Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếChuyên gia chỉ cách dùng men vi sinh để 'giải' độc tố...

Chuyên gia chỉ cách dùng men vi sinh để ‘giải’ độc tố Botulinum


Nhóm các nhà khoa học gồm: Tina I. Lam, Christina C. Tam, Larry H. Stanker và Luisa W. Cheng đã công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng trên Tạp chí điện tử của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5198571/) xuất bản ngày 16.12.2016, kèm theo 62 công trình nghiên cứu tham khảo liên quan với chủ đề “Các vi sinh vật có lợi ức chế quá trình nội hóa tế bào biểu mô của Botulinum Neurotoxin Serotype A”. 

Có thể dùng men vi sinh để khắc phục sự cố botulinum? - Ảnh 1.

Vi khuẩn C.botulinum

CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM, BỘ Y TẾ

Kết quả đã chỉ ra tính khả thi của giải pháp sử dụng các vi sinh vật có lợi (probiotics) để ức chế và làm giảm thiểu tác động có hại của vi khuẩn C.botulinum và các độc tố do chúng tạo ra. 

Đặc biệt, các giải pháp đưa ra trong thực nghiệm khi sử dụng các loại men vi sinh rất phổ biến có bán trên toàn thế giới và Việt Nam, bao gồm các chủng vi khuẩn: Lactobacillus Acidophilus và Lactobacillus Reuteri (có trong men tiêu hóa, men vi sinh), Saccharomyces Boulardii (nấm men hỗ trợ tiêu hóa), Lactobacillus Casei (có trong sữa chua). Các chủng lợi khuẩn và nấm men này rất dễ mua được ở các cửa hàng thuốc tân dược với sự hỗ trợ tư vấn của dược sĩ.

Độc tố Botulinum đến từ đâu?

Độc tố Botulinum được tạo ra từ vi khuẩn Clostridium botulinum (C.botulinum). Đây là một vi khuẩn gram dương kỵ khí, hình que hai đầu tròn, có nhiều lông quanh thân, di động, có khả năng sinh sôi nhanh chóng trong hệ đường ruột của vật chủ. Đặc biệt, khi gặp điều kiện khắc nghiệt chúng có khả năng tạo nha bào. Do đó vi khuẩn C.botulinum phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên như đất vườn, phân động vật, nước ao hồ, và đặc biệt là có thể phát triển sinh sôi trong điều kiện thiếu oxy như đồ hộp, túi hút chân không chứa thịt, cá, pate để lâu ngày.

Quá trình ăn uống, sinh hoạt của con người, sự xuất hiện của vi khuẩn C.botulinum trong đường ruột có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng việc nhiễm độc hiếm khi xảy ra, bởi lẽ là do sức đề kháng, khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại của các lợi khuẩn (probiotics) trong đường tiêu hóa hoặc do lượng vi khuẩn không đủ mạnh để vượt qua các hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể.

Cơ chế tấn công của vi khuẩn C.botulinum

Vi khuẩn C.botulinum khi gặp điều kiện thuận lợi có thể sinh sôi bùng nổ trong những môi trường có chứa nhiều dinh dưỡng nhưng thiếu ô xy. Bởi nếu trong điều kiện tự nhiên, các tác động bởi môi trường cũng như sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn khác có thể sẽ lấn át quần thể C.botulinum.

Những trường hợp phổ biến nhất của những ca ngộ độc do vi khuẩn C.botulinum gây ra thường đến từ việc sử dụng thực phẩm được bảo quản lâu ngày trong các hộp kín khí, như thịt hộp, cá hộp, pate đóng hộp, túi hút chân không. Trong những môi trường như vậy, các vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tạo ra độc tố Botulinum và trở thành nguồn “thuốc độc kép”, bao gồm một lượng lớn vi khuẩn Botulinum và các độc tố do quần thể vi khuẩn tạo ra. 

