Trang chủNewsThế giớiChuyện Nga, Trung Quốc tại Thượng đỉnh G7

Chuyện Nga, Trung Quốc tại Thượng đỉnh G7



Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) là tâm điểm của cộng đồng quốc tế những ngày tới.

Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay diễn ra từ ngày 19-21/5 tại Hiroshima, Nhật Bản. (Nguồn: Reuters)
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay diễn ra từ ngày 19-21/5 tại Hiroshima, Nhật Bản. (Nguồn: Reuters)

Ngày 19-21/5, mọi sự chú ý của truyền thông quốc tế sẽ đổ dồn về Hiroshima, Nhật Bản, nơi sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7. Nước chủ nhà sẽ chào đón sự góp mặt của lãnh đạo sáu nước thành viên còn lại (Anh, Pháp, Đức, Italy, Canada và Mỹ) và một số quốc gia khác được mời dự Thượng đỉnh G7 mở rộng.

Công tác an ninh được nước chủ nhà đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi chính Thủ tướng nước chủ nhà Kishida Fumio bị tấn công bằng bom khói tại thành phố Wakayama ngày 15/4. Tuy nhiên, điều được cộng đồng quan tâm hơn cả nằm ở nội dung thảo luận của lãnh đạo nước G7 lần này, đặc biệt là về xung đột Nga – Ukraine và Trung Quốc.

Xung đột Nga-Ukraine

Một nội dung nổi bật chắc chắn sẽ là tình hình xung đột ở Ukraine, với việc các nước thành viên G7 đều đã áp đặt biện pháp trừng phạt song phương cũng như tham gia gói trừng phạt đa phương dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đó, không bất ngờ nếu một lần nữa Tuyên bố chung G7 tiếp tục chỉ trích Nga. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cho biết các bên sẽ tăng cường nỗ lực chia sẻ thông tin nhằm tránh việc Nga “né” trừng phạt, thậm chí áp đặt cấm vận toàn diện hơn.

Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là liệu G7 muốn đi xa tới đâu. Vừa qua, lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) đã không thể nhất trí “dứt tình” hoàn toàn với khí đốt Nga trong gói trừng phạt thứ 11. Liệu bốn nước G7 đến từ châu Âu có nằm trong số những bên phản đối hay không, vẫn còn chưa rõ ràng. Ngay cả khi bất đồng nêu trên khó tái diễn tại G7, điều này cho thấy tìm kiếm cách ứng xử đồng nhất về Nga là không đơn giản.

Một bài toán khác sẽ nằm ở việc liệu các nước này sẽ viện trợ cho Ukraine như thế nào. Về vũ khí, đã có một số “khác biệt” trong quan điểm của các nước G7. Trong khi Mỹ, Anh, Pháp, Canada và Italy sẵn sàng gửi nhiều trang thiết bị, vũ khí hiện đại, do rào cản về Hiến pháp, viện trợ của Tokyo cho Kiev vẫn chỉ dừng lại ở nhu yếu phẩm, hàng hóa nhân đạo và cam kết tái thiết.

Trong khi đó, Đức đã “nâng lên đặt xuống” không ít lần trước khi quyết định gửi xe tăng Leopard I và II tới Ukraine. Đó là chưa kể tới việc các nước châu Âu đang “hụt hơi” khi các vũ khí có thể dự trữ dần cạn kiệt và phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Tuy nhiên, tất cả vũ khí được chuyển tới đất nước Đông Âu đều đi cùng với cam kết – không được sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga.

Về viện trợ kinh tế cho Ukraine, trong cuộc họp tuần trước, Bộ trưởng Tài chính G7 cam kết viện trợ ít nhất 44 tỷ USD cho Ukraine trong năm 2023. Đây là con số không nhỏ với các nước châu Âu đang cố gắng kiềm chế lạm phát và duy trì đà phục hồi sau dịch Covid-19. Đó là chưa kể tới tranh cãi liên quan tác động của ngũ cốc Ukraine tới ngành nông nghiệp châu Âu.

