Trang chủNewsThời sựChuyển giao công nghệ tiên tiến nhất để 'xoay chuyển tình thế,...

Chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất để ‘xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái’ nhanh nhất

Chiều 11/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng: Chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất để 'xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái' nhanh nhất- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Thành Long, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, một số tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Từng bước làm chủ và phát triển một số công nghệ cốt lõi

Các báo cáo, ý kiến tại hội nghị khẳng định phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là chủ trương nhất quán, ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta, được cụ thể hoá trong Nghị quyết Đại hội Đảng, các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Về tình hình, các đại biểu đánh giá việc tập trung chỉ đạo hoàn thiện cơ chế, chính sách đã giải quyết được nhiều điểm nghẽn, tạo không gian, động lực phát triển đột phá về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong năm 2025, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo trình Quốc hội để xem xét, thông qua một số luật quan trọng để tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển đột phá lĩnh vực này như Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi)…

Việt Nam đã từng bước làm chủ và phát triển một số công nghệ cốt lõi trong sản xuất, chế tạo (như giàn khoan tự nâng, thiết bị nâng hạ, dây chuyền khai thác than…), giảm phụ thuộc vào nhập khẩu và nâng cao giá trị nội địa hóa; thúc đẩy sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế.

Ngành nông nghiệp đã ứng dụng nhiều công nghệ cao trong chọn giống cây trồng, vật nuôi, quản lý dịch bệnh, chế biến nông sản giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, là tiền đề quan trọng để đưa Việt Nam có nền nông nghiệp hiệu quả cao.

Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe đã làm chủ công nghệ sản xuất vaccine và thiết bị y tế, phát triển các kỹ thuật điều trị tiên tiến giúp giảm chi phí nhập khẩu và nâng cao chất lượng.

Thủ tướng: Chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất để 'xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái' nhanh nhất- Ảnh 2.
Thủ tướng nhấn mạnh thêm 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam cải thiện tích cực. Năm 2024, Việt Nam có thứ hạng GII là 44, tăng 2 bậc so với năm 2023. Trong 11 năm qua, tính từ năm 2013, thứ hạng GII của Việt Nam tăng 32 bậc (từ vị trí 76 lên 44).

Các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp được thành lập, bước đầu hình thành hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trường đại học và viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu mạnh.

Số lượng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo ngày càng tăng. Tỉ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt khoảng 25% trong tổng số doanh nghiệp, trong đó có khoảng 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp.

Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI), Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng trong năm 2024, từng bước khẳng định vai trò là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nổi bật là Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA đã hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về AI của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các đại biểu chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, bất cập trong chậm triển khai, cụ thể hóa các văn bản luật, nghị quyết đặc thù của Quốc hội; thiếu một số cơ chế, chính sách quan trọng; cơ chế thử nghiệm hiện nay chưa thực sự phát huy được vai trò, việc thử nghiệm có kiểm soát còn gặp nhiều vướng mắc; nguồn lực ngân sách nhà nước còn hạn chế so với yêu cầu, quy định về quản lý ngân sách còn rất phức tạp; số lượng, chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đội ngũ nhân lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao…

Thủ tướng: Chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất để 'xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái' nhanh nhất- Ảnh 3.
Thủ tướng: Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển đất nước – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự là các yếu tố đột phá, trở thành động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước nhanh, bền vững, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện.

Cùng với đó, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mang tính tăng tốc, bứt phá thời gian tới cho từng bộ, ngành, địa phương, từng chủ thể của nền kinh tế để nâng cao hiệu quả, đóng góp của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của từng ngành, lĩnh vực; kiến nghị cụ thể các cơ chế, chính sách tạo đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển trong năm 2025 và thời gian tới.

Thủ tướng: Chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất để 'xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái' nhanh nhất- Ảnh 4.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo tổng hợp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến, rà soát, hoàn thiện và sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để đôn đốc thực hiện, nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển đất nước, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể.

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao có 3 ý nghĩa quan trọng: Góp phần tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nhanh và bền vững; góp phần nâng cao năng suất lao động tổng hợp của toàn xã hội; nâng cao tính cạnh tranh, hội nhập của nền kinh tế quốc gia.

