Trang chủChính trịNgoại giaoChuyên gia Ukraine mách nước để phương Tây tịch thu tài sản...

Chuyên gia Ukraine mách nước để phương Tây tịch thu tài sản Nga mà không sợ rủi ro

Theo tư vấn của bà Olena Halushka, đồng sáng lập Trung tâm chiến thắng quốc tế Ukraine, nếu tất cả các nước phương Tây tạo thành một liên minh tịch thu tài sản Nga bị đóng băng, điều này sẽ giúp họ loại bỏ mọi rủi ro.

Chuyên gia Ukraine bày cách cho Phương Tây tịch thu tài sản Nga mà không ngại rủi ro. Trong ảnh: Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Borgo Egnazia, Italy, ngày 6/2024. (Nguồn: atlanticcouncil.org)
Các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí cho Ukraine vay 50 tỷ USD từ tiền lãi thu được từ tài sản Nga bị đóng băng, tại Hội nghị thượng đỉnh ở Borgo Egnazia, Italy (6/2024). (Nguồn: atlanticcouncil.org)

“Việc các nước phương Tây lập liên minh cùng tịch thu chung tài sản bị đóng băng của Nga sẽ giúp giảm rủi ro đáng kể” – theo chuyên gia Olena Halushka, đồng sáng lập Trung tâm chiến thắng quốc tế, thành viên hội đồng quản trị của Trung tâm hành động chống tham nhũng Ukraine.

Giải thích về cách làm này với giới truyền thông, bà Olena Halushka cho biết, “Khi các nước thứ ba phản đối việc tịch thu tài sản Nga, họ thường đưa ra một số lý lẽ. Một trong những lý lẽ đó là việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy sự quay lưng với đồng bạc xanh. Họ sẽ chuyển đổi dự trữ ngoại hối sang một loại tiền tệ khác.

Nhưng tiếp theo, câu hỏi đặt ra là – sẽ chuyển đổi sang loại tiền tệ nào?… Hiện tại, phần lớn tài sản dự trữ trên thế giới là bằng đồng USD (59%), 20% là bằng đồng Euro, 5% được lưu trữ bằng đồng Yên Nhật Bản, 5% bằng đồng bảng Anh, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và các loại tiền tệ còn lại trên thế giới lần lượt chiếm 2% và 9% dự trữ toàn cầu.

“Chúng tôi đã hỏi các đối tác phương Tây của mình rằng, nếu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Vương quốc Anh đồng lòng hành động, thì tất cả các tài sản này sẽ chảy về đâu? Rõ ràng là… nếu có một “giải pháp G7”, Thụy Sỹ và Australia sẽ hướng về họ thay vì Trung Quốc”, bà Olena Halushka phân tích.

Do đó, vị chuyên gia đến từ Trung tâm Chiến thắng quốc tế Ukraine kết luận, việc nói các loại tiền tệ phương Tây sẽ bị ảnh hưởng là không có căn cứ.

Theo lập luận của bà Halushka, đồng Nhân dân tệ của Bắc Kinh không phải là đồng tiền dự trữ, vì nó không được tự do chuyển đổi, thị trường tài chính Trung Quốc không tự do, vì có những cuộc tấn công và gây áp lực lên các nhà đầu tư trong nước.

Bà cũng nhấn mạnh rằng, chỉ có việc tịch thu tài sản của một quốc gia mới có khả năng ảnh hưởng đến các loại tiền tệ của phương Tây. Trong khi đó, dự trữ ngoại hối có thể chảy, chẳng hạn, từ USD sang Euro. Đó là lý do tại sao Ukraine đề xuất rằng – cần một liên minh đưa ra quyết định.

Họ (những người phản đối tịch thu) nói rằng, nhiều người có thể bắt đầu bán chứng khoán phương Tây, rút ​​tiền của họ và đầu tư ở nơi khác. Vậy một lần nữa quay lại câu hỏi – ở đâu?

Ở UAE, Saudi Arabia, Indonesia, Trung Quốc hay Nga?

Có thể khẳng định, thị trường tài chính phương Tây quá lớn mạnh và chiếm ưu thế đến nỗi không dễ để tìm ra thứ thay thế cho các loại tiền tệ dự trữ và chứng khoán của họ”, bà Olena Halushka tin chắc.

