Trang chủKinh tếNông nghiệpChuyển mình mạnh mẽ kinh tế nông thôn Hà Nội

Chuyển mình mạnh mẽ kinh tế nông thôn Hà Nội


Thu nhập bình quân đạt 74,8 triệu đồng/người

Xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất) nổi tiếng cả nước với nghề sản xuất cơ kim khí, đa dạng các mặt hàng từ đơn giản (dây thép, cửa hoa, cửa xếp, bản lề, tôn ép) đến các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao (các chi tiết máy xẻ gỗ, máy đột dập, máy cán nóng, nồi hơi)…

Một xưởng sản xuất kim khí tại xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất).
Một xưởng sản xuất kim khí tại xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất).

Bí thư Đảng ủy xã Phùng Xá Nguyễn Doãn Tuyến chia sẻ, Phùng Xá có hơn 3.600 hộ dân, thì có 208 doanh nghiệp và hơn 1.200 hộ sản xuất, thương mại, thu hút hàng nghìn lao động trong và ngoài xã. Ở Phùng Xá, trung bình 4 hộ dân có 1 giám đốc hoặc 1 chủ xưởng cơ kim khí. Trong đó, 20% số doanh nghiệp này có doanh thu từ vài chục tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Ngành nghề phát triển, thu nhập bình quân đạt 115 triệu đồng/người/năm, dẫn đầu TP.

Còn tại xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai), cùng với sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây, người dân trong xã còn phát triển nhiều ngành nghề, đem lại thu nhập cao. Bí thư Đảng ủy xã Hồng Dương Nguyễn Đức Toàn thông tin, kinh tế trên địa bàn xã Hồng Dương có sự chuyển biến tích cực. Xã đã hình thành các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao như: chăn nuôi gia cầm đẻ trứng ứng dụng công nghệ cao tại thôn Ngô Đồng, trồng ổi tại thôn Tảo Dương, trang trại tổng hợp tại thôn Phương Nhị; đặc biệt tại thôn Hoàng Trung nghề làm giò, chả đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Nhờ sản xuất phát triển mạnh mà thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt trên 80 triệu đồng/người/năm. 

Phùng Xá và Hồng Dương chỉ là 2 trong số nhiều xã ở Hà Nội có kinh tế phát triển mạnh mẽ trong năm 2024. Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM TP Hà Nội, năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của người dân khu vực nông thôn Thủ đô đạt khoảng 74,8 triệu đồng (năm 2023 là 66,4 triệu đồng/người). Đặc biệt, năm 2024, Hà Nội đã không còn hộ nghèo.

Tiền đề xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Kết quả trong phát triển kinh tế đã tác động mạnh đến việc xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở các địa phương. Đến nay, xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất) đã hoàn thành xây dựng NTM nâng cao. Còn xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai) đã hoàn thành xây dựng NTM kiểu mẫu.

 

Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có thêm huyện Đông Anh và huyện Thanh Oai được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; có thêm 44 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 29 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, vượt mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy đề ra.

Nhìn rộng hơn, theo thống kê của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM TP Hà Nội, 100% số huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới và có 3 huyện được Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao. TP cũng có 100% số xã đạt chuẩn NTM, 191 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 84 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Ngoài ra, còn hơn 70 xã đang được thẩm định đạt chuẩn NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu để công nhận năm 2024.

Bí thư Đảng ủy xã Hồng Dương Nguyễn Đức Toàn khẳng định, đến Hồng Dương hôm nay, ai cũng cảm nhận rõ những đổi thay về cơ sở hạ tầng ở địa phương. Tất cả các tuyến đường giao thông liên xã, trục thôn, liên thôn đều sạch đẹp, được quy hoạch khoa học, xe ô tô đi lại thuận lợi. Kinh tế phát triển nên Nhân dân tích cực góp công, góp của, hiến đất để làm đường, chỉnh trang làng quê sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thông minh.

Trang trại chăn nuôi gà đẻ ứng dụng công nghệ cao tại thôn Ngô Đồng, xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai). Ảnh: Ngọc Ánh 
Trang trại chăn nuôi gà đẻ ứng dụng công nghệ cao tại thôn Ngô Đồng, xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai). Ảnh: Ngọc Ánh 

Còn Bí thư Đảng ủy xã Phùng Xá Nguyễn Doãn Tuyến cho hay, triển khai xây dựng NTM nâng cao, toàn xã đã huy động được gần 530 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp 45 tỷ đồng. Cùng với cơ sở hạ tầng khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Phùng Xá ngày càng được nâng cao.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, năm 2025, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai Chương trình số 04-Ctr/TU của Thành ủy về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025; hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp gắn với các tiêu chí của đô thị theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, thân thiện và bền vững với môi trường.

Qua đó, không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn đưa người nông dân tới gần hơn với nền sản xuất hiện đại, tạo nền tảng cho nông nghiệp Thủ đô phát triển bền vững.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/chuyen-minh-manh-me-kinh-te-nong-thon-ha-noi.html

Cùng chủ đề

Hướng phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản Hà Nội

Rõ hiệu quả, nhiều lợi ích Hộ ông Đinh Đức Hòa ở xã Hợp Thanh (huyện Mỹ Đức) có 6ha diện tích mô hình nuôi cá - lúa với các loại cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi... Ông Đinh Đức Hòa chia sẻ, áp dụng mô hình nuôi cá - lúa có thể tận dụng thức ăn dư thừa từ lúa, còn cây lúa sẽ đạt sản lượng cao hơn so với trồng 2 vụ thông thường. Ngoài ra,...

