Trang chủChính trịChủ quyềnChuyển đổi số trong quản lý nguồn nước

Chuyển đổi số trong quản lý nguồn nước


Tích hợp công tác quản lý nguồn nước vào quy hoạch chung

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình hành động số 41-CTrHĐ/TU ngày 7/6/2023 của Thành ủy TP.HCM về thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị (Kết luận 36) về đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

a1-1-.jpg
TP.HCM sẽ tích hợp công tác quản lý nguồn nước vào quy hoạch chung của thành phố.

Theo đó, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành việc lập các phương án, đề án, kế hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến nước để tích hợp vào quy hoạch chung của thành phố. Bảo đảm cấp nước ổn định cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt vùng ven biển Cần Giờ và xã đảo Thạnh An. Đồng thời, tập trung sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai bị hư hỏng, xuống cấp, đảm bảo khả năng kiểm soát mưa lớn, triều cường, chống lũ theo thiết kế.

Đến năm 2030, TP.HCM sẽ tiếp tục duy trì ổn định, đảm bảo chất lượng và sản lượng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế – xã hội. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống công trình điều tiết nước mặn, nước ngọt, tích trữ nước trên các lưu vực sông lớn. Hoàn thành sửa chữa, đầu tư, nâng cấp công trình chuyển nước, kết nối nguồn nước từ hồ chứa, hệ thống thủy lợi đảm bảo cấp nước ổn định, an toàn cho người dân, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và mở rộng diện tích tưới cho cây trồng cạn kết hợp nâng cao năng lực kiểm soát lũ của các công trình. Chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá, giám sát an ninh nguồn nước trên địa bàn thành phố.

Tại TP.HCM, tỷ lệ cơ sở công nghiệp xử lý nước thải đạt 97% với tổng lượng nước thải xử lý là 99%; tất cả bệnh viện đều được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng có hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống quan trắc nước thải tự động với đường truyền dữ liệu về cơ quan quản lý để kiểm tra, giám sát.

Đến năm 2045, TP.HCM sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao tính chủ động tạo nguồn nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế – xã hội. Dự báo, cảnh báo dài hạn để ứng phó, xử lý ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Kiểm soát và khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi. Hoàn thiện chính sách về nước được đồng bộ, thống nhất liên ngành, liên vùng, bảo đảm an ninh nguồn nước.

Nâng tỷ lệ xử lý nước thải đô thị lên 67%

Để triển khai hiệu quả Kết luận số 36 của Bộ Chính trị về đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TP.HCM sẽ tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; hoàn thiện thể chế, chính sách và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nguồn nước và bảo vệ an toàn vùng hạ du đập, hồ chứa nước.

Đồng thời, TP.HCM sẽ nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và điều tra cơ bản về tài nguyên nước; nâng cao năng lực tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh; nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu. Tăng cường bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thủy, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. Đặc biệt, TP.HCM sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn vùng hạ du đập, hồ chứa nước.

a2-1-.jpg
TP.HCM sẽ nâng tỷ lệ xử lý nước thải đô thị đạt 67% vào năm 2026

Phát biểu tại buổi làm việc của Bộ TN&MT với UBND TP.HCM về bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý TN&MT mới đây, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã đề nghị, thời gian tới, TP.HCM cần duy trì, đảm bảo chất lượng môi trường nước lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai; giữ gìn hệ thống kênh, rạch nhằm đảm bảo quy luật thoát nước tự nhiên của đô thị đang phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng, triều cường…

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, TP.HCM cần tăng tốc nâng tỷ lệ xử lý nước thải đô thị bởi hiện nay tỷ lệ xử lý còn khá thấp. Trong đó, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; khi xây dựng các khu đô thị, khu dân cư mới, phải tách riêng hai hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt…

Cũng tại buổi làm việc trên, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP.HCM sẽ triển khai mọi giải pháp để bảo vệ chất lượng nguồn nước, phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Trong đó, thành phố sẽ dồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt để phấn đấu đến năm 2026 sẽ nâng tỷ lệ xử lý nước thải sinh hoạt đô thị lên 67%.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lý do người dân nhường đất làm cao tốc chưa chịu tái định cư

Một số khu tái định cư dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đoạn qua huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã có dân cư ở nhưng chưa có điện, nước. Đây cũng là lý do khiến nhiều hộ chưa chịu di dời, nhường đất để thi công dự án. ...

Sử dụng máy lọc nước sẽ là xu hướng trong thập kỷ tới

Hãng nghiên cứu Precedence Research đánh giá rằng thị trường máy lọc nước toàn cầu sẽ tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ tới. Doanh nghiệp hiện là người mua lớn nhất, tức thị trường bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng vẫn...

Hà Nội quy định 8 trường hợp vi phạm xây dựng, PCCC bị cắt điện, nước

Công trình vi phạm trật tự xây dựng, đất đai, phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã được cơ quan chức năng yêu cầu dừng thi công, hoạt động, nhưng tổ chức, cá nhân cố tình không chấp hành thì sẽ bị cắt điện, nước. Ngày 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP Hà Nội đã thông qua quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định tại Luật Thủ...

Đồ uống giúp tăng cường hệ thống miễn dịch khi giao mùa

Nước  Vì cơ thể chúng ta có khoảng 60 – 70% trọng lượng là nước và mọi chức năng cơ thể đều cần nước nên uống đủ lượng nước là bước khởi đầu tốt để giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động. Khi cơ thể bị mất nước có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và virus. Đó là lý do tại sao việc đảm bảo uống lượng nước tối ưu cho nhu cầu cơ thể...

