Trang chủNewsThế giớiChuyển dịch theo hướng kinh tế tuần hoàn

Chuyển dịch theo hướng kinh tế tuần hoàn


SGGP


Trước tình trạng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên ngày càng tác động xấu đến cuộc sống con người, nhiều quốc gia đã chủ động xây dựng và phát triển kinh tế tuần hoàn – một mô hình kinh tế tối ưu hóa lợi nhuận tài nguyên và mang tính bền vững.

Đảo rác nhân tạo Semakau của Singapore
Đảo rác nhân tạo Semakau của Singapore

Thay đổi tư duy tiêu dùng

Đi đầu trong việc phát triển kinh tế tuần hoàn là khu vực châu Âu. Để thực hiện, Ủy ban châu Âu kêu gọi các bên liên quan, từ cơ quan chính phủ, doanh nghiệp khai thác, nhà chế biến, sản xuất, phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, người thu gom rác… tham gia loại hình kinh tế này. Theo dự báo từ giới chuyên gia môi trường, kinh tế tuần hoàn có thể giúp châu Âu thu về khoảng 600 tỷ EUR (651 tỷ USD) mỗi năm, tạo ra 580.000 việc làm mới và giúp giảm phát thải khí nhà kính.

Với phương châm “thay đổi tư duy tiêu dùng ắt dẫn đến thay đổi tư duy sản xuất”, Thụy Điển là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế tuần hoàn thông qua thay đổi nhận thức của người dân, khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh tế xanh. Nước này xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bằng việc đánh thuế cao các loại chất thải, đồng thời ban hành chính sách ưu đãi với sử dụng năng lượng tái tạo từ thủy điện và nhiên liệu sinh học… Nhờ đó, Thụy Điển tái chế 53% vật liệu nhựa tiêu dùng trong đời sống xã hội, 50% chất thải trong ngành xây dựng, tái chế 99% rác thải thành năng lượng điện. Thụy Điển đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về tính bền vững, trong đó không sử dụng nhiên liệu hóa thạch và sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2045.

Phần Lan là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng lộ trình tiến tới nền kinh tế tuần hoàn (2016-2025). Lộ trình nhằm giảm tiêu thụ các nguồn tài nguyên không thể tái tạo, ví dụ như nhiên liệu hóa thạch, khoáng sản, phi kim… và tăng sử dụng bền vững các loại tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo, tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên.

Từ năm 2018, Chính phủ Pháp công bố lộ trình phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, biến rác thải thành nguyên liệu phục vụ cho guồng máy sản xuất trong các ngành công nghiệp. Pháp đề ra mục tiêu giảm 50% số lượng rác thải trước năm 2025, tận dụng tối đa phế phẩm, phế liệu để làm ra những sản phẩm mới và tiếp tục tìm những phương án để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất ra những mặt hàng càng bền vững càng tốt.

Trong khi đó, tại Đức, nền kinh tế tuần hoàn được xây dựng theo mô hình “từ trên xuống”. Từ năm 1996, Chính phủ Đức ban hành luật về quản lý chất thải và chu trình khép kín, với ý tưởng cốt lõi là “tuần hoàn vật liệu”. Trên cơ sở đó, nước Đức thúc đẩy nhiều mô hình giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế và đốt rác thải để sản xuất điện năng và nhiệt năng, cung cấp nhiên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp khác.

Điển hình ở châu Á

Tại châu Á, Singapore trở thành một điển hình về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Là đảo quốc với nguồn lực tự nhiên rất hạn chế, nên ngay từ năm 1980, Singapore phát triển công nghệ biến rác thải thành năng lượng với việc xây dựng 4 nhà máy xử lý 90% lượng rác thải của cả nước với công suất lên đến 1.000 tấn rác/ngày. Với 10% lượng rác thải còn lại, Singapore đã sáng tạo biến thành hòn đảo Semakau – đảo rác nhân tạo đầu tiên trên thế giới.

