Trang chủKinh tếNông nghiệpChuyển đổi số để chuyên nghiệp hoá ngành hàng lúa gạo

Chuyển đổi số để chuyên nghiệp hoá ngành hàng lúa gạo


Những cánh đồng lúa thông minh

Thời gian qua, Hà Nội đã hỗ trợ các hợp tác xã đưa ứng dụng công nghệ số vào sản xuất lúa và đạt hiệu quả khả quan. Đơn cử như tại Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú (huyện Chương Mỹ), công nghệ được ứng dụng từ sản xuất đến xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản.

Thiết bị bay phun thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng lúa tại xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh). Ảnh: Ngọc Ánh
Thiết bị bay phun thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng lúa tại xã Thụy Lâm (huyện Đông Anh). Ảnh: Ngọc Ánh

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú Trịnh Thị Nguyệt chia sẻ: với quy mô 40ha trồng lúa hữu cơ, để minh bạch hóa quá trình sản xuất, hợp tác xã đã lắp camera ngay trên cánh đồng, cập nhật quy trình sản xuất bằng sổ nhật ký điện tử… Điều này giúp cơ quan quản lý Nhà nước, người tiêu dùng dễ dàng giám sát chuỗi sản xuất lúa gạo hữu cơ từ khâu giống, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, chế biến và gắn tem nhãn mác sản phẩm ra thị trường.

Cùng với đó, hợp tác xã sử dụng máy bay không người lái, máy bơm điện, máy cày, máy xới đất, máy gặt đập liên hợp và áp dụng các hệ thống cảm biến thông minh trên đồng ruộng để điều khiển thông qua điện thoại thông minh. Điều này đã giúp cho đơn vị nắm rõ tình hình, chất lượng nguồn nước, tình hình sâu bệnh, những thay đổi của thời tiết và chủ động đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Tại An Giang, đẩy mạnh ứng dụng số vào sản xuất, đến nay toàn tỉnh có khoảng 300 máy bay không người lái (drone) phục vụ sản xuất lúa, giảm thiểu phương pháp truyền thống. Việc ứng dụng công nghệ như drone không chỉ giúp giảm lượng giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, mà còn mở ra hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhiều thuận lợi. Theo đó, lượng giống gieo sạ đã giảm từ 100 – 200 kg/ha còn 80 – 100 kg/ha.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang cho biết, tỉnh phấn đấu có từ 50 – 70% quy trình được tự động hóa qua ứng dụng thông minh, 70 – 80% diện tích lúa chất lượng cao được cấp mã số vùng trồng. Mới đây, An Giang đã ký hợp tác với một doanh nghiệp để triển khai dự án “Trung tâm đầu mối sản xuất và phân phối lúa gạo cấp vùng tại tỉnh An Giang” với quy trình sản xuất tự động thông minh.

Chuyển đổi số để chuyên nghiệp hoá ngành hàng lúa gạo - Ảnh 1

Sản xuất và phân phối lúa gạo tại tỉnh An Giang. Ảnh minh hoạ 

Thông tin về ứng dụng công nghệ số trong sản xuất lúa gạo, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam Lê Thanh Tùng chia sẻ, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã mang lại hiệu quả cao như: giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu, tăng sản lượng lúa, giảm phát thải, chất lượng lúa gạo sản xuất từ mô hình được cải thiện tích cực.

Thu hút doanh nghiệp đầu tư công nghệ

Bên cạnh thuận lợi, hiện nay, sản xuất lúa gạo còn một số khó khăn về liên kết, sản xuất manh mún, phụ thuộc khâu trung gian… Thực tế, nông dân có nhu cầu ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh rất lớn trong khi đây là lĩnh vực mới của nông nghiệp. Một khó khăn nữa là năng lực của nông dân, hợp tác xã, thậm chí cán bộ quản lý còn hạn chế, do đó, việc tập huấn, đào tạo, nâng cao kiến thức ứng dụng chuyển đổi số có vai trò quyết định.