Báo chí góp sức vào sự phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn Thủ đô

Chiều 14/1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị Tổng kết công tác thông tin tuyên truyền năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Báo chí phản ánh kịp thời, toàn diện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Nội Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội, năm 2024, sản xuất nông nghiệp của thành phố đã nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy các lợi thế với tốc độ tăng trưởng đạt 2,52% so...

hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Vẫn còn nhiều khó khăn Theo Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp thị trấn Phúc Thọ Nguyễn Văn Chương, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, nhiều diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn nói riêng đã được đưa vào sử dụng hiệu quả. Dù vậy, có một khó khăn hiện nay là người dân còn bị động trong việc sử dụng những diện tích đất nông nghiệp đã...

Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Nội được nhận Bằng khen của Bộ NN&PTNT

Năm 2024, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tích cực tham mưu Sở NN&PTNT Hà Nội về kế hoạch sản xuất các vụ trong năm đảm bảo diện tích; đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất góp phần đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Chi cục cũng đã hướng dẫn các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo đúng chỉ đạo của UBND TP...

Hà Nội sẽ xây dựng vùng trồng khoai tây vụ Đông tập trung, quy mô lớn

Hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho nông dân Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội xây dựng mô hình trình diễn khoai tây giống mới năng suất chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu vụ Đông. Trong đó, có mô hình khoai tây giống mới Atlantic, quy mô 30ha (dùng cho chế biến) triển khai tại 2 huyện Mê Linh và Sóc Sơn. Các hộ tham gia mô hình được Trung tâm Khuyến nông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nam Định gặp mặt kiều bào dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi-Nhân dịp đón Xuân mới Ất Tỵ 2025, tối 24/1, tại TP Nam Định, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nam Định tổ chức gặp mặt 125 kiều bào là người Nam Định đang sinh sống ở châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới về thăm quê hương, đón Tết. Tham dự buổi gặp mặt có đồng chí Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc...

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, tại Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 24/1/2025, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Hồ Văn Hà, tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở...

Thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa...

Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị BCH T.Ư Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị; cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ngày 24/1, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục làm việc tại Hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ điều hành thảo luận các nội dung: (1) Báo...

[Ảnh] Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 24/1/2025, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp phiên bế mạc. Chiều 24/1/2025, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp phiên bế mạc. -Theo Vietnamplus Nguồn: https://kinhtedothi.vn/anh-be-mac-hoi-nghi-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii.html

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Dòng nước cuồn cuộn, đường nông thôn bị ngập nặng, giao thông chia cắt vì mưa lớn tại Bình Định

Tại nhiều địa phương ở phía Bắc tỉnh Bình Định xuất hiện tình trạng ngập cục bộ, giao thông bị chia cắt do mưa lớn kéo dài. ...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

Cùng chuyên mục

Năm 2029, chính thức vận hành thị trường carbon tại Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội được giao cung ứng dịch...

Hôm nay, 24/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Theo đó, năm 2029 sẽ chính thức vận hành thị trường carbon...

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. ...

Liều trồng quýt đường ở vùng núi rừng Kon Tum, tưởng là “rồ dại”, ngờ đâu trúng lớn

Anh Trần Văn Thời (47 tuổi, thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng mì sang trồng quýt đường cùng một số loại cây ăn trái khác trên vùng đất dốc đồi núi. ...

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1 ha lúa nước. Riêng năm 2023, ông thu hơn 11 tấn cà phê nhân, 50 tấn mủ cao su, 3...

Vốn là khu rừng rậm, sao chính quyền Đông Dương lại quy hoạch Đà Lạt là thành phố vườn?

Ngay từ những ngày đầu mới “thai nghén” (1893), Đà Lạt đã được chính quyền Đông Dương dành sự quan tâm đặc biệt đó là thực hiện nhiều đồ án quy hoạch xây dựng và phát triển biến Đà Lạt thành một nơi nghỉ dưỡng mang kiểu cách châu Âu...

Mới nhất

CSGT mở đường giúp bé trai thoát cơn nguy kịch trên cao tốc TP.HCM

Nhận được yêu cầu trợ giúp, Đội tuần tra cao tốc lập tức phân công 3 CSGT cùng 2 cảnh sát cơ động sử dụng phương tiện đặc chủng dẫn đường cho xe chở cháu bé vào Bệnh viện Nhi đồng 2. ...

Nam Định gặp mặt kiều bào dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi-Nhân dịp đón Xuân mới Ất Tỵ 2025, tối 24/1, tại TP Nam Định, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nam Định tổ chức gặp mặt 125 kiều bào là người Nam Định đang sinh sống ở châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới về thăm quê hương, đón Tết. Tham dự buổi...

Cán bộ ngành LĐ,TB&XH dâng hương tưởng niệm liệt sĩ

(Dân trí) - Nhân dịp Tết Nguyên đán 2025, đoàn cán bộ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM tổ chức dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH TPHCM, Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố là nơi an nghỉ của...

Tin buồn: Nhà giáo – NSNA Phạm Bích Diệp qua đời

Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Chi hội Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội thương tiếc báo tin: Nhà giáo...

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Mới nhất