Trung Quốc tiếp cận mô hình kinh tế tuần hoàn sau một thời gian sử dụng quá lãng phí các nguồn lực tự nhiên và gây ra nhiều hệ lụy về môi trường. Năm 2008, nước này thông qua dự luật liên quan đến nền kinh tế tuần hoàn. Năm 2018, Trung Quốc và Liên minh châu Âu đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế tuần hoàn. Trung Quốc xây dựng 3 khâu để phát triển kinh tế tuần hoàn gồm: Vòng tuần hoàn nhỏ (thực hiện ở quy mô nhà máy và khu công nghiệp); vòng tuần hoàn vừa (mở rộng quy mô hơn); và vòng tuần hoàn lớn (thực hiện trên toàn bộ nền kinh tế).

Còn ở Nhật Bản, từ năm 1991, chính phủ đã hướng đến mục tiêu trở thành một “xã hội dựa trên tái chế” thông qua việc ban hành và triển khai nhiều văn bản pháp luật liên quan. Nước này đặt mục tiêu đến năm 2030 mở rộng quy mô nền kinh tế trong nước lên 80.000 tỷ yen (khoảng 549 tỷ USD), trong đó tập trung vào giảm lượng khí thải carbon thông qua việc tái sử dụng các sản phẩm và tài nguyên.

Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế dựa trên các yếu tố: tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu, làm mới và tái sản xuất. Mục đích của kinh tế tuần hoàn là tối đa hóa giá trị sản phẩm, giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên và ngăn ngừa phát sinh chất thải.

Theo Cơ quan phát triển Liên hợp quốc, đến năm 2030, lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn sẽ đem lại cho thế giới 4.500 tỷ USD và hỗ trợ 10/17 chỉ tiêu về phát triển bền vững của Liên hợp quốc.





Nguồn

Cùng chủ đề

Các nhà máy năng lượng tái tạo bước vào mùa cắt giảm phát điện lên lưới

Các nhà máy năng lượng tái tạo, bao gồm điện gió, điện mặt trời sắp bước vào mùa giảm phát điện lên lưới lớn nhất trong năm khi tiêu dùng điện công nghiệp giảm mạnh. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 15-1, các...

Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp ngành điện

Nhiều câu chuyện từ chính sách vĩ mô đến chuyện riêng của từng doanh nghiệp trở thành cơ sở hỗ trợ cho triển vọng ngành điện năm 2025. Nhiều câu chuyện từ chính sách vĩ mô đến chuyện riêng của từng doanh nghiệp trở thành cơ sở hỗ trợ cho triển vọng ngành điện năm 2025. Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2...

Sau 430 triệu năm, 2 sinh vật lạ “tái xuất” nguyên vẹn

(NLĐO) - Hai loài sinh vật lạ lùng, chưa từng được biết đến, đã bị "phong ấn" trong trầm tích ở hạt Herefordshire - Anh trong trạng thái 3D hoàn hảo. ...

Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long

(NLĐO) - Loài sinh vật chưa từng được biết đến đã xuất hiện một cách vô lý trong những phiến đá 230 triệu năm tuổi ở bang Wyoming - Mỹ. ...

Chủ tịch Bạc Liêu: Nhiều kỳ vọng vào Festival nghề muối lần thứ nhất

Năm 2024, Bạc Liêu có những sự phát triển hết sức ấn tượng và chuẩn bị bước vào năm 2025 với nhiều nỗ lực nhằm bứt tốc, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Công tố viên Hàn Quốc yêu cầu tăng thời hạn tạm giam tổng thống bị luận tội

Cơ quan công tố Hàn Quốc đã đệ đơn yêu cầu tòa án kéo dài thời hạn tạm giam Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol trong lúc đẩy nhanh cuộc điều tra để tiến hành truy tố. ...

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Phương án mới về thu gom, vận chuyển, xử lý rác

(NLĐO)-Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn TP HCM. ...

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh...

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn...

Mới nhất