Khi thực phẩm chứa độc tố và vi khuẩn có hại được đưa vào đường ruột qua việc ăn uống, độc tố sẽ tác động vào hệ thần kinh, đồng thời các vi khuẩn Botulinum với số lượng lớn sẽ bùng nổ và tiếp tục tạo ra độc tố mới. Do tốc độ tác động của độc tố, cũng như khả năng nhân bản của vi khuẩn Botulinum rất cao nên các trường hợp ngộ độc thường xảy ra hậu quả rất nhanh chóng, có thể gây hôn mê hoặc thậm chí tử vong cho con người.

Cơ chế phòng vệ của cơ thể con người trước vi khuẩn C.botulinum

Vi khuẩn C.botulinum xuất hiện ở khắp mọi nơi nhưng việc nhiễm độc không xảy ra phổ biến bởi trong cơ thể con người có rất nhiều “hàng rào sinh học” để bảo vệ con người trước các vi khuẩn có hại nói chung và vi khuẩn C.botulinum nói riêng. 

Đầu tiên, có thể kể đến màng nhầy đường ruột, peptide kháng khuẩn có vai trò ngăn cản việc xâm nhập của vi khuẩn có hại vào dưới lớp niêm mạc. Tiếp đến là hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột có chứa nhiều nhóm vi khuẩn có lợi cộng sinh (probiotics) sẽ lấn át và cạnh tranh với sự tồn tại của vi khuẩn có hại, ngăn chặn sự phát triển bùng nổ của chúng. 

Các chất độc nếu được vi khuẩn có hại tạo ra sẽ được các vi sinh vật có lợi xử lý một phần, phần còn lại sẽ được cơ thể xuất hiện tín hiệu báo động và tìm cách đào thải ra ngoài. Trong cuộc sống, chúng ta thường gọi đó là hiện tượng nôn mửa, đi ngoài, còn gọi theo cách dân gian là “miệng nôn, trôn tháo”. Đó là cơ chế bảo vệ rất quan trọng của cơ thể trước sự tấn công của độc tố và vi khuẩn có hại.

Tuy nhiên, cơ chế này sẽ không hoạt động hiệu quả nếu hệ tiêu hóa của con người có quá ít các vi sinh vật cộng sinh – probiotics hoặc lượng vi khuẩn có hại và lượng độc tố cao vượt ngưỡng chịu đựng.

Sử dụng men tiêu hóa (probiotics) để xử lý nhiễm độc Botulinum

Qua các công trình nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu quốc tế có uy tín, các vi khuẩn có lợi (probiotics) ngoài việc hỗ trợ khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm, còn có các vai trò quan trọng trong việc xử lý hiện tượng nhiễm độc do các vi khuẩn gây hại bởi các cơ chế: tiêu diệt, ức chế quần thể vi khuẩn có hại theo cơ chế cạnh tranh; xử lý, phân giải các chất độc, trong đó có độc tố tự nhiên do vi khuẩn có hại gây ra và thậm chí là ngăn cản tác động của các kim loại nặng.

Vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống

Với các kiến thức nêu trên, chúng ta hoàn toàn có thể có những giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại do vi khuẩn có hại gây ra như: Hạn chế việc sử dụng các thực phẩm đóng hộp, đặc biệt là thực phẩm đóng hộp quá hạn. 

Các thực phẩm đồ hộp đã mở nắp sau đó tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh sẽ vẫn có thể là nơi tạo ra nguồn độc tố nguy hiểm từ vi khuẩn có hại; Thường xuyên sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều vi khuẩn có lợi như men vi sinh, sữa chua, trái cây lên men đường, cơm rượu nếp… bởi trong những môi trường mà vi khuẩn có lợi (probiotics) phát triển, các vi khuẩn có hại sẽ bị ức chế, tiêu diệt.

Khi xuất hiện hiện tượng đau bụng, nôn mửa, có thể cấp tốc sử dụng hỗn hợp men tiêu hóa (probiotis) và mật ong hoặc nước đường đậm đặc (prebiotics) để tạm thời ức chế việc phát triển của vi khuẩn và tác động của độc tố. Hoặc sử dụng sữa chua trộn với mật ong với lượng nhiều hơn mức thông thường. Đây là giải pháp sơ cứu ngộ độc có cơ sở khoa học. Sau đó cần đưa người ngộ độc đến các cơ sở y tế để tiếp tục theo dõi, điều trị.