Hồi tháng 7, Saudi Arabia đã từng nhiều lần cảnh báo riêng với các nước G7 rằng, họ có thể thoái vốn một số nghĩa vụ nợ châu Âu của mình, nếu các quốc gia nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới có động thái tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga. Họ khẳng định, không thể chấp nhận việc tịch thu tài sản phong tỏa trị giá 300 tỷ USD của Nga nhằm hỗ trợ Ukraine.

Trước đó, hồi tháng 5, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, chính phủ nước này đã thành lập một nhóm riêng biệt để giải quyết việc tịch thu tài sản thuộc chủ quyền của Nga ở nước ngoài. Về động thái này, trong khi Mỹ phát đi tín hiệu rằng họ có thể sẵn sàng ủng hộ việc thoái vốn tài sản của Nga thì EU và nhiều nước, bao gồm cả các thành viên G7 là Đức, Pháp và Italy lại rất cảnh giác với cách tiếp cận như vậy.

Tuy nhiên, động thái mới nhất của G7 và các nước đối tác (G7+) đã chứng minh họ kiên trì “đứng sau” Ukraine. Công bố của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại một cuộc họp nhóm tài trợ ở New York mới đây rằng, họ đã thông qua Tuyên bố chung tái khẳng định sự ủng hộ quốc tế không lay chuyển đối với Kiev, ở hiện tại và trong cả tương lai.

Trong đó, không chỉ cung cấp thêm viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho quốc gia Đông Âu, G7+ , đã cam kết mạnh mẽ giúp Ukraine đáp ứng nhu cầu tài chính ngắn hạn cấp bách, đồng thời hỗ trợ Ukraine phục hồi và tái thiết lâu dài.

Nhà lãnh đạo Mỹ đã nhấn mạnh rằng, hơn 30 quốc gia, cũng như EU, đã tham gia tuyên bố lịch sử này.

“Chúng tôi xóa tan mọi quan điểm rằng, thời gian đứng về phía Nga “, Tuyên bố chung viết. Đồng thời, tài liệu trên tiếp tục lưu ý về trách nhiệm của Nga – vì mục đích này, nên tài sản có chủ quyền của nước này tại các khu vực pháp lý phương Tây sẽ “bị đóng băng” cho đến khi Moscow chấm dứt chiến dịch quân sự và bồi thường thiệt hại cho Ukraine.

Các đối tác của Ukraine cũng đang tiếp tục thực hiện quyết định được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Borgo Egnazia, nhằm triển khai các khoản vay tăng tốc doanh thu bất thường (ERA) cho Ukraine vào cuối năm nay, để cung cấp thêm khoảng 50 tỷ USD tài trợ. Các khoản vay sẽ được trả nợ và hoàn trả bằng các dòng doanh thu bất thường trong tương lai phát sinh từ khối tài sản Nga “bị đóng băng” tại EU và các khu vực pháp lý có liên quan khác.

Về phần mình, Ukraine phải cam kết thực hiện các cải cách về kinh tế, tư pháp, chống tham nhũng, quản trị doanh nghiệp, quốc phòng, hành chính công, quản lý đầu tư công và thực thi pháp luật.

“Những cải cách này là cần thiết và sẽ rất quan trọng để hỗ trợ lâu dài cho công cuộc tái thiết và phục hồi của Ukraine”, tuyên bố của G7+ nêu rõ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/chuyen-gia-ukraine-mach-nuoc-de-phuong-tay-tich-thu-tai-san-nga-ma-khong-so-rui-ro-288300.html

Cùng chủ đề

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Trong khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước, lãnh đạo một số nước châu Âu đã sốt sắng chuẩn bị kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình đến giám sát.

‘Ly hôn’ khí đốt Nga, tác động từ chính quyền Trump 2.0, con đường đối phó khủng hoảng năng lượng của EU không trải...

Mặc dù EU đã phản ứng nhanh chóng và sáng tạo đối với cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột ở Ukraine gây ra, nhiên liệu của Nga vẫn tìm được đường đến châu Âu, giữa vòng vây lệnh trừng phạt.