 

Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” của Chính phủ nhằm hướng tới chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo; hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, cập nhật tri thức, kỹ năng cho nông dân; nâng cao năng lực quản trị, khả năng hợp tác của hợp tác xã nông nghiệp… Trên cơ sở thí điểm thành công, mô hình này sẽ được mở rộng ra toàn quốc với mục tiêu đưa “Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao” trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam

Giám đốc phát triển thị trường Việt Nam của Công ty Sorimachi Việt Nam Nguyễn Thanh Mộng cho hay, để ứng dụng công nghệ số vào sản xuất lúa gạo thành công và nhân rộng ra các địa phương, Việt Nam cần cung cấp giải pháp nhật ký sản xuất, hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị. Khi tất cả dữ liệu được đồng bộ, việc xác định diện tích, thời điểm thu hoạch, sản lượng; dự kiến sử dụng phân, thuốc… sẽ được minh bạch.

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương, hiện TP duy trì 200 vùng sản xuất lúa Japonica, lúa hàng hóa theo hướng an toàn, VietGAP, hữu cơ đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, quy mô 11.000ha, giá trị 15 – 17 triệu đồng/ha/năm và 3 – 5 vùng lúa thảo dược…

Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ số có vai trò rất quan trọng để kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất. Sở thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm về chuyển đổi số trong từng lĩnh vực sản xuất kết hợp hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể cho nông dân; tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận, khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị công nghệ mới như: máy bay không người lái, hệ thống phun tưới nước tự động…

Để thực hiện hiệu quả Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2023, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam cho rằng, các địa phương cần có giải pháp thu hút doanh nghiệp vào đầu tư để tối ưu hóa công nghệ cho toàn chuỗi ngành hàng lúa gạo.

Mặt khác, các đơn vị của Bộ cần tăng cường hợp tác, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật từ nước ngoài vào triển khai tại Việt Nam để tạo đột phá về nông nghiệp theo hướng chuẩn quốc tế và đạt hiệu quả như mong muốn.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/chuyen-doi-so-de-chuyen-nghiep-hoa-nganh-hang-lua-gao.html

Cùng chủ đề

Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/3 và tuần qua tăng mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/3 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Trong tuần qua, lúa gạo biến động nhẹ, riêng gạo xuất khẩu tăng mạnh. Giá lúa gạo hôm nay ngày 30/3/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bình ổn. Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang, không có biến động với cả lúa tươi và gạo. ...

Bình ổn, thị trường giữ nhịp

Giá lúa gạo hôm nay ngày 29/3 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Thị trường lượng khá, các mặt hàng giá gạo tương đối ổn định, lúa tươi vững giá. Giá lúa gạo hôm nay ngày 29/3/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tương không biến động nhiều. Thị trường lượng khá, giá gạo các loại tương đối bình ổn, mặt hàng lúa tươi vững giá so với hôm...

Lúa tươi quay đầu tăng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/3 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng khá, giá gạo tương đối ổn định, lúa tươi quay đầu tăng. Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/3/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng khá, giá gạo các loại tương đối bình ổn, một số mặt hàng lúa tươi quay đầu tăng nhẹ giá so với...

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 831/QĐ-BCT ngày 21/3/2025 thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc kinh doanh xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long. Kiểm tra việc thực thi các quy định pháp luật về kinh doanh xuất khẩu gạo Hoạt động này nhằm đảm bảo tính minh bạch, ổn định thị trường và bảo vệ lợi ích của người sản xuất lúa gạo trước những biến...

Gạo xuất khẩu tăng mạnh

Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/3 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng khá, giá gạo xuất khẩu quay đầu tăng mạnh, lúa tươi chững giá. Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/3/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều. Thị trường lượng khá, gạo xuất khẩu quay đầu tăng mạnh so với đầu tuần, lúa tươi chững giá so với hôm qua....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT thông tin về những điểm mới tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có rất nhiều điểm mới. Về đề thi, nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Cấp độ tư duy là 40% mức độ biết, 30% mức hiểu và 30% mức vận dụng. Đề tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng...

