Trang chủKinh tếNông nghiệpChuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân nuôi tôm...

Chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân nuôi tôm bàn giải pháp nâng giá trị chuỗi ngành tôm

Ngày 4/11, tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết nhân rộng mô hình tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất trong ngành tôm.

Ngành tôm góp 40 – 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới trong suốt hai thập kỷ qua. Hiện, tôm Việt Nam xuất khẩu đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có 5 thị trường lớn gồm châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, người nuôi bàn giải pháp nâng giá trị chuỗi ngành tôm- Ảnh 1.

Ngày 4/11, tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Thủy sản phối hợp với Sở NNPTNT tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết nhân rộng mô hình tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất trong ngành tôm. Ảnh: Đ.P

Việt Nam trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ ba thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13 – 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới. Hằng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40 đến 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5 đến 4 tỷ USD.

Tại Nghệ An, ngành tôm được xác định là sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp. Hoạt động nuôi tôm hiện nay đang tập trung ở năm địa phương gồm: Thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và thành phố Vinh với khoảng 1.200 cơ sở nuôi. Diện tích nuôi hàng năm khoảng 1.600 ha. Sản lượng tôm 10.000 tấn/năm.

Nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, người nuôi bàn giải pháp nâng giá trị chuỗi ngành tôm- Ảnh 2.

Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đ.P

Để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có nuôi tôm, UBND tỉnh Nghệ An đã có một số chính sách như: Hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã nông nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, hỗ trợ 80% kinh phí chứng nhận đối với các mô hình sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn VietGAP, GolbalGAP, HACCP, hỗ trợ 50% chi phí tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ hợp tác xã.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo tham luận của các cơ quan, đơn vị và chia sẻ kinh nghiệm của một số hợp tác xã, một số doanh nghiệp về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, liên kết hợp tác trong các mô hình nuôi tôm.

Đại diện Tổ hợp tác nuôi tôm trên cát xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An cho biết: Từ khi thành lập tổ hợp tác các hộ có tiếng nói chung. Qua đó, tổ hợp tác đã kịp thời phản ánh, kiến nghị những vướng mắc với chính quyền, cử đại diện đi đàm phán ký kết hợp tác với các công ty giống, thức ăn, chế phẩm, đầu ra cho con tôm. Từ đó, vừa đảm bảo chất lượng, giá đầu vào lại được giảm, đầu ra được đảm bảo các hội viên được trao đổi cập nhập kiến thức thường xuyên với các chuyên gia nuôi tôm hàng đầu cả nước.

Để đảm bảo liên kết được bền vững, thông qua tổ hợp tác đã hình thành các Biên bản thỏa thuận, hợp đồng hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp với những điều khoản cam kết giữa 2 bên cụ thể hơn. Có thể khẳng định tổ hợp tác có thể chủ trì liên kết chuỗi trong hiện tại và thời gian tới. Tổ hợp tác cũng đề nghị cơ quan quản lý các cấp, các doanh nghiệp quan tâm đồng hành cùng tổ hợp tác nuôi tôm trên cát xã Quỳnh Lập trong thời gian tới.

Nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, người nuôi bàn giải pháp nâng giá trị chuỗi ngành tôm- Ảnh 3.

Các đại biểu tham gia hội nghị vào ngày 4/11, tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Đ.P

Bên cạnh những thành tựu đạt được của ngành tôm trong thời gian qua, hiện nay theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ngành tôm vẫn chưa phát huy hết được những tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, con người và sự quan tâm của nhà nước. 

Bên cạnh những hạn chế về nguồn lực tài chính, biến đổi khí hậu, quy hoạch,… thì một nguyên nhân chính là mối liên kết và quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm còn rời rạc, lỏng lẻo và chưa hiệu quả. Những nguyên nhân này ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, người nuôi bàn giải pháp nâng giá trị chuỗi ngành tôm- Ảnh 4.

Đại biểu tham dự hội nghị cũng đã đi tham quan một số mô hình nuôi tôm trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Đ.P

10 giải pháp, gỡ những vướng mắc phát triển ngành tôm Việt Nam

Tại hội nghị Cục Thủy sản đã đưa ra 10 giải pháp tập trung để giải quyết những vướng mắc trong phát triển ngành tôm Việt Nam. Đầu tiên là giải pháp về chính sách đất đai, trong đó đưa quy hoạch về nuôi trồng thủy sản vào quy hoạch kinh tế xã hội của địa phương. Có chính sách về dồn điền đổi thửa thực hiện việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân hoặc để làm tài sản thế chấp vay vốn phát triển.

Chính sách về tài chính, tín dụng cũng cần đơn giản hóa với lãi suất hợp lý, dài hạn. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng cần tập trung đầu tư các hạ tầng đầu mối thiết yếu. Đồng thời, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp và hộ nông dân trong liên kết kinh tế, giải quyết quan hệ lợi ích trong liên kết kinh tế.