Đánh giá kết quả, hiệu quả thời gian qua trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nguồn nhân lực, Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, như đổi mới tư duy trong và phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm trụ đỡ, góp phần xoá đói giảm nghèo, đưa đất nước thoát nghèo; tập trung cho 3 đột phá chiến lược, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả; tạo đà, tạo lực, tạo thế đưa đất nước trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao, rồi nhìn xa, trông rộng hơn là trở thành đất nước phát triển có thu nhập cao. Tuy nhiên, những kết quả đạt được so yêu cầu phát triển và quyền hưởng thụ của người dân thì chưa được cao.

Về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sắp tới, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ đã xác định rất rõ các nhóm nhiệm vụ với các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng nhấn mạnh thêm 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với tăng trưởng cao và bền vững. Điều này phải ngấm sâu vào tư tưởng, lời nói, hành động của từng cấp, từng ngành, từng người dân Việt Nam; lấy thành quả đã đạt được, người dân được thụ hưởng để tuyên truyền, nhất là về cơ sở dữ liệu, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, quang điện tử…

Thứ hai, rà soát lại ở tất cả các cấp, các ngành, các viện, trường, doanh nghiệp về những nút thắt, vướng mắc về mặt thể chế, cơ chế, chính sách để tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung kịp thời, hiệu quả, nhất là từ thực tế hoạt động của các đơn vị; công việc này phải làm trong quý I và quý II năm 2025.

Thủ tướng: Chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất để 'xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái' nhanh nhất- Ảnh 5.
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Phan Chí Hiếu trình bày về xây dựng hoàn thiện thể chế pháp luật để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhân lực chất lượng cao – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong đó, khẩn trương xây dựng trình Quốc hội ngay tại kỳ họp bất thường sắp tới dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số chính sách mới tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đồng thời trình Quốc hội dự án sửa đổi Luật Khoa học và công nghệ tại Kỳ họp tháng 5.

Thứ ba, phải đẩy mạnh phát triển hạ tầng, trong đó có hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng giao thông, hạ tầng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hạ tầng năng lượng, hạ tầng y tế, giáo dục, xã hội, thể thao, hạ tầng văn hoá, công nghiệp văn hoá, giải trí; xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo; phát triển hạ tầng phải bao trùm, toàn diện các lĩnh vực trên cả nước.

Thủ tướng: Chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất để 'xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái' nhanh nhất- Ảnh 6.
Tổng Giám đốc Trung tâm R&D Samsung Việt Nam Suk Ji-won đề xuất đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ cao tại Việt Nam – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ tư, phải đa dạng hoá các nguồn lực gồm nguồn lực của Nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp và trong xã hội; nguồn hợp tác công tư, xã hội hoá; nguồn đi vay, phát hành trái phiếu Chính phủ. Muốn phát triển lĩnh vực, ngành nào thì phải có cơ chế chính sách, huy động nguồn lực để ưu tiên phát triển ngành đó.

Thứ năm, đổi mới và đa dạng hoá các hình thức đào tạo; như đào tạo từ cấp phổ thông đến đại học, trên đại học, đào tạo bổ sung, đào tạo chuyên gia, đào tạo kỹ thuật, đào tạo trong nước và ngoài nước, thuê chuyên gia, hợp tác đào tạo, xây dựng cơ chế đặc thù cho đào tạo, thu hút nhân tài…

Thứ sáu, quản trị phải thông minh, tối ưu hoá quản lý, xoá bỏ cơ chế xin-cho, thủ tục rườm rà, tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường giám sát, kiểm tra, tăng cường hậu kiểm, giảm tiền kiểm; quản lý đánh giá trên hiệu quả tổng thể chứ không phải hiệu quả cục bộ; phát triển đi đôi với bảo đảm môi trường, an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ bảy, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội nhập, đặc biệt là chuyển giao công nghệ nguồn, công nghệ lõi, tiên tiến nhất để “xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái” nhanh nhất, nhất là các lĩnh vực xác định ưu tiên. Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn các tập đoàn kinh tế, công nghệ lớn trên thế giới có mặt ở Việt Nam.

