Trang chủDestinationsHòa BìnhChuyện những người “gieo chữ” ở Tân Thành

Chuyện những người “gieo chữ” ở Tân Thành


(HBĐT) – Hơn 3 năm qua, tuần nào cũng vậy, bất kể trời nắng hay mưa, cứ sáng thứ Hai, cô giáo trẻ Xa Thị Trang dậy từ lúc gà còn chưa gáy để chuẩn bị hành trang vượt quãng đường đèo dốc hơn 70 km, từ thị trấn Mai Châu đến chi xóm Diềm của trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) TH&THCS Tân Dân – ngôi trường nằm ở địa bàn xã Tân Thành, thuộc vùng sâu, xa và khó khăn nhất huyện Mai Châu…

Không những giỏi về chuyên môn, cô giáo Ngần Thị Bích, trường PTDTBT TH&THCS Tân Dân (Mai Châu) còn rất yêu thương học trò, dồn nhiều tâm huyết cho hành trình “gieo chữ” vùng đất khó.

Gian nan hành trình của những người thầy “cắm bản”

Cũng như cô giáo Xa Thị Trang, điểm đến trên hành trình “gieo chữ” của cô giáo Dương Thị Nhung – nhà ở thị trấn Mai Châu là điểm trường xóm Cải. Đó là một hành trình rất gian nan. Bởi từ nhà cô đến trung tâm xã Tân Thành đã trên 70 km, đi hết hơn 3 giờ. Xóm Cải lại cách trung tâm xã cả chục km, điều kiện địa hình đặc biệt khó khăn. Cô giáo Nhung phải vượt qua những con dốc cao dựng đứng để đến dạy ở chi trường xa xôi chỉ có 2 lớp học với tổng số hơn 20 học sinh. Điểm trường nằm chon von lưng chừng núi, nhìn xuống thung sâu quanh năm mây mù bao phủ. Đây cũng là xóm mới được Nhà nước đầu tư làm đường. 

“Trước đó để đến điểm trường, chúng tôi đi xe máy từ nhà vào xóm Diềm. Hết đường của xe thì lại đi bằng đường của đôi chân trong nhiều giờ. Là xóm nằm ở nơi núi sâu, rừng thẳm nên trước đây muốn đến được điểm trường chỉ có con đường mòn xuyên rừng, xuyên núi…” – cô giáo Nhung chia sẻ. Ấy vậy mà trong suốt hơn 3 năm làm giáo viên “cắm bản”, cô Nhung và các thầy, cô giáo nơi điểm trường xóm Cải chưa từng một lần lên lớp muộn. Kể cả khi mưa rét bão bùng…

Thấu hiểu những gian nan, vất vả của thầy, cô giáo khi phải băng rừng, lội suối hay vượt sông trên những con thuyền nhỏ chòng chành sóng nước để mang con chữ đến với những vùng đất nghèo, nhiều học sinh xã Tân Thành đã thể hiện sự yêu thương, kính trọng thầy cô. Có khi chỉ bằng một bó hoa rừng hái vội trên đường đến lớp. Có lúc là bó củi khô nhỏ đượm tình trò để thầy cô sưởi ấm. Nhưng trên hết vẫn là sự nỗ lực đến lớp thật đều, cố gắng chăm ngoan, học tốt.

Thầy giáo Lường Văn Cắm, Phó hiệu trưởng trường PTDTBT TH&THCS Tân Dân, là một trong những người thầy có thời gian công tác lâu nhất trên vùng đất gian khó này chia sẻ: Không chỉ những thầy cô giáo ở chi trường xóm Cải mà các thầy, cô giáo “cắm bản” ở chi trường xóm Chiêng, xóm Ban cũng đều rất vất vả trên hành trình “gieo chữ”. Như ở xóm Chiêng, cách trung tâm xã hơn 10 km. Từ năm 2022 trở về trước không có đường giao thông, muốn đến được điểm trường, các thầy, cô giáo chỉ còn cách đi bộ vượt núi cả chục km đường rừng. Còn các thầy cô giáo ở chi trường xóm Ban phải vượt qua một nửa quãng đường bằng thuyền, nửa còn lại là đường bộ có những mỏm đá tai mèo sắc nhọn, chỉ một chút sơ sểnh là bàn chân lại rướm máu… Đường sá khó khăn, nhiều thầy cô vào xóm dạy học như đi “thoát ly”. Nếu nhà và trường không có việc gì thì cứ ở vậy hàng tháng trời, có khi hết kỳ học mới về nhà. Lần nào đi cũng gùi theo gạo, mắm, muối… 