Những khía cạnh trên về xung đột có thể xuất hiện trong phần nội dung thảo luận của lãnh đạo các nước G7 tại Hiroshima.

Câu chuyện Trung Quốc

Trong bài viết ngày 17/5, Reuters nhận định rằng xung đột Nga – Ukraine không phải “con voi trong phòng kín” duy nhất. Thay vào đó, vấn đề Trung Quốc mới là nhân tố có thể khiến G7 bất đồng hơn cả.

Bởi lẽ một mặt, nhóm quan ngại về vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc tới chuỗi cung ứng toàn cầu và an ninh kinh tế. Mặt khác, G7 không muốn và không thể “cô lập” hoàn toàn cường quốc châu Á và đối tác thương mại hàng đầu của tất cả các thành viên trong nhóm, dù đó có là Nhật Bản, Đức, Canada hay Mỹ.

Giáo sư Michishita Narushige tại Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS) tại Tokyo cho rằng bài toán “cạnh tranh nước lớn” sẽ là chủ đề quan trọng tại Thượng đỉnh G7 lần này. Ông nhận định: “Họ cần phải đề cập vấn đề an ninh kinh tế và các công nghệ nhạy cảm. Mọi thứ đều là một phần của cạnh tranh nước lớn đang diễn ra giữa Mỹ và Nga, cũng như giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Theo Reuters, lãnh đạo G7 được cho là sẽ thảo luận về cái gọi là “cưỡng ép kinh tế” của Trung Quốc, thậm chí, dành hẳn một phần cụ thể để nói về cách ứng xử với cường quốc châu Á, bên cạnh nội dung về xung đột Nga-Ukraine, sức chống chịu của nền kinh tế, an ninh kinh tế, an ninh lương thực…

Bắc Kinh dường nhận thức rõ ràng về câu chuyện này. Viết trên Tân Hoa xã ngày 17/5, nhà bình luân Xin Ping cho rằng “gia đình nhỏ” G7 đang dần đánh mất vị thế và hào quang trong quá khứ, đồng thời chỉ trích nhóm này tiếp tục can thiệp các vấn đề nội bộ của Bắc Kinh. Trong khi đó, xã luận của ông Yang Bojiang, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Khoa học-Xã hội Trung Quốc, đăng trên China Daily ngày 17/5 nhận định hầu hết các vấn đề thảo luận tại G7 sẽ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới là cơ hội để lãnh đạo các nước thành viên ngồi lại, cùng thảo luận về những vấn đề nóng, tìm lời giải cho xung đột Nga-Ukraine, cách tiếp cận phù hợp với Trung Quốc.





Nguồn

Cùng chủ đề

Châu Âu lục đục vì khí đốt Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 22.12 bất ngờ sang thăm Moscow và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin với mục đích chính được cho là gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt. ...

Thủ tướng Slovakia đến thăm Nga và hội đàm với Tổng thống Putin

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chủ nhật đã tiếp đón Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại Điện Kremlin. Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tập trung vào tình hình quốc tế và vấn đề khí đốt. ...

Chính quyền Biden tiếp tục giải ngân viện trợ vũ khí mới cho Ukraine

(CLO) Chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã công bố thêm một gói viện trợ vũ khí lớn nữa cho Ukraine vào thứ Năm. Đây là gói viện trợ lớn thứ ba của Mỹ cho Kiev chỉ trong vòng gần 2 tuần qua. ...

Ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành ngôi sao sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu

Ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành một ngôi sao sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của dòng vốn FDI. Trong báo cáo "Ngành cảng container - Vươn mình ra biển lớn, nắm bắt những cơ hội mới" của VnDirect Research, đánh giá của nhóm phân tích thuộc VnDirect Research cho rằng, ngành cảng biển Việt Nam đang dần trở thành một ngôi sao sáng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Samsung trình làng smartphone siêu mỏng Galaxy S25 Edge

Samsung đã trình làng về chiếc smartphone siêu mỏng mang tên gọi Galaxy S25 Edge nhưng không công bố cấu hình, cũng không cho khách hàng tham quan trải nghiệm.