Thứ tám, các bộ, ngành, địa phương, các cấp, viện, trường, nhà khoa học cần hợp tác chặt chẽ, hiệu quả trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi chủ thể, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, của đất nước lên trên hết, trước hết, trên tinh thần “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ”, cạnh tranh lành mạnh và hợp tác hiệu quả; coi trọng thời gian, trí tuệ, sự quyết đoán, quyết liệt trong tổ chức hành động; tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó. Phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm”; đã bàn là thông, đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện phải có sản phẩm, hiệu quả, cụ thể, cân đong đo đếm được. Ai làm tốt phải khen thưởng, khuyến khích, ai làm không tốt phải đứng sang một bên.

Thứ chín, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam trên toàn cầu để thu hút chất xám, công nghệ, nguồn nhân lực ở khắp thế giới trên mọi lĩnh vực. Thủ tướng cũng kêu gọi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tiếp tục đóng góp cho Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) tại Hoà Lạc, Hà Nội.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-chuyen-giao-cong-nghe-tien-tien-nhat-de-xoay-chuyen-tinh-the-thay-doi-trang-thai-nhanh-nhat-386536.html

Cùng chủ đề

Hội nghị phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chiều 11/2 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng chủ trì Hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Thành...

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 100 giáo sư thỉnh giảng trong 5 năm tới

NDO - Giai đoạn 2025-2030, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng. Riêng 2 năm 2025 và 2026, đơn vị này mời và bổ nhiệm 50 giáo sư thỉnh giảng. Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm lấy ý kiến đóng góp về Chương trình Giáo sư thỉnh giảng. Tọa đàm nhằm triển khai Nghị...

ĐHQG TP HCM đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng

(NLĐO)- ĐHQG TP HCM đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng trong giai đoạn 2025- 2030. Riêng 2 năm 2025, 2026 mời và bổ nhiệm 50 giáo sư thỉnh giảng. ...

Khuyến khích nhà khoa học dám nghĩ, dám làm

Thời gian qua, một trong những vướng mắc đối với các nhà khoa học là chưa có quy định, cơ chế rõ ràng về rủi ro trong nghiên cứu khoa học. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã tạo khung pháp lý cơ bản để bảo vệ các nhà khoa học, nhưng lại chưa có quy định chi tiết về quản lý rủi ro, chưa đề cập các nghiên cứu có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thay đổi cơ bản tư duy quản lý ngành đường sắt

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này tại cuộc họp về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), chiều 11/2. Dự thảo Luật cũng quy định: Cơ chế triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các tuyến đường sắt nhằm...

Các ngân hàng cần hy sinh một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế, người dân, doanh...

Sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát. Theo Thủ tướng, các...

Quy định mới về thủ tục đầu tư đặc biệt

Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2025/NĐ-CP ngày 10/2/2025 quy định chi tiết Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư đặc biệt. Nghị định này quy định chi tiết về thủ tục đầu tư đặc biệt quy định tại Điều 36a của Luật Đầu tư, được...

Đầu tư gần 1.800 tỷ đồng xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Thái (Bắc Giang)

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 11/2/2025 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Thái, tỉnh Bắc Giang. Quyết định nêu rõ: Chấp thuận...

Hội nghị phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chiều 11/2 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng chủ trì Hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Thành...

Bài đọc nhiều

79 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Giữ vững lời thề lịch sử

Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện mạnh mẽ khát vọng của Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc và ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm về người Công an cách mạng

Cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm mang tựa đề: "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân - Sáng ngời tư cách người Công an cách mạng". Ngày 3/2, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu, phát hành cuốn sách "Tuyệt đối...

Tài xế không có bằng lái xe khách

(NLĐO) - Tài xế Phạm Quốc Huy chỉ có bằng lái hạng C, trong khi để điều khiển xe khách từ 10-30 chỗ thì phải có bằng D cũ hoặc giấy phép lái xe hạng D2 mới. ...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2, miền Bắc sẽ có nhiều biến động, với mưa phùn và sương mù kéo dài do ảnh hưởng của áp...