“So về khó khăn thì chúng tôi không đánh giá điểm trường nào khó khăn hơn điểm trường nào. Bởi trên thực tế, ngay kể cả ở chi trường chính nằm tại trung tâm xã cũng là nơi còn khó khăn đủ mọi bề” –      cô Vì Thị Hương Giang, Hiệu  trưởng trường PTDTBT TH&THCS Tân Dân trao đổi. Ở ngôi trường khó khăn này, ngoài số ít giáo viên là người địa phương, nhà cách trường khoảng 10 – 20 km được coi là thuận lợi vì có thể đi về trong ngày thì hầu hết giáo viên còn lại đều ở xa, nhà cách trường từ 50 – 70 km. Thậm chí như thầy Phùng Bá Thanh, nhà ở tỉnh Phú Thọ, mỗi lần về nhà là một hành trình dài hàng trăm km. Các thầy cô đã có gia đình, con còn nhỏ thường đầu tuần đi, cuối tuần về, đều đặn vượt qua đoạn đường rất gian nan, vất vả.

Khó khăn là thế nhưng thực hiện nhiệm vụ cao quý của mình, những giáo viên “cắm bản” chấp nhận xa gia đình, xa con, gửi gắm tình riêng ở lại để gắn bó với bản làng, tận tâm, tận tụy với công việc. Hạnh phúc của những người giáo viên này chỉ đơn giản là mỗi ngày thấy học sinh đến trường đầy đủ và thuộc bài…

Lặng thầm “gieo chữ”

Thầy Phó hiệu trưởng Lường Văn Cắm tâm sự, thầy gắn bó với nơi đây từ khi chưa có điện, chưa có đường, ngôi trường chỉ là những khung nhà bằng tre, nứa, gỗ được người dân và các thầy cô dựng tạm làm lớp học. Trước đây, trường thuộc xã Tân Dân (Đà Bắc), sau chuyển về huyện Mai Châu rồi sáp nhập với xã Tân Mai (cũ) thành xã Tân Thành hiện nay. Tân Thành là xã vùng hồ, xa trung tâm huyện nhất và cũng là đơn vị hành chính cấp xã có địa giới dài nhất tỉnh. Tính từ điểm đầu xã đến cuối xã khoảng 30 km. Cách đây 1 – 2 năm chưa có đường giao thông, có xóm còn bị biệt lập với bên ngoài. Nên cuộc sống của người dân chật vật, sự học của con trẻ cứ mịt mờ như trong sương. Lên với trường Tân Dân, các thầy cô giáo, nhất là những thầy cô “cắm bản” phải đối mặt với sự thiếu thốn, khó khăn vì một số xóm không có hàng quán, muốn mua gì phải vất vả lên xuống dốc núi cao. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt… Bù lại, tình người nơi đây khiến thầy cô ấm lòng và có thêm nghị lực trên hành trình “gieo chữ”. 

Cô giáo Đinh Thị Lan, giáo viên “cắm bản” ở chi trường xóm Chiêng xúc động kể: Mặc dù cuộc sống còn rất khó khăn nhưng bà con luôn sẻ chia, giúp đỡ thầy cô giáo trong cuộc sống thường ngày. Đáng quý nhất là hỗ trợ thầy cô trong việc vận động con em đến trường đầy đủ, bảo ban con em cố gắng học tập. Nhờ bà con có nhận thức tốt về công tác giáo dục và có ý thức chăm lo cho sự học của con em nên nhiều năm nay, ở xóm Chiêng chưa từng có học sinh bỏ học giữa chừng, các thầy, cô giáo không phải vất vả đi vận động các gia đình đưa con em đến trường đầy đủ, đúng độ tuổi. Xóm Chiêng cũng là xóm có tỷ lệ học sinh theo học và tốt nghiệp bậc THPT nhiều nhất xã Tân Thành.

Xã Tân Thành thuộc địa bàn khó khăn bậc nhất của huyện Mai Châu. Xã có 7 xóm, trên địa bàn có 2 trường TH&THCS, trong đó Tân Dân là trường bán trú, có 5 điểm trường lẻ đặt tại các địa bàn khó khăn nhất xã. Năm học 2022 – 2023, trường có 38 thầy cô giáo, 343 học sinh, trong đó có 146 học sinh ở nội trú vì nhà xa trường, đường đến trường đặc biệt  khó khăn. 

Cô Vì Thị Hương Giang, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, tập thể sư phạm nhà trường không ngừng phấn đấu, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh; từng bước cải thiện chất lượng giáo dục. Đáng ghi nhận là đội ngũ các thầy, cô giáo đã cố gắng không ngừng nghỉ, chủ động khắc phục khó khăn để tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong đó, nhiều thầy cô được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, như cô giáo Ngần Thị Bích được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh, thầy giáo Hà Công Hội được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp huyện… Nhờ tâm huyết và trí tuệ của thầy cô, trường không những duy trì được tỷ lệ học sinh đến trường đầy đủ đạt 99,7% mà còn thành lập được 5 đội tuyển học sinh giỏi các môn, con đường học tập mở ra tương lai tươi sáng cho các thế hệ học sinh xã Tân Thành. Tương lai đó có dấu ấn của những người thầy miệt mài “gieo chữ”, mang tri thức làm giàu cho vùng đất còn nhiều gian khó này.