Thần tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong 2025

Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng đoàn. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Xây dựng...

nhiều cán bộ bị kỷ luật

Kinhtedothi - Việc bố trí cán bộ tại một số địa phương có lễ hội chưa hợp lý khiến người dân chờ đợi, bức xúc. Cùng với các vi phạm khác, nhiều cán bộ, công chức đã bị xử lý kỷ luật. Thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn, trong quý 1/2025, ngành chức năng đã thực...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Hầu hết trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sở đều phải thở máy

3 tháng ghi nhận 3.074 ca mắc sởi Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn TP ghi nhận 3.074 ca nhiễm sởi, trong đó, 55,95% ca là trẻ đi học, 21,57% là trẻ ở nhà và 14,77% người lớn. Độ tuổi trên 11 tuổi chiếm 32,82%, trẻ 0-9 tháng tuổi chiếm 6,25%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi đạt 25,73% ca mắc sởi (đã tiêm ít nhất...

Bài đọc nhiều

Kiên trì giữ và chăm vườn tiêu, nay giá tiêu tăng cao, nông dân một huyện miền núi ở Bình Định lãi lớn

Cũng như nông dân các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, nông dân huyện An Lão (Bình Định) đang tất bật bước vào cao điểm vụ thu hoạch hồ tiêu với tâm trạng vui mừng, phấn khởi.Bước vào vụ tiêu năm nay, gia đình anh...

Cây dủ dẻ ra thứ hoa thơm thần thánh, con gái toàn giấu ngửi thầm, ra quả dại ngon nhất quả đất

Hoa dủ dẻ quá quen thuộc với người dân quê miền Trung. Dường như nó đã trở thành một "đặc sản" của các vùng trảng cát khô cằn, nắng rát. Nhớ đến hoa dủ dẻ là nhớ về những chùm hoa vàng tươi ẩn mình trong các...

Lần đầu tiên Lễ hội trái cây Việt Nam được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc

Sau chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Bắc Kinh, Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT đang đồng phối hợp tổ chức Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên tại thủ đô Bắc Kinh, với sự hợp tác của...

Hội Nông dân Sơn La tập huấn, bỗi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động nông thôn mới

Clip: Nông dân Sơn La tích cực tham gia xây dựng nông thôn mớiTích cực thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mớiTriển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng...

Ngăn đà sụt giảm xuất khẩu gỗ

Một trong những giải pháp trọng tâm trong thời gian tới của ngành gỗ trong nước là phát triển bền vững, dựa trên yếu tố cơ bản là sử dụng gỗ có chứng chỉ SFC và sản phẩm giảm phát thải…Đối mặt nhiều khó khăn Hiện nay, mỗi năm ngành gỗ xuất khẩu thu về trung bình trên 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Nền tảng tăng trưởng mới của VNG

"Trước làn sóng AI, chúng tôi không chờ đợi-chúng tôi hành động. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: đừng chỉ nói, hãy làm. Bắt đầu từ dự án nhỏ, triển khai nhanh trên nhiều lĩnh vực, liên tục thích ứng nhưng luôn đặt giá trị người dùng làm ưu tiên hàng đầu. Yêu cầu chứng minh...

Hành Trình Kiến Tạo Tương Lai Số Hóa Bền Vững Cho Việt Nam

Tầm nhìn và sứ mệnh Trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, VNG không ngừng đổi mới vì một tương lai số của Việt Nam. Từ một công ty game trực tuyến khởi nghiệp năm 2004, VNG đã phát triển thành doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, tiên phong trong nhiều lĩnh vực then chốt như...

20 năm không ngừng đổi mới

20 năm qua, chúng tôi liên tục dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực và kiến tạo nên những sản phẩm - dịch vụ "industry first" tại  Việt Nam.Các cột mốc chính:  2004: Khởi nghiệp, tiên phong khai phá thị trường game nhập vai trên PC. 2012: Ra mắt Zalo, nền tảng mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam.  2013:...

Để “hồn cốt dân tộc” lưu giữ trong từng tên xã, tên phường?

VHO - HĐND hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đã họp và ra Nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập hai tỉnh. Nhân dân, các chuyên gia văn hóa cho rằng, việc sáp nhập này là cần thiết sẽ tạo mối liên kết vùng, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế -xã của hai...

“Phương thức sản xuất số là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA tại tọa đàm “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng...

Mới nhất