Nữ giám đốc độc lập chiếm gần 25% tại top 100 công ty Hàn Quốc

Số lượng nữ giám đốc độc lập tại 100 công ty hàng đầu Hàn Quốc tiếp tục tăng vào năm 2024.

Giới ngoại giao Mỹ yêu cầu miễn trừ cho chương trình viện trợ Kiev, Nga nêu cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng

Nhật báo Financial Times (FT) dẫn các tài liệu và nguồn tin tiết lộ giới ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao loại trừ các chương trình liên quan đến Ukraine khỏi lệnh đình chỉ viện trợ nước ngoài kéo dài 90 ngày.

Bài đọc nhiều

Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập SCO, thể hiện sức hút của tổ chức hiện do Trung Quốc làm Chủ tịch

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố mục tiêu của nước này là trở thành thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Ông Trump ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok, gợi ý làm đối tác

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 đã ký một sắc lệnh hành pháp cho phép tạm dừng 75 ngày việc thực thi luật cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok tại Mỹ. ...

Mỹ điều 1.500 quân đến biên giới triển khai lệnh của Tổng thống Trump, dọa truy tố hình sự những ai ‘cản bước’ kiểm...

Ngày 22/1, Nhà Trắng cho biết, quân đội Mỹ sẽ điều động thêm 1.500 quân đang phục vụ đến biên giới với Mexico, chỉ 2 ngày sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp về nhập cư.

Cùng chuyên mục

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Triều Tiên cảnh báo sẽ có ‘phản ứng cứng rắn nhất’ với Mỹ

CHDCND Triều Tiên ngày 26.1 nói rằng Bình Nhưỡng cần duy trì ‘phản ứng cứng rắn nhất’ với Mỹ nếu Washington phớt lờ chủ quyền và lợi ích an ninh. ...

Giới ngoại giao Mỹ yêu cầu miễn trừ cho chương trình viện trợ Kiev, Nga nêu cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng

Nhật báo Financial Times (FT) dẫn các tài liệu và nguồn tin tiết lộ giới ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao loại trừ các chương trình liên quan đến Ukraine khỏi lệnh đình chỉ viện trợ nước ngoài kéo dài 90 ngày.

Tổng thống Ukraine đánh tiếng với đồng minh về việc đàm phán với Nga, cảnh báo không có Kiev sẽ hỏng việc

Tổng thống Ukraine cho rằng các cuộc đàm phán về Ukraine mà không có sự tham gia của nước này sẽ không mang lại kết quả thực sự.

Mới nhất

Giá vàng miếng và vàng nhẫn ngày (26/01): Diễn biến bất ngờ

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (26/01): Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn chốt tuần tăng rất mạnh. Trong khi đó, vàng miếng tiến sát 89 triệu đồng/lượng. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân...

Cô gái Phú Thọ lấy chồng xa 300km, năm nào cũng về ngoại ăn Tết

Kể từ khi làm dâu, cô gái Phú Thọ chưa từng ăn Tết quê chồng. Mỗi năm, cô đều được chồng đưa về ngoại ăn Tết gần 1 tháng. ...

TPHCM đón Tết với không khí lạnh 20 độ

TPO - Trong khoảng ngày 28 - 29/1 (29 tháng Chạp và mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh tăng cường, thời tiết TPHCM sẽ se lạnh về đêm và sáng sớm, nhiệt độ thấp nhất từ 20 - 21 độ C. TPO - Trong khoảng ngày 28 - 29/1...

Thanh niên rửa xe, thu trăm triệu đồng gây quỹ từ thiện dịp Tết

TPO - Hơn 1 tuần lập điểm rửa xe, bán hàng… đoàn viên thanh niên toàn huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã thu về gần 150 triệu đồng góp vào quỹ để tặng quà các gia đình khó khăn dịp Tết Nguyên đán 2025. 26/01/2025 | 05:47 ...

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Mới nhất

Rộn ràng không khí Tết