Khánh An




Người Mường Vang giữ nét văn hóa Mường: Bài 1 – Những nét văn hoá vùng Mường nổi bật

(HBĐT) – Có bề dày lịch sử vùng đất hàng nghìn năm, dân số khoảng 14 vạn người, dân tộc Mường chiếm 91%, người Mường Vang có đời sống văn hoá rất phong phú, giàu bản sắc. Quá trình tiếp biến và giao thoa về kinh tế, văn hoá, nền công nghiệp cách mạng 4.0 đã tác động đến giá trị văn hoá của dân tộc Mường huyện Lạc Sơn. Một số loại hình di sản văn hoá, nghệ thuật truyền thống đứng trước nguy cơ bị mai một. Một bộ phận thanh niên hiện nay không biết tiếng Mường, nét văn hoá Mường và những tập quán của cha ông…



Đánh thức Hợp Tiến

(HBĐT) – Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến (Kim Bôi) có diện tích 4.326 ha với 648 loài thực vật, 59 loài thú, 128 loài chim. Đặc biệt, trong đó có nhiều động thực vật quý hiếm như: Culi, cầy hương, sóc bay lớn, hoãng, khỉ, gấu, lợn rừng; gù hương, thiên tuế lá chè, hoa tiên, đinh vàng, sến mật, nghiến đất… Đây là tiềm năng đặc biệt quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Hợp Tiến. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được phát huy, Hợp Tiến rất cần sự hỗ trợ để có đột phá trong phát triển KT – XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.



Những “hạt giống đỏ” trong lòng xứ Đạo

(HBĐT) – Lạc Thủy hiện có trên 200 đảng viên là người có đạo, chủ yếu sinh hoạt tại các chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã Khoan Dụ và Phú Thành. Đây là những hạt nhân quan trọng trong các phong trào thi đua yêu nước, tạo nhịp cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với người dân. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, tạo sự ổn định, phát triển của các địa bàn vùng giáo nói riêng, toàn huyện nói chung.



Đổi thay ở xóm “khổ”…

(HBĐT) – Từng là 1 trong 36 xóm khó khăn nhất tỉnh, trước đây, đời sống của người dân xóm Sổ, xã Trung Thành (Đà Bắc) vô cùng gian khó. Đường sá khó khăn, địa hình cách trở, xóm sống biệt lập giữa núi rừng với con suối Sổ hung dữ vào mùa lũ. Thế nên, cái tên xóm Sổ được nhiều người gọi là xóm “khổ”…



Một ngày với thành phố cảng

(HBĐT) – Ký ức trong tôi, Hải Phòng khi xưa chỉ có trong những câu chuyện bà ngoại kể, đó là một nơi phố xá phồn hoa, tấp nập người xe trong mắt của một người ở quê ra phố thị làm “hàng xáo” (buôn gạo)… Từ ký ức đó, sau này mỗi lần có dịp về thành phố cảng, tôi lại dành một ngày để lang thang khắp phố phường đất cảng như bước chân của ngoại khi xưa…



Lính hình sự khắc ghi lời Bác dạy

(HBĐT) – Khắc ghi lời Bác Hồ dạy: “Công an phải là đầy tớ dân. Đã là đầy tớ dân thì công an phải ra sức bảo vệ Nhân dân, ra sức phục vụ Nhân dân”, thời gian qua, mỗi cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an tỉnh đã không ngừng nỗ lực, tận tâm với công việc nhằm góp phần giữ vững ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất loạt cơ chế đặc thù làm đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Hàng loạt chính sách đặc thù đã được Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất để triển khai đầu tư xây dựng, phấn đấu đưa tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng về đích trước năm 2030. ...

Saigon Co.op đón hơn 100 triệu lượt khách dịp Tết Ất Tỵ

Sáng 3-2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương cùng lãnh đạo ban ngành đã thăm và chúc Tết cán bộ, nhân viên Saigon Co.op. ...

Giải pháp nào tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế?

Ngày 18/11/2024, tại cuộc gặp các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu chỉ đạo, trong đó có giao mục tiêu nhiệm vụ phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực...

Giá vàng tăng vù vù sau hành động của ông Trump, tiến gần đỉnh cao nhất mọi thời đại, trong nước liên tục đi...