Ngày thơ Việt Nam “Tổ quốc bay lên” lần đầu tiên tổ chức tại Ninh Bình

(Dân trí) - Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 có chủ đề "Tổ quốc bay lên" và lần đầu tiên được tổ chức tại TP Hoa Lư (Ninh Bình) với nhiều đổi mới. Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 diễn ra trong bối cảnh đất nước kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và hướng tới kỷ niệm 135 năm...

Cùng chuyên mục

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự tài xế ô tô Lexus đánh nam shipper

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối với tài xế ô tô Lexus đánh nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Tối 11/2, đại diện Công an quận Tây Hồ xác nhận, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự với Tống Anh Tuấn (SN 1982, trú tại phường Phương...

Tai nạn liên hoàn 3 xe tải ở Bình Định, 5 người bị thương

Tai nạn liên hoàn giữa 3 xe tải trên tuyến tránh Quốc lộ 1A qua thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) khiến 5 người bị thương. Theo thông tin ban đầu, khoảng 19h tối 11/2, ba xe tải biển kiểm soát TP Huế, TPHCM và Quảng Nam xảy ra va chạm liên tiếp trên đường tránh Quốc lộ 1A (đoạn qua thôn Trung Định, xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Vụ tai nạn làm 5 người...

Bí thư Hải Phòng: 34 cán bộ diện Ban Thường vụ quản lý xin nghỉ hưu trước tuổi

Chiều 11/2, Ban Chấp hành Thành ủy Hải Phòng tổ chức hội nghị lấy ý kiến về phương án tinh gọn bộ máy hệ thống chính quyền của địa phương. Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cho biết, tính đến ngày 10/2 đã có 34 cán bộ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi. Về cơ bản, những cán bộ này đều có nguyện vọng nghỉ từ...

Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ nam shipper bị tài xế ô tô Lexus hành hung

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm vụ nam shipper bị tài xế ô tô Lexus hành hung, đấm tới tấp. Liên quan đến vụ nam shipper bị tài xế Lexus hành hung ở quận Tây Hồ, UBND TP Hà Nội vừa có văn bản giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp với...

Hoạt động thương vụ ‘tất bật’ từ những tháng đầu năm

Hệ thống thương vụ Việt Nam chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp để vừa thúc đẩy hợp tác thương mại song phương, vừa khai mở mạnh mẽ thị trường xuất khẩu. ‘Tất bật’ từ những tháng đầu năm Năm 2025, Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong nước từ trên 8 - 10% và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp...

Mới nhất

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự tài xế ô tô Lexus đánh nam shipper

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối với tài xế ô tô Lexus đánh nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Tối 11/2, đại diện Công an quận Tây Hồ xác nhận, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra...

Thường trực Chính phủ gặp mặt doanh nghiệp đầu năm và câu chuyện động lực tăng trưởng

20 doanh nghiệp có mặt trong Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp diễn ra sáng nay (10/2/2025) đều là các doanh nghiệp tư nhân lớn. Thường trực Chính phủ gặp mặt doanh nghiệp đầu năm và câu chuyện động lực tăng trưởng20 doanh nghiệp có mặt trong Hội nghị Thường trực Chính phủ...

Tai nạn liên hoàn 3 xe tải ở Bình Định, 5 người bị thương

Tai nạn liên hoàn giữa 3 xe tải trên tuyến tránh Quốc lộ 1A qua thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) khiến 5 người bị thương. Theo thông tin ban đầu, khoảng 19h tối 11/2, ba xe tải biển kiểm soát TP Huế, TPHCM và Quảng Nam xảy ra va chạm liên tiếp trên đường tránh Quốc lộ 1A...

Bộ TT&TT đề xuất chính sách đặc biệt để phát triển khoa học, công nghệ

Nhiều đề xuất quan trọng, đột phá đã được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu ra tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chiều 11/2, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị phát triển khoa học công...

Ngày ‘lạ’ của vàng: Giá trong nước ngang giá thế giới, giá vàng nhẫn ngang vàng miếng

Sau nhiều năm, giá vàng trong nước bất ngờ liên thông với giá vàng thế giới. Giá vàng miếng và vàng nhẫn cũng ngang bằng nhau. ...

Mới nhất