Phát triển các mô hình hợp tác, liên kết dựa trên tổ chức các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thành tổ hợp tác, hợp tác xã, chi hội nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, hình thành các doanh nghiệp trong nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tôm theo vùng sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị sản phẩm.

Đồng thời, các giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, gắn với xây dựng thương hiệu cũng được Cục Thủy sản đề ra. Nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng và ý thức pháp luật của chủ thể trong liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ cũng được đề cao.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: “Hội nghị là dịp để các nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trong ngành tôm cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, xây dựng mối liên kết bền vững. Từ đó đưa ra những giải pháp căn cơ tháo gỡ những điểm nghẽn, thách thức mà ngành tôm đang phải đối mặt để trong thời gian tới ngành tôm sẽ phát triển bền vững hơn”.

Trước đó, các đại biểu tham dự hội nghị cũng đã đi tham quan một số mô hình nuôi tôm trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.





Nguồn: https://danviet.vn/chuyen-gia-nha-quan-ly-doanh-nghiep-va-nong-dan-nuoi-tom-ban-giai-phap-nang-gia-tri-chuoi-nganh-tom-2024110415315717.htm

Cùng chủ đề

Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng

Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025. Xuất khẩu giữ đà tăng trưởng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm năm 2024 vẫn giữ đà tăng trưởng 2 con số khi xuất khẩu sang các thị trường chính như EU, Trung...

Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vững vàng tiến tới cột mốc xuất khẩu gần 4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023. Gia Lai: Xuất nhập khẩu có nhiều...

“Sếp” Thuỷ sản Minh Phú: Đổi mới tư duy, nâng cao sức cạnh tranh ngành tôm

DNVN - Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, cần phải thay đổi tư duy để nâng cao sức cạnh tranh của ngành tôm hướng đến phát triển bền vững. Thay vì chạy theo sản lượng, công nghệ cao, cần phải chú trọng vấn đề bền vững và hiệu quả... ...

Nhiều khó khăn trong thực hiện Đề án xây dựng Bạc Liêu thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

Chiều 13-9, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 3 năm triển khai Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước. Thực hiện quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 24-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) phát triển tôm...

Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Mỹ giảm 7%

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới 15/7/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 341 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Sau khi tăng 16% trong quý I, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong quý II giảm 7%. Quý II năm nay, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 182 triệu USD, giảm 7% so...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn tắc kéo dài khiến nhiều người phải kiên nhẫn chờ đợi, thậm chí phải tìm con đường khác để về...

Năm 2029, chính thức vận hành thị trường carbon tại Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội được giao cung ứng dịch...

Hôm nay, 24/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Theo đó, năm 2029 sẽ chính thức vận hành thị trường carbon...

Vui mừng nghe tin sẽ nhận “quà đầu xuân”

Ngày cuối cùng của năm, rất đông giáo viên Hà Nội vui mừng nghe tin sẽ được nhận tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025 và động viên nhau chờ đợi nhận "quà đầu xuân". ...

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. ...

Liều trồng quýt đường ở vùng núi rừng Kon Tum, tưởng là “rồ dại”, ngờ đâu trúng lớn

Anh Trần Văn Thời (47 tuổi, thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng mì sang trồng quýt đường cùng một số loại cây ăn trái khác trên vùng đất dốc đồi núi. ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

Năm 2029, chính thức vận hành thị trường carbon tại Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội được giao cung ứng dịch...

Hôm nay, 24/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Theo đó, năm 2029 sẽ chính thức vận hành thị trường carbon...

Đây là một huyện ở Ninh Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. ...

Liều trồng quýt đường ở vùng núi rừng Kon Tum, tưởng là “rồ dại”, ngờ đâu trúng lớn

Anh Trần Văn Thời (47 tuổi, thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng mì sang trồng quýt đường cùng một số loại cây ăn trái khác trên vùng đất dốc đồi núi. ...

Trồng sầu riêng xuất khẩu kiểu gì mà một HTX ở Tây Ninh doanh thu 132 tỷ/năm, nhà nào cũng giàu?

HTX cây ăn trái Bàu Đồn ở ấp 7, xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, Tây Ninh được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xét chọn, biểu dương là HTX tiêu biểu toàn quốc. Đặc biệt trong số 63 HTX tiêu biểu...

Nhất chi mai vượt hơn 1.600km từ Lào Cai vô Đắk Lắk, lập tức “cháy hàng” chỉ vài ngày mở bán

Từ vùng đất lạnh Sa Pa (Lào Cai), loài hoa tết mang tên nhất chi mai đã vượt hàng ngàn cây số để góp mặt tại Chợ hoa Xuân Ất tỵ 2025, TP Buôn Ma Thuột. Hoa nhất chi mai lạ mắt đã “cháy hàng” tại Đắk Lắk. ...

Mới nhất

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. ...

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng bởi sương mù ở Nghệ An, Thanh Hóa

Có 7 chuyến bay đến sân bay Vinh, sân bay Thọ Xuân phải chuyển hướng đến sân bay Nội Bài và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng dây chuyển bởi sương mù trong ngày 24-1. ...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt...

Mới nhất