Giá vàng hôm nay 4/2/2025, Giá vàng tăng khi thị trường tìm nơi trú ẩn an toàn, lo ngại những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các diễn biến leo thang thuế quan hơn nữa có thể đẩy giá vàng lên 3.000 USD/ounce. Vàng trong nước thuận đà tăng giá.

Hơn 13.000 người tham gia cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban Tổ chức, kết thúc đợt 5, tính đến ngày 31/1, qua 5 tháng triển khai đã có hơn 13.000 người hưởng ứng cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương. Thống kê từ Ban Tổ chức cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương cho thấy, đợt 5 (tháng 1) đã thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị trong toàn ngành Công Thương. Kết thúc cuộc thi trực tuyến đợt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hòa Bình có 2 sản phẩm được công nhận “Sản phẩm OCOP cấp quốc gia”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp quốc gia năm 2024 (đợt 3). Sản phẩm măng nứa khô nấu ngay của Công ty cổ phần Kim Bôi là 1 trong 2 sản phẩm của tỉnh Hòa Bình được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao. Theo đó, có 28 sản phẩm trong 5 nhóm sản...

Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng của lịch sử, văn hóa Thủ đô

Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế...

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. Di sản thiên nhiên thế giới 1. Vịnh Hạ Long   Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập...

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Bài đọc nhiều

Vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập

(HBĐT) - Chiều 15/8, Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ VH-TT&DL và Hội Khuyến học (HKH) Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến toàn quốc về vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập (XHHT) góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa cùng lãnh...

Cùng chuyên mục

Trang phục truyền thống phụ nữ Mường – Lạc Sơn

Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường là một tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Mỗi đường kim mũi chỉ, mỗi họa tiết hoa văn đều ẩn chứa những câu chuyện, những giá trị tinh thần sâu sắc. Trang phục Mường không cầu kỳ, phô trương mà hướng đến sự thoải mái, tự nhiên. Tuy nhiên, trong sự giản dị ấy lại toát lên một vẻ đẹp tinh tế,...

Lễ đắp bếp trong ngôi nhà Mường

       Lễ đắp bếp là một nghi thức quan trọng và mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Đây không chỉ đơn thuần là việc xây dựng một nơi nấu nướng mà còn là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Mường quan niệm bếp lửa là nơi sinh sôi nảy nở, là trung tâm của...

1 ngày len lỏi rừng Nhuội Hòa Bình

Rừng Nhuội thuộc xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 70 km. Đây là một khu rừng nguyên sinh với diện tích hơn 30 ha, trong đó vùng lõi chiếm gần 10 ha. Rừng Nhuội được biết đến với hệ thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như nghiến, sấu, cùng các loại cây dược liệu quý. Điểm đặc biệt thu hút du...

Một bản Thái Mai Châu bình dị

Cách Thủ đô Hà Nội chừng 160km, thị trấn Mai Châu là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em, trong đó người Mường và người Thái chiếm đại đa số. Mai Châu nằm trọn trong một vùng lòng chảo rộng lớn, với các ngọn núi cao như thành lũy bao quanh.Khí hậu ở nơi đây luôn mát mẻ hơn so với các nơi khác vào mùa hè, và ấm hơn vào mùa đông. Những bản làng với...

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Mới nhất

Long Châu sẻ chia- Hành trình yêu thương thắp thêm hy vọng

Mang theo ngọn lửa yêu thương cùng tinh thần luôn kiên định với giá trị nhân văn cao cả, FPT Long Châu tiếp tục hành trình "Long Châu sẻ chia" năm thứ 5 để tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng. Đây không chỉ là một dự án thiện nguyện, mà còn là...

Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024

Quý 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 35.232 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023 (34.924 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.809 tỷ đồng, giảm 5% so với quý 4/2023 (2.969 tỷ đồng). Lũy kế cả năm 2024, Hòa Phát đạt 140.560 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với...

Trung tâm đăng kiểm vắng vẻ ngày làm việc đầu năm mới

Ghi nhận tại nhiều trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng xe có nhu cầu kiểm định giảm mạnh so với trước Tết. ...

Lời chúc ấm lòng ngày Khai Xuân & Tết trồng cây 2025 tại Viglacera – Tổng công ty Viglacera

Sáng 3-2 (tức mùng 6 Tết), đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh đến thăm, chúc Tết công nhân tại Khu nhà ở công nhân Viglacera. Cùng dự có các đồng chí đại diện cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đào Quang Khải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh...

Tòa phán quyết gây bất ngờ

Người phụ nữ bị ung thư phổi tỏ ra vô cùng tức giận khi đơn vị bảo hiểm từ chối bồi thường và đưa ra hàng loạt các lý lẽ. ...

Mới nhất