PGS-TS bác sĩ Phạm Thị Lý, nguyên giảng viên cao cấp ĐH Y dược Hải Phòng, Chủ nhiệm Bộ môn Hóa Sinh, nay là giảng viên cơ hữu Trường ĐH Thăng Long Hà Nội, cho biết: Một số vụ ngộ độc thực phẩm gần đây do C.Botulium gây nên hoang mang lo sợ trong cộng đồng như ngộ độc pate chay, ngộ độc tập thể trong trường học, ngộ độc thực phẩm đường phố… Để điều trị bệnh nhân ngộ độc Botulium rất tốn kém về kinh tế và sự đe dọa đến tính mạng người bệnh rất cao. Bài viết đã đưa đến cho người đọc một cái nhìn khách quan, khoa học từ cách tự phòng tránh đến cách sơ cứu ban đầu rất hiệu quả với những thứ có sẵn xung quanh ta như men tiêu hóa, sữa chua, mật ong, nước hoa quả lên men…

Những kiến thức mà tác giả đưa ra rất khách quan, khoa học với nhiều tài liệu tham khảo về kết quả nghiên cứu lâm sàng của nhiều nhà khoa học đáng tin cậy. Rất cám ơn tác giả về những thông tin trọng tâm, đúng thời điểm.



Source link

Cùng chủ đề

Các nhóm thức ăn dễ tiêu hóa bạn nên biết

Nếu bạn từng trải qua ngộ độc thực phẩm hoặc thấy không khỏe, bụng ậm ạch, chọn những thực phẩm đơn giản, dễ tiêu hóa có thể giúp giảm triệu chứng khó tiêu. Chuyên gia khuyến cáo những thực phẩm dễ tiêu hóa thường...

4 nhà khoa học bỏ việc nhà nước, làm nông kiểu ‘cách mạng một cọng rơm’

HÀ NỘI Chúng tôi ngồi uống trà dưới bóng mát của hàng dâu, nghe lích chích tiếng của lũ chim sâu đang mải...

Muốn khỏe hơn, bạn nên quan tâm từ sức khỏe đường ruột

Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe tổng thể, hãy bắt đầu từ hệ tiêu hóa. Bạn đã bao giờ nghĩ rằng lối sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột chưa? Và ảnh hưởng ra sao? Hệ vi sinh đường ruột...

Đàn sinh vật sống sót sau 2 tỉ năm bị nhốt trong đá

Việc phát hiện những sinh vật bí hiểm này làm dấy lên hy vọng tìm thấy sự sống trên Sao Hỏa. Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa vi sinh vật học Yohey Suzuki từ Đại học Tokyo (Nhật Bản) đã tìm thấy một cộng đồng vi sinh vật không chỉ sống sót mà còn sinh sôi mạnh mẽ sau 2 tỉ năm bị cắt đứt khỏi tất cả những gì mà chúng ta cho...

287 công nhân ở Vĩnh Long ngộ độc vi sinh vật trong suất ăn thịt heo xào đậu, cà rốt

Ngày 25-9, tại hội nghị chuyên đề về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức, Sở Y tế đã thông tin kết luận 287 công nhân Công ty BoHsing đóng tại Khu công nghiệp Hòa Phú (huyện Long Hồ) nhập viện cấp cứu trong tình trạng nôn, ói… là do bị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rũ bỏ hình ảnh gợi cảm, Miss Grand Thái Lan hóa thân thành ‘nàng thơ’ với áo dài

Trong chuyến công tác nhằm quảng bá cho bộ phim Petrichor The Series tại Việt Nam, dàn diễn...

Chuyên gia chia sẻ mẹo hay giúp người bệnh thận ăn tết mà không lo lắng

Đối với người mắc bệnh thận mạn tính, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần để kiểm soát các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. ...

