “Số ngô ấy chẳng đủ ăn và chăn nuôi, nói gì tới chuyện bán”.

Tháng 7/2024 vừa rồi, anh Giàng Mí Cấu là một trong số 49 hộ dân của thôn Hố Quáng Phìn được tham gia Dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản từ nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Tôi chăm chú lắng nghe anh kể và mường tượng lại những niềm vui mà anh nói!

Với sự quan tâm, đầu tư từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, hệ thống cơ sở vật chất của xã Hố Quáng Phìn đang ngày một hoàn thiện phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với sự quan tâm, đầu tư từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, hệ thống cơ sở vật chất của xã Hố Quáng Phìn đang ngày một hoàn thiện phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Ngày biết tin được Nhà nước hỗ trợ tiền để nuôi bò sinh sản, mấy tối liền, anh Cấu nằm gối tay trằn trọc không ngủ được. Mừng thì đã hẳn, nhưng đắn đo xem chọn con giống thế nào… Một con bò! Chà… Một con bò lớn bằng số tài sản tích góp bằng hàng chục năm trồng ngô. Hay tính theo lương đi làm, thì dễ đến phải mất hằng năm tích góp, tiết kiệm của hai vợ chồng mới có được.

Nghĩ thế, anh Cấu bàn với vợ, bên xã Nậm Ban, huyện Mèo Vạc kế bên có bò giống, nhưng cũng cứ phải sang xem tận mắt con bò mẹ thì mới yên tâm dắt bò về nuôi được! Rồi con bò sinh ra con bê, khiến cái nghèo bị lùa ra khỏi nhà để đón niềm vui ùa vào rôm rả…

Chị Và bấy giờ đang ngồi se lanh, nhìn chồng tủm tỉm cười: “Anh Cấu còn đánh dấu cả ngày tháng đón bò về và gấp mấy tờ lịch treo tường đoán chừng xem khi nào thì được đón bê”.

Tôi gửi lời chào anh Cấu và không quên lời hẹn, khi nhà anh có thêm con bê sẽ trở lại thăm gia đình. Cánh cửa ngõ mở ra, núi và đá lại như được thể xô òa vào trong mắt. Trong nhà, anh Cấu tranh thủ buổi trưa phụ vợ se lanh dệt vải, nắng chếch xuống soi tỏ chỗ khung cửi, bụi từ sợi lanh loáng thoáng bay lên, đẹp lạ lùng…

Hà Giang: Lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn sẽ được tổ chức trong tháng 4





Nguồn: https://baodantoc.vn/chuyen-o-ho-quang-phin-1729157870390.htm

Cùng chủ đề

Gặp lại ở Hố Quáng Phìn…

Trời đã tang tảng sáng, nhưng khắp các đỉnh núi, vạt nương và bản làng còn chìm trong biển sương mù. Sương uyển chuyển. Lúc êm chảy từng dòng, khi đứng lặng hình cái vòng cổ bạc ôm ngọn núi, rồi theo gió tản ra len lỏi khắp các lối đi, tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp buổi sớm thêm đượm... Giờ này có lẽ Hố Quáng Phìn cũng đã thức giấc!Vượt gần 150km...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ cử đại diện tham dự hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.

Đà Nẵng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động KH&CN và khởi nghiệp đổi mới sáng...

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến gửi lời chúc mừng đến đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, các nhà sáng tạo và các cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nhân dịp...

Chung tay hành động thiết thực, giảm thiểu tổn hại đến trẻ em

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Trẻ em như búp trên cành - rất cần được chăm sóc, yêu thương và giáo dục đúng cách. Vì vậy “Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, hãy bảo vệ trẻ em bằng hành động”. Có như vậy, trẻ mới được phát triển trong một môi trường sống an toàn, tốt đẹp nhất. Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm...

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY PHAN THIẾT HOÀN THÀNH: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG PHÁT TRIỂN

Sau hơn 1 năm nỗ lực thi công, dự án đường vào sân bay Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành. Đây là đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) với đường ven biển Võ Nguyên Giáp (dẫn ra Mũi Né - Bàu Trắng), kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy...

Mới nhất