Gazprom của Nga “gạch tên” châu Âu trong danh sách xuất khẩu khí đốt năm 2025, nguyên nhân liên quan đến Ukraine

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã tính tới phương án không xuất khẩu khí đốt tới châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12/2024 trong bản kế hoạch nội bộ cho năm 2025.

Châu Âu “bơm căng” kho dự trữ khí đốt, vẫn lo một mùa Đông “co ro”

Giá khí đốt tự nhiên tăng và tình hình bất ổn ngày càng gia tăng sẽ chi phối triển vọng năng lượng của châu Âu trong mùa Đông này. Nhiều nguồn tin cho rằng, khủng hoảng năng lượng mới sẽ một lần nữa "gõ cửa" khu vực.

Anh siết chặt trừng phạt dầu Nga; Hungary thúc EU xem xét lại điều về Moscow nếu không sẽ “rất đau đớn”

Ngày 25/11, Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết, nước này đang áp đặt gói trừng phạt lớn nhất đối với "hạm đội ngầm" của Nga.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Cách đây vài thập kỷ, nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp,. Nhưng hiện tại, đây là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á.

Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện được hiểu như thế nào?

(Dân trí) - Theo các chuyên gia, việc Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện được đánh giá là bước phát triển nhảy vọt và mở ra giai đoạn lịch sử mới cho quan hệ song phương. Vào chiều 10/9, trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt Nam, lãnh đạo hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác...

Đại sứ Indonesia “bật mí” bí kíp phát triển công nghiệp Halal, “muốn làm trước tiên phải hiểu”

Halal không chỉ là một ngành công nghiệp mà là một lối sống, ngành công nghiệp Halal không chỉ là chứng nhận Halal... là những điều mà theo Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi tiếp cận và muốn đi sâu vào phát triển Halal.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam tham dự cuộc họp Ủy ban thường trực lần thứ 41 và Hội đồng kinh doanh...

Phát huy vai trò là Ủy viên Ủy ban thường trực ICAPP liên tục trong nhiều nhiệm kỳ vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tham gia và có nhiều đóng góp tích cực vào việc triển khai các mục tiêu của ICAPP.

Phát hiện “củ cà rốt” hữu ích trong đàm phán, Bắc Kinh có những “cây gậy” nào?

Giống như trong các tranh chấp trước đây, Trung Quốc có vẻ đang chuẩn bị một loạt hành động để trừng phạt Liên minh châu Âu (EU) vì áp thuế đối với ô tô điện. Cuộc điều tra chống bán phá giá thịt lợn từ EU là minh chứng có điều này.

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Cảng Đà Nẵng – Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2025 – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

26/04/25 9:53 AM Ngày 24/4/2025, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet đã tổ chức Lễ công bố và vinh danh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhất Việt Nam (FAT500) và Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2025 (Top 50 Vietnam The Best Growth), Công ty...

Bất ngờ một mạnh thường quân mua logo tiền thưởng tặng em nhỏ mồ côi trong chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Trong một chương trình thiện nguyện, Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt và...

Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự án

Chiều 25/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những kiến nghị của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án trên địa bàn, trong đó có dự án sản xuất ray thép và thép đặc biệt của Tập đoàn Hòa...

VOSCO nhận bàn giao tàu hàng rời VOSCO SUNLIGHT

25/04/25 4:53 PM Ngày 23/4/2025, tại Singapore, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã chính thức tiếp nhận tàu hàng rời Vosco Sunlight (tên cũ là Teleri-M). Đây tiếp tục là một bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng đội tàu và nâng cao năng lực vận tải của VOSCO trong năm 2025. Vosco Sunlight là...

VIGLACERA ĐẠT ĐÁNH GIÁ SMETA 4 VÀO NGÀY 31/03/2025 – Tổng công ty Viglacera

Viglacera, thương hiệu hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tự hào thông báo hiện nhiều nhà máy trong chuỗi sản xuất của mình đã hoàn thành thành công đánh giá SMETA 4 – tiêu chuẩn kiểm toán đạo đức thương mại uy tín toàn cầu do Sedex thiết lập. Đây là một cột...

Mới nhất