Bài đọc nhiều

Những món phổ biến ngày tết dễ làm tăng cholesterol

'Với những người có nồng độ cholesterol cao, để bảo vệ sức khỏe trong những ngày tết thì họ cần lựa chọn thực phẩm phù hợp'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài...

Khi nào khó thở cần đi khám

Khó thở có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và ở nhiều đối tượng khác nhau, với mỗi trường hợp cần nắm rõ triệu chứng nào cần thăm khám kịp thời. Khó thở là tình trạng phổi không hít đủ không khí khiến một người không thể thở hoặc cảm thấy hơi thở yếu hơn bình thường. Ở mỗi người, cảm giác khó thở có thể khác nhau. Chẳng hạn có người nhận thấy như bị nghẹt thở...

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người bệnh tim mạch ở Việt Nam không cần ra nước ngoài chữa bệnh

SGGPO 03/11/2023 19:53 Nhiều phương pháp điều trị bệnh tim mạch tiên tiến, kỹ thuật cao đã được áp dụng không chỉ ở tuyến bệnh viện trung ương mà còn được phổ biến đến bệnh viện tuyến dưới. Ngày 3-11, Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27 đã khai mạc tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 2.000 đại biểu đến từ các nước trong khu vực và trong nước cùng với...

8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh

Giữ ấm cơ thể, uống nước ấm, tập thể dục, ngủ đủ giấc giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp khi nhiệt độ hạ đột ngột. Miền Bắc đang giao mùa Đông Xuân. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở.Bác sĩ Trần Duy Hưng, khoa...

Cùng chuyên mục

10 cách kiểm soát calo ngày Tết, ăn nhưng không sợ mập

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu calo và đường có thể gây ra tình trạng tăng cân không mong muốn, vậy làm sao để kiểm soát calo những ngày Tết? Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Lê Nhất Duy -...

Tiện ích mua thuốc online trong ngày Tết

Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Tiện ích mùa Tết Trong những ngày Tết, mọi người thường không có đủ thời gian để đi mua sắm, chưa kể đến việc...

Chuyên gia chia sẻ mẹo hay giúp người bệnh thận ăn tết mà không lo lắng

Đối với người mắc bệnh thận mạn tính, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần để kiểm soát các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. ...

Mùa xuân ấm áp của cặp vợ chồng 12 năm ‘tìm con’

Hơn một thập kỷ mong chờ tiếng khóc trẻ thơ trong gia đình nhỏ, vợ chồng chị Phùng Thị Liên và anh Nguyễn Hoàng Trung đã trải qua hết thảy những khó khăn. Và mùa xuân này, họ đã chào đón 2 thiên thần nhỏ, thành quả của 12 năm chờ đợi. ...

Nghiên cứu mới cho thấy vitamin D có thể làm giảm huyết áp

Vitamin D là một chất dinh dưỡng phổ biến, được biết đến với vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương và quá trình chuyển hóa canxi… Không chỉ vậy, chất dinh dưỡng này còn có tác động đến huyết áp. ...

Mới nhất

Vì sao chuối tiêu tăng giá chóng mặt tới vài trăm ngàn mỗi nải?

Chuối tiêu là loại quả không thể thiếu trong ngày Tết để bày ngũ quả và thắp hương nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Tuy nhiên, năm nay giá chuối tăng mạnh do nguồn cung khan hiếm ở miền Bắc. ...

Hơn 70.000 gia đình Việt cùng Nestlé “Cầu Tết chất lượng” trong tay

Sau một tháng triển khai, chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết chất lượng trong tay” đã thu hút hơn 70.000 gia đình Việttham gia cùng khám phá Tết chất lượng muôn hình vạn vẻ trên khắp Việt Nam.

Tiện ích mua thuốc online trong ngày Tết

Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Mua thuốc online trong mùa Tết giúp người dân tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận thuốc khi bận rộn. Tiện ích mùa...

Bản thân em cũng gặp cám dỗ

Hoa khôi Trường Đại học Thương mại 2024 Trần Minh Thu rất giỏi giang và năng động. Song hành với việc học, cô tham gia các hoạt động, các sự kiện...

Mới nhất