Xác định thời điểm nước lỏng xuất hiện trên sao Hỏa nhờ nghiên cứu thiên thạch Lafayette

DNVN - Nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi Đại học Purdue (Mỹ) đã có phát hiện đột phá về thời điểm nước lỏng từng xuất hiện trên sao Hỏa thông qua phân tích thiên thạch Lafayette. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công bố quyết định thành lập, kết thúc, giải thể nhiều tổ chức

(TN&MT) - Sáng nay (4/2), Tỉnh ủy Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị công bố các quyết định thành lập, kết thúc, giải thể tổ chức Đảng và công tác cán bộ. Tại Hội nghị, ông Lữ Ngọc Bình Trưởng, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi công...

Bộ TN&MT ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ

(TN&MT) - Bộ trưởng Bộ TN&MT vừa kí Quyết định 166/QĐ-BTNMT ban hành Chương trình hành động của ngành TN&MT thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/01/2025 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/01/2025 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi...

Tháo gỡ vướng mắc cho tỉnh Thái Bình trong lĩnh vực tài nguyên môi trường

(TN&MT) - Sáng ngày 4/2, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Bình trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường trên địa bàn tỉnh. ...

Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải cập nhật quy định, ý tưởng quản lý mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này trong cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ mới sau hợp nhất Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT), chiều 4/2. ...

Báo chí lan tỏa tinh thần lạc quan, tin tưởng, tạo khí thế, quyết tâm bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 4/2, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nhân Dân tổ chức Hội nghị giao ban báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Phát biểu tại hội nghị, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) Vũ Việt Trang cho biết: Việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một...

Bài đọc nhiều

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa thăm Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân

SGGPO 27/03/2018 19:37 Chiều 27-3, tại Căn cứ Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đã đến thăm động viên cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Trồng cây lưu niệm tại Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân. ​Ảnh: MINH THẮNG Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa đã đi thăm, động...

Sức sống mới trên đảo tiền tiêu Cù Lao Xanh

7h sáng, một ngày đầu tháng 8, chúng tôi có mặt tại bến cầu Hàm Tử, cảng cá Quy Nhơn để đi sang Cù Lao Xanh và dễ dàng bắt gặp không khí nhộn nhịp nơi đây, rất đông du khách đang vui vẻ check in...

Cảnh sát biển Việt Nam

Tình huống giả định là có sự cố tràn dầu xảy ra trên vùng biển quốc tế, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường. Quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp ngay lập tức được kích hoạt, tất cả thủy thủ trên tàu được thông báo triển khai nhiệm vụ ứng phó phó sự cố tràn dầu.  ...

Các đơn vị Hải quân tăng cường công tác sẵn sàng chiến đấu dịp Quốc khánh 2/9

Tại các đơn vị Vùng 3 Hải quân và Vùng 4 Hải quân đã quán triệt sâu sắc mệnh lệnh, chỉ thị và hướng dẫn của các cấp về công tác sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo an toàn trong dịp Quốc khánh 2/9.

Một doanh nghiệp bị đề nghị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản do chây ỳ nợ thuế

Theo đó, Cục Thuế tỉnh Nghệ An đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện biện pháp thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản số 205/GP -BTNMT ngày 20/02/2009 của Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng, mã số thuế 2900753835, địa chỉ...

Cùng chuyên mục

“Hoàng Sa – Trường Sa” qua dấu tích nghiên cứu biển của tàu De Lanessan

(NLĐO) - Tàu De Lanessan của Viện Hải dương học có mặt trên khắp các đảo ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là minh chứng chủ quyền của Việt Nam ...

Phối hợp triển khai công tác dân vận năm 2025

(NLĐO) –Vùng Cảnh sát biển 2 tặng 80 suất quà “Tết Hải đảo” cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn ở quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. ...

“Tết Hải đảo – Xuân ấm áp, thắm tình quân dân” đến với người dân tiền tiêu Lý Sơn

(NLĐO) – Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm mang đến không khí xuân mới Ất Tỵ 2025 cho bà con huyện đảo lý Sơn. ...

Mang Tết ra đảo tiền tiêu

Các đại biểu cảm nhận rõ hơn tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió ...

Tàu Cảnh sát biển 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 đã đến động viên cán bộ, chiến sĩ tàu CSB 9002 lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết. ...

Mới nhất

Chợ Viềng nhộn nhịp trước giờ khai hội

TPO - Chiều 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), rất đông người dân và du khách thập phương đã đổ về chợ Viềng (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) để "mua may, bán rủi", đi lễ cầu tài lộc, bình an trong năm mới. 04/02/2025 | 20:24 ...

ĐH Quốc gia Hà Nội ra tài liệu hướng dẫn thí sinh thi đánh giá năng lực năm 2025

Trung tâm Khảo thí và Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội vừa ra mắt cuốn sách Hướng dẫn thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025. Đây là tài liệu chính thức đầu tiên do Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh trong tự...

Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc Hồi trị giá 11.770 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn 2 đầu cầu có chiều dài 7,5 km nằm trên đường vành đai 3,5 TP. Hà Nội khi hoàn thành sẽ giúp gia tăng mối liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên. Hà Nội xin đảm nhận việc thực hiện đầu tư cầu Ngọc...

Ca nhiễm cúm nặng tại Nhật Bản tăng vọt, thiệt hại có thể tới hàng ngàn tỉ yen

Dịch cúm bùng phát tại Nhật Bản với hơn 9,5 triệu ca, nhiều bệnh viện quá tải trong khi thuốc điều trị khan hiếm, khiến hệ thống y tế đối mặt với áp lực nghiêm trọng. ...

Mới nhất